14/10/2011
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In trang
Phê duyệt kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng công chức KTNN giai đoạn 2011- 2015Nhằm đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức KTNN; góp phần nâng cao trình độ lý luận, bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp và năng lực chuyên môn cho đội ngũ công chức; đồng thời nâng cao chất lượng phục vụ của bộ máy hành chính nhà nước và thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị; Ngày 11/10/2011, Phó Tổng KTNN Đoàn Xuân Tiên đã ký ban hành Quyết định số 1591/QĐ-KTNN về việc phê duyệt Kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng công chức KTNN giai đoạn 2011- 2015.Theo Kế hoạch, căn cứ vào vị trí quản lý, vị trí chuyên môn của đội ngũ công chức KTNN và chỉ tiêu đào tạo, đội ngũ công chức sẽ được đào tạo theo từng nội dung, chương trình tương ứng với từng loại hình đào tạo sau:(1) Đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ thuộc diện quy hoạch các chức vụ lãnh đạo, quản lý với nội dung và chỉ tiêu đào tạo: 80% cán bộ lãnh đạo cấp vụ, công chức thuộc diện quy hoạch cán bộ lãnh đạo cấp vụ, trưởng phòng, quy hoạch trưởng phòng được đào tạo lý luận chính trị cao cấp; 100% cán bộ cấp vụ và quy hoạch cấp vụ được bồi dưỡng chương trình bồi dưỡng lãnh đạo cấp vụ; 100% cán bộ cấp phòng và quy hoạch cấp phòng được bồi dưỡng chương trình bồi dưỡng lãnh đạo cấp phòng; 100% cán bộ cấp vụ được bồi dưỡng cập nhật kiến thức về kinh tế, chính trị, xã hội, hội nhập quốc tế; đào tạo thông qua giao việc thử thách, luân chuyển đối với cán bộ thuộc diện quy hoạch. (2) Đào tạo các ngạch công chức, bao gồm:Công chức, KTV nhà nước được đào tạo bổ sung, cập nhật kiến thức, năng lực, đạo đức và nâng cao trình độ chuyên môn nhằm hình thành đội ngũ KTV nhà nước có cơ cấu thành phần phù hợp, nền tảng kiến thức tốt thực hiện xuất sắc nhiệm vụ chính trị của ngành. Đội ngũ này được đào tạo theo chương trình đào tạo các ngạch KTV nhà nước được Tổng KTNN phê duyệt (ngạch KTV dự bị; ngạch KTV; ngạch KTV chính; ngạch KTV cao cấp) với chỉ tiêu: 100% công chức mới được tuyển dụng làm công tác kiểm toán được bồi dưỡng ngạch KTV dự bị; 80% KTV dự bị được bồi dưỡng ngạch KTV; 30% công chức ngạch KTV được bồi dưỡng KTV chính; 25% công chức ngạch KTV chính được bồi dưỡng KTV cao cấp.Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước cho đội ngũ công chức KTV nhà nước; hoàn thiện tiêu chuẩn ngạch, tiêu chuẩn dự thi nâng ngạch và bổ nhiệm các ngạch chuyên viên và tương đương; chuyên viên chính và tương đương; chuyên viên cao cấp và tương đương. Đội ngũ này được đào tạo theo chương trình đào tạo ngạch chuyên viên, chuyên viên chính của Học viện Hành chính và dự kiến hàng năm bồi dưỡng QLNN ngạch chuyên viên cao cấp khoảng 20 công chức; ngạch chuyên viên chính khoảng 50 công chức; ngạch chuyên viên khoảng 200 công chức.Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức theo tiêu chuẩn các ngạch công chức khác (nghiên cứu viên, phóng viên, thanh tra...): đào tạo công chức ở các ngạch kế toán, nghiên cứu viên, phóng viên, thanh tra,... có kiến thức, năng lực, đạo đức và trình độ chuyên môn phù hợp với tiêu chuẩn của ngạch. Đội ngũ này được đào tạo theo chương trình đào tạo của cơ sở đào tạo và đảm bảo 100% công chức được tham gia các lớp đào tạo.