10/02/2012
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In trang
Kiểm toán Nhà nước quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được Đảng, Nhà nước và nhân dân tin cậy giao phóNăm 2011 là năm đánh dấu nhiều sự kiện quan trọng và có ý nghĩa lịch sử trong đời sống chính trị của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta: Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XIII và bầu cử HĐND các cấp thành công tốt đẹp. Năm 2011 cũng là năm đầu tiên thực hiện Kế hoạch phát triển KT-XH 10 năm của đất nước giai đoạn 2011-2020 và 5 năm 2011-2015; năm đầu tiên Kiểm toán Nhà nước (KTNN) triển khai thực hiện đồng bộ Chiến lược và Kế hoạch hành động thực hiện “Chiến lược phát triển KTNN đến năm 2020”. Trên cơ sở đó, KTNN đã xác định nhiệm vụ của năm 2011 là: “Tập trung sức thực hiện thắng lợi các nội dung và hoạt động theo tiến trình đã xác định trong Chiến lược và Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược phát triển KTNN, tạo đà cho các năm tiếp theo; nâng cao tính minh bạch, chất lượng, hiệu lực, hiệu quả và gia tăng giá trị trong các lĩnh vực công tác, nhất là hoạt động kiểm toán, tạo chuyển biến mạnh về chất lượng kiểm toán” và lấy Chủ đề của năm là “kỷ luật, kỷ cương và trách nhiệm công chức, công vụ”.Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ công tác năm 2011, ngay từ đầu năm, Ban cán sự, Đảng uỷ và lãnh đạo KTNN đã tập trung lãnh đạo và chỉ đạo việc tiếp tục thực hiện các Nghị quyết của Ban cán sự, Chỉ thị của Tổng KTNN đã ban hành, đồng thời, ngày 17/10/2011 Tổng KTNN đã ban hành Chỉ thị số 1618/CT-KTNN "Về việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động công vụ và nâng cao chất lượng kiểm toán"; ngày 25/11/2011, Ban cán sự Đảng đã ban hành Nghị quyết số 34-NQ/BCS "Về luân chuyển, điều động và chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức KTNN". Trên tinh thần đó, Cấp uỷ và thủ trưởng các đơn vị trực thuộc đã chủ động tổ chức học tập, quán triệt và đăng ký quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ công tác năm 2011. Nhìn lại một năm nỗ lực thi đua với ý chí quyết tâm và tinh thần trách nhiệm, KTNN đã hoàn thành toàn diện chương trình công tác năm 2011 với sự chuyển biến tích cực trên các nhiệm vụ chủ yếu sau: Một là, tiếp tục nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản nhằm nâng cao tính minh bạch, chuyên nghiệp trong mọi hoạt động của KTNN, nhất là hoạt động kiểm toán. Xác định tầm quan trọng trong việc hoàn thiện cơ sở pháp lý cho tổ chức và hoạt động của KTNN theo Chiến lược phát triển KTNN đến năm 2020 và kế hoạch xây dựng văn bản năm 2011, KTNN đã triển khai các nhiệm vụ cụ thể của kế hoạch tổng kết 5 năm thi hành Luật KTNN và đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật KTNN phù hợp với thực tiễn và định hướng phát triển của ngành; gửi công văn đề nghị UB TVQH, Uỷ ban Pháp luật xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật KTNN; ban hành 07 văn bản tạo nền tảng pháp lý cho công tác quản lý hoạt động kiểm toán. Ban cán sự đảng KTNN đã ký Quy chế phối hợp công tác với Đảng uỷ Khối doanh nghiệp Trung ương; sơ kết 1 năm thực hiện Quy chế phối hợp công tác với Ủy ban Kinh tế của Quốc hội; ký Quy chế phối hợp với Bộ Tài chính và quy chế phối hợp công tác với HĐND, UBND của 08 tỉnh, thành phố.Hai là, tăng cường trách nhiệm, thực hiện toàn diện mục tiêu kiểm toán và nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động kiểm toán nhà nước. Toàn ngành tập trung thực hiện 152 cuộc kiểm toán theo Kế hoạch kiểm toán năm 2011 sát với yêu cầu công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, yêu cầu giám sát của Quốc hội. Với yêu cầu về chất lượng của từng cuộc kiểm toán ngày càng cao, KTNN đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp hữu hiệu trên từng lĩnh vực; phát động phong trào thi đua yêu nước gắn với việc đăng ký giao ước thi đua ngay tại Hội nghị triển khai kế hoạch công tác năm 2011; tổ chức nhiều cuộc hội thảo chuyên đề phục vụ công tác kiểm toán. Kết quả năm 2011 toàn ngành đã hoàn thành toàn diện Kế hoạch kiểm toán theo đúng quy định của Luật KTNN. Tổng hợp chưa đầy đủ kết quả kiểm toán năm 2011 (tính trên 147 báo cáo kiểm toán đã phát hành), KTNN đã kiến nghị tăng thu 2.534 tỷ đồng (trong đó tăng thu NSNN: 1.966 tỷ đồng); giảm chi NSNN: 2.282 tỷ đồng (trong đó giảm chi NSNN: 2.089 tỷ đồng). Bên cạnh những kết quả về xử lý tài