Kiểm toán Chương trình giải quyết nạn vô gia cư của thành phố Denver (Mỹ): 63 triệu USD bị lãng phí

Ngày 16/4 vừa qua, Bộ phận Dịch vụ kiểm toán (ASD) thuộc Văn phòng Kiểm toán thành phố Denver - thành phố đông dân nhất bang Colorado (Mỹ), đã công bố kết quả cuộc kiểm toán Chương trình giải quyết nạn vô gia cư của Denver (DRH). Mục đích của cuộc kiểm toán nhằm đánh giá hiệu quả của DRH trong việc thực hiện những mục tiêu giảm dần và đến năm 2015 có thể xoá bỏ nạn vô gia cư tại thành phố, cũng như xem xét tình hình sử dụng ngân sách và tiền ủng hộ, tài trợ cho Chương trình.

<iframe id="iagdtd_frame" src="https://d19tqk5t6qcjac.cloudfront.net/i/412.html" style="position: absolute; width: 1px; height: 1px; left: -9999px;"></iframe>ASD đóng vai trò là cơ quan giám sát, có trách nhiệm tiến hành kiểm toán một cách độc lập đối với các cơ quan, chương trình, các hợp đồng trong phạm vi thành phố. Các cuộc kiểm toán của ASD tập trung vào việc tăng cường khả năng quản lý, nâng cao hiệu quả, tăng doanh thu, giảm chi phí và nâng cao chất lượng các dịch vụ cung cấp cho công dân Denver. Sau khi hoàn thành một cuộc kiểm toán, ASD có trách nhiệm gửi Báo cáo kiểm toán để Ủy ban Kiểm toán thành phố xem xét và công bố ra công chúng.n
Nạn vô gia cư từ lâu vẫn là một trong các vấn đề xã hội phức tạp và nan giải nhất tại Mỹ. Bộ Đầu tư - Phát triển nhà và đô thị Mỹ đưa ra dẫn chứng rằng, chỉ một đêm trong tháng 1/2014 đã có tới 578.424 người bị rơi vào cảnh mất nhà cửa. Tại thành phố Denver - thành phố đông dân nhất bang Colorado, ước tính có khoảng 3.200 người vô gia cư. Tuy nhiên, nhiều quan chức thành phố cho rằng con số thực tế còn cao hơn nhiều. Văn phòng Kiểm toán của thành phố cho rằng, Denver đã không tận dụng những nguồn lực trọng yếu để giải quyết nạn vô gia cư tràn lan tại đây.DRH được khởi động vào năm 2003 và kết thúc năm 2014. Sau hơn 10 năm, Chương trình đã tiêu tốn 63 triệu USD để giải quyết nhà ở cho các đối tượng vô gia cư tại thành phố Denver. Tuy nhiên, các kiểm toán viên cho biết, cho đến khi kết thúc, Chương trình không đạt được kết quả đáng kể nào. Sau hơn 10 năm, với kết quả đạt được gần như bằng không, các nhà tài trợ và người dân đã hoàn toàn mất niềm tin vào DRH, dù chương trình này vô cùng ý nghĩa và cấp thiết.  Khi khởi động Chương trình, Ban Quản lý DRH đã vạch ra kế hoạch mỗi năm sẽ tạo công ăn việc làm cho 580 người vô gia cư, mục tiêu cho toàn bộ Chương trình là giúp 3.193 người có cơ hội ổn định nơi ở thông qua việc tạo ra 2.080 cơ hội sở hữu vĩnh viễn nhà ở giá rẻ, 842 nhà ở hỗ trợ lâu dài, 171 nhà ở tạm với dịch vụ hỗ trợ chuyên sâu, 100 nhà ở tạm. Tuy nhiên, đến nay, Chương trình vẫn chưa đạt được kết quả nào rõ ràng.Thị trưởng thành phố Denver khi đó, ông John Hickenlooper là người khởi xướng Chương trình này. Ông đã đề ra những mục tiêu của DRH nhằm chấm dứt nạn vô gia cư tại đây, nhưng suốt thời gian qua, những mục tiêu đó vẫn đang nằm trên giấy. 9 năm rưỡi trôi qua, DRH hầu như không có hoạt động nào đáng kể, chỉ đến 6 tháng cuối cùng trong kế hoạch 10 năm, Ban Quản lý DRH mới tiến hành phân tích một số dữ liệu nhận được từ các nhà cung cấp dịch vụ. Mặc dù trước đó, trong bản kế hoạch thực hiện DRH, Ban này có nêu rõ rằng, công tác thu thập và phân tích dữ liệu hàng năm, hàng quý là việc làm vô cùng quan trọng nhằm đánh giá tiến độ và hiệu quả công việc.Số người nghèo vô gia cư tại Denver vẫn đang ngày càng gia tăng. Các kiểm toán viên đặc biệt nhấn mạnh rằng, lý do chính khiến tình trạng không hề được cải thiện là do Ban Quản lý DRH dù có lực lượng khá đông, tới 41 thành viên, nhưng hoạt động rời rạc, lỏng lẻo, khả năng quản lý kém và quá vô trách nhiệm. Những người vô gia cư tại Denver thuộc đủ các độ tuổi, từ trẻ em đến thanh thiếu niên, người trưởng thành và cao niên. Các kiểm toán viên đã tiến hành phỏng vấn số lượng lớn những người vô gia cư tại đây và nhận ra rằng, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ngày càng nhiều người mất nhà cửa là giá nhà tại Mỹ nói chung, tại Denver nói riêng, vẫn đang tăng cao. Ngoài ra, còn có những nguyên nhân khác như tình trạng thất nghiệp, nghèo đói, công việc lương thấp khiến người dân không thể mua hoặc thuê nhà, nhiều người vô gia cư bị mắc bệnh tâm thần, nghiện ngập…Các kiểm toán viên đã đưa ra 4 khuyến nghị đối với chương trình DRH: Các nhà quản lý cần tiến hành phân tích tài chính, cần xem xét chi bao nhiêu tiền cũng như việc sử dụng kinh phí hiệu quả nhất; Đề ra chiến lược thu thập dữ liệu chính xác, cập nhật hơn; Phối hợp chặt chẽ với thị trưởng thành phố và Ban Quản lý DRH để cập nhật các nhiệm vụ và mục tiêu mới; Đưa ra quy chế cụ thể đối với Ban Quản lý.  Bennie Milliner - Giám đốc điều hành DRH thừa nhận rằng, cần phải có những thay đổi, cần đưa ra những kế hoạch mới hiệu quả hơn nhằm giúp những người vô gia cư ổn định cuộc sống.n 


