Chống chuyển giá để bảo đảm thu Ngân sách Nhà nước và cạnh tranh lành mạnh

Là vấn nạn chung của nhiều quốc gia trên thế giới, “chuyển giá” là hành vi xuất phát từ quyền tự do định đoạt trong kinh doanh và mối quan hệ gắn bó chung về lợi ích giữa nhóm liên kết để thực hiện chính sách chuyển giao sản phẩm (tài sản hữu hình, tài sản vô hình, dịch vụ; vay, mượn vật tư, tiền vốn) giữa các thành viên của cùng một tập đoàn kinh tế, công ty đa quốc gia không theo giá giao dịch thông thường trên thị trường, nhằm tối thiểu hoá nghĩa vụ tính thuế, nhằm tối đa hoá lợi nhuận trong tập đoàn dựa vào chính sách ưu đãi thuế hoặc sự khác biệt về thuế suất giữa các vùng, miền hay quốc gia.
 
Khoảng 60 hoạt động thương mại toàn cầu là giao dịch có khả năng chuyển giá. Hiện tượng chuyển giá diễn biến ngày càng đa dạng và phức tạp, do cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (DN FDI) và DN trong nước thực hiện. Vì vậy, để chống chuyển giá cần có nhận thức đầy đủ và những biện pháp đồng bộ, quyết liệt của các ban ngành từ Trung ương đến địa phương để bảo đảm thu NSNN và sự cạnh tranh thị trường lành mạnh…


Nhận diện các hành vi, nguyên nhân và hệ lụy chuyển giá
 
Nghi vấn chuyển giá (nhất là trong khu vực có FDI) ở Việt Nam được đặt ra khi xuất hiện nhiều dấu hiệu: Số doanh nghiệp thường xuyên báo cáo lỗ trong nhiều năm chiếm tỷ lệ lớn, có doanh nghiệp lỗ mất vốn chủ sở hữu, nhưng vẫn tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanhl; Tỷ suất lợi nhuận (đối với những doanh nghiệp có lãi) trên doanh thu không đáng kể; Tỷ lệ đóng góp vào ngân sách quốc gia thấp, không tương xứng với tỷ trọng tổng đầu tư xã hội hàng năm.
 
Thực tế cho thấy chuyển giá thường xuất hiện trong các giao dịch được thực hiện giữa các chủ thể có mối quan hệ liên kết lợi ích và dưới các biểu hiện ngày càng đa dạng và tinh vi chủ yếu như sau:
 
Khai thuế tại những nơi có mức thuế thấp nhất để hưởng lợi nhờ chênh lệch mức thuế
 
Các công ty thuờng khai thuế kiểu “hạch toán toàn ngành” tại nơi nào có mức thuế thấp nhất trong số các địa phuơng có trụ sở, chi nhánh hoặc nơi bán hàng của công ty. Xuất phát từ quyền tự do định đoạt trong kinh doanh, các chủ thể giao dịch có quyền mua hay bán hàng hóa, dịch vụ với giá họ mong muốn. Việc thực hiện áp đặt giá cả một cách chủ quan trong giao dịch liên kết không chịu tác động của quy luật cung cầu thị trường làm sai lệch về kết quả kinh doanh của các bên tham gia, khiến xác định không chính xác cơ sở tính thuế và có thể làm thay đổi tổng nghĩa vụ thuế của họ, trong khi không làm thay đổi lợi ích toàn cục giữa các thành viên trong nhóm liên kết. Thông qua việc định giá, nghĩa vụ thuế được chuyển từ nơi bị điều tiết cao sang nơi bị điều tiết thấp hơn và ngược lại.
 
Với mục đích đó, nhiều công ty xuyên quốc gia còn mở chuỗi văn phòng (đôi khi chỉ là một hòm thư hoặc thậm chí chỉ có trên giấy tờ, không hề có nhân viên hay số điện thoại) để chuyển lợi nhuận tới các thiên đường thuế khắp thế giới, như Ai-len, Hà Lan, Luxembourg, British Virgin Islands…hoặc các địa phương khác trong một quốc gia liên bang để hưởng lợi khai thuế nhờ chênh lệch mức thuế tại đó (ví dụ, thuế tiền bản quyền các sản phẩm phát triển tại California-Mỹ- ở mức 35, trong khi tại Ai-len chỉ xấp xỉ 12,5; hoặc mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ở bang California là 8,84, nhưng ở bang Nevada là 0.  Còn ở Việt Nam, cuối năm 2003 thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 32, giảm còn 28 đến năm 2008 và 25 năm 2009 là 25, từ 2013 còn 23,  trong khi nhiều quốc gia khác thuế suất cùng thời điểm so sánh chỉ trên dưới 10, thậm chí nhiều quốc gia như Andorra, British Virgin Islands... thuế suất là 0). Với “chiêu thức” này, năm 2011, tập đoàn công nghệ Apple đã chỉ phải nộp 3,3 tỷ USD (giảm đựoc 2,4 tỷ USD) thuế thu nhập doanh nghiệp trong tổng doanh thu 34,2 tỷ USD.
 
Các công ty có cả hoạt động bán hàng trực tuyến thường được phép đóng thuế cho nơi nào họ muốn khai bán hàng. Vì vậy, họ thuờng chọn khai thuế ở những nơi có mức thuế suất thấp nhất, dù nơi đó không phải là nơi tiêu thụ chính hàng hoá, dịch vụ của công ty. Hơn nữa, khi thuế được tính cho các đơn vị thực sự sở hữu hàng hoá, công ty bán hàng sẽ tạo hình thức ủy quyền để người bán hàng ở những quốc gia có mức thuế suất cao chỉ được xem như là đại diện bán hàng cho các công ty con đặt tại những nơi có thuế suất thấp, thậm chí bằng không.
 
Lợi dụng điều này, theo báo cáo từ nghiên cứu của 2 tổ chức phi lợi nhuận Công dân vì sự công bằng thuế (CTJ, trụ sở ở Mỹ) và Quỹ Giáo dục Tập đoàn Nghiên cứu lợi ích công của Mỹ (PIRG) hôm 6-10-2015 được hãng tin Reuters trích dẫn, vào thời điểm cuối năm 2014, có tới 358/500 công ty có doanh thu cao nhất nước Mỹ vận hành ít nhất 7.622 chi nhánh tại các thiên đường thuế như Bermuda, Ireland, Luxembourg, Hà Lan…. chỉ phải nộp thuế ở mức 6 cho số 2100 tỷ USD lợi nhuận của mình so với mức 35 của thuế doanh nghiệp; nếu chuyển hết số tiền nói trên về Mỹ, các công ty sẽ bị đánh thuế khoảng 620 tỉ USD. Trong đó, hãng công nghệ Apple giữ 181,1 tỉ USD lợi nhuận ở nước ngoài, vì nếu chuyển toàn bộ số tiền này về nước, Apple sẽ bị đánh thuế 59,2 tỉ USD; Tập đoàn Công nghệ General Electric cũng giữ 119 tỉ USD lợi nhuận ở 18 thiên đường thuế. Tương tự, hãng phần mềm Microsoft cũng giữ 108,3 tỉ USD tại 5 nước bên ngoài Mỹ, còn hãng dược phẩm Pfizer có 74 tỉ USD ở 151 chi nhánh tại các thiên đường thuế.
 
Tăng chi phí khấu hao, giảm thu nhập chịu thuế trên cơ sở nâng giá trị tài sản cố định, máy móc, thiết bị hoặc giá trị chuyển giao các tài sản vô hình như công nghệ, bí quyết kỹ thuật, bản quyền, nhãn mác, kỹ thuật quản lý điều hành và các dịch vụ khác trong góp vốn đầu tư
 
Khai tăng chi phí khấu hao (nghĩa là lợi nhuận giảm) sẽ khiến thu nhập chịu thuế giảm, đồng nghĩa với việc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp.
 
Khai tăng giá vật tư, phụ tùng đầu vào nhập khẩu khiến công ty mẹ được miễn hoặc giảm nộp thuế GTGT (vì là hàng xuất khẩu), đồng thời, được khấu trừ thuế đầu vào. Còn công ty con phải nộp thuế với hàng nhập khẩu, nhưng bù lại, được khấu trừ khi bán sản phẩm. Thế là đương nhiên cả "mẹ" và "con" đều không mất một đồng thuế nào trong khi được hưởng trọn khoản tiền do nâng giá mà có.
 
Với thuế nhập khẩu cũng vậy, số tiền được miễn giảm chính là số thất thu của Nhà nước đã đành, nhưng ngay cả khi không nằm trong diện miễn giảm, số tiền nộp thuế cũng đã được đưa vào chi phí và làm giảm thu nhập chịu thuế một lượng tương đương, gây thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp cho ngân sách.
 
Năm 1993, Mỹ đã ra phán quyết phạt 170 triệu USD Công ty Nissan của Nhật Bản tránh thuế bằng cách định giá rất cao các loại xe nhập vào nước này. Năm 1994, Nhật Bản đã phạt 150 triệu USD tập đoàn Coca - Cola vì khai lợi nhuận thu được thấp hơn khi khai giá quá cao các loại nguyên liệu nhập từ Mỹ và áp đặt phí bản quyền rất cao cho các công ty con tại Nhật Bản.
 
Ở Việt Nam, theo kiểm tra của Bộ Công Thương, ít nhất 40 liên doanh trong Bộ này đã sử dụng chiêu thức đơn giản này. Ví dụ, BGI định giá dây chuyền sản xuất bia của liên doanh BGI ở Tiền Giang là 30,85 triệu USD, nhưng Công ty SGS thẩm định lại chỉ còn 23,55 triệu USD.
 
