Báo cáo chỉ ra rằng Cơ quan Ngân hàng Châu Âu, với chức năng giám sát phòng chống việc rửa tiền đã không hoạt động thực sự hiệu quả. Trong khi đó, Ủy ban Châu Âu cũng không hiệu quả trong việc giám sát các thay đổi trong luật pháp giữa các quốc gia thành viên, thậm chí không đưa ra các số liệu thống kê cập nhật về vấn đề này. Một phát ngôn viên của Cơ quan Ngân hàng Châu Âu có trụ sở tại Paris - Pháp cho biết, Cơ quan này đã giải quyết một số vấn đề do Tòa Thẩm kế Châu Âu nêu ra và họ cũng mới chỉ được trao quyền chống rửa tiền vào năm ngoái. Kế hoạch của Ủy ban Châu Âu cũng sẽ yêu cầu các quốc gia áp dụng các quy tắc chống rửa tiền một cách đồng bộ. Cho đến nay, các chỉ thị về chống rửa tiền của EU thậm chí không được ban hành thành đạo luật, dẫn đến việc triển khai pháp luật một cách chắp vá, không có sự kiểm soát trên toàn Châu Âu, nới lỏng cánh cửa cho việc chuyển tiền bất hợp pháp qua các quốc gia. Cơ quan chống rửa tiền mới sẽ được thành lập vào năm 2024 và bắt đầu hoạt động từ năm 2026. Việc vi phạm pháp luật khi Cơ quan chống rửa tiền đi vào hoạt động có thể dẫn đến việc bị phạt hàng triệu EUR. Đề xuất này được xem là “một bước tiến lớn trong việc chống rửa tiền”, tuy nhiên, các quy tắc mới sẽ không mang lại lợi ích nếu như Ủy ban Châu Âu không giám sát các quốc gia trong việc tuân thủ các quy tắc./.
Theo Bản tin quốc tế số 105 ngày 15/7/2021 của KTNN