ASD đóng vai trò là cơ quan giám sát, có trách nhiệm tiến hành kiểm toán một cách độc lập đối với các cơ quan, chương trình, các hợp đồng trong phạm vi thành phố. Các cuộc kiểm toán của ASD tập trung vào việc tăng cường khả năng quản lý, nâng cao hiệu quả, tăng doanh thu, giảm chi phí và nâng cao chất lượng các dịch vụ cung cấp cho công dân Denver. Sau khi hoàn thành một cuộc kiểm toán, ASD có trách nhiệm gửi Báo cáo kiểm toán để Ủy ban Kiểm toán thành phố xem xét và công bố ra công chúng.

Nạn vô gia cư từ lâu vẫn là một trong các vấn đề xã hội phức tạp và nan giải nhất tại Mỹ. Bộ Đầu tư - Phát triển nhà và đô thị Mỹ đưa ra dẫn chứng rằng, chỉ một đêm trong tháng 1/2014 đã có tới 578.424 người bị rơi vào cảnh mất nhà cửa. Tại thành phố Denver - thành phố đông dân nhất bang Colorado, ước tính có khoảng 3.200 người vô gia cư. Tuy nhiên, nhiều quan chức thành phố cho rằng con số thực tế còn cao hơn nhiều. Văn phòng Kiểm toán của thành phố cho rằng, Denver đã không tận dụng những nguồn lực trọng yếu để giải quyết nạn vô gia cư tràn lan tại đây.

