28/10/2013
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In trang
Quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường giai đoạn 2009-2011
Hiệu quả và những hạn chế cần khắc phụcKết quả kiểm toán việc quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường giai đoạn 2009-2011 cho thấy một bước tiến quan trọng là hoạt động quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường ngày càng đi vào nề nếp và hiệu quả.Để nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả quản lý, sử dụng nguồn kinh phí này, nhiều kiến nghị quan trọng đã được đưa ra đối với các địa phương. Kiểm soát, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường đạt hiệu quả Theo kết quả kiểm toán, tốc độ gia tăng ô nhiễm bước đầu đã được kiềm chế thông qua đẩy mạnh các hoạt động phòng ngừa, kiểm soát và xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Chẳng hạn như tại tỉnh Điện Biên năm 2010, khi kiểm tra 16 cơ sở, thì có tới 15 cơ sở vi phạm quy định về bảo vệ môi trường. Đến năm 2011, tỷ lệ vi phạm đã giảm, khi cơ quan chức năng kiểm tra 29 cơ sở thì có 21 cơ sở vi phạm. Hoặc tại tỉnh Đồng Nai, Thanh tra Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT) chỉ rõ, có 13 cơ sở gây ô nhiễm môi trường năm 2009 thì đến cuối năm 2010 còn lại 11 cơ sở và năm 2011 tỉnh đã hoàn thành việc xử lý các cơ sở gây ô nhiễm. Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng đã có 7/11 cơ sở được Bộ TN&MT, Sở TN&MT xác nhận hoàn thành việc xử lý triệt để ô nhiễm, còn 3 cơ sở đã ngừng hoạt động hoàn toàn, 1 cơ sở đã cơ bản xử lý trong năm 2012. Các tỉnh Bắc Ninh, Thanh Hóa, Thái Nguyên, Phú Thọ, Nghệ An... cũng đạt được nhiều kết quả tích cực trong việc xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường. Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tổng dự toán kinh phí sự nghiệp môi trường giai đoạn 2009-2011 là 18.413 tỷ đồng, trong đó dự toán kinh phí cho các Bộ, ngành khoảng 1.889 tỷ đồng và cho các địa phương khoảng 16.500 tỷ đồng. Số liệu tại Báo cáo kiểm toán Quyết toán NSNN năm 2009 cho biết thêm, tổng dự toán chi NSNN cho sự nghiệp môi trường năm 2009 là khoảng 491.300 tỷ đồng (tương đương 1 dự toán chi NSNN) và năm 2010 là khoảng 582.200 tỷ đồng (đạt 0,93 dự toán chi NSNN). Với nguồn kinh phí từ NSNN, các Bộ, ngành, địa phương đã cơ bản quản lý, sử dụng đúng mục đích và tiết kiệm. Kinh phí sự nghiệp môi trường tại các Bộ, ngành, địa phương được sử dụng để thực hiện nhiệm vụ quan trắc, phân tích môi trường, tăng cường năng lực quan trắc. Đồng thời, việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực môi trường, thực hiện các đề án về bảo vệ môi trường, tuyên truyền giáo dục pháp luật về môi trường, vệ sinh môi trường, thanh tra kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường... cũng được thực hiện có hiệu quả. Quản lý, sử dụng kinh phí vẫn còn nhiều sai sótTuy nhiên, kết quả kiểm toán việc quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường giai đoạn 2009-2011 cho thấy vẫn còn Bộ, ngành, địa phương thực hiện chi, quyết toán một số nhiệm vụ, nội dung không đúng chế độ, quản lý kinh phí chưa chặt chẽ. Vì thế, KTNN đã đề nghị các Bộ, ngành, địa phương được kiểm toán phải bố trí ngân sách, hoàn trả nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường do sử dụng sai nguồn kinh phí là 267,9 tỷ đồng; kiểm tra, rà soát và làm thủ tục ghi thu, ghi chi 162,7 tỷ đồng. Trong đó có một phần nguyên nhân mà KTNN đã phát hiện là công tác quản lý thu phí bảo vệ môi trường tại một số địa phương chưa chặt chẽ, thống nhất và việc ghi thu, ghi chi phí bảo vệ môi trường chưa đầy đủ. Cũng liên quan đến tình hình sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường giai đoạn 2009-2011, kết quả kiểm toán cho thấy một số địa phương đã giao dự toán chi sự nghiệp thấp hơn chỉ tiêu dự toán Bộ Tài chính giao, phân bổ dự toán chưa sát với thực tế hoạt động, thậm chí giao cả dự toán chi kiến thiết thị chính, sự nghiệp kinh tế vào sự nghiệp môi trường, dẫn đến việc lập, giao và thực hiện dự toán một số nhiệm vụ không đúng mục đích, không đúng dự toán, không đúng đơn giá hoặc số dự toán phải hủy bỏ, chuyển thực hiện năm sau khá lớn. Đơn cử tại tỉnh Khánh Hòa, có tới 6/8 huyện sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường đạt thấp so với dự toán chi, giảm so với dự toán 26,1 tỷ đồng. Nguyên nhân chính là do Sở Tài chính, Sở TN&MT Khánh Hòa chưa làm tốt công tác tham mưu trong việc giao, điều chỉnh, bổ sung dự toán chi sự nghiệp môi trường làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện nhiệm vụ tại các đơn vị. Để nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả của việc quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường giai đoạn 2009-2011, KTNN đã kiến nghị UBND tỉnh Khánh Hòa làm rõ trách nhiệm của các đơn vị liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ chi sự nghiệp môi trường đạt dự toán thấp, một số nhiệm vụ bảo vệ môi trường chưa hoàn thành, kéo dài tại 6 huyện thuộc tỉnh. KTNN cũng đưa ra những kiến nghị cụ thể với nhiều địa phương khác như: Đề nghị UBND tỉnh Hà Giang chỉ đạo UBND huyện Quản Bạ phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra và xác định số thu phí vệ sinh môi trường trong 3 năm 2009-2011 của huyện; rà soát lại Đề án “Điều tra, đánh giá hiện trạng chất lượng nguồn nước mặt huyện Quản Bạ và lựa chọn công nghệ xử lý cấp nước sinh hoạt thích hợp cho hộ dân cư vùng cao” để quyết toán kinh phí theo đúng chế độ và đúng thực tế triển khai. Đề nghị UBND tỉnh Trà Vinh chỉ đạo UBND huyện Trà Cú và các ngành có liên quan tổ chức thanh tra việc sử dụng tài sản Nhà nước vào mục đích kinh doanh cá nhân, không kê khai nghĩa vụ nộp thuế, phí của Trưởng ban Quản lý chợ Trà Cú. Đề nghị UBND tỉnh Cao Bằng chấm dứt việc bố trí sử dụng số thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản hàng năm đưa vào cân đối chi các nhiệm vụ hoạt động thường xuyên của địa phương. Đề nghị UBND tỉnh Bạc Liêu chỉ đạo Sở Tài chính phối hợp với Sở Xây dựng trình UBND tỉnh ban hành định mức cho các công tác dịch vụ công ích đô thị tại địa phương theo hướng dẫn của Thông tư số 06/2008/TT-BXD. Đề nghị UBND TP.HCM chỉ đạo Sở TN&MT rà soát việc khai thác nước ngầm và xả thải của các đơn vị, tổ chức không có giấy phép để xử lý theo quy định hiện hành. Cần quản lý tốt hơn nguồn thu phí bảo vệ môi trườngTuy công tác phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý ô nhiễm môi trường giai đoạn 2009-2011 đạt nhiều kết quả khả quan, nhưng có một thực trạng đáng lo ngại được KTNN chỉ rõ: NSNN đã bị thất thu đáng kể do công tác quản lý thu phí bảo vệ môi trường của nhiều địa phương còn thiếu chặt chẽ, chưa thống nhất. Để quản chặt nguồn thu này, KTNN đã đưa ra nhiều kiến nghị sửa đổi cơ chế, chính sách cho phù hợp. Thất thu phí bảo vệ môi trườngQua công tác thanh tra, kiểm tra đối với các dự án, chương trình, nhiệm vụ sự nghiệp môi trường giai đoạn 2009-2011, Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT) đã ra quyết định xử phạt và truy thu số tiền lớn cho NSNN. Cụ thể, năm 2009, Tổng cục Môi trường đã kiến nghị xử phạt trên 10 tỷ đồng và truy thu phí bảo vệ môi trường 1 tỷ đồng. Năm 2012, Tổng cục Môi trường đã lập biên bản vi phạm hành chính để chuyển cấp có thẩm quyền xử phạt trên 22 tỷ đồng. Trong