02/06/2022
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In trang
Chú trọng kiểm toán để nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tài sản côngĐánh giá việc quản lý, sử dụng tài sản công (TSC) là một trong những nội dung kiểm toán trọng tâm trong kế hoạch kiểm toán hằng năm của KTNN. Kết quả kiểm toán thời gian qua đã góp phần quan trọng vào việc phát hiện kịp thời, chấn chỉnh vi phạm, từ đó giúp giảm tình trạng lãng phí, thất thoát TSC.Chỉ ra những “lỗ hổng” trong quản lý, sử dụng tài sản công
Theo báo cáo đánh giá của Chính phủ, cũng như qua thảo luận của đại biểu Quốc hội thời gian qua, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý, sử dụng TSC vẫn còn nhiều bất cập, yếu kém. Trong đó, sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước, các đơn vị sử dụng tài sản chưa thực sự hiệu quả. Tình trạng lãng phí tài sản, thất thoát vẫn tiếp diễn; khả năng khai thác giá trị tài sản chưa được phát huy tối đa…
Với chức năng đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị đối với việc quản lý, sử dụng tài chính công, TSC; là công cụ của Đảng, Nhà nước trong phòng, chống tham nhũng, lãng phí và tiêu cực, thời gian qua, KTNN đã tập trung kiểm toán công tác quản lý, sử dụng TSC tại các cơ quan, đơn vị, địa phương. Qua báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán hằng năm cho thấy, trong công tác quản lý, sử dụng tài sản là nhà, đất, một số Bộ, cơ quan T.Ư chưa xử lý dứt điểm tình trạng bị lấn chiếm về nhà, đất kéo dài; chưa hoàn thành việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước; thực hiện liên doanh, liên kết, cho thuê không đúng quy định; hiệu quả sử dụng tài sản chưa cao. Tại một số địa phương còn tình trạng để đất công bị lấn chiếm hoặc cho thuê kinh doanh sai quy định; một số đơn vị sự nghiệp cho thuê tài sản nhưng chưa xây dựng đề án sử dụng TSC vào mục đích cho thuê, báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền quyết định…
Trong công tác quản lý, sử dụng xe ô tô, một số Bộ, cơ quan T.Ư, địa phương còn sử dụng xe ô tô vượt định mức quy định; chưa hoàn thành việc xử lý, sắp xếp lại xe ô tô theo quy định. Một số địa phương chưa ban hành phương án sắp xếp xử lý xe ô tô dôi dư; trang bị xe cho đơn vị không phù hợp quy định; phê duyệt điều chuyển, sắp xếp từ xe ô tô sử dụng công tác chung dôi dư sang xe chuyên dùng để sử dụng không nằm trong danh mục xe ô tô chuyên dùng theo quy định.
Những kết quả kiểm toán của KTNN đã được lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Chính phủ đánh giá cao, giúp cơ quan nhà nước quản lý, sử dụng TSC ngày càng hiệu quả hơn. Nội dung kiểm toán đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu tập trung vào các lĩnh vực nhạy cảm, dư luận xã hội quan tâm; các loại hình, cách thức kiểm toán ngày càng đa dạng, huy động tối đa nguồn lực cho hoạt động này. Qua công tác kiểm toán đã góp phần nâng cao tính công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong quản lý, sử dụng tài chính, TSC, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội.
Không ngừng đổi mới hoạt động kiểm toán
Nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý, sử dụng TSC, việc tăng cường kiểm toán đối với vấn đề này là yêu cầu bức thiết được Quốc hội, Chính phủ đặt ra với KTNN. Đặc biệt, theo các chuyên gia, với việc hệ thống quản lý TSC đang thay đổi, trong đó có ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào quản lý, đòi hỏi KTNN phải thay đổi cách thức tiếp cận thực hiện kiểm toán để nâng cao hiệu quả kiểm toán đối với vấn đề này.
Dẫn kinh nghiệm từ các nước phát triển như Anh, Đức… có hệ thống quản lý TSC rất tốt, các chuyên gia trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán cho biết, TSC vẫn là nội dung kiểm toán thường niên và được chú trọng. PGS,TS. Đinh Thế Hùng (Viện Kế toán - Kiểm toán, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân) cho biết, cũng giống như cách tiếp cận đang được KTNN chú trọng thực hiện, các cơ quan kiểm toán thường tập trung kiểm toán những lĩnh vực có rủi ro cao. Đối tượng kiểm toán được xếp theo mức độ rủi ro thấp, trung bình hay rủi ro cao nhằm ưu tiên kế hoạch kiểm toán. PGS,TS. Đinh Thế Hùng cũng lưu ý kiểm toán viên cần phải dựa vào xét đoán chuyên môn để xác định đó là rủi ro đáng kể hay không, cũng như phải bám sát vào các quy trình, hệ thống chuẩn mực của KTNN để đưa ra đánh giá đúng, từ khâu lập kế hoạch kiểm toán đến thực hiện kiểm toán.
