24/10/2012
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In trang
"Kiểm toán Nhà nước Khu vực VII - 5 năm một chặng đường phát triển"P/v ông Phí Công Hùng - Kiểm toán trưởng KTNN Khu vực VII Cách đây 5 năm - ngày 26/10/2007, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) Khu vực VII chính thức được thành lập và đi vào hoạt động. 5 năm xây dựng và phát triển, từ 3 cán bộ nòng cốt, KTNN Khu vực VII hiện đã có 59 công chức, kiểm toán viên và người lao động. Nhìn lại chặng đường 5 năm của sự nghiệp phát triển Kiểm toán Nhà nước khu vực VII, ông Phí Công Hùng - Kiểm toán trưởng KTNN Khu vực VII đã có cuộc trao đổi với phóng viên trang Web KTNN về những kết quả mà KTNN Khu vực VII đã đạt được; những bài học kinh nghiệm về lý luận và thực tiễn, góp phần quan trọng vào việc phát triển ổn định và bền vững của KTNN Khu vực VII trong tình hình mới.Thưa ông, ông có thể cho biết những kết quả mà KTNN Khu vực VII đã đạt được trong 5 năm qua?Kể từ năm 2007 đến nay, KTNN Khu vực VII đã hoàn thành 18 cuộc kiểm toán, đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng kiểm toán. Từ năm 2007 - 2011, đơn vị đã kiến nghị xử lý tài chính 1.407.986,81 triệu đồng (chưa tính kết quả kiểm toán năm 2012). Trong năm 2010 và 2011, đơn vị đều có 1 cuộc kiểm toán đạt chất lượng vàng. Riêng năm 2011, KTNN Khu vực VII đã hoàn thành 5 cuộc kiểm toán đảm bảo tiến độ và chất lượng như: Kiểm toán chi đầu tư phát triển tại Sơn La, Phú Thọ, Lào Cai; Kiểm toán việc quản lý điều hành ngân sách tại Tuyên Quang, Lào Cai; Kiểm toán đất đai, tài nguyên khoáng sản tại tỉnh Lào Cai. KTNN Khu vực VII đã Chủ trì phối hợp với các đơn vị trong ngành XD "Đề cương kiểm toán Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP" - làm căn cứ để Tổng Kiểm toán Nhà nước phê duyệt và thống nhất thực hiện trong toàn ngành. Năm 2012, bám sát sự chỉ đạo của Tổng Kiểm toán Nhà nước về tăng cường kiểm toán hoạt động theo chuyên đề và chủ trương lồng ghép các chuyên đề chuyên sâu khi kiểm toán ngân sách, tiền và tài sản nhà nước, KTNN Khu vực VII đã chủ động triển khai kiểm toán “Chương trình 30a” và “Quyết định 167” tại 3 tỉnh Phú Thọ, Sơn La và Lai Châu; tập trung kiểm toán các chuyên đề chuyên sâu trong các cuộc kiểm toán lồng ghép tại Hà Giang, Điện Biên. Sau 5 năm xây dựng, Chi bộ KTNN Khu vực VII hiện đã có 27 đảng viên, thường xuyên duy trì chế độ sinh hoạt định kỳ, hoặc sinh hoạt tạm thời theo các Tổ kiểm toán. Chi bộ liên tục được Đảng uỷ KTNN công nhận danh hiệu “Chi bộ trong sạch, vững mạnh”, "Chi bộ trong sạch, vững mạnh tiêu biểu"; Bí thư chi bộ được Đảng uỷ Khối các cơ quan Trung ương chọn là 1 trong 500 Bí thư chi bộ tiêu biểu. KTNN Khu vực VII liên tục đạt danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”, Năm 2011, đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” được tặng Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ và Cờ thi đua của KTNN, 03 đơn vị cấp phòng được Tổng Kiểm toán Nhà nước công nhận danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”; Văn phòng và Phòng Tổng hợp được Chính phủ tặng Bằng khen. 2 cá nhân được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba, 36 cá nhân đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp ngành” và “Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở”. 1 cá nhân đạt danh hiệu “Cá nhân tiêu biểu xuất sắc” được Tổng Kiểm toán Nhà nước tặng Bằng khen.