năm 2011, cơ quan này đã kịp thời phát hiện và xử lý các doanh nghiệp vi phạm với số tiền 26,7 tỷ đồng. Thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường giai đoạn 2009-2011, KTNN cũng kết luận công tác quản lý thu phí bảo vệ môi trường tại nhiều địa phương chưa chặt chẽ và thống nhất trong toàn địa bàn theo các quy định hiện hành, không quản lý số phải thu và số nợ phí của từng đối tượng, không thực hiện ghi thu - ghi chi phí bảo vệ môi trường theo quy định. Cá biệt, một số nơi UBND tỉnh, UBND huyện đã giao dự toán thu phí bảo vệ môi trường mà không bao quát hết nguồn thu, không tổng hợp được dự toán thu nên dẫn tới tình trạng thất thu phí bảo vệ môi trường. Chính vì vậy, tại những địa phương có các làng nghề truyền thống phát triển như tỉnh Bắc Ninh (62 làng nghề), tỉnh Thanh Hóa (127 làng nghề)... nhưng chưa thu được phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp để có nguồn xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề. Tính đến thời điểm tháng 5/2012, phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp chưa thu được còn tồn đọng tại tỉnh Bắc Ninh lên tới 2,26 tỷ đồng. Tại TP.HCM, Chi cục Bảo vệ môi trường cũng đã để nợ đọng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp lũy kế từ năm 2004 đến cuối năm 2011 là 5,46 tỷ đồng. Nhiều tỉnh, thành khác cũng rơi vào tình trạng nợ đọng phí, thậm chí không thu được phí bảo vệ môi trường. Tại Nghệ An, số phí tồn hàng năm của tỉnh so với số phải thu đã ra thông báo của 3 năm 2009, 2010 và 2011 đã được KTNN xác định là 523,9 triệu đồng. Đặc biệt, tại TP.Vinh, tuy có tới hơn 9.000 đơn vị, cơ quan, trạm, trại đóng trên địa bàn nhưng cơ quan chức năng mới lập bộ thu phí vệ sinh môi trường đối với 883/9.000 đơn vị, cộng với việc một số phường, xã tuy có ký cam kết thực hiện ủy nhiệm thu phí nhưng không sử dụng hóa đơn theo quy định dẫn đến thất thu cho ngân sách khoảng 5 tỷ đồng/năm. Tại tỉnh Quảng Ninh, một số đối tượng thuộc diện phải thu phí như các cơ sở chế biến thực phẩm, chăn nuôi, sản xuất rượu bia... nhưng chưa được quản lý thực hiện thu phí theo quy định; thậm chí tỉnh này còn chưa có hướng dẫn mức thu phí đối với một số nhà máy nhiệt điện có nước thải từ hệ thống làm mát ra môi trường nên chưa có cơ sở để xác định số phí phải thu. Tại Hải Phòng, nguồn thu phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản cũng chưa được quản lý chặt, dẫn tới thất thu NSNN đối với khoản thu này. Trên địa bàn TP.HCM, nhiều quận chưa quản lý được số hộ, đối tượng phải thu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn thông thường, phí vệ sinh theo quy định của UBND thành phố. Cần phải hoàn thiện cơ chế, chính sáchThực hiện kiểm toán tại 6 Bộ, ngành và 35 địa phương, KTNN đã chỉ rõ một số bất cập trong cơ chế, chính sách hiện hành. Thứ nhất, đối tượng phải đóng phí nước thải công nghiệp quy định tại Nghị định số 67/2003/NĐ-CP chưa có những quy định cụ thể đối với một số đối tượng có lượng nước thải lớn, có hàm lượng các chất ô nhiễm trong nước thải cao như các bệnh viên, trung tâm y tế, dịch vụ rửa xe, nhà hàng, khách sạn, cơ sở nấu ăn, siêu thị... Đồng thời, mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp tính theo từng chất gây ô nhiễm tại Nghị định này từ năm 2003 đến nay đã rất lạc hậu nhưng vẫn chưa được điều chỉnh. Thứ hai, tuy Bộ TN&MT đã ban hành Thông tư số 04/2012/TT-BTNMT ngày 8/5/2012 về tiêu chí xác định cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nhưng lại chưa có văn bản sửa đổi bổ sung danh mục một số chất thải có khả năng gây ô nhiễm cao để thu phí nước thải đã ban hành tại Nghị định số 67/2003/NĐ-CP. Thứ ba, Nghị định