chính, KTNN đã chú trọng kiến nghị hoàn thiện 68 văn bản, chế độ chính sách qua kết quả kiểm toán, nổi bật trong năm nay là, KTNN đã kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội kết quả một số cuộc kiểm toán trọng điểm và được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành có liên quan tiếp thu toàn bộ kết luận, kiến nghị của KTNN như: kiểm toán Quỹ Bình ổn giá xăng dầu giai đoạn 2009-2010, kiểm toán Tập đoàn Điện lực Việt Nam, kiểm toán thực hiện một số giải pháp điều hành chính sách tiền tệ nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội.Nhằm tăng cường chất lượng công tác, năm 2011, KTNN đã đẩy mạnh kiểm soát chất lượng kiểm toán, thanh tra công vụ, thanh tra đột xuất theo chỉ đạo của Tổng KTNN đảm bảo chất lượng và hiệu quả; phối hợp tốt với các bộ, ngành, địa phương thực hiện kết luận kiểm toán và thực hiện xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong ngành. Thực hiện Điều 58, Điều 59 của Luật KTNN, KTNN đã tổ chức họp báo công bố về Kế hoạch kiểm toán năm 2011, kết quả kiểm toán năm 2010 và kết quả kiểm toán 5 cuộc kiểm toán chuyên đề. Ba là, công tác tổ chức cán bộ năm 2011 thực hiện nhiều nhiệm vụ quan trọng, minh bạch và đúng quy định: triển khai Chiến lược và Kế hoạch hành động phát triển KTNN đến năm 2020, chuyển giao công việc của Tổng KTNN; triển khai Nghị quyết của UBTVQH về việc thành lập thêm 04 KTNN khu vực, 01 KTNN chuyên ngành và giao biên chế đến năm 2012. Ban cán sự Đảng đã ban hành Nghị quyết số 34-NQ/BCS ngày 25/11/2011 về luân chuyển, điều động và chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức KTNN; trình UBTVQH phê duyệt Đề án thành lập Báo Kiểm toán. Tổng KTNN đã chỉ đạo sửa đổi Phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức, người lao động KTNN và ban hành Đề án điều động, luân chuyển công chức bổ sung cho 04 KTNN khu vực mới thành lập và các đơn vị có khó khăn trong công tác tuyển dụng. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức được triển khai kịp thời, đảm bảo tiến độ và chương trình, chú trọng gắn đào tạo, bồi dưỡng với hoạt động thực tiễn kiểm toán, tăng cường năng lực quản lý, hành chính. Bốn là, Hoạt động quan hệ và hợp tác quốc tế năm 2011 thu được nhiều kết quả tốt đẹp. KTNN Việt Nam là đồng sáng lập Tổ chức các Cơ quan Kiểm toán Tối cao khu vực Đông Nam Á (ASEAN SAI) là một sự kiện nổi bật vừa có ý nghĩa chính trị vừa có ý nghĩa lịch sử; được bầu làm Chủ tịch Uỷ ban lập Kế hoạch chiến lược của ASEAN SAI-Uỷ ban quan trọng nhất, có nhiệm vụ hoạch định chiến lược, chi phối các hành động xuyên suốt cho cả ASEAN SAI. KTNN Việt Nam đã thực hiện tốt vai trò là thành viên Ban điều hành ASOSAI khoá 2009-2012. Kỳ họp thường niên năm 2011 tổ chức tại Lào giữa những người đứng đầu cơ quan KTNN với chủ đề “Tăng cường mối quan hệ giữa Quốc hội và KTNN”, một lần nữa khẳng định Việt Nam -Lào- Campuchia là mối quan hệ đặc biệt và truyền thống tốt đẹp.Năm 2012 là năm thứ hai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, là năm “đất nước vẫn đứng trước nhiều khó khăn, thách thức, nhưng bước đầu đã có những thành quả của năm 2011 tạo đà để đẩy mạnh việc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XI. Chúng ta có thêm niềm tin mới, khí thế mới, quyết tâm mới” (trích diễn văn bế mạc Hội nghị lần thứ tư BCHTW khóa XI). Năm 2012 cũng là năm thứ hai thực hiện Kế hoạch phát triển KT-XH 10 năm của đất nước giai đoạn 2011-2020 và 5 năm 2011-2015; năm thứ hai trong lộ trình thực hiện Chiến lược và Kế hoạch hành động thực hiện “Chiến lược phát triển KTNN đến năm 2020”, định hướng nhiệm vụ năm 2012 của KTNN được xác định là: “Tăng cường kỷ luật, kỷ cương và nâng cao chất lượng kiểm toán, tăng cường kiểm toán chuyên đề, đẩy mạnh kiểm toán hoạt động, tập trung vào các chủ đề được xã hội quan tâm; đẩy mạnh phân cấp trách nhiệm quản lý và cải cách hành chính trong mọi lĩnh vực; đổi mới công tác cán bộ, thực hiện đồng bộ và quyết liệt các giải pháp về luân chuyển, điều động, chuyển đổi vị trí công tác trong toàn ngành”. Mục tiêu kiểm toán tổng quát năm 2012 của ngành là đánh giá tính hiệu lực, hiệu quả việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ đối với tình hình kinh tế-xã hội năm 2011, theo sát các kế hoạch, chương trình giám sát của Quốc hội và UBTV Quốc hội năm 2012. Kế hoạch kiểm toán năm 2012 được ban hành với 156 đầu mối kiểm toán. Về quy mô, Kế hoạch kiểm toán năm 2012 không tăng