(3) Đào tạo lý luận chính trị cao cấp cho đội ngũ cán bộ quản lý; hoàn thiện tiêu chuẩn bổ nhiệm công chức lãnh đạo cấp vụ; hoàn thiện tiêu chuẩn ngạch, chức vụ; tiêu chuẩn dự thi nâng ngạch và bổ nhiệm chuyên viên cao cấp và tương đương. Đối tượng này được đào tạo theo qui định của Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh. Dự kiến mỗi năm cử 30 công chức đi bồi dưỡng.(4) Đào tạo chứng chỉ kiểm toán quốc tế và đào tạo chuyên gia trên các lĩnh vực chuyên môn. Hàng năm cử 10 công chức đi đào tạo chứng chỉ kiểm toán quốc tế (ACCA, CPA Australia...) theo chương trình đào tạo của cơ sở đào tạo; phấn đấu đến năm 2015 có 50 công chức có chứng chỉ kiểm toán quốc tế; và phấn đấu mỗi lĩnh vực đào tạo từ 02 đến 03 chuyên gia.(5) Đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức bổ trợ cho đội ngũ KTV nhà nước (KTV, Tổ trưởng, Trưởng đoàn kiểm toán) nhằm tăng cường bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng mềm, kỹ năng nghiệp vụ kiểm toán theo chuyên ngành (bao gồm kiểm toán NSNN, kiểm toán DNNN, kiểm toán dự án đầu tư, kiểm toán các tổ chức tài chính - ngân hàng), theo loại hình kiểm toán (kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động) và một số lĩnh vực kiểm toán mới, như: Kiểm toán môi trường, kiểm toán trách nhiệm kinh tế, kiểm toán hoạt động, kiểm toán chuyên đề; kiểm toán trong môi trường CNTT... Đối tượng này sẽ được đào tạo theo nội dung chương trình được Tổng KTNN phê duyệt. Hàng năm, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn kiểm toán cho 100% công chức KTV làm nhiệm vụ kiểm toán; 50% công chức KTV được bồi dưỡng kiến thức bổ trợ; 100% các tổ trưởng, trưởng đoàn được tham gia bồi dưỡng. Mỗi năm, tổ chức mở 01 lớp cho 80 người để phổ biến kinh nghiệm, chia sẻ kiến thức thực tiễn chung toàn ngành và đào tạo, bồi dưỡng về một số lĩnh vực kiểm toán mới từ 50 đến 60 người.(6) Đào tạo, bồi dưỡng tăng cường năng lực đội ngũ làm công tác tham mưu về tổ chức cán bộ, kế hoạch - tổng hợp trong hoạt động kiểm toán, công tác pháp chế, thanh tra, công tác thẩm định, kiểm soát chất lượng kiểm toán, thư ký - tổng hợp, công chức làm công tác hợp tác quốc tế để có khả năng nắm bắt tình hình kinh tế xã hội, chiến lược phát triển và yêu cầu nhiệm vụ công tác chuyên môn của ngành cho đội ngũ công chức làm công tác tham mưu. Hàng năm, cử 100% công chức làm công tác tham mưu được bồi dưỡng nâng cao trình độ.(7) Đào tạo ngoại ngữ cho đội ngũ công chức KTNN để có khả năng tiếp cận, tham gia và đáp ứng được yêu cầu hội nhập quốc tế. Đối tượng này được bồi dưỡng tại các lớp đào tạo tiếng Anh chuyên ngành (mở từ 1- 2 lớp); đào tạo 01 phiên dịch; cử 03 người đi đào tạo tiếng Anh để đạt chứng chỉ IELFS 6.5 và tương đương(8) Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng, phương pháp sư phạm cho các công chức KTNN tham gia giảng dạy tại KTNN nhằm hình thành đội ngũ giảng viên kiêm nhiệm có kiến thức chuyên môn, có phương pháp sư phạm. Mỗi năm KTNN mở 01 lớp cho 30 công chức; phấn đấu đến năm 2015 có 10 giảng viên cơ hữu và 70 giảng viên kiêm nhiệm thường xuyên tham gia giảng dạy. (9) Đào tạo tin học cho cán bộ, công chức, viên chức: hàng năm đào tạo 50% công chức KTV được đào tạo ứng dụng các phần mềm tin học liên quan đến hoạt động kiểm toán để nâng cao kỹ năng ứng dụng tin học trong công tác chuyên môn; mở 02 lớp cho 60 KTV để đào tạo kiểm toán trong môi trường CNTT và 01 lớp đào tạo, phát triển đội ngũ cán bộ chuyên trách CNTT khoảng 30 người. (10) Phổ biến, giáo dục pháp luật của toàn ngành