số 04/2009/NĐ-CP ngày 19/1/2009 của Chính phủ về ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường, đến nay mới có Thông tư hướng dẫn về thuế, còn những ưu đãi khác chưa có hướng dẫn, vì vậy các địa phương chưa có căn cứ thực hiện. Thứ tư, liên quan đến quy định về thu phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản, KTNN cho rằng, tại Khoản 2, mục I Thông tư số 67/2008/TT-BTC ngày 21/7/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc xác định số lượng khoáng sản khai thác để xác định số phí bảo vệ môi trường phải nộp là không rõ ràng, dẫn đến việc áp dụng cách tính khác nhau đối với các đối tượng nộp phí. Cụ thể, theo Thông tư này thì số phí bảo vệ môi trường phải nộp bằng mét khối nguyên khai theo cách xác định trữ lượng mỏ khoáng sản, chứ không xác định theo số mét khối rời đối với sản lượng khoáng sản khai thác thực tế tại mỏ; hoặc trong trường hợp khoáng sản khai thác phải qua sàng tuyển, chế biến trước khi bán ra thì căn cứ tính phí không phải là sản lượng khai thác tại mỏ mà là sản lượng được vận chuyển đi tiêu thụ, thực tế sử dụng cho sản xuất... Từ những bất cập trên, KTNN kiến nghị Chính phủ giao cho Bộ TN&MT chủ trì sửa đổi Nghị định số 67/2003/NĐ-CP về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải do mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp tính theo từng chất gây ô nhiễm đến nay đã lạc hậu. Đồng thời KTNN cũng kiến nghị Bộ TN&MT tham mưu cho Chính phủ bổ sung đối tượng phải đóng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp những đối tượng có lượng nước thải lớn, có hàm lượng các chất ô nhiễm trong nước thải cao... Đối với Bộ Tài chính, KTNN đề nghị Bộ nghiên cứu, sửa đổi Thông tư số 67/2008/TT-BTC theo hướng quy định rõ cách tính phí bảo vệ môi trường với các đối tượng nộp phí khác nhau. Đồng thời, Bộ Tài chính cần nghiên cứu, ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 04/2009/NĐ-CP ngày 19/1/2009 của Chính phủ về ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường./.Theo Báo Kiểm toán số 42 - 43/2013

Hiệu quả và những hạn chế cần khắc phục
Kết quả kiểm toán việc quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường giai đoạn 2009-2011 cho thấy một bước tiến quan trọng là hoạt động quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường ngày càng đi vào nề nếp và hiệu quả.Để nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả quản lý, sử dụng nguồn kinh phí này, nhiều kiến nghị quan trọng đã được đưa ra đối với các địa phương.
Kiểm soát, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường đạt hiệu quả Theo kết quả kiểm toán, tốc độ gia tăng ô nhiễm bước đầu đã được kiềm chế thông qua đẩy mạnh các hoạt động phòng ngừa, kiểm soát và xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Chẳng hạn như tại tỉnh Điện Biên năm 2010, khi kiểm tra 16 cơ sở, thì có tới 15 cơ sở vi phạm quy định về bảo vệ môi trường. Đến năm 2011, tỷ lệ vi phạm đã giảm, khi cơ quan chức năng kiểm tra 29 cơ sở thì có 21 cơ sở vi phạm. Hoặc tại tỉnh Đồng Nai, Thanh tra Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT) chỉ rõ, có 13 cơ sở gây ô nhiễm môi trường năm 2009 thì đến cuối năm 2010 còn lại 11 cơ sở và năm 2011 tỉnh đã hoàn thành việc xử lý các cơ sở gây ô nhiễm. Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng đã có 7/11 cơ sở được Bộ TN&MT, Sở TN&MT xác nhận hoàn thành việc xử lý triệt để ô nhiễm, còn 3 cơ sở đã ngừng hoạt động hoàn toàn, 1 cơ sở đã cơ bản xử lý trong năm 2012. Các tỉnh Bắc Ninh, Thanh Hóa, Thái Nguyên, Phú Thọ, Nghệ An... cũng đạt được nhiều kết quả tích cực trong việc xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường.