nhiều so với năm 2011 để tập trung nâng cao hơn nữa chất lượng kiểm toán, đẩy mạnh kiểm toán 16 chuyên đề, tăng 11 chuyên đề so với năm 2011. Ngoài nhiệm vụ kiểm toán ngân sách, tiền và tài sản nhà nước thường xuyên hàng năm, năm 2012 KTNN sẽ lồng ghép các mục tiêu trong tất cả các cuộc kiểm toán để tập trung đánh giá tính kinh tế, hiệu quả và hiệu lực trong quản lý, sử dụng đất, khai thác và kinh doanh tài nguyên, khoáng sản; quản lý nhà ở, phát triển đô thị, sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường, chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ; Chương trình hỗ trợ nghèo về nhà ở theo Quyết định 167/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.Để hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được Đảng, Quốc hội và Chính phủ giao, trước mắt là Kế hoạch công tác năm 2012, toàn ngành KTNN phải tập trung cao độ về trí tuệ và năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ, triển khai đồng bộ và sáng tạo một số nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp chủ yếu sau:Thứ nhất, tiếp tục đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị tư tưởng theo tinh thần Thông báo Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI nhằm không ngừng “nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, coi đây là vấn đề sống còn của Đảng ta, chế độ ta”. Trên tinh thần đó, công tác giáo dục chính trị tư tưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động KTNN cần phải tiếp tục đổi mới về chất, ngang tầm với nhiệm vụ chính trị của KTNN trước những yêu cầu và đòi hỏi ngày càng cao của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và nhân dân về tính công khai, minh bạch thông tin quản lý, điều hành, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước; gia tăng sự chuyển biến nhận thức về trách nhiệm lãnh đạo của người đứng đầu, trách nhiệm quản lý của cán bộ các cấp và trách nhiệm công vụ trên mỗi vị trí công tác và mỗi phần việc được giao; trong đó, đặc biệt coi trọng đạo đức nghề nghiệp và văn hoá ứng xử của kiểm toán viên nhà nước, chống mọi biểu hiện vi phạm pháp luật, lối sống thực dụng. Kiên quyết xử lý nghiêm các hiện tượng vi phạm pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế, quy định của ngành dưới bất cứ hình thức và vị trí công tác nào; làm tốt công tác phát hiện, tôn vinh kịp thời và tổ chức tuyên truyền sâu rộng việc học tập và làm theo các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến. Tiếp tục quán triệt tinh thần Kết luận số 14/KL-BCS, Nghị quyết số 34-NQ/BCS; Chỉ thị số 1618/CT-KTNN; tiếp tục thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” gắn với Cuộc vận động xây dựng người cán bộ, kiểm toán viên nhà nước “công minh, chính trực, nghệ tinh, tâm sáng”. Thứ hai, Tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán, tính kịp thời của thông tin kiểm toán, trong đó đặc biệt chú trọng chất lượng công tác xây dựng, xét duyệt Kế hoạch và báo cáo kiểm toán; tăng cường kiểm toán tổng hợp để đánh giá công tác quản lý điều hành; thực hiện đánh giá chất lượng công trình trong kiểm toán các dự án đầu tư. Các KTNN chuyên ngành, khu vực chủ động và linh hoạt trong việc xác định đối tượng kiểm toán, xác định đúng trọng yếu, mục tiêu kiểm toán, chú trọng lồng ghép mục tiêu, nội dung kiểm toán trong tất cả các cuộc kiểm toán, sử dụng các phương pháp kiểm toán phù hợp, từng bước đẩy mạnh kiểm toán hoạt động, tăng cường kiến nghị tư vấn chế độ, chính sách.Thực hiện tốt công tác hội thảo, toạ đàm, tập huấn quy trình, nghiệp vụ, chế độ, chính sách, nhất là các cuộc kiểm toán chuyên đề theo Kế hoạch kiểm toán. Đề cao vai trò của Thủ trưởng đơn vị gắn với trách nhiệm quản lý, điều hành, kiểm tra giám sát. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát hoạt động kiểm toán; đổi mới cách viết báo cáo kiểm toán ngắn gọn, rõ ràng; thực hiện công khai kết quả kiểm toán theo quy định; cung cấp kịp thời các số liệu, thông tin phục vụ Chương trình giám sát của Quốc hội và UBTVQH, quản lý, điều hành của Chính phủ.Thứ ba, tập trung nhân lực và đẩy nhanh tiến độ xây dựng văn bản theo Chương trình năm 2012, đổi mới cách làm theo hướng cải cách, đơn giản thủ tục hành chính, phù hợp thực tiễn, tạo sự đồng bộ và hướng dẫn thống nhất trong thực hiện; trọng tâm là sửa đổi, bổ sung 5 quy trình kiểm toán, hồ sơ mẫu biểu kiểm toán, Quy chế tổ chức và hoạt động kiểm toán; thực hiện các nội dung của Đề án bổ sung địa vị pháp lý của KTNN trong Hiến pháp; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật KTNN theo đúng tiến độ đã trình UBTV Quốc hội. Thứ tư, thường xuyên coi trọng việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, kiểm toán viên trong sạch, vững mạnh đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nghề nghiệp kiểm toán. Thực hiện đồng bộ và quyết liệt các giải pháp để thực hiện Nghị quyết số 34-NQ/BCS của Ban cán sự Đảng nhằm bổ sung, tăng cường năng lực cho các đơn vị mới thành lập. Triển khai có hiệu quả Đề án tuyển dụng công chức năm 2011-2012; trong đó, đặc biệt coi trọng tính kế thừa, kỹ năng tổng hợp và đa dạng hoá ngành nghề theo chuyên môn đào tạo gắn với nhu cầu của hoạt động thực tiễn, nhất là triển khai kiểm toán hoạt động. Đổi mới công tác chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo hướng chuyên sâu, lấy đào tạo bồi dưỡng là trọng tâm. Sửa đổi, bổ sung nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng các ngạch kiểm toán viên gắn với thực tiễn hoạt động kiểm toán và phân loại đối tượng đầu vào để xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng phù hợp. Kết hợp việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ với đào tạo chính trị, ngoại ngữ, tin học; ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng làm việc theo chuyên đề gắn với đặc thù hoạt động của ngành. Khuyến khích và nhân rộng phong trào tự nghiên cứu, học tập, trao đổi kinh nghiệm, kỹ năng làm việc trong khi thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.Thứ năm, thúc đẩy mạnh mẽ và thực hiện có hiệu quả quan hệ hợp tác song phương và đa phương trong khuôn khổ thỏa thuận hợp tác đã ký với KTNN các nước; nghiên cứu và vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo kinh nghiệm kiểm toán hoạt động của các nước tiên tiến đối với một số cuộc kiểm toán chuyên đề, nhất là việc đánh giá tính kinh tế, tính hiệu quả của các chính sách KT-XH; Tranh thủ nguồn hỗ trợ tài chính và kỹ thuật để thực hiện Kế hoạch hành động phát triển KTNN; thực hiện tốt vai trò sáng lập viên của ASEANSAI; triển khai các hoạt động hợp tác cấp KTNN khu vực với KTNN Lào, hợp tác KTNN ba bên Việt Nam-Lào-Campuchia.Thứ sáu, tiếp tục chủ động, tích cực triển khai có hiệu quả, thiết thực gắn với tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Quy chế phối hợp công tác với các cơ quan, đơn vị có liên quan trong hoạt động kiểm toán, trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng và trong phòng ngừa từ xa các biểu hiện vi phạm pháp luật; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và trong phối hợp kiểm soát chất lượng kiểm toán, đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên nhà nước, theo dõi thực hiện kết luận và kiến nghị của KTNN. Thứ bảy, tổ chức triển khai có hiệu quả kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược phát triển KTNN đến năm 2020, rà soát mức độ ưu tiên, tiến độ, các nội dung và điều chỉnh các hoạt động năm 2012 phù hợp theo định hướng công tác của ngành, chú trọng thực hiện Đề án phát triển cơ sở vật chất của KTNN đến năm 2020 đã trình Thủ tướng Chính phủ. Kế hoạch, nhiệm vụ công tác năm 2012 của ngành đặt ra những yêu cầu, thách thức mới với sự kỳ vọng, tin tưởng ngày càng cao vào kết quả kiểm toán trung thực, độc lập và khách quan. Toàn ngành KTNN phấn đấu tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết; đồng sức, đồng lòng; lao động cần cù, trách nhiệm và sáng tạo; giữ vững kỷ luật, kỷ cương, đạo đức nghề nghiệp trong thực thi công vụ, thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được Đảng, Nhà nước giao; xứng đáng với sự kỳ vọng của nhân dân về vị trí của một cơ quan kiểm tra tài chính công, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật./. ĐINH TIẾN DŨNG Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự, Bí thư Đảng uỷ, Tổng Kiểm toán Nhà nước
Năm 2011 là năm đánh dấu nhiều sự kiện quan trọng và có ý nghĩa lịch sử trong đời sống chính trị của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta: Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XIII và bầu cử HĐND các cấp thành công tốt đẹp. Năm 2011 cũng là năm đầu tiên thực hiện Kế hoạch phát triển KT-XH 10 năm của đất nước giai đoạn 2011-2020 và 5 năm 2011-2015; năm đầu tiên Kiểm toán Nhà nước (KTNN) triển khai thực hiện đồng bộ Chiến lược và Kế hoạch hành động thực hiện “Chiến lược phát triển KTNN đến năm 2020”.