Cần nhấn mạnh rằng, việc nâng khống giá trị tài sản góp vốn sẽ đem đến một số lợi ích kinh tế cho nhà ĐTNN như: Nhà ĐTNN có thể chuyển một phần lợi ích kinh tế ngược trở lại cho mình thông qua việc trích khấu khao tài sản cố định, phân chia lợi nhuận trên tỷ lệ vốn góp gây thất thu thuế TNDN cho Nhà nước và thiệt hại cho bên liên doanh Việt Nam. Việc này cũng giúp nhà ĐTNN chiếm tỷ trọng vốn cao hơn so với bên liên doanh Việt Nam, từ đó nắm quyền kiểm soát và điều hành DN theo mục đích của mình. Cùng với đó, thực hiện chuyển giá nhằm gây thua lỗ triền miên khiến DN Việt Nam không còn đủ tiềm lực tài chính để tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh, phải bán lại phần vốn góp cho nhà ĐTNN. Khi đó, liên doanh sẽ trở thành DN 100 vốn ĐTNN.
 
Đặc biệt, một số doanh nghiệp FDI xin chuyển đổi thành công ty cổ phần đã định giá không xác thực tài sản, làm tăng lợi nhuận để niêm yết sàn giao dịch chứng khoán đồng thời làm cho giá trị cổ phiếu cao khi niêm yết; lợi dụng việc chuyển đổi để "tư bản hoá tài sản", bán bớt cổ phần, thậm chí chuyển toàn bộ vốn ra khỏi Việt Nam; làm gia tăng lượng cung, gây mất cân đối nghiêm trọng về cung-cầu trên thị trường chứng khoán, ảnh hưởng đến cán cân thanh toán, đặc biệt là dòng vốn FDI thực vào và chuyển ra khỏi Việt Nam.
 
Chịu lỗ hình thức, nhằm làm giảm thu nhập doanh nghiệp chịu thuế và giảm thuế phải nộp trên cơ sở nâng giá nguyên vật liệu nhập khẩu, nâng lãi suất vay vốn chi phí bảo lãnh vay vốn rất cao, khai tăng chi phí trả lương, đào tạo, chi phí quảng cáo, bán hàng nhằm tăng chi phí, tăng giá thành, hoặc hạ giá bán sản phẩm đầu ra (thậm chí với giá thấp hơn giá thành sản xuất) cho một công ty liên kết trong nội bộ của tập đoàn hoặc giữa hai công ty độc lập về hình thức pháp lý, nhưng vẫn hạch toán nội bộ chung.
 
Theo Hướng dẫn của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) về chuyển giá thì các giao dịch giữa các công ty liên kết phải được thực hiện theo nguyên tắc thị trường, tức nếu công ty mẹ bán cho bên ngoài với giá bao nhiêu thì bán cho công ty con với giá bấy nhiêu và ngược lại. Việc một số doanh nghiệp (nhất là doanh nghiệp FDI) ở Việt Nam nhập khẩu các yếu tố đầu vào cho sản xuất từ các công ty mẹ hoặc các công ty khác trong hệ thống các công ty xuyên quốc gia, với giá thường cao hơn giá thực tế rất nhiều và bán sản phẩm cho công ty mẹ với giá thấp, dẫn đến “lỗ công ty con, lãi công ty mẹ”... chính là biểu hiện của chuyển giá.
 
Chuyển lợi nhuận phát sinh vào những doanh nghiệp hiện đang hưởng chế độ ưu đãi thông qua các mối giao dịch liên kết
 
Thực tế cho thấy, một số tập đoàn kinh tế trong nước và liên doanh đã lợi dụng chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) theo ngành nghề kinh doanh và địa bàn đầu tư, thành lập một số công ty con hoạt động tại nhiều địa bàn khác nhau để chuyển lợi nhuận trước thuế từ nơi không được ưu đãi thuế sang nơi được ưu đãi thuế, hoặc chuyển lợi nhuận trước thuế từ DN có lãi sang DN bị lỗ thông qua chuyển giao sản phẩm và cung cấp dịch vụ giữa các bên không theo giá thị trường, làm giảm hiệu quả chính sách quản lý nhà nước và méo mó thị trường…
 
Đặc biệt, một số doanh nghiệp liên doanh và các công ty xuyên quốc gia lợi dụng chính sách ưu đãi của Việt Nam cho giảm trừ phần chi phí cho hoạt động quảng cáo, khuyến mãi nên đã tìm mọi cách kê khai cả phần chi phí làm thương hiệu của công ty mẹ.
 