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tổng dự toán kinh phí sự nghiệp môi trường giai đoạn 2009-2011 là 18.413 tỷ đồng, trong đó dự toán kinh phí cho các Bộ, ngành khoảng 1.889 tỷ đồng và cho các địa phương khoảng 16.500 tỷ đồng. Số liệu tại Báo cáo kiểm toán Quyết toán NSNN năm 2009 cho biết thêm, tổng dự toán chi NSNN cho sự nghiệp môi trường năm 2009 là khoảng 491.300 tỷ đồng (tương đương 1 dự toán chi NSNN) và năm 2010 là khoảng 582.200 tỷ đồng (đạt 0,93 dự toán chi NSNN). Với nguồn kinh phí từ NSNN, các Bộ, ngành, địa phương đã cơ bản quản lý, sử dụng đúng mục đích và tiết kiệm. Kinh phí sự nghiệp môi trường tại các Bộ, ngành, địa phương được sử dụng để thực hiện nhiệm vụ quan trắc, phân tích môi trường, tăng cường năng lực quan trắc. Đồng thời, việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực môi trường, thực hiện các đề án về bảo vệ môi trường, tuyên truyền giáo dục pháp luật về môi trường, vệ sinh môi trường, thanh tra kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường... cũng được thực hiện có hiệu quả.
Quản lý, sử dụng kinh phí vẫn còn nhiều sai sótTuy nhiên, kết quả kiểm toán việc quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường giai đoạn 2009-2011 cho thấy vẫn còn Bộ, ngành, địa phương thực hiện chi, quyết toán một số nhiệm vụ, nội dung không đúng chế độ, quản lý kinh phí chưa chặt chẽ. Vì thế, KTNN đã đề nghị các Bộ, ngành, địa phương được kiểm toán phải bố trí ngân sách, hoàn trả nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường do sử dụng sai nguồn kinh phí là 267,9 tỷ đồng; kiểm tra, rà soát và làm thủ tục ghi thu, ghi chi 162,7 tỷ đồng. Trong đó có một phần nguyên nhân mà KTNN đã phát hiện là công tác quản lý thu phí bảo vệ môi trường tại một số địa phương chưa chặt chẽ, thống nhất và việc ghi thu, ghi chi phí bảo vệ môi trường chưa đầy đủ.
Cũng liên quan đến tình hình sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường giai đoạn 2009-2011, kết quả kiểm toán cho thấy một số địa phương đã giao dự toán chi sự nghiệp thấp hơn chỉ tiêu dự toán Bộ Tài chính giao, phân bổ dự toán chưa sát với thực tế hoạt động, thậm chí giao cả dự toán chi kiến thiết thị chính, sự nghiệp kinh tế vào sự nghiệp môi trường, dẫn đến việc lập, giao và thực hiện dự toán một số nhiệm vụ không đúng mục đích, không đúng dự toán, không đúng đơn giá hoặc số dự toán phải hủy bỏ, chuyển thực hiện năm sau khá lớn. Đơn cử tại tỉnh Khánh Hòa, có tới 6/8 huyện sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường đạt thấp so với dự toán chi, giảm so với dự toán 26,1 tỷ đồng. Nguyên nhân chính là do Sở Tài chính, Sở TN&MT Khánh Hòa chưa làm tốt công tác tham mưu trong việc giao, điều chỉnh, bổ sung dự toán chi sự nghiệp môi trường làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện nhiệm vụ tại các đơn vị. Để nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả của việc quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường giai đoạn 2009-2011, KTNN đã kiến nghị UBND tỉnh Khánh Hòa làm rõ trách nhiệm của các đơn vị liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ chi sự nghiệp môi trường đạt dự toán thấp, một số nhiệm vụ bảo vệ môi trường chưa hoàn thành, kéo dài tại 6 huyện thuộc tỉnh.
KTNN cũng đưa ra những kiến nghị cụ thể với nhiều địa phương khác như: Đề nghị UBND tỉnh Hà Giang chỉ đạo UBND huyện Quản Bạ phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra và xác định số thu phí vệ sinh môi trường trong 3 năm 2009-2011 của huyện; rà soát lại Đề án “Điều tra, đánh giá hiện trạng chất lượng nguồn nước mặt huyện Quản Bạ và lựa chọn công nghệ xử lý cấp nước sinh hoạt thích hợp cho hộ dân cư vùng cao” để quyết toán kinh phí theo đúng chế độ và đúng thực tế triển khai. Đề nghị UBND tỉnh Trà Vinh chỉ đạo UBND huyện Trà Cú và các ngành có liên quan tổ chức thanh tra việc sử dụng tài sản Nhà nước vào mục đích kinh doanh cá nhân, không kê khai nghĩa vụ nộp thuế, phí của Trưởng ban Quản lý chợ Trà Cú. Đề nghị UBND tỉnh Cao Bằng chấm dứt việc bố trí sử dụng số thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản hàng năm đưa vào cân đối chi các nhiệm vụ hoạt động thường xuyên của địa phương. Đề nghị UBND tỉnh Bạc Liêu chỉ đạo Sở Tài chính phối hợp với Sở Xây dựng trình UBND tỉnh ban hành định mức cho các công tác dịch vụ công ích đô thị tại địa phương theo hướng dẫn của Thông tư số 06/2008/TT-BXD. Đề nghị UBND TP.HCM chỉ đạo Sở TN&MT rà soát việc khai thác nước ngầm và xả thải của các đơn vị, tổ chức không có giấy phép để xử lý theo quy định hiện hành.