Nhằm xây dựng lực lượng chuyên gia để tiếp cận với trình độ KTNN trong khu vực và thế giới; nâng cao trình độ, nâng cao cho đội ngũ công chức làm tham mưu và xây dựng đội ngũ KTV nhà nước có trình độ chuyên môn cao, có năng lực thực hiện nhiệm vụ và hội nhập kinh tế quốc tế, công chức KTNN sẽ được cử đi đào tạo tại nước ngoài để bồi dưỡng chuyên môn; kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng quản lý hành chính nhà nước, quản lý nguồn lực và quản lý chuyên ngành; Kiến thức, kinh nghiệm kiểm toán, hội nhập quốc tế; đồng thời tham dự hội nghị, hội thảo theo chương trình hợp tác song phương và đa phương.Để kế hoạch tổng thể 5 năm về đào tạo và bồi dưỡng công chức KTNN giai đoạn 2011- 2015 được thực hiện theo đúng mục tiêu của Chiến lược phát triển KTNN đến năm 2020 cần thực hiện một số giải pháp sau: Vụ TCCB và các đơn vị có liên quan cần phối hợp chặt chẽ, xây dựng kế hoạch cụ thể từng năm (mục tiêu từng loại hình, số lượng, số lớp, kinh phí, giáo viên, tài liệu, cơ sở vật chất,...). Kế hoạch phải được xây dựng từ đầu quý III hàng năm; Chuyển từ hình thức đào tạo theo mùa vụ sang phương thức đào tạo thường xuyên; Lựa chọn công chức đúng đối tượng, tiêu chuẩn, phù hợp với yêu cÇu của khóa học và đúng nhu cầu của công chức; Nâng cao năng lực tự tổ chức đào tạo của đơn vị và kết hợp với đào tạo của ngành hàng năm để trang bị kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp cần thiết cho đội ngũ công chức để hoàn thành tốt nhiệm vụ; Từng bước đổi mới nội dung, chương trình đối với từng loại hình đào tạo, đặc biệt là nội dung, chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn ngạch. Phối hợp với Bộ Nội vụ xây dựng chương trình đào tạo các ngạch KTV nhà nước theo hướng “hai trong một” (chương trình đào tạo KTV nhà nước và chương trình đào tạo Quản lý nhà nước ở từng ngạch). Sửa đổi Quy chế quản lý đào tạo, bồi dưỡng theo hướng phân cấp mạnh cho các đơn vị trong việc tổ chức và quản lý đào tạo; Chú trọng xây dựng đội ngũ giảng viên kiêm chức; xây dựng quy định về giảng viên kiêm chức của ngành; Đầu tư cơ sở vật chất và bố trí kinh phí đầy đủ cho các khóa học; tranh thủ các nguồn tài trợ trong và ngoài nước cho công tác đào tạo, bồi dưỡng. Đồng thời phát huy tinh thần tự học tập, nâng cao trình độ của đội ngũ công chức gắn với lĩnh vực chuyên môn của mỗi công chức đang đảm nhận.Với kế hoạch đào tạo được xây dựng như trên, Tổng KTNN yêu cầu Vụ Tổ chức cán bộ phối hợp với Văn phòng KTNN, Trung tâm Khoa học và Bồi dưỡng cán bộ, Trung tâm Tin học, các đơn vị trực thuộc KTNN tập trung xây dựng chương trình, nội dung và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ công chức ngành KTNN như kế hoạch đã đề ra. Định kỳ hàng năm các đơn vị có trách nhiệm báo cáo sơ kết đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch về KTNN (qua Vụ TCCB) để tổng hợp đánh giá chung trong toàn ngành./.Kim Dung
Nhằm đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức KTNN; góp phần nâng cao trình độ lý luận, bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp và năng lực chuyên môn cho đội ngũ công chức; đồng thời nâng cao chất lượng phục vụ của bộ máy hành chính nhà nước và thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị; Ngày 11/10/2011, Phó Tổng KTNN Đoàn Xuân Tiên đã ký ban hành Quyết định số 1591/QĐ-KTNN về việc phê duyệt Kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng công chức KTNN giai đoạn 2011- 2015.