Tổng KTNN Đinh Tiến Dũng phát biểu tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ 2012 của ngành KTNN
Trên cơ sở đó, KTNN đã xác định nhiệm vụ của năm 2011 là: “Tập trung sức thực hiện thắng lợi các nội dung và hoạt động theo tiến trình đã xác định trong Chiến lược và Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược phát triển KTNN, tạo đà cho các năm tiếp theo; nâng cao tính minh bạch, chất lượng, hiệu lực, hiệu quả và gia tăng giá trị trong các lĩnh vực công tác, nhất là hoạt động kiểm toán, tạo chuyển biến mạnh về chất lượng kiểm toán” và lấy Chủ đề của năm là “kỷ luật, kỷ cương và trách nhiệm công chức, công vụ”.
Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ công tác năm 2011, ngay từ đầu năm, Ban cán sự, Đảng uỷ và lãnh đạo KTNN đã tập trung lãnh đạo và chỉ đạo việc tiếp tục thực hiện các Nghị quyết của Ban cán sự, Chỉ thị của Tổng KTNN đã ban hành, đồng thời, ngày 17/10/2011 Tổng KTNN đã ban hành Chỉ thị số 1618/CT-KTNN "Về việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động công vụ và nâng cao chất lượng kiểm toán"; ngày 25/11/2011, Ban cán sự Đảng đã ban hành Nghị quyết số 34-NQ/BCS "Về luân chuyển, điều động và chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức KTNN". Trên tinh thần đó, Cấp uỷ và thủ trưởng các đơn vị trực thuộc đã chủ động tổ chức học tập, quán triệt và đăng ký quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ công tác năm 2011. Nhìn lại một năm nỗ lực thi đua với ý chí quyết tâm và tinh thần trách nhiệm, KTNN đã hoàn thành toàn diện chương trình công tác năm 2011 với sự chuyển biến tích cực trên các nhiệm vụ chủ yếu sau:
Một là, tiếp tục nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản nhằm nâng cao tính minh bạch, chuyên nghiệp trong mọi hoạt động của KTNN, nhất là hoạt động kiểm toán. Xác định tầm quan trọng trong việc hoàn thiện cơ sở pháp lý cho tổ chức và hoạt động của KTNN theo Chiến lược phát triển KTNN đến năm 2020 và kế hoạch xây dựng văn bản năm 2011, KTNN đã triển khai các nhiệm vụ cụ thể của kế hoạch tổng kết 5 năm thi hành Luật KTNN và đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật KTNN phù hợp với thực tiễn và định hướng phát triển của ngành; gửi công văn đề nghị UB TVQH, Uỷ ban Pháp luật xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật KTNN; ban hành 07 văn bản tạo nền tảng pháp lý cho công tác quản lý hoạt động kiểm toán. Ban cán sự đảng KTNN đã ký Quy chế phối hợp công tác với Đảng uỷ Khối doanh nghiệp Trung ương; sơ kết 1 năm thực hiện Quy chế phối hợp công tác với Ủy ban Kinh tế của Quốc hội; ký Quy chế phối hợp với Bộ Tài chính và quy chế phối hợp công tác với HĐND, UBND của 08 tỉnh, thành phố.
Hai là, tăng cường trách nhiệm, thực hiện toàn diện mục tiêu kiểm toán và nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động kiểm toán nhà nước. Toàn ngành tập trung thực hiện 152 cuộc kiểm toán theo Kế hoạch kiểm toán năm 2011 sát với yêu cầu công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, yêu cầu giám sát của Quốc hội. Với yêu cầu về chất lượng của từng cuộc kiểm toán ngày càng cao, KTNN đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp hữu hiệu trên từng lĩnh vực; phát động phong trào thi đua yêu nước gắn với việc đăng ký giao ước thi đua ngay tại Hội nghị triển khai kế hoạch công tác năm 2011; tổ chức nhiều cuộc hội thảo chuyên đề phục vụ công tác kiểm toán. Kết quả năm 2011 toàn ngành đã hoàn thành toàn diện Kế hoạch kiểm toán theo đúng quy định của Luật KTNN. Tổng hợp chưa đầy đủ kết quả kiểm toán năm 2011 (tính trên 147 báo cáo kiểm toán đã phát hành), KTNN đã kiến nghị tăng thu 2.534 tỷ đồng (trong đó tăng thu NSNN: 1.966 tỷ đồng); giảm chi NSNN: 2.282 tỷ đồng (trong đó giảm chi NSNN: 2.089 tỷ đồng).