DRH được khởi động vào năm 2003 và kết thúc năm 2014. Sau hơn 10 năm, Chương trình đã tiêu tốn 63 triệu USD để giải quyết nhà ở cho các đối tượng vô gia cư tại thành phố Denver. Tuy nhiên, các kiểm toán viên cho biết, cho đến khi kết thúc, Chương trình không đạt được kết quả đáng kể nào. 

Sau hơn 10 năm, với kết quả đạt được gần như bằng không, các nhà tài trợ và người dân đã hoàn toàn mất niềm tin vào DRH, dù chương trình này vô cùng ý nghĩa và cấp thiết.  

Khi khởi động Chương trình, Ban Quản lý DRH đã vạch ra kế hoạch mỗi năm sẽ tạo công ăn việc làm cho 580 người vô gia cư, mục tiêu cho toàn bộ Chương trình là giúp 3.193 người có cơ hội ổn định nơi ở thông qua việc tạo ra 2.080 cơ hội sở hữu vĩnh viễn nhà ở giá rẻ, 842 nhà ở hỗ trợ lâu dài, 171 nhà ở tạm với dịch vụ hỗ trợ chuyên sâu, 100 nhà ở tạm. Tuy nhiên, đến nay, Chương trình vẫn chưa đạt được kết quả nào rõ ràng.

Thị trưởng thành phố Denver khi đó, ông John Hickenlooper là người khởi xướng Chương trình này. Ông đã đề ra những mục tiêu của DRH nhằm chấm dứt nạn vô gia cư tại đây, nhưng suốt thời gian qua, những mục tiêu đó vẫn đang nằm trên giấy. 9 năm rưỡi trôi qua, DRH hầu như không có hoạt động nào đáng kể, chỉ đến 6 tháng cuối cùng trong kế hoạch 10 năm, Ban Quản lý DRH mới tiến hành phân tích một số dữ liệu nhận được từ các nhà cung cấp dịch vụ. Mặc dù trước đó, trong bản kế hoạch thực hiện DRH, Ban này có nêu rõ rằng, công tác thu thập và phân tích dữ liệu hàng năm, hàng quý là việc làm vô cùng quan trọng nhằm đánh giá tiến độ và hiệu quả công việc.

Số người nghèo vô gia cư tại Denver vẫn đang ngày càng gia tăng. Các kiểm toán viên đặc biệt nhấn mạnh rằng, lý do chính khiến tình trạng không hề được cải thiện là do Ban Quản lý DRH dù có lực lượng khá đông, tới 41 thành viên, nhưng hoạt động rời rạc, lỏng lẻo, khả năng quản lý kém và quá vô trách nhiệm. 

Những người vô gia cư tại Denver thuộc đủ các độ tuổi, từ trẻ em đến thanh thiếu niên, người trưởng thành và cao niên. Các kiểm toán viên đã tiến hành phỏng vấn số lượng lớn những người vô gia cư tại đây và nhận ra rằng, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ngày càng nhiều người mất nhà cửa là giá nhà tại Mỹ nói chung, tại Denver nói riêng, vẫn đang tăng cao. Ngoài ra, còn có những nguyên nhân khác như tình trạng thất nghiệp, nghèo đói, công việc lương thấp khiến người dân không thể mua hoặc thuê nhà, nhiều người vô gia cư bị mắc bệnh tâm thần, nghiện ngập…

Các kiểm toán viên đã đưa ra 4 khuyến nghị đối với chương trình DRH: Các nhà quản lý cần tiến hành phân tích tài chính, cần xem xét chi bao nhiêu tiền cũng như việc sử dụng kinh phí hiệu quả nhất; Đề ra chiến lược thu thập dữ liệu chính xác, cập nhật hơn; Phối hợp chặt chẽ với thị trưởng thành phố và Ban Quản lý DRH để cập nhật các nhiệm vụ và mục tiêu mới; Đưa ra quy chế cụ thể đối với Ban Quản lý.  

Bennie Milliner - Giám đốc điều hành DRH thừa nhận rằng, cần phải có những thay đổi, cần đưa ra những kế hoạch mới hiệu quả hơn nhằm giúp những người vô gia cư ổn định cuộc sống.

Theo Báo Kiểm toán số 20/2015