Trải qua 5 năm xây dựng và phát triển, KTNN Khu vực VII đã làm gì để thu hút, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực kiểm toán viên?Ngay từ năm đầu tiên được thành lập, cấp uỷ và lãnh đạo KTNN Khu vực VII đã thống nhất nhận thức và tư duy hành động trong việc quán triệt quan điểm chỉ đạo của Ban cán sự, cấp uỷ và lãnh đạo KTNN, xác định trọng tâm: “Tập trung củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ nòng cốt. Vừa phát triển lực lượng cán bộ, kiểm toán viên nhà nước theo nguyên tắc tập trung, thống nhất, hiệu lực và hiệu quả, vừa nhanh chóng triển khai việc đào tạo và tự đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ theo từng lĩnh vực hoạt động để triển khai kế hoạch kiểm toán hàng năm được Tổng Kiểm toán Nhà nước giao”. Trải qua 5 năm phát triển, KTNN Khu vực VII đã hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy, gồm: Văn phòng, Phòng Tổng hợp và 3 Phòng Nghiệp vụ. Tổng số công chức, kiểm toán viên và người lao động là 59 người, trong đó công chức, kiểm toán viên chiếm 86% gồm 3 kiểm toán viên chính, 28 kiểm toán viên, 9 kiểm toán viên dự bị. Đội ngũ công chức, kiểm toán viên có cơ cấu hợp lý giữa các ngành nghề, có phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị và năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ theo quy định của Luật Kiểm toán Nhà nước. Xuất phát từ tình hình thực tiễn, KTNN Khu vực VII coi công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ là nhu cầu tự thân mang tính bức thiết, quyết định chất lượng kiểm toán. Chính vì vậy, chúng tôi luôn chủ động xây dựng nội dung, chương trình bồi dưỡng những kiến thức liên quan đến hoạt động KTNN cho công chức, kiểm toán viên; chú trọng mở các lớp tập huấn, trao đổi nghiệp vụ chuyên sâu về kiểm toán; cử công chức, kiểm toán viên của đơn vị tham dự các khóa học, hội thảo... do KTNN tổ chức để cập nhật kiến thức, kinh nghiệm trong công tác kiểm toán. Mặt khác, Lãnh đạo đơn vị luôn hướng các KTV vừa học, vừa làm và rút kinh nghiệm thông qua các cuộc kiểm toán thực tế. Khuyến khích công chức, kiểm toán viên tự nghiên cứu, trau dồi kiến thức ở nhiều cấp độ đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn phục vụ lâu dài cho sự nghiệp của Kiểm toán Nhà nước.
Thông qua HĐ kiểm toán, KTNN Khu vực VII đã tư vấn, hỗ trợ gì cho HĐND các tỉnh thuộc Khu vực phụ trách kiểm toán trong việc thực hiện giám sát và phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương? ngăn chặn hành vi tham nhũng, thất thoát, lãng phí?Hàng năm, KTNN Khu vực VII luôn cung cấp thông tin có tính chuyên môn cao, giúp HĐND các cấp trong việc thực hiện giám sát và phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương; Kiểm tra, đánh giá thực trạng quản lý, điều hành và sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước; Chỉ ra những thiếu sót, tồn tại, trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp, kiến nghị giúp các cấp chính quyền địa phương, các đơn vị được kiểm toán khắc phục những yếu kém, bất cập, từng bước xác lập trật tự kỷ cương, đảm bảo công khai, minh bạch trong quản lý tài chính - ngân sách; Phát hiện và ngăn chặn các hành vi tham nhũng, thất thoát, lãng phí, vi phạm pháp luật, cảnh báo những thiếu sót, yếu kém, sơ hở trong quản lý để các đơn vị kịp thời khắc phục, phòng ngừa, hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước. Thông qua hoạt động kiểm toán, KTNN Khu vực VII đã kịp thời phản ánh những bất cập trong hệ thống văn bản pháp luật chưa phù hợp với thực tiễn, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính, ngân sách, kế toán để kiến nghị, đề xuất sửa đổi, bổ sung. Những kết luận và kiến nghị của KTNN Khu vực VII ngày càng có sức thuyết phục đối với các cấp chính quyền địa phương và các đơn vị được kiểm toán.
