Năm 2003, Chính phủ phát hành 4.000 tỷ đồng trái phiếu |
TS. Hoàng Thị Thúy Nguyệt, Học viện Tài chính cho rằng, hiện có nhiều khoản chúng ta mới chỉ ghi thu, ghi chi mà chưa đưa vào ngân sách. Cần công khai tổng dư nợ, cơ cấu nợ trong nước, ngoài nước, nợ chính phủ bảo lãnh, số liệu vốn vay thực nhận, các chỉ tiêu giám sát nợ.
"Tôi nghĩ tới đây, trong việc sửa đổi bổ sung Luật Kiểm toán Nhà nước, nên chăng có một phần riêng qui định về kiểm toán đối với vấn đề nợ công. Chúng ta cần tính toán để xây dựng ngưỡng về nợ công. Quan điểm của tôi là chúng ta không nên quá lệ thuộc vào tỉ lệ này. Nhiều nước có tỉ lệ rất thấp vẫn lâm vào khủng hoảng, ngược lại nhiều nước có tỉ lệ cao nhưng không khủng khoảng"- Ông Huệ nói. |
Ông dẫn chứng năm 2003 Chính phủ phát hành 4.000 tỉ đồng trái phiếu xóa trường tạm. Đến năm 2008, tổng số tiền gốc và lãi được Chính phủ thanh toán lên tới 7.000 tỉ đồng. Đến thời điểm đó, khoản vay vẫn chưa giải ngân hết.
Theo Chủ tịch VAA, trong quản lý nợ công cần phải tính đến cả rủi ro trong chính quản lý. Quản lý phải phân định trách nhiệm rõ ràng và làm sao đó để con người chịu trách nhiệm phải trong sáng, hết lòng vì dân, vì nước tránh tư lợi, thiếu trách nhiệm. "Nợ của quốc gia là nợ của toàn dân, cho nên nó là trách nhiệm chung của toàn dân và đồng thời họ giám sát cơ quan chức năng trong việc thực hiện vay và trả nợ"- Ông nói.
Chưa đánh giá được rủi ro của các khoản vay
Theo ông Vương Đình Huệ, Tổng Kiểm toán Nhà nước, mọi quốc gia đều phải vay nợ. Mấu chốt vấn đề là sử dụng khoản vay như thế nào. Diễn biến nợ của nhiều chính phủ trên thế giới thời gian vừa qua là cơ hội để Việt Nam nâng cao nhận thức cũng như đưa ra giải pháp trong quản lý sử dụng, kiểm tra, giám sát nợ công. Chắc chắn tới đây chúng ta còn phải đi vay nhiều do nhu cầu vốn của nền kinh tế rất lớn.
Theo Tienphong Online