Ngày 10/6/2013: Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm 47 chức danh chủ chốt
(kiemtoannn.gov.vn) - Tiếp tục Chương trình làm việc của Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIII - ngày 10 tháng 6 năm 2013, lần đầu tiên Quốc hội tiến hành các thủ tục để đánh giá tín nhiệm đối với các chức danh do mình bầu hoặc phê chuẩn. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng điều khiển phiên họp quan trọng này.
Do Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng và Tổng Kiểm toán Nhà nước Nguyễn Hữu Vạn là 2 chức danh vừa được bổ nhiệm, điều chuyển vào đầu kỳ họp, chưa đủ một năm công tác nên chưa lấy phiếu tín nhiệm. Danh sách được lấy phiếu tín nhiệm rút từ 49 xuống còn 47 người.47 chức danh được lấy phiếu tín nhiệm gồm: Ông Trương Tấn Sang, Chủ tịch nước; Ông Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Quốc hội; Ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng; Bà Nguyễn Thị Doan, Phó chủ tịch nước; Ông Trương Hòa Bình, Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao; Ông Nguyễn Hòa Bình, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao; Ông Uông Chu Lưu, Phó chủ tịch Quốc hội; Ông Huỳnh Ngọc Sơn, Phó chủ tịch Quốc hội; Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó chủ tịch Quốc hội; Bà Tòng Thị Phóng, Phó chủ tịch Quốc hội; Ông Phan Xuân Dũng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Quốc hội; Ông Nguyễn Văn Giàu, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội; Ông Trần Văn Hằng, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội; Ông Phùng Quốc Hiển, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Quốc hội; Ông Nguyễn Văn Hiện, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội; Ông Nguyễn Kim Khoa, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Quốc hội; Ông Phan Trung Lý, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội; Bà Trương Thị Mai, Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề Xã hội của Quốc hội; Bà Nguyễn Thị Nương, Trưởng ban Công tác đại biểu Quốc hội; Ông Nguyễn Hạnh Phúc, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; Ông Ksor Phước, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc; Ông Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội; Ông Nguyễn Thiện Nhân, Phó thủ tướng; Ông Nguyễn Xuân Phúc Phó thủ tướng; Ông Hoàng Trung Hải, Phó thủ tướng; Ông Vũ Văn Ninh, Phó thủ tướng; Ông Trần Đại Quang, Bộ trưởng Công an; Ông Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Quốc phòng; Ông Hoàng Tuấn Anh, Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Ông Nguyễn Thái Bình, Bộ trưởng Nội vụ; Ông Nguyễn Văn Bình, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Bà Phạm Thị Hải Chuyền, Bộ trưởng Lao động, Thương binh và Xã hội; Ông Hà Hùng Cường, Bộ trưởng Tư pháp; Ông Trịnh Đình Dũng, Bộ trưởng Xây dựng; Ông Vũ Đức Đam, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Ông Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởng Công Thương; Ông Phạm Vũ Luận, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo; Ông Phạm Bình Minh, Bộ trưởng Ngoại giao; Ông Cao Đức Phát, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Ông Giàng Seo Phử, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; Ông Nguyễn Minh Quang, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường; Ông Nguyễn Quân, Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ; Ông Nguyễn Bắc Son, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông; Ông Đinh La Thăng, Bộ trưởng Giao thông Vận tải; Bà Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Y tế; Ông Huỳnh Phong Tranh, Tổng thanh tra Chính phủ; Ông Phạm Quang Vinh, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư.Buổi sáng ngày 10/6/2013, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng báo cáo một số vấn đề về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 35/2012/QH13 của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn; Quốc hội biểu quyết danh sách những người được Quốc hội tiến hành lấy phiếu tín nhiệm; Quốc hội thảo luận ở Đoàn về việc lấy phiếu tín nhiệm.Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân; giúp người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm thấy được mức độ tín nhiệm của mình để phấn đấu, rèn luyện, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động; làm cơ sở để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ. 16h cùng ngày, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường: Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Trưởng Ban công tác đại biểu của Ủy ban thường vụ Quốc hội Nguyễn Thị Nương sẽ trình bày Báo cáo tổng hợp kết quả thảo luận ở Đoàn và báo cáo về các vấn đề có liên quan đến việc lấy phiếu tín nhiệm và người được lấy phiếu tín nhiệm; Quốc hội bầu Ban kiểm phiếu; Quốc hội tiến hành lấy phiếu tín nhiệm.Được biết, kết quả tín nhiệm của từng chức danh sẽ được công khai chi tiết, cụ thể theo trị số tuyệt đối bao nhiêu phiếu mỗi loại gồm “tín nhiệm cao”, “tín nhiệm” và “tín nhiệm thấp”. Nếu ngay trong lần lấy phiếu đầu tiên, một chức danh bị trên 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội đánh giá “tín nhiệm thấp” cũng sẽ chuyển sang hình thức bỏ phiếu tín nhiệm.Khánh Vy
Lấy phiếu tín nhiệm: là việc Quốc hội, Hội đồng nhân dân thăm dò mức độ tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn để làm cơ sở cho việc xem xét đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.Bỏ phiếu tín nhiệm: là việc Quốc hội, Hội đồng nhân dân thể hiện sự tín nhiệm hoặc không tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn để làm cơ sở cho việc miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc phê chuẩn việc miễn nhiệm, cách chức người không được Quốc hội, Hội đồng nhân dân tín nhiệm.Nguyên tắc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm:1. Bảo đảm quyền của đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân trong việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm; tôn trọng quyền báo cáo, giải trình của người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm.2. Công khai, công bằng, dân chủ, khách quan; bảo đảm đánh giá đúng thực chất kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm.3. Đề cao trách nhiệm của đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; bảo đảm tiêu chuẩn của người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn; bảo đảm sự ổn định và hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, sự lãnh đạo của Đảng trong công tác cán bộ.Quy trình bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn:1. Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn tại kỳ họp Quốc hội;2. Người được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm có quyền trình bày ý kiến của mình trước Quốc hội;3. Quốc hội thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội;4. Trong trường hợp cần thiết, Chủ tịch Quốc hội họp với các Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội để trao đổi về các vấn đề có liên quan;5. Ủy ban thường vụ Quốc hội báo cáo trước Quốc hội kết quả thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội;6. Quốc hội thành lập Ban kiểm phiếu. Việc thành lập, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban kiểm phiếu theo quy định tại Điều 31 của Nội quy kỳ họp Quốc hội;7. Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm bằng cách bỏ phiếu kín. Trên phiếu ghi rõ họ tên, chức vụ của người được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm, các mức độ: "tín nhiệm", "không tín nhiệm”;8. Ban kiểm phiếu công bố kết quả kiểm phiếu đối với người được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm;9. Quốc hội xem xét, thông qua Nghị quyết về việc bỏ phiếu tín nhiệm đối với người được Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.