Luật Kiểm toán Nhà nước đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành từ 1/1/2006, là công cụ pháp lý quan trọng cho hoạt động kiểm toán nhà nước. Theo đó, Kiểm toán Nhà nước là cơ quan chuyên môn về kiểm tra tài chính nhà nước do Quốc hội thành lập sẽ đóng vai trò tích cực giúp Quốc hội trong việc phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm và chống lãng phí. Ngay tại Điều 3 của Luật Kiểm toán Nhà nước đã quy định: “Hoạt động kiểm toán nhà nước phục vụ việc kiểm tra, giám sát của Nhà nước trong quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước; góp phần thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, thất thoát, lãng phí, phát hiện và ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật; nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước. Vai trò của Kiểm toán Nhà nước góp phần thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng và lãng phí được thể hịên trên một số nội dung cơ bản như sau:
(1) Kiểm toán Nhà nước cung cấp thông tin và phát hiện các hành vi tham nhũng, lãng phí, kém hiệu quả trong quá trình chấp hành dự toán NSNN đã được Quốc hội quyết định. Thông qua hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động, Kiểm toán Nhà nước sẽ cung cấp thông tin về những đơn vị vi phạm chính sách, chế độ quản lý tài chính-ngân sách, giúp Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội giám sát và kiến nghị xử lý các hành vi tham nhũng, thất thoát, lãng phí, nhất là trong đầu tư xây dựng cơ bản có sử dụng vốn Nhà nước. Kiểm toán Nhà nước giúp Quốc hội quyết định dự toán NSNN, phân bổ ngân sách trung ương đúng đối tượng, đúng mục đích, bảo đảm chặt chẽ, hịêu quả và tiết kiệm; đồng thời, cũng giúp Quốc hội trong việc xem xét phê chuẩn tổng quyết toán NSNN, kiến nghị xuất toán các khoản chi sai chính sách chế độ, điều chỉnh giảm dự toán của các bộ, ngành trung ương và địa phương.
(2) Kiểm toán Nhà nước đề xuất và kiến nghị với Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội về các cơ chế, chính sách tài chính, xây dựng hệ thống luật pháp bảo đảm chặt chẽ, nhất quán, tránh tạo sơ hở cho tham nhũng và lãng phí; kiến nghị các chế tài xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong quản lý tài chính-ngân sách nhà nước.
(3) Khi thấy có dấu hịêu tham nhũng, lãng phí thì Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ có yêu cầu cơ quan Kiểm toán nhà nước thực hiện kiểm toán và báo cáo kết quả với Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ và cơ quan khác theo quy định của pháp luật; đồng thời, Kiểm toán Nhà nước phải chịu trách nhiệm về kết quả kiểm toán của mình. Khi đó, Kiểm toán Nhà nước tham gia hoạt động giám sát do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội tổ chức về việc chấp hành ngân sách nhà nước, việc thực hiện luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thuộc lĩnh vực tài chính- ngân sách nhà nước.
Qua hoạt động kiểm toán việc sử dụng ngân sách nhà nước ở các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan khác ở trung ương và các địa phương; kiểm toán việc sử dụng ngân sách nhà nước đầu tư cho các công trình quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định, kiểm toán việc sử dụng vốn và tài sản nhà nước tại các DNNN, kiểm toán đầu tư XDCB…Kiểm toán Nhà nước đề nghị với các đơn vị được kiểm toán sửa chữa những sai sót, vi phạm, chấn chỉnh công tác quản lý tài chính, kế toán của đơn vị, kiến nghị với cấp có thẩm quyền xử lý những vi phạm chế độ kế toán, tài chính của Nhà nước và các hành vi tham nhũng, lãng phí. Tại khoản 10, Điều 15 của Luật KTNN đã quy định nhịêm vụ của Kiểm toán Nhà nước là: “Chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra và các cơ quan khác của Nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, xử lý những vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân đã được phát hiện thông qua hoạt động kiểm toán.
(4) Kiểm toán Nhà nước là cơ quan hoạt động độc lập, khách quan, trung thực, công tâm để thực hiện sự kiểm tra từ bên ngoài đối với các chủ thể quản lý và sử dụng nguồn lực tài chính nhà nước và tài sản công. Như vậy, hoạt động kiểm toán nhà nước sẽ góp phần ngăn ngừa các nguy cơ tham nhũng, chống lãng phí thông qua việc đánh giá tính kinh tế, tính hiệu quả của việc quản lý và sử dụng nguồn lực tài chính Nhà nước và tài sản công. Với hoạt động này, không chỉ là kiểm tra, xác định tính đúng đắn, trung thực, hợp pháp của các số liệu, tài liệu kế toán, Kiểm toán Nhà nước còn có khả năng tham gia đánh giá tính kinh tế, giảm bớt những hao phí trong việc sử dụng tiền và tài sản nhà nước, kiến nghị việc sử dụng nguồn lực thấp hơn định mức, tiêu chuẩn chế độ nhưng vẫn bảo đảm đạt được mục tiêu đề ra hoặc cao hơn.