Khai giấu doanh thu, chi phí và lãi thực để giảm thu nhập chịu thuế
 
Hiện tượng chuyển giá xảy ra ở cả doanh nghiệp có lãi và hoà vốn với mức độ khác nhau, nhưng nghiêm trọng nhất chủ yếu ở doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ kéo dài. Đặc biệt, tình hình kê khai thua lỗ ngày càng gia tăng của các DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), chiếm khoảng trên 50 tổng số DN FDI đang hoạt động trên cả nước, trong đó nhiều DN kê khai lỗ nhiều năm liên tục, thậm chí báo cáo lỗ suốt từ khi hoạt động đến nay, nhưng vẫn tiếp tục duy trì sản xuất và mở rộng đầu tư tại Việt Nam. Điển hình tại một số địa phương như: Bình Dương, số DN FDI kê khai lỗ năm 2010 là 754/1.490 DN, chiếm tỷ trọng 50,6, trong đó có tới 200 DN lỗ quá vốn chủ sở hữu; tại TP. Hồ Chí Minh và Đồng Nai, tỷ lệ số DN FDI kê khai lỗ lần lượt là 60 và 52,2. Theo Tổng cục Thuế, có tới 494/585 (gần 90) doanh nghiệp FDI bị thanh tra chuyển giá trong 9 tháng đầu năm 2011 có sai phạm, phổ biến nhất là về hạch toán chi phí trước, nhưng chưa chi; chi phí không có hóa đơn, chứng từ, vượt định mức; hạch toán chi phí không phục vụ sản xuất kinh doanh; chi phí tiền lương, khấu hao, trích lập dự phòng và hạch toán chi phí lãi vay không đúng quy định của Bộ Tài chính; thậm chí ghi khống dịch vụ, hay… quên hạch toán!
 
Các báo cáo của cơ quan thuế cho thấy, các doanh nghiệp FDI báo cáo kinh doanh thua lỗ thường tập trung trong lĩnh vực gia công may mặc, da giày; sản xuất, kinh doanh chè xuất khẩu; công nghiệp chế biến… Đặc biệt, ở thành phố Hồ Chí Minh, có đến 90 doanh nghiệp FDI hoạt động trong lĩnh vực may mặc có kết quả kinh doanh thua lỗ trong khi hầu hết các doanh nghiệp trong nước cùng ngành nghề đều có lãi. Mặc dù thua lỗ triền miên song các doanh nghiệp FDI này vẫn đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh.
 
Trường hợp điển hình có những biểu hiện “đáng ngờ” về chuyển giá, trước tiên, phải nói đến công ty Coca-Cola Việt Nam. Trong gần 20 năm đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, Coca-Cola liên tục báo lỗ, lỗ luỹ kế tính đến 30/9/2011 của công ty này đã lên tới 3.768 tỷ đồng, vượt cả số vốn đầu tư ban đầu là 2.950 tỷ đồng. Do lỗ liên tục như vậy nên Coca-Cola Việt Nam không phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp, trong khi doanh thu liên tục tăng từ 20-30/năm. Và điều đáng ngạc nhiên hơn là tuy lỗ lớn như vậy nhưng doanh nghiệp này đã có kế hoạch đầu tư thêm 300 triệu USD tại Việt Nam.
 
Một công ty khác nằm trong diện nghi vấn chuyển giá với giá trị lớn lên đến hơn 1.200 tỷ đồng là Công ty PepsiCo Việt Nam. Từ khi thành lập năm 1991, gần 20 năm qua PepsiCo lỗ liên tục, cho đến một số năm gần đây mới có lãi nhưng tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu rất thấp, chỉ trên 2. Mặc dù vậy, PepsiCo Việt Nam vẫn liên tục mở rộng đầu tư, xây dựng các nhà máy mới ở Đồng Nai (45 triệu USD), Bắc Ninh (73 triệu USD). Công ty TNHH Metro Cash & Carry VN (thường gọi là siêu thị Metro) cũng trong diện “nghi vấn”; thành lập năm từ năm 2001, đến nay đơn vị này đã phát triển 19 trung tâm bán sỉ trên cả nước nhưng thua lỗ triền miên dù doanh thu tăng liên tục hàng năm. Cụ thể, năm 2007 lỗ 157 tỷ đồng/doanh thu 6.607 tỷ đồng; năm 2008, lỗ hơn 190 tỷ đồng/doanh thu 8.175 tỷ đồng; năm 2009, lỗ 160 tỷ đồng/doanh thu 8.728 tỷ đồng.
 
Theo số liệu của Cục thuế tỉnh Lâm Đồng, 17 doanh nghiệp FDI sản xuất, kinh doanh chế biến chè trên địa bàn tỉnh năm 2009 xuất khẩu được 1.522 tấn, doanh thu 105 tỷ đồng, lỗ 63,68 tỷ đồng, lũy kế lỗ đến thời điểm 31/12/2009 là 317 tỷ đồng. Nguyên nhân dẫn đến lỗ của các doanh nghiệp này rất phi lý. Cụ thể, để sản xuất 1kg chè ô long thành phẩm, giá nguyên liệu chính là 175.000 đồng/kg trong khi đó các doanh nghiệp này xuất khẩu với giá chỉ từ từ 2,8 – 4 USD/kg (không quá 84.000 VND).
 