Bên cạnh những kết quả về xử lý tài chính, KTNN đã chú trọng kiến nghị hoàn thiện 68 văn bản, chế độ chính sách qua kết quả kiểm toán, nổi bật trong năm nay là, KTNN đã kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội kết quả một số cuộc kiểm toán trọng điểm và được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành có liên quan tiếp thu toàn bộ kết luận, kiến nghị của KTNN như: kiểm toán Quỹ Bình ổn giá xăng dầu giai đoạn 2009-2010, kiểm toán Tập đoàn Điện lực Việt Nam, kiểm toán thực hiện một số giải pháp điều hành chính sách tiền tệ nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội.
Nhằm tăng cường chất lượng công tác, năm 2011, KTNN đã đẩy mạnh kiểm soát chất lượng kiểm toán, thanh tra công vụ, thanh tra đột xuất theo chỉ đạo của Tổng KTNN đảm bảo chất lượng và hiệu quả; phối hợp tốt với các bộ, ngành, địa phương thực hiện kết luận kiểm toán và thực hiện xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong ngành. Thực hiện Điều 58, Điều 59 của Luật KTNN, KTNN đã tổ chức họp báo công bố về Kế hoạch kiểm toán năm 2011, kết quả kiểm toán năm 2010 và kết quả kiểm toán 5 cuộc kiểm toán chuyên đề.
Ba là, công tác tổ chức cán bộ năm 2011 thực hiện nhiều nhiệm vụ quan trọng, minh bạch và đúng quy định: triển khai Chiến lược và Kế hoạch hành động phát triển KTNN đến năm 2020, chuyển giao công việc của Tổng KTNN; triển khai Nghị quyết của UBTVQH về việc thành lập thêm 04 KTNN khu vực, 01 KTNN chuyên ngành và giao biên chế đến năm 2012. Ban cán sự Đảng đã ban hành Nghị quyết số 34-NQ/BCS ngày 25/11/2011 về luân chuyển, điều động và chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức KTNN; trình UBTVQH phê duyệt Đề án thành lập Báo Kiểm toán. Tổng KTNN đã chỉ đạo sửa đổi Phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức, người lao động KTNN và ban hành Đề án điều động, luân chuyển công chức bổ sung cho 04 KTNN khu vực mới thành lập và các đơn vị có khó khăn trong công tác tuyển dụng. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức được triển khai kịp thời, đảm bảo tiến độ và chương trình, chú trọng gắn đào tạo, bồi dưỡng với hoạt động thực tiễn kiểm toán, tăng cường năng lực quản lý, hành chính.
Bốn là, Hoạt động quan hệ và hợp tác quốc tế năm 2011 thu được nhiều kết quả tốt đẹp. KTNN Việt Nam là đồng sáng lập Tổ chức các Cơ quan Kiểm toán Tối cao khu vực Đông Nam Á (ASEAN SAI) là một sự kiện nổi bật vừa có ý nghĩa chính trị vừa có ý nghĩa lịch sử; được bầu làm Chủ tịch Uỷ ban lập Kế hoạch chiến lược của ASEAN SAI-Uỷ ban quan trọng nhất, có nhiệm vụ hoạch định chiến lược, chi phối các hành động xuyên suốt cho cả ASEAN SAI. KTNN Việt Nam đã thực hiện tốt vai trò là thành viên Ban điều hành ASOSAI khoá 2009-2012. Kỳ họp thường niên năm 2011 tổ chức tại Lào giữa những người đứng đầu cơ quan KTNN với chủ đề “Tăng cường mối quan hệ giữa Quốc hội và KTNN”, một lần nữa khẳng định Việt Nam -Lào- Campuchia là mối quan hệ đặc biệt và truyền thống tốt đẹp.
Năm 2012 là năm thứ hai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, là năm “đất nước vẫn đứng trước nhiều khó khăn, thách thức, nhưng bước đầu đã có những thành quả của năm 2011 tạo đà để đẩy mạnh việc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XI. Chúng ta có thêm niềm tin mới, khí thế mới, quyết tâm mới” (trích diễn văn bế mạc Hội nghị lần thứ tư BCHTW khóa XI). Năm 2012 cũng là năm thứ hai thực hiện Kế hoạch phát triển KT-XH 10 năm của đất nước giai đoạn 2011-2020 và 5 năm 2011-2015; năm thứ hai trong lộ trình thực hiện Chiến lược và Kế hoạch hành động thực hiện “Chiến lược phát triển KTNN đến năm 2020”, định hướng nhiệm vụ năm 2012 của KTNN được xác định là: “Tăng cường kỷ luật, kỷ cương và nâng cao chất lượng kiểm toán, tăng cường kiểm toán chuyên đề, đẩy mạnh kiểm toán hoạt động, tập trung vào các chủ đề được xã hội quan tâm; đẩy mạnh phân cấp trách nhiệm quản lý và cải cách hành chính trong mọi lĩnh vực; đổi mới công tác cán bộ, thực hiện đồng bộ và quyết liệt các giải pháp về luân chuyển, điều động, chuyển đổi vị trí công tác trong toàn ngành”.