Ông có thể cho biết một số giải pháp cụ thể của KTNN Khu vực VII trong thời gian tới, nhằm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Tổng Kiểm toán Nhà nước giao cho những năm tiếp theo? Trong thời gian tới, KTNN Khu vực VII sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị tư tưởng theo tinh thần các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Chính phủ; trực tiếp là Ban cán sự, Đảng uỷ và lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước. Gia tăng trách nhiệm lãnh đạo của người đứng đầu, trách nhiệm quản lý của cán bộ các cấp và trách nhiệm công vụ trên mỗi vị trí công tác. Nghiên cứu, đề xuất bổ sung, sửa đổi, xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo tiến độ kiểm toán và chất lượng kiểm toán, trong đó có Luật Kiểm toán nhà nước. Tổ chức quán triệt sâu rộng mục tiêu kiểm toán tổng quát hàng năm nhằm đánh giá tính hiệu lực, hiệu quả việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội của Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội và quản lý điều hành ngân sách nhà nước hàng năm. Tập trung đánh giá tính kinh tế, hiệu quả, và hiệu lực trong quản lý, sử dụng đất, khai thác và kinh doanh tài nguyên, khoáng sản; sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường, các chương trình hỗ trợ người nghèo. Chú trọng công tác xây dựng Kế hoạch kiểm toán; công tác thẩm định, xét duyệt kế hoạch, báo cáo kiểm toán, kiểm toán tổng hợp để đánh giá công tác quản lý điều hành. Thường xuyên coi trọng việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, kiểm toán viên trong sạch, vững mạnh. Tiếp tục chủ động triển khai thực hiện Quy chế phối hợp công tác với Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các tỉnh trên địa bàn nhằm trao đổi, cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động kiểm toán và thông tin kiểm toán phục vụ quản lý, chỉ đạo và giám sát của địa phương. Trên cơ sở đó, nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán và giá trị của Báo cáo kiểm toán trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và phối hợp kiểm soát đạo đức nghề nghiệp Kiểm toán viên nhà nước; Kịp thời xử lý những vướng mắc nảy sinh trong quá trình kiểm toán tại địa phương và đơn vị được kiểm toán.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Khánh Vy thực hiện
P/v ông Phí Công Hùng - Kiểm toán trưởng KTNN Khu vực VII
Cách đây 5 năm - ngày 26/10/2007, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) Khu vực VII chính thức được thành lập và đi vào hoạt động. 5 năm xây dựng và phát triển, từ 3 cán bộ nòng cốt, KTNN Khu vực VII hiện đã có 59 công chức, kiểm toán viên và người lao động. Nhìn lại chặng đường 5 năm của sự nghiệp phát triển Kiểm toán Nhà nước khu vực VII, ông Phí Công Hùng - Kiểm toán trưởng KTNN Khu vực VII đã có cuộc trao đổi với phóng viên trang Web KTNN về những kết quả mà KTNN Khu vực VII đã đạt được; những bài học kinh nghiệm về lý luận và thực tiễn, góp phần quan trọng vào việc phát triển ổn định và bền vững của KTNN Khu vực VII trong tình hình mới.
Thưa ông, ông có thể cho biết những kết quả mà KTNN Khu vực VII đã đạt được trong 5 năm qua?
Kể từ năm 2007 đến nay, KTNN Khu vực VII đã hoàn thành 18 cuộc kiểm toán, đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng kiểm toán. Từ năm 2007 - 2011, đơn vị đã kiến nghị xử lý tài chính 1.407.986,81 triệu đồng (chưa tính kết quả kiểm toán năm 2012). Trong năm 2010 và 2011, đơn vị đều có 1 cuộc kiểm toán đạt chất lượng vàng. Riêng năm 2011, KTNN Khu vực VII đã hoàn thành 5 cuộc kiểm toán đảm bảo tiến độ và chất lượng như: Kiểm toán chi đầu tư phát triển tại Sơn La, Phú Thọ, Lào Cai; Kiểm toán việc quản lý điều hành ngân sách tại Tuyên Quang, Lào Cai; Kiểm toán đất đai, tài nguyên khoáng sản tại tỉnh Lào Cai. KTNN Khu vực VII đã Chủ trì phối hợp với các đơn vị trong ngành XD "Đề cương kiểm toán Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP" - làm căn cứ để Tổng Kiểm toán Nhà nước phê duyệt và thống nhất thực hiện trong toàn ngành.