Công ty TNHH Sumitomo Bakelite Việt Nam, 100 vốn Nhật Bản có trụ sở tại Khu công nghiệp Thăng Long, Hà Nội có số lỗ lũy kế 3 năm lên tới hơn 777 tỷ đồng. Công ty TNHH điện tử Meiko Việt Nam - một trong 10 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất năm 2006 và là dự án sản xuất điện tử có vốn FDI lớn nhất vào Việt Nam tại thời điểm cấp phép - có số lỗ 3 năm là hơn 300 tỷ đồng. Công ty TNHH Sản phẩm công nghiệp Toshiba Asia với mức lỗ lũy kế 3 năm là hơn 430 tỷ đồng. Công ty TNHH Kureha Việt Nam với mức lỗ lũy kế 3 năm là 264 tỷ đồng. Công ty TNHH Olympus Việt Nam với mức lỗ lũy kế 2 năm là 256 tỷ đồng. Công ty TNHH Saigon Stec (Bình Dương) với mức lỗ lũy kế 3 năm trên 218 tỷ đồng. Ngoài các công ty trên, còn một loạt các “tên tuổi” khác cũng nằm trong nghi án chuyển giá, như Adidas, Big C, Keangnam Vina.
 
Chuyển giá có nhiều nguyên nhân, cả hợp pháp lẫn phi pháp. Chuyển giá là hợp lệ và khó tránh khỏi khi có sự khác biệt về thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp giữa các quốc gia hay giữa các vùng, miền, ngành trong một quốc gia. Sự phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu  hàng hóa, dịch vụ và công nghệ và tham gia các chuỗi sản xuất, cũng như việc mở rộng cho phép doanh nghiệp tự khai, nộp thuế, nhất là thực hiện qua mạng và sự yếu kém trong quản lý thuế, cũng tạo cơ hội gia tăng liên kết lợi ích nhóm khu vực, quốc tế, là mảnh đất mầu mỡ cho chuyển giá...  
 
Hệ lụy của chuyển giá rất nặng nề bởi nó làm giảm nguồn thu NSNN, tăng cạnh tranh bất bình đẳng và thậm chí nhằm tạo áp lực và cơ hội chiếm quyền quản lý và kiểm soát công ty liên doanh, cổ phần. Chuyển giá vì mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của các DN khiến thuế phải nộp ít đi, đồng nghĩa với NSNN thất thu, trong khi doanh nghiệp chuyển giá có thêm nguồn lực tài chính và cơ hội để giảm giá bán hàng hay khuyến  mại nhiều hơn, chiến thắng đối thủ, gây thua thiệt, thiếu công bằng cho doanh nghiệp nghiêm chỉnh nộp thuế. Việc chuyển giá còn là cách thức để một bên có thể gây áp  lực thua lỗ doanh nghiệp giả tạo khiến đối tác trong công ty cổ phần, liên doanh phải bán lại số cổ phần của mình trong thế bất lợi.
 
Những giải pháp cần có để đối phó với chuyển giá
 
Việt Nam đã sớm nhận thức và có nhiều nỗ lực chống chuyển giá cả trên phương diện pháp lý, cũng như thực tế.
 
Văn bản pháp lý đầu tiên đề cập đến chuyển giá là Thông tư 74/1997/TT-BTC hướng dẫn về thuế đối với nhà đầu tư nước ngoài; tiếp đến là Thông tư 89/1999/TT-BTC và Thông tư 13/2001/TT-BTC; đến Thông tư 05/2005/TT-BTC hướng dẫn về thuế nhà thầu thì vấn đề này được bỏ ra khỏi nội dung điều chỉnh. Cho đến 19/12/2005, chuyển giá đã được nhắc lại tại Thông tư 117/2005/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành hướng dẫn việc thực hiện xác định giá thị trường trong các giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết. Việt Nam đã xây dựng và áp dụng Thông tư 66/2010/TT-BTC (quy định về xác định giá thị trường trong giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết và được dựa trên hướng dẫn của Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế - OECD, phù hợp với thông lệ quốc tế và phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam); Thông tư 71/2010/TT-BTC (hướng dẫn ấn định thuế đối với cơ sở kinh doanh xe ô tô, xe máy ghi giá bán trên hóa đơn thấp hơn giá giao dịch thông thường trên thị trường. Theo đó, khi phát hiện cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ô tô, xe máy cho khách hàng cao so với mức ghi trên hóa đơn, cơ quan thuế có quyền được ấn định mức giá mới phù hợp để xác định thuế giá trị gia tăng, phí trước bạ).
 
Đặc biệt, Tổ Quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá trực thuộc Tổng cục Thuế đã được thành lập ngày 15/02/2012; Bộ Tài chính đã có quyết định số 1250/QĐ-BTC ngày 21/5/2012, về việc phê duyệt chương trình hành động kiểm soát hoạt động chuyển giá giai đoạn 2012- 2015… Cơ quan Thuế sẽ thực hiện các chế tài nghiêm minh để xử lý đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế bằng nhiều hình thức khác nhau, trong đó có chuyển giá, như: Nâng mức xử phạt đối với hành vi chậm nộp thuế từ 0,05/ngày lên 0,07/ngày nếu chậm nộp thuế quá 90 ngày, nâng mức xử phạt đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp, hoặc tăng số tiền thuế được hoàn từ 10 lên 20.
 
