4 nội dung của Đề án
Để đạt được các mục tiêu trên, Đề án đã đưa ra 4 nội dung hoạt động.
Hoạt động 1: Nâng cao vai trò của cấp ủy và nhận thức của các cấp ủy đảng và đảng viên về vị trí, vai trò của chi bộ, ý nghĩa tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ.
Để triển khai tốt hoạt động này, Đề án yêu cầu các cấp ủy đảng tiếp tục phổ biến, quán triệt và thực hiện sáng tạo, có hiệu quả chủ trương nâng cao chất lượng hoạt động của chi bộ theo tinh thần của Nghị quyết số 01-NQ/ĐUK, ngày 10/01/2012 của Đảng ủy Khối các cơ quan TW về “Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ trong Đảng bộ Khối các cơ quan TW” và Hướng dẫn số 23-HD/ĐU, ngày 17/3/2008 của Đảng ủy KTNN về “Hướng dẫn thành lập chi bộ đảng tạm thời đối với đoàn kiểm toán”.
Mỗi đảng viên, nhất là đảng viên giữ cương vị lãnh đạo, quản lý gương mẫu thực hiện đầy đủ các buổi sinh hoạt chi bộ để đảng viên noi theo. Số lượng đảng viên dự sinh hoạt phải đạt bình quân cả năm chia cho từng kỳ có trên 80% đảng viên tham gia sinh hoạt. Chi uỷ phải thông báo trư¬ớc ít nhất một ngày cho đảng viên biết nội dung, thời gian và địa điểm sinh hoạt. Chi ủy phối hợp với lãnh đạo cơ quan, đơn vị bố trí thời gian, công việc hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho đảng viên tham gia sinh hoạt chi bộ và phát biểu đầy đủ. Nếu chi bộ có từ 10 đảng viên trở xuống phải đạt bình quân cả năm chia cho từng kỳ có trên 50% đảng viên tham gia sinh hoạt phát biểu; nếu chi bộ có trên 10 đảng viên phải đạt bình quân cả năm chia cho từng kỳ có trên 5 đảng viên khác nhau tham gia sinh hoạt phát biểu.
Bên cạnh đó, các cấp uỷ đảng, nhất là cấp ủy chi bộ tạm thời phải nắm được diễn biến tình hình t¬ư t¬ưởng, tâm tư nguyện vọng, phẩm chất đạo đức, lối sống và kết quả thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, đảng viên và quần chúng trong chi bộ, tổ đảng, đồng thời đề nghị cấp uỷ cấp trên và Tổng Kiểm toán nhà nước biểu dương, khen thưởng những đảng viên g¬ương mẫu, có thành tích xuất sắc, những quần chúng ưu tú trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kiểm toán, kịp thời giáo dục hoặc xử lý kỷ luật đối với những đảng viên có thiếu sót, khuyết điểm, vi phạm nguyên tắc đảng, vi phạm đạo đức nghề nghiệp và báo cáo cấp uỷ cấp trên.
Các đảng ủy làm tốt việc chỉ đạo, định hướng nội dung, hình thức sinh hoạt chi bộ trong đảng bộ mình trong từng thời gian và cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan giúp các chi bộ thực hiện tốt nội dung sinh hoạt. Định kỳ sáu tháng một lần, cấp ủy đảng kiểm tra về sinh hoạt chi bộ. Phấn đấu trong mỗi nhiệm kỳ 100% chi bộ được cấp ủy đảng kiểm tra, giám sát về nền nếp, chất lượng sinh hoạt chi bộ.
Hàng năm, các chi ủy, chi bộ tiến hành sơ kết, tổng kết đánh giá đúng thực trạng tình hình sinh hoạt chi bộ của đơn vị mình; chỉ rõ những ưu điểm, khuyết điểm và nguyên nhân, nhất là những nguyên nhân chủ quan; đề ra các chủ trương, giải pháp cụ thể, thiết thực, có tính khả thi để phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm, thiếu sót, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ trong thời gian tới.
Hoạt động 2: Tập trung nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, chú trọng chất lượng sinh hoạt chi bộ đảng tạm thời đối với đoàn kiểm toán, cụ thể: Trước khi sinh hoạt chi bộ, cấp ủy phải bàn, đưa ra chương trình sinh hoạt. Phân công cho từng cấp ủy viên chuẩn bị nội dung sinh hoạt và thông báo trước cho đảng viên biết nội dung để chuẩn bị ý kiến phát biểu; Chủ trì phải điều hành linh hoạt, làm tốt việc nêu vấn đề, gợi ý thảo luận, cung cấp thông tin, tình hình có liên quan đến các nội dung thảo luận, tổ chức việc thảo luận đúng trọng tâm, trọng điểm, tổng hợp, kết luận chính xác các nội dung, các vấn đề mà chi bộ đã thảo luận.