Cần quản lý tốt hơn nguồn thu phí bảo vệ môi trường
Tuy công tác phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý ô nhiễm môi trường giai đoạn 2009-2011 đạt nhiều kết quả khả quan, nhưng có một thực trạng đáng lo ngại được KTNN chỉ rõ: NSNN đã bị thất thu đáng kể do công tác quản lý thu phí bảo vệ môi trường của nhiều địa phương còn thiếu chặt chẽ, chưa thống nhất. Để quản chặt nguồn thu này, KTNN đã đưa ra nhiều kiến nghị sửa đổi cơ chế, chính sách cho phù hợp.
Thất thu phí bảo vệ môi trườngQua công tác thanh tra, kiểm tra đối với các dự án, chương trình, nhiệm vụ sự nghiệp môi trường giai đoạn 2009-2011, Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT) đã ra quyết định xử phạt và truy thu số tiền lớn cho NSNN. Cụ thể, năm 2009, Tổng cục Môi trường đã kiến nghị xử phạt trên 10 tỷ đồng và truy thu phí bảo vệ môi trường 1 tỷ đồng. Năm 2012, Tổng cục Môi trường đã lập biên bản vi phạm hành chính để chuyển cấp có thẩm quyền xử phạt trên 22 tỷ đồng. Trong năm 2011, cơ quan này đã kịp thời phát hiện và xử lý các doanh nghiệp vi phạm với số tiền 26,7 tỷ đồng.
Thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường giai đoạn 2009-2011, KTNN cũng kết luận công tác quản lý thu phí bảo vệ môi trường tại nhiều địa phương chưa chặt chẽ và thống nhất trong toàn địa bàn theo các quy định hiện hành, không quản lý số phải thu và số nợ phí của từng đối tượng, không thực hiện ghi thu - ghi chi phí bảo vệ môi trường theo quy định. Cá biệt, một số nơi UBND tỉnh, UBND huyện đã giao dự toán thu phí bảo vệ môi trường mà không bao quát hết nguồn thu, không tổng hợp được dự toán thu nên dẫn tới tình trạng thất thu phí bảo vệ môi trường. Chính vì vậy, tại những địa phương có các làng nghề truyền thống phát triển như tỉnh Bắc Ninh (62 làng nghề), tỉnh Thanh Hóa (127 làng nghề)... nhưng chưa thu được phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp để có nguồn xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề. Tính đến thời điểm tháng 5/2012, phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp chưa thu được còn tồn đọng tại tỉnh Bắc Ninh lên tới 2,26 tỷ đồng. Tại TP.HCM, Chi cục Bảo vệ môi trường cũng đã để nợ đọng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp lũy kế từ năm 2004 đến cuối năm 2011 là 5,46 tỷ đồng.
Nhiều tỉnh, thành khác cũng rơi vào tình trạng nợ đọng phí, thậm chí không thu được phí bảo vệ môi trường. Tại Nghệ An, số phí tồn hàng năm của tỉnh so với số phải thu đã ra thông báo của 3 năm 2009, 2010 và 2011 đã được KTNN xác định là 523,9 triệu đồng. Đặc biệt, tại TP.Vinh, tuy có tới hơn 9.000 đơn vị, cơ quan, trạm, trại đóng trên địa bàn nhưng cơ quan chức năng mới lập bộ thu phí vệ sinh môi trường đối với 883/9.000 đơn vị, cộng với việc một số phường, xã tuy có ký cam kết thực hiện ủy nhiệm thu phí nhưng không sử dụng hóa đơn theo quy định dẫn đến thất thu cho ngân sách khoảng 5 tỷ đồng/năm.