Mục tiêu kiểm toán tổng quát năm 2012 của ngành là đánh giá tính hiệu lực, hiệu quả việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ đối với tình hình kinh tế-xã hội năm 2011, theo sát các kế hoạch, chương trình giám sát của Quốc hội và UBTV Quốc hội năm 2012. Kế hoạch kiểm toán năm 2012 được ban hành với 156 đầu mối kiểm toán. Về quy mô, Kế hoạch kiểm toán năm 2012 không tăng nhiều so với năm 2011 để tập trung nâng cao hơn nữa chất lượng kiểm toán, đẩy mạnh kiểm toán 16 chuyên đề, tăng 11 chuyên đề so với năm 2011. Ngoài nhiệm vụ kiểm toán ngân sách, tiền và tài sản nhà nước thường xuyên hàng năm, năm 2012 KTNN sẽ lồng ghép các mục tiêu trong tất cả các cuộc kiểm toán để tập trung đánh giá tính kinh tế, hiệu quả và hiệu lực trong quản lý, sử dụng đất, khai thác và kinh doanh tài nguyên, khoáng sản; quản lý nhà ở, phát triển đô thị, sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường, chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ; Chương trình hỗ trợ nghèo về nhà ở theo Quyết định 167/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Để hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được Đảng, Quốc hội và Chính phủ giao, trước mắt là Kế hoạch công tác năm 2012, toàn ngành KTNN phải tập trung cao độ về trí tuệ và năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ, triển khai đồng bộ và sáng tạo một số nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp chủ yếu sau:
Thứ nhất, tiếp tục đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị tư tưởng theo tinh thần Thông báo Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI nhằm không ngừng “nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, coi đây là vấn đề sống còn của Đảng ta, chế độ ta”. Trên tinh thần đó, công tác giáo dục chính trị tư tưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động KTNN cần phải tiếp tục đổi mới về chất, ngang tầm với nhiệm vụ chính trị của KTNN trước những yêu cầu và đòi hỏi ngày càng cao của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và nhân dân về tính công khai, minh bạch thông tin quản lý, điều hành, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước; gia tăng sự chuyển biến nhận thức về trách nhiệm lãnh đạo của người đứng đầu, trách nhiệm quản lý của cán bộ các cấp và trách nhiệm công vụ trên mỗi vị trí công tác và mỗi phần việc được giao; trong đó, đặc biệt coi trọng đạo đức nghề nghiệp và văn hoá ứng xử của kiểm toán viên nhà nước, chống mọi biểu hiện vi phạm pháp luật, lối sống thực dụng. Kiên quyết xử lý nghiêm các hiện tượng vi phạm pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế, quy định của ngành dưới bất cứ hình thức và vị trí công tác nào; làm tốt công tác phát hiện, tôn vinh kịp thời và tổ chức tuyên truyền sâu rộng việc học tập và làm theo các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến. Tiếp tục quán triệt tinh thần Kết luận số 14/KL-BCS, Nghị quyết số 34-NQ/BCS; Chỉ thị số 1618/CT-KTNN; tiếp tục thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” gắn với Cuộc vận động xây dựng người cán bộ, kiểm toán viên nhà nước “công minh, chính trực, nghệ tinh, tâm sáng”.
Thứ hai, Tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán, tính kịp thời của thông tin kiểm toán, trong đó đặc biệt chú trọng chất lượng công tác xây dựng, xét duyệt Kế hoạch và báo cáo kiểm toán; tăng cường kiểm toán tổng hợp để đánh giá công tác quản lý điều hành; thực hiện đánh giá chất lượng công trình trong kiểm toán các dự án đầu tư. Các KTNN chuyên ngành, khu vực chủ động và linh hoạt trong việc xác định đối tượng kiểm toán, xác định đúng trọng yếu, mục tiêu kiểm toán, chú trọng lồng ghép mục tiêu, nội dung kiểm toán trong tất cả các cuộc kiểm toán, sử dụng các phương pháp kiểm toán phù hợp, từng bước đẩy mạnh kiểm toán hoạt động, tăng cường kiến nghị tư vấn chế độ, chính sách.
Thực hiện tốt công tác hội thảo, toạ đàm, tập huấn quy trình, nghiệp vụ, chế độ, chính sách, nhất là các cuộc kiểm toán chuyên đề theo Kế hoạch kiểm toán. Đề cao vai trò của Thủ trưởng đơn vị gắn với trách nhiệm quản lý, điều hành, kiểm tra giám sát. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát hoạt động kiểm toán; đổi mới cách viết báo cáo kiểm toán ngắn gọn, rõ ràng; thực hiện công khai kết quả kiểm toán theo quy định; cung cấp kịp thời các số liệu, thông tin phục vụ Chương trình giám sát của Quốc hội và UBTVQH, quản lý, điều hành của Chính phủ.
