24/10/2011
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In trang
Tổng Kiểm toán Nhà nước ban hành Chỉ thị tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động công vụ và nâng cao chất lượng kiểm toánNgày 17/10/2011, Tổng Kiểm toán Nhà nước Đinh Tiến Dũng đã ký Chỉ thị số 1618/CT-KTNN về việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động công vụ và nâng cao chất lượng kiểm toán.Chỉ thị nêu rõ: thời gian qua, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) đã thực hiện đồng bộ và đều khắp nhiều giải pháp để tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động công vụ và nâng cao chất lượng kiểm toán. Toàn ngành đã tích cực thực hiện Kết luận số 14/KL-BCS ngày 11/02/2010 của Ban cán sự Đảng KTNN về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, KTV nhà nước trong sạch, vững mạnh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; Chỉ thị số 364/CT-KTNN ngày 11/02/2010 của Tổng KTNN về triển khai nhiệm vụ công tác năm 2010; Công văn số 951/KTNN-TCCB ngày 26/8/2010 của KTNN về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 364/CT-KTNN. Kết quả đã tạo được sự chuyển biến tích cực trong việc nâng cao bản lĩnh chính trị, nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, kiểm toán viên và góp phần nâng cao chất lượng kiểm toán, hoàn thành toàn diện kế hoạch công tác. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm vẫn còn một số tồn tại, hạn chế trong quản lý và thực hiện nhiệm vụ kiểm toán, ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán và uy tín của ngành. Nhằm tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động công vụ và nâng cao chất lượng kiểm toán, Tổng KTNN ban hành Chỉ thị 1618/CT-KTNN, yêu cầu toàn ngành KTNN thực hiện ngay một số nội dung chủ yếu sau:1. Tiếp tục tổ chức đợt sinh hoạt chính trị nhằm tăng cường giáo dục chính trị-tư tưởng, nâng cao tinh thần trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp, khơi dậy lòng yêu ngành, yêu nghề, tự trọng nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức, kiểm toán viên trong hoạt động công vụ, nhất là trong hoạt động kiểm toán. 2. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động công vụ, giám sát chặt chẽ việc thực hiện đạo đức nghề nghiệp, văn hoá ứng xử; cương quyết phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý nghiêm các vi phạm trong thực thi công vụ và trong hoạt động kiểm toán, tôn vinh và nhân rộng các điển hình tiên tiến. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm soát hoạt động công vụ, tập trung kiểm soát việc kiểm toán dự án đầu tư xây dựng, kiểm tra, đối chiếu thuế. Mọi dư luận phản ánh về thái độ làm việc, ứng xử và các biểu hiện tiêu cực trong thi hành công vụ phải được xác minh, làm rõ và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Thực hiện xem xét, xử lý trách nhiệm trong quản lý, điều hành đối với các Thủ trưởng đơn vị, Trưởng đoàn kiểm toán, Tổ trưởng Tổ kiểm toán và trách nhiệm của cá nhân có liên quan nếu để xảy ra sai phạm, tiêu cực, nhũng nhiễu trong phạm vi trách nhiệm quản lý được giao. Thực hiện việc đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ kiểm toán của từng Kiểm toán viên sau mỗi đợt kiểm toán làm cơ sở để đánh giá cán bộ, công chức hàng năm.3. Đổi mới cách thức đào tạo, hướng dẫn KTV, nhất là những KTV mới vào ngành, tăng cường đào tạo, tập huấn nội bộ theo hướng “cầm tay chỉ việc”, gắn trách nhiệm của cán bộ lãnh đạo cấp vụ, cấp phòng, tổ trưởng tổ kiểm toán với công tác đào tạo, kèm cặp KTV. Rà soát chương trình đào tạo để sửa đổi, bổ sung, chú trọng đào tạo gắn với thực tiễn, đào tạo chuyên sâu trong từng lĩnh vực, từng chuyên đề kiểm toán.4. Thực hiện công khai, minh bạch trong việc bố trí các chức danh của