Đề cập đến tính trọng yếu trong kiểm toán việc quản lý, sử dụng TSC, đại diện Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán (KTNN) cho biết, vấn đề này nên được xem xét theo từng trường hợp. Đơn cử, để thực hiện đánh giá rủi ro và xác định trọng yếu kiểm toán khi kiểm toán việc quản lý, sử dụng TSC tại các đơn vị sự nghiệp công lập, kiểm toán viên cần đi sâu đánh giá trọng yếu, rủi ro trong việc phân cấp quản lý TSC, phương án sắp xếp, xử lý TSC ở một số đơn vị, địa phương; đánh giá việc ban hành quy định trong các văn bản hướng dẫn, điều hành chủ yếu ở các cấp ngân sách; đánh giá xác định trọng yếu, rủi ro trong việc ban hành các tiêu chuẩn, định mức sử dụng TSC...
Cùng với việc đổi mới cách thức tiếp cận kiểm toán dựa trên đánh giá rủi ro và xác định trọng yếu, các đơn vị kiểm toán cũng cho biết, KTNN cần tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kiểm toán để khai thác hệ thống quản lý nhà nước điện tử, xây dựng các tiêu chí bảng biểu nhập dữ liệu; khai thác các dữ liệu quản lý TSC tại đơn vị và tình hình sử dụng tài sản vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết… Đồng thời, KTNN cần tiếp tục hoàn thiện, cập nhật hệ thống cơ sở dữ liệu toàn Ngành; xây dựng phần mềm công nghệ thông tin hỗ trợ việc phân tích, xác định trọng yếu và đánh giá rủi ro. Tiếp tục hoàn thiện và đưa vào hoạt động hệ thống cơ sở dữ liệu đầu mối kiểm toán, bởi đây là nguồn dữ liệu thông tin quan trọng, cần thiết cho việc xác định trọng yếu và đánh giá rủi ro kiểm toán.
Về vấn đề này, TS. Lê Đăng Khoa (Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội) cũng cho rằng, trong bối cảnh Chính phủ đang đẩy mạnh cơ chế vận hành hệ thống giao dịch điện tử về TSC và Cơ sở dữ liệu quốc gia về TSC, áp dụng khoa học kỹ thuật vào việc kê khai, quản lý TSC, KTNN cần phải đón đầu những xu thế này để xây dựng cách thức tiếp cận kiểm toán phù hợp, như kiểm toán từ xa, kiểm toán có sự tham gia mạnh mẽ hơn của công nghệ thông tin, thay vì cách thức kiểm toán truyền thống trên giấy tờ, tài liệu như trước đây./.
Nguyễn Lộc
(Báo Kiểm toán số 22/2022)
Đánh giá việc quản lý, sử dụng tài sản công (TSC) là một trong những nội dung kiểm toán trọng tâm trong kế hoạch kiểm toán hằng năm của KTNN. Kết quả kiểm toán thời gian qua đã góp phần quan trọng vào việc phát hiện kịp thời, chấn chỉnh vi phạm, từ đó giúp giảm tình trạng lãng phí, thất thoát TSC.
KTNN tiếp tục tăng cường, đi đôi với đổi mới cách thức kiểm toán việc quản lý TSC
Chỉ ra những “lỗ hổng” trong quản lý, sử dụng tài sản công
Theo báo cáo đánh giá của Chính phủ, cũng như qua thảo luận của đại biểu Quốc hội thời gian qua, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý, sử dụng TSC vẫn còn nhiều bất cập, yếu kém. Trong đó, sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước, các đơn vị sử dụng tài sản chưa thực sự hiệu quả. Tình trạng lãng phí tài sản, thất thoát vẫn tiếp diễn; khả năng khai thác giá trị tài sản chưa được phát huy tối đa…
Với chức năng đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị đối với việc quản lý, sử dụng tài chính công, TSC; là công cụ của Đảng, Nhà nước trong phòng, chống tham nhũng, lãng phí và tiêu cực, thời gian qua, KTNN đã tập trung kiểm toán công tác quản lý, sử dụng TSC tại các cơ quan, đơn vị, địa phương. Qua báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán hằng năm cho thấy, trong công tác quản lý, sử dụng tài sản là nhà, đất, một số Bộ, cơ quan T.Ư chưa xử lý dứt điểm tình trạng bị lấn chiếm về nhà, đất kéo dài; chưa hoàn thành việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước; thực hiện liên doanh, liên kết, cho thuê không đúng quy định; hiệu quả sử dụng tài sản chưa cao. Tại một số địa phương còn tình trạng để đất công bị lấn chiếm hoặc cho thuê kinh doanh sai quy định; một số đơn vị sự nghiệp cho thuê tài sản nhưng chưa xây dựng đề án sử dụng TSC vào mục đích cho thuê, báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền quyết định…
Trong công tác quản lý, sử dụng xe ô tô, một số Bộ, cơ quan T.Ư, địa phương còn sử dụng xe ô tô vượt định mức quy định; chưa hoàn thành việc xử lý, sắp xếp lại xe ô tô theo quy định. Một số địa phương chưa ban hành phương án sắp xếp xử lý xe ô tô dôi dư; trang bị xe cho đơn vị không phù hợp quy định; phê duyệt điều chuyển, sắp xếp từ xe ô tô sử dụng công tác chung dôi dư sang xe chuyên dùng để sử dụng không nằm trong danh mục xe ô tô chuyên dùng theo quy định.