Theo Kế hoạch, căn cứ vào vị trí quản lý, vị trí chuyên môn của đội ngũ công chức KTNN và chỉ tiêu đào tạo, đội ngũ công chức sẽ được đào tạo theo từng nội dung, chương trình tương ứng với từng loại hình đào tạo sau:
(1) Đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ thuộc diện quy hoạch các chức vụ lãnh đạo, quản lý với nội dung và chỉ tiêu đào tạo: 80% cán bộ lãnh đạo cấp vụ, công chức thuộc diện quy hoạch cán bộ lãnh đạo cấp vụ, trưởng phòng, quy hoạch trưởng phòng được đào tạo lý luận chính trị cao cấp; 100% cán bộ cấp vụ và quy hoạch cấp vụ được bồi dưỡng chương trình bồi dưỡng lãnh đạo cấp vụ; 100% cán bộ cấp phòng và quy hoạch cấp phòng được bồi dưỡng chương trình bồi dưỡng lãnh đạo cấp phòng; 100% cán bộ cấp vụ được bồi dưỡng cập nhật kiến thức về kinh tế, chính trị, xã hội, hội nhập quốc tế; đào tạo thông qua giao việc thử thách, luân chuyển đối với cán bộ thuộc diện quy hoạch.
(2) Đào tạo các ngạch công chức, bao gồm:
Công chức, KTV nhà nước được đào tạo bổ sung, cập nhật kiến thức, năng lực, đạo đức và nâng cao trình độ chuyên môn nhằm hình thành đội ngũ KTV nhà nước có cơ cấu thành phần phù hợp, nền tảng kiến thức tốt thực hiện xuất sắc nhiệm vụ chính trị của ngành. Đội ngũ này được đào tạo theo chương trình đào tạo các ngạch KTV nhà nước được Tổng KTNN phê duyệt (ngạch KTV dự bị; ngạch KTV; ngạch KTV chính; ngạch KTV cao cấp) với chỉ tiêu: 100% công chức mới được tuyển dụng làm công tác kiểm toán được bồi dưỡng ngạch KTV dự bị; 80% KTV dự bị được bồi dưỡng ngạch KTV; 30% công chức ngạch KTV được bồi dưỡng KTV chính; 25% công chức ngạch KTV chính được bồi dưỡng KTV cao cấp.
Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước cho đội ngũ công chức KTV nhà nước; hoàn thiện tiêu chuẩn ngạch, tiêu chuẩn dự thi nâng ngạch và bổ nhiệm các ngạch chuyên viên và tương đương; chuyên viên chính và tương đương; chuyên viên cao cấp và tương đương. Đội ngũ này được đào tạo theo chương trình đào tạo ngạch chuyên viên, chuyên viên chính của Học viện Hành chính và dự kiến hàng năm bồi dưỡng QLNN ngạch chuyên viên cao cấp khoảng 20 công chức; ngạch chuyên viên chính khoảng 50 công chức; ngạch chuyên viên khoảng 200 công chức.
Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức theo tiêu chuẩn các ngạch công chức khác (nghiên cứu viên, phóng viên, thanh tra...): đào tạo công chức ở các ngạch kế toán, nghiên cứu viên, phóng viên, thanh tra,... có kiến thức, năng lực, đạo đức và trình độ chuyên môn phù hợp với tiêu chuẩn của ngạch. Đội ngũ này được đào tạo theo chương trình đào tạo của cơ sở đào tạo và đảm bảo 100% công chức được tham gia các lớp đào tạo.