(5) Hoạt động của Kiểm toán Nhà nước góp phần nâng cao hiệu lực pháp luật về kinh tế-tài chính. Kiểm toán Nhà nước sẽ góp phần đưa Luật thực hành tiết kịêm và chống lãng phí, Luật phòng chống tham nhũng vào cuộc sống. Thông qua vịêc kiểm tra và tư vấn về các giải pháp quản lý và sử dụng tài chính công đúng pháp luật, đúng chế độ tiêu chuẩn định mức, sẽ góp phần nhằm nâng cao hiệu lực pháp luật kinh tế-tài chính, tăng cường kỷ cương và kỷ luật tài chính. Bằng thực tiễn kiểm toán, Kiểm toán Nhà nước có thể phát hiện kịp thời các hạn chế và bất cập của các văn bản pháp luật, kiến nghị loại bỏ những văn bản lạc hậu, không phù hợp với thực tiễn. Trên cơ sở đó kiến nghị Quốc hội hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế và chính sách quản lý bảo đảm chặt chẽ và có tính khả thi cao.
Từ những vấn đề nêu trên, có thể khẳng định nếu thực hiện tốt chức năng và nhịêm vụ của mình được quy định trong Luật Kiểm toán Nhà nước thì Kiểm toán Nhà nước sẽ trở thành một công cụ quan trọng giúp Quốc hội và Chính phủ phát hiện, ngăn chặn và đẩy lùi mọi hành vi tham nhũng, lãng phí tiền và tài sản nhà nước, sớm lập lại trật tự kỷ cương trong quản lý và sử dụng NSNN.
Để nâng cao hiệu quả hoạt động của Kiểm toán Nhà nước theo Luật Kiểm toán Nhà nước, góp phần phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm và chống lãng phí có hịêu quả, chúng tôi cho rằng cần thực hiện tốt các giải pháp sau đây:
Một là, củng cố và phát triển Kiểm toán Nhà nước để trở thành công cụ quan trọng trong việc đánh giá tính trung thực, khách quan, tính tuân thủ pháp luật, tính hịêu quả, hiệu lực trong quản lý và sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước. Kiểm toán Nhà nước phải là cơ sở cung cấp thông tin tin cậy phục vụ cho việc kiểm tra, giám sát tài chính, chỉ ra những đơn vị và cá nhân vi phạm chế độ quản lý tài chính ngân sách và các hành vi tham nhũng, trục lợi, lãng phí, thất thoát tiền và tài sản của nhà nước. Kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách phải loại trừ các khoản chi tiêu trái quy định của pháp luật, thanh quyết toán sai quy định, rút tiền công để lập quỹ đen, lạm dụng phương tiện tài sản công vào các mục đích tư
Hai là, xây dựng và hoàn thiện Chiến lược phát triển kiểm toán nhà nước để bao quát các hoạt động kiểm toán, làm rõ các nội dung về kiểm toán nhằm mục tiêu phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kịêm và chống lãng phí. Kiểm toán Nhà nước cần xây dựng các biện pháp có tính đột phá nhằm tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong đấu tranh chống tham nhũng và kiên quyết hơn với các hành vi lãng phí, thất thoát, kém hịêu quả trong việc sử dụng nguồn lực tài chính nhà nước và tài sản công.
Ba là, phát triển Kiểm toán Nhà nước thực sự trở thành trung tâm kiểm tra tài chính nhà nước có uy tín, có trách nhiệm và đủ mạnh để thực hiện nhịêm vụ kiểm tra, kiểm soát nghiêm ngặt tài chính nhà nước và tài sản công. Kiểm toán nhà nước phải mạnh cả về số lượng và chất lượng, bảo đảm thực hịên nhiệm vụ trọng tâm và lâu dài là kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán hoạt động và kiểm toán tính hiệu quả. Làm được như vậy sẽ là một kênh kiểm soát rất quan trọng để phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm và chống lãng phí.