Những kết quả kiểm toán của KTNN đã được lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Chính phủ đánh giá cao, giúp cơ quan nhà nước quản lý, sử dụng TSC ngày càng hiệu quả hơn. Nội dung kiểm toán đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu tập trung vào các lĩnh vực nhạy cảm, dư luận xã hội quan tâm; các loại hình, cách thức kiểm toán ngày càng đa dạng, huy động tối đa nguồn lực cho hoạt động này. Qua công tác kiểm toán đã góp phần nâng cao tính công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong quản lý, sử dụng tài chính, TSC, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội.
Không ngừng đổi mới hoạt động kiểm toán
Nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý, sử dụng TSC, việc tăng cường kiểm toán đối với vấn đề này là yêu cầu bức thiết được Quốc hội, Chính phủ đặt ra với KTNN. Đặc biệt, theo các chuyên gia, với việc hệ thống quản lý TSC đang thay đổi, trong đó có ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào quản lý, đòi hỏi KTNN phải thay đổi cách thức tiếp cận thực hiện kiểm toán để nâng cao hiệu quả kiểm toán đối với vấn đề này.
Dẫn kinh nghiệm từ các nước phát triển như Anh, Đức… có hệ thống quản lý TSC rất tốt, các chuyên gia trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán cho biết, TSC vẫn là nội dung kiểm toán thường niên và được chú trọng. PGS,TS. Đinh Thế Hùng (Viện Kế toán - Kiểm toán, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân) cho biết, cũng giống như cách tiếp cận đang được KTNN chú trọng thực hiện, các cơ quan kiểm toán thường tập trung kiểm toán những lĩnh vực có rủi ro cao. Đối tượng kiểm toán được xếp theo mức độ rủi ro thấp, trung bình hay rủi ro cao nhằm ưu tiên kế hoạch kiểm toán. PGS,TS. Đinh Thế Hùng cũng lưu ý kiểm toán viên cần phải dựa vào xét đoán chuyên môn để xác định đó là rủi ro đáng kể hay không, cũng như phải bám sát vào các quy trình, hệ thống chuẩn mực của KTNN để đưa ra đánh giá đúng, từ khâu lập kế hoạch kiểm toán đến thực hiện kiểm toán.
Đề cập đến tính trọng yếu trong kiểm toán việc quản lý, sử dụng TSC, đại diện Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán (KTNN) cho biết, vấn đề này nên được xem xét theo từng trường hợp. Đơn cử, để thực hiện đánh giá rủi ro và xác định trọng yếu kiểm toán khi kiểm toán việc quản lý, sử dụng TSC tại các đơn vị sự nghiệp công lập, kiểm toán viên cần đi sâu đánh giá trọng yếu, rủi ro trong việc phân cấp quản lý TSC, phương án sắp xếp, xử lý TSC ở một số đơn vị, địa phương; đánh giá việc ban hành quy định trong các văn bản hướng dẫn, điều hành chủ yếu ở các cấp ngân sách; đánh giá xác định trọng yếu, rủi ro trong việc ban hành các tiêu chuẩn, định mức sử dụng TSC...
Cùng với việc đổi mới cách thức tiếp cận kiểm toán dựa trên đánh giá rủi ro và xác định trọng yếu, các đơn vị kiểm toán cũng cho biết, KTNN cần tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kiểm toán để khai thác hệ thống quản lý nhà nước điện tử, xây dựng các tiêu chí bảng biểu nhập dữ liệu; khai thác các dữ liệu quản lý TSC tại đơn vị và tình hình sử dụng tài sản vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết… Đồng thời, KTNN cần tiếp tục hoàn thiện, cập nhật hệ thống cơ sở dữ liệu toàn Ngành; xây dựng phần mềm công nghệ thông tin hỗ trợ việc phân tích, xác định trọng yếu và đánh giá rủi ro. Tiếp tục hoàn thiện và đưa vào hoạt động hệ thống cơ sở dữ liệu đầu mối kiểm toán, bởi đây là nguồn dữ liệu thông tin quan trọng, cần thiết cho việc xác định trọng yếu và đánh giá rủi ro kiểm toán.
Về vấn đề này, TS. Lê Đăng Khoa (Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội) cũng cho rằng, trong bối cảnh Chính phủ đang đẩy mạnh cơ chế vận hành hệ thống giao dịch điện tử về TSC và Cơ sở dữ liệu quốc gia về TSC, áp dụng khoa học kỹ thuật vào việc kê khai, quản lý TSC, KTNN cần phải đón đầu những xu thế này để xây dựng cách thức tiếp cận kiểm toán phù hợp, như kiểm toán từ xa, kiểm toán có sự tham gia mạnh mẽ hơn của công nghệ thông tin, thay vì cách thức kiểm toán truyền thống trên giấy tờ, tài liệu như trước đây./.
Nguyễn Lộc
(Báo Kiểm toán số 22/2022)