đoàn kiểm toán; kịp thời phát hiện và thay thế trưởng đoàn, tổ trưởng, KTV không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm đạo đức nghề nghiệp, sàng lọc những KTV vi phạm quy chế hoặc không hoàn thành nhiệm vụ. KTV dự bị, thành viên khác là trợ lý, giúp việc cho KTV trong Đoàn kiểm toán, không giao những công việc vượt quá quyền hạn, khả năng cho KTV dự bị. 5. Các Đoàn kiểm toán cần tập trung kiểm toán theo chiều sâu, xác định rõ trọng yếu và mục tiêu kiểm toán để áp dụng phương pháp kiểm toán phù hợp; duy trì nghiêm chế độ báo cáo định kỳ về tiến độ và kết quả kiểm toán theo từng cấp; nâng cao chất lượng kiểm toán tổng hợp để đánh giá về công tác quản lý, điều hành. Chủ động và linh hoạt trong việc xác định đối tượng kiểm toán, đẩy mạnh kiểm toán hoạt động và tiếp cận trên nhiều khía cạnh, mạnh dạn đi vào những lĩnh vực mới, nhạy cảm, được dư luận xã hội quan tâm, như: lựa chọn các chuyên đề kiểm toán theo lĩnh vực, theo khối, đặt trọng tâm vào lĩnh vực quản lý đất đai, nhà ở, phát triển đô thị, quản lý khai thác và kinh doanh tài nguyên, khoáng sản; đánh giá việc thực hiện các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, từ đó có thể tiếp cận đối tượng kiểm toán thuộc mọi thành phần kinh tế và trên nhiều phương diện khác nhau. 6. Nâng cao trách nhiệm, hiệu lực, hiệu quả của Hội đồng cấp Vụ trong việc thẩm định kế hoạch và báo cáo kiểm toán. Phát huy tối đa chức năng và nhiệm vụ của phòng Tổng hợp trong việc tham mưu giúp Thủ trưởng đơn vị kiểm soát chất lượng kiểm toán. Bố trí và luân chuyển cán bộ có trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức tốt về công tác tại phòng Tổng hợp để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao.7. Rà soát lại các quy chế, quy định có liên quan, tập trung rà soát hệ thống hồ sơ, biểu mẫu, phương pháp, quy trình và thủ tục kiểm toán, nếu cần thiết trình Tổng KTNN bổ sung hoặc sửa đổi cho phù hợp thực tiễn, cải cách thủ tục hành chính; tổng hợp những thuận lợi, hạn chế của việc thay đổi từ Biên bản kiểm toán sang Báo cáo kiểm toán của Tổ kiểm toán để báo cáo Tổng KTNN; nghiên cứu để áp dụng vào thời điểm thích hợp việc bố trí mỗi KTV chỉ tham gia tối đa 02 cuộc kiểm toán trong một năm hoặc rút ngắn thời gian của một cuộc kiểm toán để dành thời gian nâng cao chất lượng kiểm toán, công tác đào tạo, lập kế hoạch, hoàn thiện hồ sơ, báo cáo kiểm toán.8. Rà soát, chỉnh sửa, bổ sung quy định về chức năng nhiệm vụ, địa bàn, lĩnh vực kiểm toán; rà soát về số lượng, cơ cấu cán bộ, KTV về ngạch bậc, chuyên ngành đào tạo, trình độ chuyên môn để xây dựng kế hoạch tuyển dụng và thực hiện luân chuyển, điều động, chuyển đổi vị trí công tác trong toàn ngành, trong từng đơn vị; sửa đổi quy định về phân cấp công tác cán bộ theo hướng tăng cường trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị trực tiếp sử dụng. Tổng KTNN yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc KTNN tổ chức đợt sinh hoạt chính trị để quán triệt tới từng công chức, viên chức, KTV, người lao động KTNN và nghiêm túc triển khai thực hiện Chỉ thị 1618/CT-KTNN một cách thực chất (tránh hình thức); nêu cao tinh thần trách nhiệm, có những biện pháp phù hợp, sáng tạo để quản lý và tổ chức thực hiện nhiệm vụ, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động công vụ và nâng cao chất lượng kiểm toán. Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, động viên cán bộ, công chức, viên chức, KTV đoàn kết, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao, góp phần nâng cao uy tín của ngành và xây dựng KTNN ngày càng phát triển, đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ được giao./.PVSau đây là toàn văn Chỉ thị 1618/CT-KTNN ngày 17/10/2011 của Tổng KTNN Đinh Tiến Dũng./.