(3) Đào tạo lý luận chính trị cao cấp cho đội ngũ cán bộ quản lý; hoàn thiện tiêu chuẩn bổ nhiệm công chức lãnh đạo cấp vụ; hoàn thiện tiêu chuẩn ngạch, chức vụ; tiêu chuẩn dự thi nâng ngạch và bổ nhiệm chuyên viên cao cấp và tương đương. Đối tượng này được đào tạo theo qui định của Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh. Dự kiến mỗi năm cử 30 công chức đi bồi dưỡng.
(4) Đào tạo chứng chỉ kiểm toán quốc tế và đào tạo chuyên gia trên các lĩnh vực chuyên môn. Hàng năm cử 10 công chức đi đào tạo chứng chỉ kiểm toán quốc tế (ACCA, CPA Australia...) theo chương trình đào tạo của cơ sở đào tạo; phấn đấu đến năm 2015 có 50 công chức có chứng chỉ kiểm toán quốc tế; và phấn đấu mỗi lĩnh vực đào tạo từ 02 đến 03 chuyên gia.
(5) Đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức bổ trợ cho đội ngũ KTV nhà nước (KTV, Tổ trưởng, Trưởng đoàn kiểm toán) nhằm tăng cường bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng mềm, kỹ năng nghiệp vụ kiểm toán theo chuyên ngành (bao gồm kiểm toán NSNN, kiểm toán DNNN, kiểm toán dự án đầu tư, kiểm toán các tổ chức tài chính - ngân hàng), theo loại hình kiểm toán (kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động) và một số lĩnh vực kiểm toán mới, như: Kiểm toán môi trường, kiểm toán trách nhiệm kinh tế, kiểm toán hoạt động, kiểm toán chuyên đề; kiểm toán trong môi trường CNTT... Đối tượng này sẽ được đào tạo theo nội dung chương trình được Tổng KTNN phê duyệt. Hàng năm, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn kiểm toán cho 100% công chức KTV làm nhiệm vụ kiểm toán; 50% công chức KTV được bồi dưỡng kiến thức bổ trợ; 100% các tổ trưởng, trưởng đoàn được tham gia bồi dưỡng. Mỗi năm, tổ chức mở 01 lớp cho 80 người để phổ biến kinh nghiệm, chia sẻ kiến thức thực tiễn chung toàn ngành và đào tạo, bồi dưỡng về một số lĩnh vực kiểm toán mới từ 50 đến 60 người.
(6) Đào tạo, bồi dưỡng tăng cường năng lực đội ngũ làm công tác tham mưu về tổ chức cán bộ, kế hoạch - tổng hợp trong hoạt động kiểm toán, công tác pháp chế, thanh tra, công tác thẩm định, kiểm soát chất lượng kiểm toán, thư ký - tổng hợp, công chức làm công tác hợp tác quốc tế để có khả năng nắm bắt tình hình kinh tế xã hội, chiến lược phát triển và yêu cầu nhiệm vụ công tác chuyên môn của ngành cho đội ngũ công chức làm công tác tham mưu. Hàng năm, cử 100% công chức làm công tác tham mưu được bồi dưỡng nâng cao trình độ.
(7) Đào tạo ngoại ngữ cho đội ngũ công chức KTNN để có khả năng tiếp cận, tham gia và đáp ứng được yêu cầu hội nhập quốc tế. Đối tượng này được bồi dưỡng tại các lớp đào tạo tiếng Anh chuyên ngành (mở từ 1- 2 lớp); đào tạo 01 phiên dịch; cử 03 người đi đào tạo tiếng Anh để đạt chứng chỉ IELFS 6.5 và tương đương
(8) Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng, phương pháp sư phạm cho các công chức KTNN tham gia giảng dạy tại KTNN nhằm hình thành đội ngũ giảng viên kiêm nhiệm có kiến thức chuyên môn, có phương pháp sư phạm. Mỗi năm KTNN mở 01 lớp cho 30 công chức; phấn đấu đến năm 2015 có 10 giảng viên cơ hữu và 70 giảng viên kiêm nhiệm thường xuyên tham gia giảng dạy.