Năm 2012, bám sát sự chỉ đạo của Tổng Kiểm toán Nhà nước về tăng cường kiểm toán hoạt động theo chuyên đề và chủ trương lồng ghép các chuyên đề chuyên sâu khi kiểm toán ngân sách, tiền và tài sản nhà nước, KTNN Khu vực VII đã chủ động triển khai kiểm toán “Chương trình 30a” và “Quyết định 167” tại 3 tỉnh Phú Thọ, Sơn La và Lai Châu; tập trung kiểm toán các chuyên đề chuyên sâu trong các cuộc kiểm toán lồng ghép tại Hà Giang, Điện Biên.
Sau 5 năm xây dựng, Chi bộ KTNN Khu vực VII hiện đã có 27 đảng viên, thường xuyên duy trì chế độ sinh hoạt định kỳ, hoặc sinh hoạt tạm thời theo các Tổ kiểm toán. Chi bộ liên tục được Đảng uỷ KTNN công nhận danh hiệu “Chi bộ trong sạch, vững mạnh”, "Chi bộ trong sạch, vững mạnh tiêu biểu"; Bí thư chi bộ được Đảng uỷ Khối các cơ quan Trung ương chọn là 1 trong 500 Bí thư chi bộ tiêu biểu.
KTNN Khu vực VII liên tục đạt danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”, Năm 2011, đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” được tặng Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ và Cờ thi đua của KTNN, 03 đơn vị cấp phòng được Tổng Kiểm toán Nhà nước công nhận danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”; Văn phòng và Phòng Tổng hợp được Chính phủ tặng Bằng khen. 2 cá nhân được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba, 36 cá nhân đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp ngành” và “Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở”. 1 cá nhân đạt danh hiệu “Cá nhân tiêu biểu xuất sắc” được Tổng Kiểm toán Nhà nước tặng Bằng khen.
Trải qua 5 năm xây dựng và phát triển, KTNN Khu vực VII đã làm gì để thu hút, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực kiểm toán viên?
Ngay từ năm đầu tiên được thành lập, cấp uỷ và lãnh đạo KTNN Khu vực VII đã thống nhất nhận thức và tư duy hành động trong việc quán triệt quan điểm chỉ đạo của Ban cán sự, cấp uỷ và lãnh đạo KTNN, xác định trọng tâm: “Tập trung củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ nòng cốt. Vừa phát triển lực lượng cán bộ, kiểm toán viên nhà nước theo nguyên tắc tập trung, thống nhất, hiệu lực và hiệu quả, vừa nhanh chóng triển khai việc đào tạo và tự đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ theo từng lĩnh vực hoạt động để triển khai kế hoạch kiểm toán hàng năm được Tổng Kiểm toán Nhà nước giao”.
Trải qua 5 năm phát triển, KTNN Khu vực VII đã hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy, gồm: Văn phòng, Phòng Tổng hợp và 3 Phòng Nghiệp vụ. Tổng số công chức, kiểm toán viên và người lao động là 59 người, trong đó công chức, kiểm toán viên chiếm 86% gồm 3 kiểm toán viên chính, 28 kiểm toán viên, 9 kiểm toán viên dự bị. Đội ngũ công chức, kiểm toán viên có cơ cấu hợp lý giữa các ngành nghề, có phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị và năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ theo quy định của Luật Kiểm toán Nhà nước.
Xuất phát từ tình hình thực tiễn, KTNN Khu vực VII coi công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ là nhu cầu tự thân mang tính bức thiết, quyết định chất lượng kiểm toán. Chính vì vậy, chúng tôi luôn chủ động xây dựng nội dung, chương trình bồi dưỡng những kiến thức liên quan đến hoạt động KTNN cho công chức, kiểm toán viên; chú trọng mở các lớp tập huấn, trao đổi nghiệp vụ chuyên sâu về kiểm toán; cử công chức, kiểm toán viên của đơn vị tham dự các khóa học, hội thảo... do KTNN tổ chức để cập nhật kiến thức, kinh nghiệm trong công tác kiểm toán. Mặt khác, Lãnh đạo đơn vị luôn hướng các KTV vừa học, vừa làm và rút kinh nghiệm thông qua các cuộc kiểm toán thực tế. Khuyến khích công chức, kiểm toán viên tự nghiên cứu, trau dồi kiến thức ở nhiều cấp độ đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn phục vụ lâu dài cho sự nghiệp của Kiểm toán Nhà nước.
