Kiểm toán các dự án phục hồi và tái thiết sau trận động đất và sóng thần lịch sử tại Nhật Bản: Phát hiện nhiều bất cập

Từ tháng 10/2011, Ủy ban Kiểm toán Nhật Bản (BOA) đã thực hiện một số cuộc kiểm toán các dự án phục hồi và tái thiết sau trận động đất, sóng thần tháng 3/2011 tại miền Đông Bắc Nhật Bản. Trong số những cuộc kiểm toán này, có 2 cuộc “Kiểm toán về việc cấp nhà ở tạm thời khẩn cấp cho các nạn nhân” và “Kiểm toán việc xử lý rác thải sau thiên tai” đã chỉ ra nhiều vấn đề bất cập trong công tác tái thiết.


Trận động đất và sóng thần lịch sử trong tháng 3/2011 đã tàn phá miền Đông Bắc Nhật Bản, làm hơn 19.000 người thiệt mạng và hàng trăm ngàn người mất nhà cửa. Trước tình hình đó, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản (MHLW) đã cấp các khoản viện trợ cho 7 tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề từ thiên tai nhằm cung cấp nhà ở tạm thời cho các nạn nhân của vụ động đất với số viện trợ lên đến 4,28 tỷ USD tính đến cuối tháng 3/2012.

MHLW đưa ra những điều kiện trợ cấp như: giới hạn mốc thời gian bắt đầu xây dựng trong 20 ngày sau sự kiện thiên tai, diện tích sàn, giới hạn chi phí xây dựng ở mức 23.900 USD mỗi nhà, giới hạn thời hạn sử dụng 2 năm. MHLW cũng cho phép các tỉnh đi thuê nhà từ các chủ tư nhân để cung cấp chỗ ở cho các nạn nhân thay vì xây dựng nhà ở tạm thời mới. Theo Luật cứu trợ thiên tai, một tỉnh cũng có thể cấp tiền mặt cho nạn nhân nếu thấy cần thiết. Tuy nhiên theo Thông tư hướng dẫn của MHLW, viện trợ thiên tai cần phải được thanh toán bằng hiện vật, thanh toán tiền mặt chỉ giới hạn ở những trường hợp thực sự cần thiết và được cho là có hiệu quả nhất. Qua kiểm toán, BOA cho biết đến cuối tháng 3/2012, tại 7 tỉnh bị ảnh hưởng đã cấp 116.170 nhà tạm thời, trong đó có 52.858 nhà xây dựng mới và 57.697 nhà thuê cho các nạn nhân bị mất nhà cửa. Xét về chi phí, đến cuối tháng 3/2012, chi phí cung cấp các ngôi nhà xây dựng là 62.800 USD cho mỗi nhà, trong khi chi phí dành cho mỗi nhà thuê trong 2 năm là 18.300 USD. Sở dĩ chi phí xây dựng tăng vọt lên như trên là do phát sinh các khoản giải phóng mặt bằng xây dựng, chi để phá dỡ nhà và giải phóng lại mặt bằng sau 2 năm.

Một vấn đề khác được BOA kiểm toán sau thảm họa động đất, sóng thần là việc xử lý rác thải và cát bồi đắp. Xử lý rác thải và số cát bồi đắp sau trận động đất, sóng thần lúc bấy giờ đã trở thành một áp lực lớn tại 13 tỉnh chịu ảnh hưởng của thiên tai, trong đó 3 tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là Iwate, Miyagi và Fukushima có số rác thải và cát bồi đắp ước tính 29,74 triệu tấn, chiếm 95,3.

Tháng 5/2011, Bộ Môi trường Nhật Bản đã lập kế hoạch thực hiện xử lý rác thải và cát bồi đắp sau thiên tai và sóng thần đặt thời hạn hoàn thành đến tháng 3/2014. Tháng 4/2012, MOE tiếp tục đưa ra quy định cho việc đưa rác thải sau thiên tai ra xử lý vượt phạm vi của tỉnh, xuất phát từ thực tế một số tỉnh như Iwate và Miyagi không đủ khả năng xử lý rác thải trong phạm vi nội tỉnh.

MOE đã chi một khoản trợ cấp cho các dự án xử lý rác thải do các khu vực tự trị thực hiện, bao gồm cả chi phí phá dỡ những ngôi nhà đã bị hư hại. MOE cũng thực hiện một dự án xử lý ô nhiễm phóng xạ từ sự cố rò rỉ hạt nhân ở Nhà máy điện hạt nhân thuộc tỉnh Fukushima do động đất. Năm 2011, ngân sách Bộ chi cho các dự án nêu trên là 7,65 tỷ USD.

Kết quả kiểm toán cho thấy, đến cuối tháng 7/2012, 13 tỉnh đã xử lý trung bình 21 số rác thải. 3 tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là Iwate, Miyagi và Fukushima đã xử lý 17,7 rác thải. Cuộc kiểm toán cũng chỉ ra tình trạng “trì hoãn” trong giải ngân và thực thi ngân sách. Số giải ngân so với tổng ngân sách năm tài khóa 2011 cho các khoản viện trợ là 55 đối với các dự án xử lý rác thải và 74,9 đối với chương trình xúc tiến xử lý rác thải.

BOA cũng phát hiện năm 2011, có 4 khu tự trị được kiểm toán chỉ đạt 10,4 tiến trình xử lý, phát hiện thấy một số rủi ro liên quan đến việc thực thi các chương trình xử lý rác thải tại các tỉnh Iwate và Miyagi.

Box: Tại tỉnh Iwate, đã có 510.000 tấn rác thải các loại được xử lý trong năm 2011. Trong số này, 300.000 tấn (59,2) được tận dụng làm vật liệu xây dựng; 40.000 tấn (7,8) được chế lại thành nhiên liệu để sản xuất xi măng, 70.000 tấn (13,5) được tái chế thành vật liệu sắt thép và 100.000 tấn (19,5) được tiêu hủy hoặc xử lý. Có thể thấy Iwate là tỉnh khá tiêu biểu cho việc tái sử dụng và tái chế rác thải, với 80,5 rác thải đã được “tận dụng” trong năm 2011./.

(Theo Tạp chí INTOSAI)