Khi bắt đầu xem xét các ứng phó của Chính phủ đối với đại dịch, NAO nhấn mạnh các tình huống mang lại rủi ro cao đối với quản trị công - buộc NAO phải điều chỉnh cách tiếp cận của tổ chức đối với các hoạt động kiểm toán. NAO đã ban hành một báo cáo sơ bộ về việc đưa ra cách tiếp cận mà tổ chức sẽ áp dụng. Cụ thể, NAO đang cân nhắc phương pháp tiếp cận chia làm 03 giai đoạn, bắt đầu bằng việc kiểm toán hoạt động đối với tính liên tục của các hoạt động trong khu vực công sau đại dịch.
Tiếp theo, NAO sẽ tập trung vào các khía cạnh tài chính và tuân thủ các biện pháp của Chính phủ, sau đó kết thúc bằng kiểm toán hoạt động đối với tác động từ các biện pháp này. NAO nhấn mạnh rằng, việc Chính phủ phải đối mặt với tình trạng khẩn cấp quốc gia liên tục như hiện nay tạo ra những rủi ro cố hữu liên quan đến việc chi tiêu công, vì các cơ quan nhà nước buộc phải thực hiện các khoản chi tiêu đáng kể trong một khoảng thời gian ngắn. Do đó, điều này có thể dẫn đến nguy cơ các khoản chi không mang lợi ích kinh tế. Mặc dù việc phân tích các biện pháp của Chính phủ vẫn đang ở giai đoạn đầu, NAO đã ghi nhận nỗ lực của Chính phủ trong việc giảm thiểu rủi ro thông qua các cơ chế khác nhau, cụ thể: Việc công bố các hướng dẫn nêu rõ các tiêu chí về tính đủ điều kiện và thiết lập các ngưỡng tài trợ tối đa./.
Theo Bản tin quốc tế số 101 của KTNN