Căn cứ vào tình hình thực tế của Ngành và của mỗi đơn vị, cấp ủy chủ động lựa chọn chuyên đề từ đầu năm, xây dựng kế hoạch triển khai hoạt động, phân công từng đồng chí trong cấp ủy chuẩn bị kỹ nội dung trước khi tổ chức sinh hoạt chuyên đề. Lựa chọn các chuyên đề cần sát thực, phù hợp chức năng nhiệm vụ của chi bộ, chức trách, nhiệm vụ và trình độ của đảng viên. Mỗi chuyên đề cần phân công những đảng viên am hiểu nội dung, có khả năng thuyết trình để chuẩn bị, trình bày và hướng dẫn để đảng viên trao đổi, thảo luận. Chi ủy gợi ý để đảng viên đề xuất các vấn đề nổi cộm trong đơn vị, các vấn đề mà đảng viên quan tâm để trao đổi nhằm nâng cao tinh thần tự phê bình và phê bình, phát huy tính tiền phong, gương mẫu của mỗi đảng viên.
Trong sinh hoạt chi bộ cần thực hiện đúng các nguyên tắc của tổ chức Đảng. Mở rộng và phát huy dân chủ, tạo không khí cởi mở, chân thành để đảng viên thể hiện chính kiến và bộc lộ tâm tư, nguyện vọng của mình... Chi ủy, chi bộ cần lắng nghe, tiếp thu những ý kiến chính đáng của đảng viên và quần chúng, tạo điều kiện cho đảng viên và quần chúng giám sát hoạt động của chi bộ, chi ủy. Mỗi đảng viên cần bày tỏ quan điểm, chính kiến của mình trong sinh hoạt chi bộ, chủ động đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ và chấp hành nghiêm nghị quyết của chi bộ đề ra.
Các buổi sinh hoạt phải ghi biên bản sinh hoạt đầy đủ, rõ ràng, có kết luận cụ thể cho cán bộ, đảng viên và báo cáo cấp ủy cấp trên trực tiếp. Việc ra nghị quyết của chi bộ cần cụ thể, thiết thực, khả thi, không trùng lắp; nêu rõ nội dung, yêu cầu, biện pháp thực hiện, thời gian hoàn thành và phân công người thực hiện, người kiểm tra, đôn đốc thực hiện nghị quyết của chi bộ.
Cấp ủy cấp trên trực tiếp xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát cụ thể; tổ chức triển khai thực hiện kiểm tra, giám sát cán bộ, đảng viên; thông báo kết luận đến toàn thể đảng viên trong đơn vị; lấy kết quả để đánh giá chất lượng tổ chức đảng và đảng viên cuối năm, đối với chi bộ tạm thời thì đánh giá đảng viên khi kết thúc cuộc kiểm toán.
Hoạt động 3: Tăng cường công tác quản lý cán bộ, đảng viên; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là đối với cán bộ, đảng viên trong thời gian đi kiểm toán, cụ thể: Cấp ủy, nhất là Bí thư chi bộ có trách nhiệm xây dựng kế hoạch công tác hàng tháng, hàng năm; phân cấp, phân nhiệm rõ ràng, cụ thể, phân công cấp ủy theo dõi, quản lý đảng viên, đảng viên theo dõi, hướng dẫn quần chúng; căn cứ vào trình độ, năng lực của từng đồng chí, phân công nhiệm vụ cụ thể, phù hợp với khả năng của từng cán bộ, đảng viên.
Kiểm tra, giám sát đối với cán bộ, đảng viên, kiểm toán viên, gắn với việc nâng cao văn hóa ứng xử và đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên. Đảng viên báo cáo kết quả theo kế hoạch công tác đề ra; thực hiện có nền nếp chế độ “đi báo việc, về báo công” để kịp thời nắm được tình hình hoàn thành công việc cũng như nắm bắt diễn biến tư tưởng của đảng viên, nhất là đảng viên trong thời gian đi kiểm toán.