Trên thực tế, một số cơ quan thuế địa phương, nhất là ở phía Nam, đã năng nổ, chủ động tiến hành theo dõi, đối thoại và đấu tranh với các doanh nghiệp nghi có chuyển giá.
 
Theo Tổng cục Thuế, kết quả thanh tra 575 doanh nghiệp FDI khai lỗ trong các năm từ 2005-2009 đã giảm lỗ hơn 4.000 tỷ đồng và truy thu thuế hơn 212 tỷ đồng (trong đó, phát hiện 43 doanh nghiệp FDI có quan hệ giao dịch liên kết có dấu hiệu chuyển giá, qua đó xử phạt 37 doanh nghiệp, giảm lỗ 887 tỷ đồng, truy thu thuế và phạt 27 tỷ đồng; có cuộc thanh tra giá chuyển nhượng đã điều chỉnh tăng doanh thu so với số báo cáo của DN lên 250). Trong năm 2011, ngành Thuế đã tổ chức rà soát quản lý được 3.144 DN phải kê khai thông tin giao dịch liên kết, trong đó 2.023 DN đã thực hiện kê khai, chiếm khoảng 64; thanh tra tại 921 doanh nghiệp kê khai lỗ và có dấu hiệu chuyển giá, đã xử lý giảm lỗ 6.617 tỷ đồng (tăng 2,5 lần), truy thu và phạt 1.669 tỷ đồng (tăng 4 lần so với năm 2010). Kết quả thu thuế từ doanh nghiệp FDI năm 2011 tăng khoảng 11,3 so với năm 2010 có phần đóng góp của những nỗ lực chống chuyển giá nói trên… Chỉ tính riêng thành phố Hồ Chí Minh, trong năm 2012, khi thanh tra 312 doanh nghiệp kê khai lỗ liên tục, trong đó có doanh nghiệp trong diện nghi vấn chuyển giá đã giảm lỗ 2.688 tỷ đồng, giảm khấu trừ 27,83 tỷ đồng, truy thu 187,79 tỷ đồng, truy hoàn 2,64 tỷ đồng và phạt gần 85 tỷ đồng, số thuế truy nộp ngân sách là 275,43 tỷ đồng.
 
Trong vòng 3 năm (2012-2014), Bộ Tài chính đã thanh tra, kiểm tra 714 DN FDI lỗ, đấu tranh chống chuyển giá giảm lỗ của  DN 6.487,3 tỷ đồng. Năm 2012 ngành thuế đã thanh tra, kiểm tra tại 243 DN FDI lỗ có dấu hiệu chuyển giá, lập biên bản, ban hành kết luận thanh tra, kiểm tra loại bỏ những chi phí không hợp lý, hợp lệ, không đúng chế độ quy định; không có chứng từ hợp pháp, tăng số thuế phải nộp NSNN 170,2 tỷ đồng, đấu tranh chống chuyển giá giảm lỗ của DN 2.354,7 tỷ đồng. Năm 2013 các con số tương ứng lần lượt là 225 DN, 390,3 tỷ đồng và 1.625,4 tỷ đồng. Năm 2014 là  246 DN; 341,5 tỷ đồng và 2.507,2 tỷ đồng.
 
Theo Tổng cục Thuế, tính đến hết tháng 8/2014, ngành thuế đã rà soát 39.637 doanh nghiệp, phát hiện 1.938 doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá. Kết quả, ngành thuế đã truy thu 1.317,9 tỷ đồng, giảm lỗ 4.129,8 tỷ đồng, giảm khấu trừ hoàn thuế 82,8 tỷ đồng.
 
Năm 2015, ngành thuế sẽ tập trung vào 15 - 20 doanh nghiệp kê khai lỗ và có dấu hiệu chuyển giá trong tổng số các doanh nghiệp kiểm tra. Tháng 4-2015, hành vi chuyển giá của Metro Việt Nam đã được hàng loạt báo chí đăng tải sau 12 năm công ty này khai lỗ hơn 1.657 tỷ đồng và chẳng nộp đồng xu thuế thu nhập doanh nghiệp nào, dù trong 9 năm 2003-2011, cơ quan thuế cũng đã thanh tra 4 lần ở công ty này với kết quả giảm lỗ 500,4 tỷ đồng tính đến 31/12/2011.
 
Trong thời gian tới, để đối phó hiệu quả hơn với các hành vi chuyển giá, cần không chỉ có nhận thức đúng, quyết tâm cao, mà còn phải áp dụng đồng bộ các giải pháp quyết liệt hơn…, nổi bật là:
 
Thứ nhất, xem xét điều chỉnh mức thuế suất thuế TNDN của Việt Nam không quá chênh lệch với thuế suất của các nước trong khu vực, cũng như giữa các địa phương trong nước, để ngăn chặn động cơ chuyển giá nhờ khai thác chênh lệch mức thuế giữa các địa phương.
 