(9) Đào tạo tin học cho cán bộ, công chức, viên chức: hàng năm đào tạo 50% công chức KTV được đào tạo ứng dụng các phần mềm tin học liên quan đến hoạt động kiểm toán để nâng cao kỹ năng ứng dụng tin học trong công tác chuyên môn; mở 02 lớp cho 60 KTV để đào tạo kiểm toán trong môi trường CNTT và 01 lớp đào tạo, phát triển đội ngũ cán bộ chuyên trách CNTT khoảng 30 người.
(10) Phổ biến, giáo dục pháp luật của toàn ngành
Nhằm xây dựng lực lượng chuyên gia để tiếp cận với trình độ KTNN trong khu vực và thế giới; nâng cao trình độ, nâng cao cho đội ngũ công chức làm tham mưu và xây dựng đội ngũ KTV nhà nước có trình độ chuyên môn cao, có năng lực thực hiện nhiệm vụ và hội nhập kinh tế quốc tế, công chức KTNN sẽ được cử đi đào tạo tại nước ngoài để bồi dưỡng chuyên môn; kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng quản lý hành chính nhà nước, quản lý nguồn lực và quản lý chuyên ngành; Kiến thức, kinh nghiệm kiểm toán, hội nhập quốc tế; đồng thời tham dự hội nghị, hội thảo theo chương trình hợp tác song phương và đa phương.
Để kế hoạch tổng thể 5 năm về đào tạo và bồi dưỡng công chức KTNN giai đoạn 2011- 2015 được thực hiện theo đúng mục tiêu của Chiến lược phát triển KTNN đến năm 2020 cần thực hiện một số giải pháp sau: Vụ TCCB và các đơn vị có liên quan cần phối hợp chặt chẽ, xây dựng kế hoạch cụ thể từng năm (mục tiêu từng loại hình, số lượng, số lớp, kinh phí, giáo viên, tài liệu, cơ sở vật chất,...). Kế hoạch phải được xây dựng từ đầu quý III hàng năm; Chuyển từ hình thức đào tạo theo mùa vụ sang phương thức đào tạo thường xuyên; Lựa chọn công chức đúng đối tượng, tiêu chuẩn, phù hợp với yêu cÇu của khóa học và đúng nhu cầu của công chức; Nâng cao năng lực tự tổ chức đào tạo của đơn vị và kết hợp với đào tạo của ngành hàng năm để trang bị kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp cần thiết cho đội ngũ công chức để hoàn thành tốt nhiệm vụ; Từng bước đổi mới nội dung, chương trình đối với từng loại hình đào tạo, đặc biệt là nội dung, chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn ngạch. Phối hợp với Bộ Nội vụ xây dựng chương trình đào tạo các ngạch KTV nhà nước theo hướng “hai trong một” (chương trình đào tạo KTV nhà nước và chương trình đào tạo Quản lý nhà nước ở từng ngạch). Sửa đổi Quy chế quản lý đào tạo, bồi dưỡng theo hướng phân cấp mạnh cho các đơn vị trong việc tổ chức và quản lý đào tạo; Chú trọng xây dựng đội ngũ giảng viên kiêm chức; xây dựng quy định về giảng viên kiêm chức của ngành; Đầu tư cơ sở vật chất và bố trí kinh phí đầy đủ cho các khóa học; tranh thủ các nguồn tài trợ trong và ngoài nước cho công tác đào tạo, bồi dưỡng. Đồng thời phát huy tinh thần tự học tập, nâng cao trình độ của đội ngũ công chức gắn với lĩnh vực chuyên môn của mỗi công chức đang đảm nhận.
Với kế hoạch đào tạo được xây dựng như trên, Tổng KTNN yêu cầu Vụ Tổ chức cán bộ phối hợp với Văn phòng KTNN, Trung tâm Khoa học và Bồi dưỡng cán bộ, Trung tâm Tin học, các đơn vị trực thuộc KTNN tập trung xây dựng chương trình, nội dung và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ công chức ngành KTNN như kế hoạch đã đề ra. Định kỳ hàng năm các đơn vị có trách nhiệm báo cáo sơ kết đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch về KTNN (qua Vụ TCCB) để tổng hợp đánh giá chung trong toàn ngành./.
Kim Dung