Hàng quý, hàng năm, cấp ủy đánh giá cán bộ, đảng viên dựa trên kết quả thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương, đạo đức nghề nghiệp của từng cán bộ, đảng viên và quần chúng trong chi bộ; đối với chi bộ tạm thời đánh giá cán bộ, đảng viên khi kết thúc cuộc kiểm toán; kịp thời biểu dương, khen thưởng đối với tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc và xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên vi phạm nguyên tắc đảng, vi phạm đạo đức nghề nghiệp. Khi đoàn kiểm toán kết thúc nhiệm vụ, các chi bộ tạm thời đã thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo kết quả lãnh đạo của cấp uỷ, nhận xét đảng viên và sổ ghi biên bản sinh hoạt về chi uỷ để quản lý và theo dõi. Hàng năm, các tổ chức cơ sở đảng phải đăng ký phấn đấu thực hiện các nhiệm vụ với cấp ủy cấp trên, cam kết không có cán bộ, đảng viên vi phạm đạo đức nghề nghiệp.
Hoạt động 4: Thường xuyên rà soát, củng cố kiện toàn đội ngũ cấp ủy đủ số lượng và chất lượng; chăm lo, bồi dưỡng nâng cao trình độ năng lực cho đội ngũ bí thư chi bộ và cấp ủy đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, cụ thể: Các cấp ủy đảng phải thường xuyên chăm lo rà soát, củng cố kiện toàn đội ngũ cấp ủy có số lượng đủ, chất lượng tốt; lựa chọn đội ngũ bí thư chi bộ và cấp ủy có phẩm chất, năng lực, tín nhiệm, nhiệt tình với công tác xây dựng Đảng (chú trọng phẩm chất và năng lực điều hành, tổ chức thực hiện công việc), tiêu biểu cho chi bộ, đoàn kết, tập hợp được cán bộ, đảng viên, quần chúng trong cơ quan, đơn vị, đặc biệt chỉ định bí thư chi bộ tạm thời phải là đảng viên có phẩm chất đạo đức và năng lực điều hành, tổ chức thực hiện nhiệm vụ.
Đảng ủy KTNNxây dựng tiêu chí, hướng dẫn cấp ủy các đơn vị lựa chọn bí thư giỏi để đề nghị Đảng ủy KTNN tổ chức gặp mặt bí thư chi bộ tiêu biểu, tôn vinh và có hình thức khen thưởng kịp thời.
07 nhóm giải pháp
Để triển khai thành công Đề án, Đảng ủy KTNN đề ra 7 giải pháp quan trọng.
1. Tập trung quán triệt nâng cao nhận thức cho cấp ủy, đảng viên nhận thức sâu sắc về vai trò, vị trí chức năng, nhiệm vụ của tổ chức đảng và của chi bộ; ý nghĩa, tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, nhất là sinh hoạt chi bộ tạm thời đối với đoàn kiểm toán nhằm tạo sự thống nhất về nhận thức và hành động trong việc triển khai thực hiện Đề án.
2. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, nâng cao trách nhiệm của chi ủy, trước hết là bí thư chi bộ trong việc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, đặc biệt là sinh hoạt chi bộ tạm thời đối với đoàn kiểm toán; phân công, phân cấp rõ trách nhiệm cho mỗi cấp ủy và nâng cao tính tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên trong việc thực hiện Đề án.
3. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cấp ủy viên, đảng viên về việc nâng cao chất lượng hoạt động của chi bộ, nhất là sinh hoạt chi bộ tạm thời đối với đoàn kiểm toán.
4. Thực hiện nghiêm túc chế độ sinh hoạt và nội dung sinh hoạt theo quy định; thường xuyên đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt đảm bảo thiết thực hiệu quả.
5. Xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện Đề án, cụ thể hóa các nội dung công việc của Đề án vào chương trình, kế hoạch công tác của Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Đảng bộ KTNN và các cấp ủy trực thuộc; xác định rõ mục tiêu, tiêu chí cần đạt được và mức độ hoàn thành của Đề án.
6. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của các cấp ủy đảng gắn với công tác thanh tra, kiểm tra của ngành đối với việc thực hiện Đề án. Định kỳ và thường xuyên kiểm tra, đôn đốc tiến độ và kết quả thực hiện Đề án.
7. Thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo; việc sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm và đánh giá kết quả thực hiện Đề án. Báo cáo Đảng ủy KTNN kết quả thực hiện các nội dung của Đề án theo từng quý. Tổ chức sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện Đề án trong năm 2017, năm thứ 3 của nhiệm kỳ để đề ra các giải pháp điều chỉnh, sửa đổi nếu cần thiết. Kết thúc nhiệm kỳ, tổ chức tổng kết, đánh giá toàn diện về kết quả đạt được, ưu, khuyết điểm trong tổ chức thực hiện Đề án.
