Trình bày tóm tắt về kết quả nghiên cứu, Ths. Vũ Văn Tuấn cho biết, Chiến lược phát triển KTNN đến 2020 đòi hỏi phải đổi mới hoạt động kiểm toán của Ngành, đặt ra yêu cầu cấp bách trong việc xây dựng và đổi mới phương pháp kiểm toán, nhất là đối với kiểm toán ngân sách địa phương (NSĐP) tại các cơ quan quản lý tài chính tổng hợp. Thực tế tại KTNN cũng cho thấy việc hướng dẫn kiểm toán cho Kiểm toán viên nhà nước nói chung và các hướng dẫn kiểm toán NSĐP tại các cơ quan quản lý tổng hợp nói riêng mới chỉ dựng lại ở các chuẩn mực kiểm toán và quy trình kiểm toán, mang tổng quát về hoạt động kiểm toán cho các lĩnh vực; chưa đưa ra các hướng dẫn mang tính định hướng chi tiết cần nội dung công việc cần thực hiện kiểm toán. Vì vậy, việc áp dụng các chuẩn mực kiểm toán vào quy trình kiểm toán ngân sách và thực hiện hoạt động kiểm toán NSĐP tại các cơ quan quản lý tổng hợp hiệu quả chưa cao, mang tính tự phát và chịu tác động từ năng lực thực tế của từng Kiểm toán viên nhà nước.
Từ thực tế trên, đề tài được nghiên cứu với các mục tiêu: Nghiên cứu cơ sở lý luận chung về chương trình kiểm toán và đặc điểm của hoạt động quản lý NSĐP; Phân tích thực trạng văn bản hướng dẫn và việc vận dụng các hướng dẫn kiểm toán trong kiểm toán NSĐP của KTNN, qua đó xác định các vấn đề, nội dung cần làm rõ trong việc xây dựng chương trình kiểm toán đối với hoạt động kiểm toán NSĐP tại các cơ quan quản lý tài chính tổng hợp của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Xây dựng chương trình kiểm toán NSĐP thực hiện tại các cơ quan quản lý tài chính tổng hợp của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và đề xuất lộ trình trình triển khai thực hiện chương trình kiểm toán này cho KTNN.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài gồm: Lý luận về Chương trình kiểm toán; các cuộc kiểm toán NSĐP và các văn bản hướng dẫn của KTNN liên quan đến chương trình kiểm toán. Phạm vi nghiên cứu đề tài bao gồm các cuộc kiểm toán NSĐP của KTNN thực hiện trong giai đoạn 2013-2014.
Về kết cấu, đề tài ngoài phần mở đầu, gồm 2 chương. Chương 1- Lý luận về chương trình kiểm toán và thực trạng ứng dụng Chương trình kiểm toán qua kế hoạch kiểm toán cuộc kiểm toán NSĐP bao gồm các nội dung: Lý luận về CTKT; Tổng quan các hướng dẫn của KTNN về kiểm toán NSĐP; Ứng dụng CTKT nghiên cứu từ thực trạng kế hoạch kiểm toán cuộc kiểm toán NSĐP; Đánh giá kết quả đạt được và hạn chế, nguyên nhân hạn chế của kế hoạch kiểm toán cuộc kiểm toán NSĐP. Chương 2 - Chương trình kiểm toán NSĐP (CTKT NSĐP) gồm các nội dung: Một số đặc điểm quản lý NSĐP ảnh hướng đến việc xây dựng CTKT NSĐP; Định hướng xây dựng khung CTKT NSĐP; CTKT NSĐP thực hiện tại các cơ quan tổng hợp cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Ứng dụng và hoàn thiện CTKT NSĐP.
Đánh giá về đề tài, các thành viên Hội đồng nghiệm thu cho rằng, xây dựng CTKT NSĐP có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của KTNN trong lĩnh vực ngân sách. Vì vậy việc nghiên cứu Đề tài có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn. Đề tài cũng đã nghiên cứu, đánh giá thực trạng, rút ra các hạn chế, thiết sót từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện CTKT NSĐP. Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo để phục vụ công tác kiểm toán NSĐP.
Tuy nhiên, để đề tài hoàn thiện, các ý kiến cũng cho rằng, tên đề tài và nội hàm nội dung của đề tài chưa có sự thống nhất nên bổ sung giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài, đồng thời bổ sung thêm CTKT của các nội dung khác và ở các cấp ngân sách khác của địa phương được xây dựng phù hợp với kết cấu đề tài hoặc điều chỉnh tên đề tài cho phù hợp. Phần định hướng xây dựng chương trình kiểm toán NSĐP như trong đề tài là khá rộng, khó khả thi. Đề tài cũng cần nghiên cứu để vận dụng các quy trình kiểm toán NSĐP cũng như các Chuẩn mực KTNN mà KTNN đã ban hành vào trong các nội dung của đề tài.
Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu Vũ Văn Họa kết luận
Phát biểu kết luận buổi nghiệm thu, Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu Vũ Văn Họa cho biết Hội đồng nghiệm thu thống nhất nghiệm thu đề tài. Tuy nhiên, ban chủ nhiệm đề tài cần: Bổ sung nội dung “Áp dụng tài các cơ quan tài chính tổng hợp cấp tỉnh” vào tên đề tài để thống nhất tên đề tài và nội hàm nội dung; Bổ sung trong phần tổng quan một số nội dung các đề tài trước đã nghiên cứu để đề tài mang tính kế thừa; Bổ sung giới hạn phạm vi nghiên cứu phù hợp với nội dung đề tài; Sửa nội dung “Ứng dụng và hoàn thiện CTKT NSĐP” tại Chương II thành “Một số kiến nghị hoàn thiện CTKT NSĐP” cho phù hợp với phạm vi nghiên cứu của đề tài./.
Ngọc Bích