Ngày 17/10/2011, Tổng Kiểm toán Nhà nước Đinh Tiến Dũng đã ký Chỉ thị số 1618/CT-KTNN về việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động công vụ và nâng cao chất lượng kiểm toán.
Chỉ thị nêu rõ: thời gian qua, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) đã thực hiện đồng bộ và đều khắp nhiều giải pháp để tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động công vụ và nâng cao chất lượng kiểm toán. Toàn ngành đã tích cực thực hiện Kết luận số 14/KL-BCS ngày 11/02/2010 của Ban cán sự Đảng KTNN về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, KTV nhà nước trong sạch, vững mạnh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; Chỉ thị số 364/CT-KTNN ngày 11/02/2010 của Tổng KTNN về triển khai nhiệm vụ công tác năm 2010; Công văn số 951/KTNN-TCCB ngày 26/8/2010 của KTNN về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 364/CT-KTNN. Kết quả đã tạo được sự chuyển biến tích cực trong việc nâng cao bản lĩnh chính trị, nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, kiểm toán viên và góp phần nâng cao chất lượng kiểm toán, hoàn thành toàn diện kế hoạch công tác. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm vẫn còn một số tồn tại, hạn chế trong quản lý và thực hiện nhiệm vụ kiểm toán, ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán và uy tín của ngành. Nhằm tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động công vụ và nâng cao chất lượng kiểm toán, Tổng KTNN ban hành Chỉ thị 1618/CT-KTNN, yêu cầu toàn ngành KTNN thực hiện ngay một số nội dung chủ yếu sau:
1. Tiếp tục tổ chức đợt sinh hoạt chính trị nhằm tăng cường giáo dục chính trị-tư tưởng, nâng cao tinh thần trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp, khơi dậy lòng yêu ngành, yêu nghề, tự trọng nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức, kiểm toán viên trong hoạt động công vụ, nhất là trong hoạt động kiểm toán.
2. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động công vụ, giám sát chặt chẽ việc thực hiện đạo đức nghề nghiệp, văn hoá ứng xử; cương quyết phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý nghiêm các vi phạm trong thực thi công vụ và trong hoạt động kiểm toán, tôn vinh và nhân rộng các điển hình tiên tiến. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm soát hoạt động công vụ, tập trung kiểm soát việc kiểm toán dự án đầu tư xây dựng, kiểm tra, đối chiếu thuế. Mọi dư luận phản ánh về thái độ làm việc, ứng xử và các biểu hiện tiêu cực trong thi hành công vụ phải được xác minh, làm rõ và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Thực hiện xem xét, xử lý trách nhiệm trong quản lý, điều hành đối với các Thủ trưởng đơn vị, Trưởng đoàn kiểm toán, Tổ trưởng Tổ kiểm toán và trách nhiệm của cá nhân có liên quan nếu để xảy ra sai phạm, tiêu cực, nhũng nhiễu trong phạm vi trách nhiệm quản lý được giao. Thực hiện việc đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ kiểm toán của từng Kiểm toán viên sau mỗi đợt kiểm toán làm cơ sở để đánh giá cán bộ, công chức hàng năm.
3. Đổi mới cách thức đào tạo, hướng dẫn KTV, nhất là những KTV mới vào ngành, tăng cường đào tạo, tập huấn nội bộ theo hướng “cầm tay chỉ việc”, gắn trách nhiệm của cán bộ lãnh đạo cấp vụ, cấp phòng, tổ trưởng tổ kiểm toán với công tác đào tạo, kèm cặp KTV. Rà soát chương trình đào tạo để sửa đổi, bổ sung, chú trọng đào tạo gắn với thực tiễn, đào tạo chuyên sâu trong từng lĩnh vực, từng chuyên đề kiểm toán.
4. Thực hiện công khai, minh bạch trong việc bố trí các chức danh của đoàn kiểm toán; kịp thời phát hiện và thay thế trưởng đoàn, tổ trưởng, KTV không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm đạo đức nghề nghiệp, sàng lọc những KTV vi phạm quy chế hoặc không hoàn thành nhiệm vụ. KTV dự bị, thành viên khác là trợ lý, giúp việc cho KTV trong Đoàn kiểm toán, không giao những công việc vượt quá quyền hạn, khả năng cho KTV dự bị.