Thứ hai, cần sửa đổi mẫu kê khai thông tin giao dịch theo hướng tăng thêm một số chỉ tiêu về doanh thu, chi phí; quy định về các chế tài thưởng phạt rõ ràng, toàn diện và nghiêm khắc hơn đối với vấn đề chuyển giá; bổ sung quy định về ngưỡng kê khai thông tin giao dịch liên kết (safe habour) phù hợp với điều kiện Việt Nam hiện nay để đơn giản hoá cho DN trong việc kê khai thông tin giao dịch liên kết; tăng thêm quyền hạn của cơ quan Thuế trong quá trình xử lý các vụ việc cố tình vi phạm chuyển giá.
 
Thứ ba, tăng cường sử dụng công cụ chống chuyển giá hữu hiệu trên thế giới là quyền xác định giá, thương thảo giá trước (gọi là phương thức APA - Advance Pricing Agreement được đánh giá là có hiệu quả và đang được hơn 40 quốc gia trên thế giới áp dụng, theo đó, doanh nghiệp nộp thuế và cơ quan thuế thỏa thuận phương pháp xác định giá với giao dịch liên kết trong một khoảng thời gian nhất định). Tuy nhiên APA cũng là một quá trình phức tạp và mất nhiều thời gian nên chỉ phù hợp với các doanh nghiệp có quy mô lớn và có mô hình kinh doanh ổn định. Theo một số chuyên gia, để đơn giản hóa, Việt Nam có thể đưa ra một số tỷ suất chung. Ví dụ: phí dịch vụ = chi phí +  5-10; phí gia công = chi phí trực tiếp +10-15, giá bán = giá thành sản xuất + 2-4. Một số nước cũng đưa ra các mức “safe habour rules” như vậy.

Bên cạnh đó, cần tăng cường quyền ấn định thuế đối với các doanh nghiệp hoạt động giao dịch liên kết chuyển giá; đồng thời, bổ sung quy phạm pháp luật về điều chỉnh đối với các dự án đang hoạt động kinh doanh có số lỗ vượt vốn chủ sở hữu; quy định lại các chi phí khấu trừ để tính thu nhập chịu thuế đảm bảo rõ ràng, minh bạch, gắn với diễn biến chi phí thực tế trên thị trường. Bên cạnh đó, cần xây dựng văn bản quy định về việc quản lý, định giá đối với trường hợp các dự án đầu tư góp vốn bằng tài sản, máy móc thiết bị và một số khoản chi phí đặc biệt khác, như chi phí thuê quản lý nước ngoài, chi sử dụng vốn vay của tổ chức nước ngoài.
 
Thứ tư, kéo dài thời gian thanh tra thuế hơn so với mức chung trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài để có đủ thời gian cần thiết thực hiện đấu tranh với hiện tượng chuyển giá xuyên quốc gia. Hành vi chuyển giá của DN liên kết không chỉ đơn thuần là việc điều chuyển lợi nhuận từ nơi có thuế suất cao sang nơi có thuế suất thấp hơn để tránh thuế mà còn bao gồm cả chiều ngược lại. Nguyên nhân chính là do công ty mẹ muốn thu hồi vốn nhanh hoặc chuyển lợi nhuận để thực hiện chiến lược kinh doanh đã được công ty mẹ xây dựng. Do vậy, trong quá trình phân tích rủi ro, thanh tra đối với hoạt động chuyển giá, cơ quan thuế các cấp cũng cần xây dựng tiêu chí để đánh giá mức độ chuyển giá đối với các trường hợp chuyển lợi nhuận theo chiều ngược lại.
 
Thứ năm, kiện toàn tổ chức bộ máy ngành thuế và Kiểm toán nhà nước, tăng cường năng lực bộ phận, nhóm chuyên trách chống chuyển giá ở Bộ Tài chính, với tổ chức ngành dọc ở các địa phương và lĩnh vực cần thiết; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý trong lĩnh vực chuyển giá.
 
Cơ sở dữ liệu và năng lực điều tra chứng minh doanh nghiệp có thực hiện chuyển giá hay không là rất quan trọng. Bởi vậy, bên cạnh việc xây dựng các cơ sở dữ liệu phục vụ chống chuyển giá, cần coi trọng và mạnh dạn đầu tư lớn để xây dựng đội ngũ cán bộ mạnh, chuyên nghiệp và chuyên trách thực hiện nhiệm vụ liên quan đến chống chuyển giá nằm tại Tổng cục thuế và các cơ quan thuế lớn, và chịu trách nhiệm thực hiện các cuộc thanh tra chống chuyển giá cho cả nước. Đội ngũ này phải được đào tạo cơ bản, hiểu biết rất sâu về thuế quốc tế, được cập nhật thường xuyên về các vấn đề thuế quốc tế, được tiếp cận với nguồn thông tin và cơ sở dữ liệu so sánh được cập nhật thường xuyên.
 