Tại tỉnh Quảng Ninh, một số đối tượng thuộc diện phải thu phí như các cơ sở chế biến thực phẩm, chăn nuôi, sản xuất rượu bia... nhưng chưa được quản lý thực hiện thu phí theo quy định; thậm chí tỉnh này còn chưa có hướng dẫn mức thu phí đối với một số nhà máy nhiệt điện có nước thải từ hệ thống làm mát ra môi trường nên chưa có cơ sở để xác định số phí phải thu.
Tại Hải Phòng, nguồn thu phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản cũng chưa được quản lý chặt, dẫn tới thất thu NSNN đối với khoản thu này.
Trên địa bàn TP.HCM, nhiều quận chưa quản lý được số hộ, đối tượng phải thu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn thông thường, phí vệ sinh theo quy định của UBND thành phố.
Cần phải hoàn thiện cơ chế, chính sáchThực hiện kiểm toán tại 6 Bộ, ngành và 35 địa phương, KTNN đã chỉ rõ một số bất cập trong cơ chế, chính sách hiện hành.
Thứ nhất, đối tượng phải đóng phí nước thải công nghiệp quy định tại Nghị định số 67/2003/NĐ-CP chưa có những quy định cụ thể đối với một số đối tượng có lượng nước thải lớn, có hàm lượng các chất ô nhiễm trong nước thải cao như các bệnh viên, trung tâm y tế, dịch vụ rửa xe, nhà hàng, khách sạn, cơ sở nấu ăn, siêu thị... Đồng thời, mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp tính theo từng chất gây ô nhiễm tại Nghị định này từ năm 2003 đến nay đã rất lạc hậu nhưng vẫn chưa được điều chỉnh.
Thứ hai, tuy Bộ TN&MT đã ban hành Thông tư số 04/2012/TT-BTNMT ngày 8/5/2012 về tiêu chí xác định cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nhưng lại chưa có văn bản sửa đổi bổ sung danh mục một số chất thải có khả năng gây ô nhiễm cao để thu phí nước thải đã ban hành tại Nghị định số 67/2003/NĐ-CP.
Thứ ba, Nghị định số 04/2009/NĐ-CP ngày 19/1/2009 của Chính phủ về ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường, đến nay mới có Thông tư hướng dẫn về thuế, còn những ưu đãi khác chưa có hướng dẫn, vì vậy các địa phương chưa có căn cứ thực hiện.
Thứ tư, liên quan đến quy định về thu phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản, KTNN cho rằng, tại Khoản 2, mục I Thông tư số 67/2008/TT-BTC ngày 21/7/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc xác định số lượng khoáng sản khai thác để xác định số phí bảo vệ môi trường phải nộp là không rõ ràng, dẫn đến việc áp dụng cách tính khác nhau đối với các đối tượng nộp phí. Cụ thể, theo Thông tư này thì số phí bảo vệ môi trường phải nộp bằng mét khối nguyên khai theo cách xác định trữ lượng mỏ khoáng sản, chứ không xác định theo số mét khối rời đối với sản lượng khoáng sản khai thác thực tế tại mỏ; hoặc trong trường hợp khoáng sản khai thác phải qua sàng tuyển, chế biến trước khi bán ra thì căn cứ tính phí không phải là sản lượng khai thác tại mỏ mà là sản lượng được vận chuyển đi tiêu thụ, thực tế sử dụng cho sản xuất...
Từ những bất cập trên, KTNN kiến nghị Chính phủ giao cho Bộ TN&MT chủ trì sửa đổi Nghị định số 67/2003/NĐ-CP về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải do mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp tính theo từng chất gây ô nhiễm đến nay đã lạc hậu. Đồng thời KTNN cũng kiến nghị Bộ TN&MT tham mưu cho Chính phủ bổ sung đối tượng phải đóng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp những đối tượng có lượng nước thải lớn, có hàm lượng các chất ô nhiễm trong nước thải cao...
Đối với Bộ Tài chính, KTNN đề nghị Bộ nghiên cứu, sửa đổi Thông tư số 67/2008/TT-BTC theo hướng quy định rõ cách tính phí bảo vệ môi trường với các đối tượng nộp phí khác nhau. Đồng thời, Bộ Tài chính cần nghiên cứu, ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 04/2009/NĐ-CP ngày 19/1/2009 của Chính phủ về ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường./.
Theo Báo Kiểm toán số 42 - 43/2013