Nguyên tắc phối hợp:
1) Ưu tiên áp dụng điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam và trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định. 2) Bám sát mục tiêu, yêu cầu, nội dung và lộ trình thực hiện Công ước theo chỉ đạo của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. 3) Bảo đảm phối hợp kịp thời, đồng bộ, hiệu quả; xác định rõ trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức trong việc chủ trì, phối hợp thực hiện Công ước; tránh chồng chéo hoặc thực hiện không đầy đủ các nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong quá trình phối hợp. 4) Chủ động báo cáo, đề xuất Thủ tướng Chính phủ giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình phối hợp.
Nội dung phối hợp:
1) Tuyên truyền, phổ biến về Công ước
2) Rà soát và hoàn thiện pháp luật nhằm thực hiện Công ước
3) Tương trợ tư pháp trong khuôn khổ Công ước
4) Trao đổi thông tin liên quan đến Công ước
5) Hỗ trợ kỹ thuật thực hiện Công ước
6) Tham gia cơ chế đánh giá việc thực hiện Công ước
7) Tổ chức và tham gia các hội nghị về Công ước
8) Thực hiện các thủ tục đối ngoại liên quan đến Công ước
Thủ tướng Chính phủ giao Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm chủ trì hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các hoạt động thực thi Quy chế của các Bộ, ngành, địa phương; đề xuất thực hiện các nhiệm vụ phát sinh khác nhằm thực thi Công ước; sơ kết, tổng kết việc thực hiện Công ước trên phạm vi cả nước.
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức có liên quan có trách nhiệm phân công đơn vị thường trực và cán bộ theo dõi, điều phối việc thực hiện Công ước trong phạm vi Bộ, ngành, địa phương mình.
Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15/9/2012.
Theo http://www.oscac.vn