Đồng thời, tăng cường đầu tư trang bị những điều kiện, phương tiện để theo dõi, lưu trữ nối kết các dữ liệu để phân tích và phát hiện các trường hợp vi phạm chuyển giá; xây dựng hệ thống thông tin chung và chuyên ngành về chuyển giá, trong đó có tập hợp hệ thống và cập nhật các mức giá tham chiếu cần thiết trong các lĩnh vực thuế của các công ty xuyên quốc gia và các nước khu vực, thế giới… để tiện lợi cho các hoạt động nhận dạng và đấu tranh với các hành vi chuyển giá.
 
Thứ sáu, mở rộng tuyên truyền, tư vấn, hỗ trợ trong lĩnh vực chống chuyển giá; đẩy mạnh kiểm tra, giám sát thường xuyên, định kỳ và đối thoại với các DN, nhất là DN FDI về tình hình chuyển giá tại DN; tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo, tập huấn chuyên sâu về giá chuyển nhượng; rút bài học kinh nghiệm và biên soạn sách hỏi đáp, hướng dẫn vướng mắc trong thực hiện chính sách quản lý giá chuyển nhượng; chủ động trong rà soát, đôn đốc các DN kê khai thông tin giao dịch liên kết; tích cực kiểm soát chất lượng kê khai thông tin giao dịch liên kết của DN và xử phạt theo quy định đối với các trường hợp chậm kê khai. Đặc biệt, cơ quan thuế và các cơ quan chức năng có liên quan cần sử dụng thông tin, dữ liệu từ các nguồn khác nhau, trong đó có thông tin do các DN, người dân và báo chí cung cấp, để kịp thời thanh tra, kiểm tra, truy thu thuế và xử phạt hành chính kịp thời và thông báo rộng rãi đối với cơ sở vi phạm.
 
Thứ bẩy, tăng cường hợp tác quốc tế, kể cả mua tin tức tình báo có liên quan đến chuyển giá và tham gia các liên minh quốc tế chống chuyển giá. Mới đây, ngày  5-10-2015, 62 quốc gia trên thế giới đã đạt được thỏa thuận về kế hoạch chống thất thu thuế và điều chuyển lợi nhuận, mà khi được ký kết và khi có hiệu lực, sẽ giúp các nước tham gia thu về từ 100-240 tỉ USD/năm từ trốn thuế của các tập đoàn xuyên quốc gia.
 
Để công tác đấu tranh chống chuyển giá ngày càng có hiệu quả, cần phải nghiêm túc xem xét, đánh giá đúng tính chất của vấn đề, với quan điểm tiếp cận và lộ trình giải pháp thích hợp, để hạn chế tình trạng thất thu NSNN, giữ cạnh tranh thị trường lành mạnh, hạn chế đến mức thấp nhất khả năng gây ảnh hưởng tiêu cực đến việc thu hút đầu tư, cũng như môi trường đầu tư nói chung, thực hiện tốt Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về chiến lược thu hút vốn đầu tư  nước ngoài giai đoạn 2011-2020.

Chế tài đối với hành vi chuyển giá ở một số nước
 
Úc: số tiền phạt bằng 50 số thuế tránh được nếu công ty trả thuế sử dụng giá chuyển nhượng với mục đích nhằm giảm thiểu số thuế phải nộp. Phạt 25 số thuế tránh được nếu công ty trả thuế sử dụng giá chuyển nhượng nhằm các mục đích khác.
 
Trung Quốc: tiền phạt lên đến 2.000 nhân dân tệ (tương đương trên 6 triệu đồng) và có thể lên đến 10.000 nhân dân tệ (trên 30 triệu đồng) trong trường hợp nghiêm trọng khi không khai báo về giá thị trường đúng hạn.
 
Ấn Độ: phạt lên đến 300 số thuế tránh được. Các công ty trả thuế được yêu cầu tính trước thu nhập chịu thuế trong một năm và có nghĩa vụ phải nộp thuế trước. Trường hợp không hoàn thành nghĩa vụ này thì khoản chậm nộp phải chịu lãi suất 18/năm.
 
Hàn Quốc: tiền phạt từ 10 đến 30 đối với số số thuế tránh được, và chịu lãi suất đối với khoản nộp bổ sung (được coi như chậm nộp) là 18,25/năm. Nếu công ty trả thuế không trình ra được các tài liệu chứng minh theo yêu cầu thì có thể bị phạt đến 30 triệu won (tương đương gần 600 triệu đồng theo thời giá).
 
New Zealand: phạt ít nhất là 20 so với số thuế tránh được.
 
Philippines: phạt tiền tương đương 25 - 50 số thuế tránh được. Ngoài ra, khoản phạt phải chịu lãi suất 20/năm. 


Theo Tạp chí Nghiên cứu khoa học kiểm toán số 96 - 10/2015