Thứ ba, tập trung nhân lực và đẩy nhanh tiến độ xây dựng văn bản theo Chương trình năm 2012, đổi mới cách làm theo hướng cải cách, đơn giản thủ tục hành chính, phù hợp thực tiễn, tạo sự đồng bộ và hướng dẫn thống nhất trong thực hiện; trọng tâm là sửa đổi, bổ sung 5 quy trình kiểm toán, hồ sơ mẫu biểu kiểm toán, Quy chế tổ chức và hoạt động kiểm toán; thực hiện các nội dung của Đề án bổ sung địa vị pháp lý của KTNN trong Hiến pháp; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật KTNN theo đúng tiến độ đã trình UBTV Quốc hội.
Thứ tư, thường xuyên coi trọng việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, kiểm toán viên trong sạch, vững mạnh đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nghề nghiệp kiểm toán. Thực hiện đồng bộ và quyết liệt các giải pháp để thực hiện Nghị quyết số 34-NQ/BCS của Ban cán sự Đảng nhằm bổ sung, tăng cường năng lực cho các đơn vị mới thành lập. Triển khai có hiệu quả Đề án tuyển dụng công chức năm 2011-2012; trong đó, đặc biệt coi trọng tính kế thừa, kỹ năng tổng hợp và đa dạng hoá ngành nghề theo chuyên môn đào tạo gắn với nhu cầu của hoạt động thực tiễn, nhất là triển khai kiểm toán hoạt động. Đổi mới công tác chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo hướng chuyên sâu, lấy đào tạo bồi dưỡng là trọng tâm. Sửa đổi, bổ sung nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng các ngạch kiểm toán viên gắn với thực tiễn hoạt động kiểm toán và phân loại đối tượng đầu vào để xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng phù hợp. Kết hợp việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ với đào tạo chính trị, ngoại ngữ, tin học; ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng làm việc theo chuyên đề gắn với đặc thù hoạt động của ngành. Khuyến khích và nhân rộng phong trào tự nghiên cứu, học tập, trao đổi kinh nghiệm, kỹ năng làm việc trong khi thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.
Thứ năm, thúc đẩy mạnh mẽ và thực hiện có hiệu quả quan hệ hợp tác song phương và đa phương trong khuôn khổ thỏa thuận hợp tác đã ký với KTNN các nước; nghiên cứu và vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo kinh nghiệm kiểm toán hoạt động của các nước tiên tiến đối với một số cuộc kiểm toán chuyên đề, nhất là việc đánh giá tính kinh tế, tính hiệu quả của các chính sách KT-XH; Tranh thủ nguồn hỗ trợ tài chính và kỹ thuật để thực hiện Kế hoạch hành động phát triển KTNN; thực hiện tốt vai trò sáng lập viên của ASEANSAI; triển khai các hoạt động hợp tác cấp KTNN khu vực với KTNN Lào, hợp tác KTNN ba bên Việt Nam-Lào-Campuchia.
Thứ sáu, tiếp tục chủ động, tích cực triển khai có hiệu quả, thiết thực gắn với tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Quy chế phối hợp công tác với các cơ quan, đơn vị có liên quan trong hoạt động kiểm toán, trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng và trong phòng ngừa từ xa các biểu hiện vi phạm pháp luật; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và trong phối hợp kiểm soát chất lượng kiểm toán, đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên nhà nước, theo dõi thực hiện kết luận và kiến nghị của KTNN.
Thứ bảy, tổ chức triển khai có hiệu quả kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược phát triển KTNN đến năm 2020, rà soát mức độ ưu tiên, tiến độ, các nội dung và điều chỉnh các hoạt động năm 2012 phù hợp theo định hướng công tác của ngành, chú trọng thực hiện Đề án phát triển cơ sở vật chất của KTNN đến năm 2020 đã trình Thủ tướng Chính phủ.
Kế hoạch, nhiệm vụ công tác năm 2012 của ngành đặt ra những yêu cầu, thách thức mới với sự kỳ vọng, tin tưởng ngày càng cao vào kết quả kiểm toán trung thực, độc lập và khách quan. Toàn ngành KTNN phấn đấu tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết; đồng sức, đồng lòng; lao động cần cù, trách nhiệm và sáng tạo; giữ vững kỷ luật, kỷ cương, đạo đức nghề nghiệp trong thực thi công vụ, thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được Đảng, Nhà nước giao; xứng đáng với sự kỳ vọng của nhân dân về vị trí của một cơ quan kiểm tra tài chính công, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật./.
ĐINH TIẾN DŨNG
Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự,
Bí thư Đảng uỷ, Tổng Kiểm toán Nhà nước