Phân công trách nhiệm cụ thể trong triển khai thực hiện Đề án
Đảng ủy KTNN xác định trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy đảng trực thuộc tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến và quán triệt đến từng đảng viên, công chức về vai trò, trách nhiệm của từng đảng viên trong việc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, nhất là sinh hoạt chi bộ tạm thời đối với đoàn kiểm toán; tăng cường công tác quản lý cán bộ, đảng viên... Định kỳ hàng năm Đảng ủy KTNN tiến hành đánh giá kết quả đạt được và tiến độ triển khai thực hiện Đề án; tiến hành sơ kết việc thực hiện Đề án vào năm 2017, năm thứ ba của nhiệm kỳ và tổng kết thực hiện Đề án vào năm 2020, năm kết thúc nhiệm kỳ.
Ban Tổ chức là đơn vị chủ trì thực hiện Đề án có trách nhiệm tham mưu cho Ban Thường vụ Đảng ủy trong việc tổ chức triển khai thực hiện Đề án. Phối hợp với các ban xây dựng Đảng, Văn phòng Đảng - Đoàn thể tham mưu cho Thường trực Đảng ủy, Ban Thường vụ Đảng ủy KTNN chỉ đạo triển khai thực hiện, kiểm tra, đôn đốc, theo dõi tiến độ thực hiện Đề án; đánh giá kết quả thực hiện hàng năm; tiến hành sơ kết việc thực hiện Đề án vào năm 2017, năm thứ ba của nhiệm kỳ, tổng kết kết quả thực hiện Đề án vào năm 2020 trước khi kết thúc nhiệm kỳ.
Đối với các Ban tham mưu của Đảng ủy KTNN và Văn phòng Đảng - Đoàn thể, Đảng ủy KTNN yêu cầu: Ban Tuyên giáo Đảng ủy KTNN phối hợp với Văn phòng Đảng-Đoàn thể xây dựng kế hoạch tuyên truyền, tổ chức phổ biến, quán triệt về nội dung, mục tiêu của Đề án. UBKT Đảng ủy KTNN tham mưu cho Đảng ủy KTNN xây dựng chương trình, nội dung kiểm tra, giám sát hàng năm của Đảng ủy và UBKT Đảng ủy KTNN đối với việc tổ chức triển khai thực hiện Đề án.Văn phòng Đảng-Đoàn thể chịu trách nhiệm: Giúp Thường trực, Ban Thường vụ Đảng ủy đôn đốc, theo dõi tiến độ triển khai thực hiện Đề án và cấp ủy đảng các đơn vị trực thuộc; Phối hợp với Ban Tổ chức tổ chức sơ kết, rút kinh nghiệm trong việc triển khai thực hiện Đề án vào giữa nhiệm kỳ và tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Đề án vào cuối nhiệm kỳ; Tham mưu cho Ban Thường vụ Đảng ủy KTNN biểu dương, khen thưởng đối với tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc và xử lý nghiêm các tổ chức đảng không triển khai nghiêm túc việc thực hiện Đề án.
Đối với cấp ủy các đơn vị cần cụ thể hóa các nội dung công việc của Đề án vào chương trình công tác hàng năm, hàng quý của cấp ủy; Phổ biến và quán triệt việc thực hiện Đề án đến toàn thể đảng viên, công chức và người lao động trong đơn vị nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm và cam kết thực hiện của từng cá nhân, tập thể trong quá trình thực hiện Đề án. Cấp ủy các đảng ủy, chi ủy trực thuộc, nhất là bí thư cấp ủy cần nắm chắc mục tiêu, nội dung các hoạt động của Đề án để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành việc triển khai thực hiện Đề án đạt chất lượng, hiệu quả. Phân công 01 đồng chí trong cấp ủy trực tiếp phụ trách việc triển khai thực hiện Đề án.Chịu trách nhiệm trước Ban Thường vụ Đảng ủy KTNN về kết quả và tiến độ triển khai thực hiện Đề án. Định kỳ hàng năm báo cáo kết quả thực hiện Đề án tại Báo cáo Tổng kết công tác Đảng. Tiến hành sơ kết việc thực hiện Đề án vào năm 2017, năm thứ ba của nhiệm kỳ và tổng kết thực hiện Đề án vào năm 2020, năm kết thúc nhiệm kỳ.
Với mỗi đảng viên cần nâng cao trách nhiệm trong việc thường xuyên tự giác học tập, nghiên cứu để nắm vững nội dung của Đề án. Thực hiện đầy đủ trách nhiệm của người đảng viên. Bên cạnh đó, căn cứ vào chương trình, kế hoạch của cấp ủy đơn vị, mỗi đảng viên xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể để thực hiện Đề án, làm cơ sở cho việc đánh giá, phân loại chất lượng đảng viên hàng năm của cấp ủy các đơn vị./.
Phương Vân