5. Các Đoàn kiểm toán cần tập trung kiểm toán theo chiều sâu, xác định rõ trọng yếu và mục tiêu kiểm toán để áp dụng phương pháp kiểm toán phù hợp; duy trì nghiêm chế độ báo cáo định kỳ về tiến độ và kết quả kiểm toán theo từng cấp; nâng cao chất lượng kiểm toán tổng hợp để đánh giá về công tác quản lý, điều hành. Chủ động và linh hoạt trong việc xác định đối tượng kiểm toán, đẩy mạnh kiểm toán hoạt động và tiếp cận trên nhiều khía cạnh, mạnh dạn đi vào những lĩnh vực mới, nhạy cảm, được dư luận xã hội quan tâm, như: lựa chọn các chuyên đề kiểm toán theo lĩnh vực, theo khối, đặt trọng tâm vào lĩnh vực quản lý đất đai, nhà ở, phát triển đô thị, quản lý khai thác và kinh doanh tài nguyên, khoáng sản; đánh giá việc thực hiện các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, từ đó có thể tiếp cận đối tượng kiểm toán thuộc mọi thành phần kinh tế và trên nhiều phương diện khác nhau.
6. Nâng cao trách nhiệm, hiệu lực, hiệu quả của Hội đồng cấp Vụ trong việc thẩm định kế hoạch và báo cáo kiểm toán. Phát huy tối đa chức năng và nhiệm vụ của phòng Tổng hợp trong việc tham mưu giúp Thủ trưởng đơn vị kiểm soát chất lượng kiểm toán. Bố trí và luân chuyển cán bộ có trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức tốt về công tác tại phòng Tổng hợp để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao.
7. Rà soát lại các quy chế, quy định có liên quan, tập trung rà soát hệ thống hồ sơ, biểu mẫu, phương pháp, quy trình và thủ tục kiểm toán, nếu cần thiết trình Tổng KTNN bổ sung hoặc sửa đổi cho phù hợp thực tiễn, cải cách thủ tục hành chính; tổng hợp những thuận lợi, hạn chế của việc thay đổi từ Biên bản kiểm toán sang Báo cáo kiểm toán của Tổ kiểm toán để báo cáo Tổng KTNN; nghiên cứu để áp dụng vào thời điểm thích hợp việc bố trí mỗi KTV chỉ tham gia tối đa 02 cuộc kiểm toán trong một năm hoặc rút ngắn thời gian của một cuộc kiểm toán để dành thời gian nâng cao chất lượng kiểm toán, công tác đào tạo, lập kế hoạch, hoàn thiện hồ sơ, báo cáo kiểm toán.
8. Rà soát, chỉnh sửa, bổ sung quy định về chức năng nhiệm vụ, địa bàn, lĩnh vực kiểm toán; rà soát về số lượng, cơ cấu cán bộ, KTV về ngạch bậc, chuyên ngành đào tạo, trình độ chuyên môn để xây dựng kế hoạch tuyển dụng và thực hiện luân chuyển, điều động, chuyển đổi vị trí công tác trong toàn ngành, trong từng đơn vị; sửa đổi quy định về phân cấp công tác cán bộ theo hướng tăng cường trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị trực tiếp sử dụng.
Tổng KTNN yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc KTNN tổ chức đợt sinh hoạt chính trị để quán triệt tới từng công chức, viên chức, KTV, người lao động KTNN và nghiêm túc triển khai thực hiện Chỉ thị 1618/CT-KTNN một cách thực chất (tránh hình thức); nêu cao tinh thần trách nhiệm, có những biện pháp phù hợp, sáng tạo để quản lý và tổ chức thực hiện nhiệm vụ, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động công vụ và nâng cao chất lượng kiểm toán. Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, động viên cán bộ, công chức, viên chức, KTV đoàn kết, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao, góp phần nâng cao uy tín của ngành và xây dựng KTNN ngày càng phát triển, đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ được giao./.
PV
Sau đây là toàn văn Chỉ thị 1618/CT-KTNN ngày 17/10/2011 của Tổng KTNN Đinh Tiến Dũng./.