Bốn là, đổi mới công tác xây dựng kế hoạch kiểm toán, hướng vào những vấn đề trọng điểm, cấp bách trong quản lý tài chính-ngân sách. Bên cạnh việc kiểm toán báo cáo quyết toán NSNN với tư cách là một báo cáo tài chính tổng hợp cần tiến hành kiểm toán theo chuyên đề (như kiểm toán thực hịên các chương trình mục tiêu quốc gia, các công trình quan trọng quốc gia, kiểm toán sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN…) để có thêm thông tin sát thực phục vụ cho yêu cầu phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm và chống lãng phí. Đề cao tính hiệu lực trong việc thực hiện các kết luận và kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước, đơn vị được kiểm toán phải thực hiện các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước đối với các sai phạm trong báo cáo tài chính và các sai phạm trong việc tuân thủ pháp luật. Đơn vị được kiểm toán phải thực hiện các biện pháp khắc phục yếu kém trong hoạt động quản lý tài chính-ngân sách của đơn vị do Kiểm toán Nhà nước phát hiện và kiến nghị
Năm là, hoàn thiện về tổ chức bộ máy và con người của Kiểm toán Nhà nước; thực hiện sắp xếp lại bộ máy Kiểm toán Nhà nước như tinh thần Nghị quyết số 916/UBTVQH11 ngày 15/9/2005 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội. Đặc biệt, đội ngũ kiểm toán viên phải là những người có năng lực chuyên môn cao, có đạo đức phẩm chất tốt, được hưởng các chế độ, chính sách đãi ngộ phù hợp, có khả năng phát hịên và mạnh dạn đấu tranh với các hành vi tham nhũng, lãng phí, kiến nghị xử lý các hành vi đó theo quy định của pháp luật. Tính độc lập trong hoạt động của kiểm toán viên phải được bảo đảm và trách nhịêm của kiểm toán viên trong thực thi công vụ phải được đề cao.
Để có điều kiện thực hịên các giải pháp nêu trên, đề nghị Quốc hội xem xét thông qua Luật phòng chống tham nhũng và Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo một số định hướng cơ bản sau:
- Phải minh bạch hoá về tài sản và thu nhập của cá nhân đi đôi với việc kê khai tài sản đầy đủ; có các chỉ tiêu thống kê rõ ràng và công bố rộng rãi để người dân được biết và thực hịên đúng nguyên tắc dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, tạo thụân lợi cho việc phát hịên hành vi tham nhũng, lãng phí và thất thoát từ cơ sở.
- Phải công khai hoá các kế hoạch mua sắm, đấu thầu, mời thầu; công khai các quỹ có nguồn huy động đóng góp của nhân dân; công khai về công tác quy hoạch, kế hoạch và hoạt động quản lý tài sản công; công khai về chính sách, chế độ tiêu chuẩn, định mức trong sử dụng tiền và tài sản nhà nước.
- Nghiên cứu thành lập một tổ chức giám sát chuyên trách đủ quyền lực, kết hợp với Kiểm toán Nhà nước để đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí. Tổ chức này chịu trách nhịêm trước Quốc hội và HĐND cấp tỉnh, kiến nghị xử lý các vụ việc lớn mà nhân dân và Kiểm toán Nhà nước phát hịên, kiến nghị xử lý trách nhiệm cá nhân của Người đứng đầu cơ quan, đơn vị để xảy ra tham nhũng, thất thoát, lãng phí.
Chúng tôi cho rằng, với vai trò là cơ quan chuyên môn về kiểm tra tài chính nhà nước do Quốc hội thành lập, họat động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, Kiểm toán nhà nước sẽ thực hịên tốt chức năng kiểm tra, kiểm toán theo pháp luật, cung cấp thông tin và kiến nghị xử lý những sai phạm, hành vi tham nhũng, lãng phí, thất thoát trong quản lý ngân sách, tiền và tài sản nhà nước. Kiểm toán Nhà nước giúp Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội trong việc thẩm tra, quyết định dự toán NSNN, phân bổ NSTW và phê chuẩn quyết toán NSNN một cách chính xác, trung thực, khách quan; đồng thời, qua nắm bắt được thông tin từ hoạt động kiểm toán, Quốc hội sẽ thực hịên quyền giám sát, kiến nghị xử lý những hành vi tham nhũng, lãng phí, thất thoát, góp phần hoàn thiện thể chế và đưa Luật phòng chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí vào cuộc sống khi được Quốc hội thông qua trong kỳ họp thứ 8 ./.
GS.TSKH Tào Hữu Phùng Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế và Ngân sách của Quốc hội