Thông qua HĐ kiểm toán, KTNN Khu vực VII đã tư vấn, hỗ trợ gì cho HĐND các tỉnh thuộc Khu vực phụ trách kiểm toán trong việc thực hiện giám sát và phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương? ngăn chặn hành vi tham nhũng, thất thoát, lãng phí?
Hàng năm, KTNN Khu vực VII luôn cung cấp thông tin có tính chuyên môn cao, giúp HĐND các cấp trong việc thực hiện giám sát và phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương; Kiểm tra, đánh giá thực trạng quản lý, điều hành và sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước; Chỉ ra những thiếu sót, tồn tại, trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp, kiến nghị giúp các cấp chính quyền địa phương, các đơn vị được kiểm toán khắc phục những yếu kém, bất cập, từng bước xác lập trật tự kỷ cương, đảm bảo công khai, minh bạch trong quản lý tài chính - ngân sách; Phát hiện và ngăn chặn các hành vi tham nhũng, thất thoát, lãng phí, vi phạm pháp luật, cảnh báo những thiếu sót, yếu kém, sơ hở trong quản lý để các đơn vị kịp thời khắc phục, phòng ngừa, hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước.
Thông qua hoạt động kiểm toán, KTNN Khu vực VII đã kịp thời phản ánh những bất cập trong hệ thống văn bản pháp luật chưa phù hợp với thực tiễn, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính, ngân sách, kế toán để kiến nghị, đề xuất sửa đổi, bổ sung. Những kết luận và kiến nghị của KTNN Khu vực VII ngày càng có sức thuyết phục đối với các cấp chính quyền địa phương và các đơn vị được kiểm toán.
Ông có thể cho biết một số giải pháp cụ thể của KTNN Khu vực VII trong thời gian tới, nhằm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Tổng Kiểm toán Nhà nước giao cho những năm tiếp theo?
Trong thời gian tới, KTNN Khu vực VII sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị tư tưởng theo tinh thần các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Chính phủ; trực tiếp là Ban cán sự, Đảng uỷ và lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước. Gia tăng trách nhiệm lãnh đạo của người đứng đầu, trách nhiệm quản lý của cán bộ các cấp và trách nhiệm công vụ trên mỗi vị trí công tác.
Nghiên cứu, đề xuất bổ sung, sửa đổi, xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo tiến độ kiểm toán và chất lượng kiểm toán, trong đó có Luật Kiểm toán nhà nước. Tổ chức quán triệt sâu rộng mục tiêu kiểm toán tổng quát hàng năm nhằm đánh giá tính hiệu lực, hiệu quả việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội của Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội và quản lý điều hành ngân sách nhà nước hàng năm.
Tập trung đánh giá tính kinh tế, hiệu quả, và hiệu lực trong quản lý, sử dụng đất, khai thác và kinh doanh tài nguyên, khoáng sản; sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường, các chương trình hỗ trợ người nghèo. Chú trọng công tác xây dựng Kế hoạch kiểm toán; công tác thẩm định, xét duyệt kế hoạch, báo cáo kiểm toán, kiểm toán tổng hợp để đánh giá công tác quản lý điều hành.
Thường xuyên coi trọng việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, kiểm toán viên trong sạch, vững mạnh.
Tiếp tục chủ động triển khai thực hiện Quy chế phối hợp công tác với Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các tỉnh trên địa bàn nhằm trao đổi, cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động kiểm toán và thông tin kiểm toán phục vụ quản lý, chỉ đạo và giám sát của địa phương. Trên cơ sở đó, nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán và giá trị của Báo cáo kiểm toán trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và phối hợp kiểm soát đạo đức nghề nghiệp Kiểm toán viên nhà nước; Kịp thời xử lý những vướng mắc nảy sinh trong quá trình kiểm toán tại địa phương và đơn vị được kiểm toán.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Khánh Vy thực hiện