Cùng hướng đến mục tiêu chung, chúng tôi sẽ là bạn đồng hành của Kiểm toán Nhà nước

31/03/2009
Xem cỡ chữ Đọc bài viết In trang Google

 Luật Kiểm toán Nhà nước được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 7 và có hiệu lực từ đầu năm 2006, đã xác định địa vị pháp lý mới của Kiểm toán Nhà nước. Đây là một bước tiến quan trọng trong chiến lược cải cách nền hành chính của Nhà nước ta, là bước tiến quan trọng trong sinh hoạt dân chủ, bảo đảm thùc quyền của Quốc hội đã được ghi trong Hiến pháp và pháp luật. Năm đầu tiên thực hiện Luật Kiểm toán Nhà nước ở vào giai đoạn rất đặc biệt, năm đầu thực hiện kế hoạch 5 năm (2006 - 2010) và là năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X. Vì vậy, với địa vị pháp lý mới, Kiểm toán Nhà nước có nhiệm vụ hết sức nặng nề và trách nhiệm cũng hết sức đặc biệt; Quốc hội, Chính phủ và nhân dân đang đặt ra những đòi hỏi rất cao đối với đội ngũ cán bộ, công chức của ngành. (Trích phát biểu của đồng chí Nguyễn Đức Kiên- Uỷ viên Ban chấp hành trung ương Đảng, Uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế và Ngân sách của Quốc hội tại Hội nghị tổng kết ngành Kiểm toán Nhà nước)

 ...Kiểm toán Nhà nước ra đời đến nay được 12 năm, có thể nói còn rất non trẻ nhưng đã nhanh chóng hoạt động ngày càng hiệu quả, góp phần rất ý nghĩa thiết lập trật tự, kỷ cương trong quản lý ngân sách, tiền và tài sản Nhà nước. Đảng và Nhà nước ta xác định Kiểm toán Nhà nước là một trong những công cụ rất quan trọng trong quản lý, điều hành kinh tế vĩ mô, bảo đảm nền kinh tế phát triển nhanh trong trật tự và có hiệu quả. Kiểm toán Nhà nước, thanh tra, kiểm tra, giám sát có phạm vi kinh tế - xã hội khác nhau, do đó chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn cũng khác nhau, nhưng đều tương đồng với nhau xét từ góc độ thiết lập trật tự, củng cố và phát triển kỷ cương phép nước trong lĩnh vực quản lý kinh tế nói chung, quản lý tài chính, tiền và tài sản Nhà nước nói riêng. Vì thế, trong hoạt động của các cơ quan này rất nhạy cảm, dễ động chạm và dễ gặp những sự cám dỗ, li ko. Mặc dù vậy, nhiều đơn vị và cá nhân của Kiểm toán Nhà nước thời gian qua đã luôn đề cao trách nhiệm, tự khẳng định về chuyên môn, khẳng định về bản lĩnh nghề nghiệp, đã góp phần quan trọng vào kết quả hoạt động của ngành, vào những thành tựu to lín của sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước trong những năm gần đây.

Luật Kiểm toán Nhà nước được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 7 và có hiệu lực từ đầu năm 2006, đã xác định địa vị pháp lý mới của Kiểm toán Nhà nước. Đây là một bước tiến quan trọng trong chiến lược cải cách nòn hnh chýnh của Nhà nước ta, là bước tiến quan trọng trong sinh hoạt dân chủ, bảo đảm thùc quyền của Quốc hội đã được ghi trong Hiến pháp và pháp luật. Năm đầu tiên thực hiện Luật Kiểm toán Nhà nước ở vào giai đoạn rất đặc biệt, năm đầu thực hiện kế hoạch 5 năm (2006 - 2010) và là năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X. Vì vậy, với địa vị pháp lý mới, Kiểm toán Nhà nước có nhiệm vụ hết sức nặng nề và trách nhiệm cũng hết sức đặc biệt; Quốc hội, Chính phủ và nhân dân đang đặt ra những đòi hỏi rất cao đối với đội ngũ cán bộ, công chức của ngành.

Với tư cách là một công cụ quản lý kinh tế quan trọng, hoạt động kiểm toán nhà nước đã và sẽ góp phần thiết thực, có ý nghĩa vào việc duy trì củng cố và phát triển trật tự, kỷ cương trong một nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa. Chính vì thế, chúng tôi nghĩ rằng, trong thời gian sắp tới, trước hết là năm 2006, năm đầu thực hiện Luật Kiểm toán Nhà nước cần phải triển khai đồng bộ những nhiệm vụ, chức năng của Kiểm toán Nhà nước đã được xác định trong Luật; đồng thời cũng chọn những trọng điểm để có những bước đi phù hợp thì hoạt động mới đạt được hiệu quả cao, thiết thực đáp ứng lòng tin và tình cảm của Quốc hội, của nhân dân. Những yêu cầu được quy định trong Luật đặt ra những đòi hỏi rất cao. Nếu ai đó ngh rằng, Luật ra đời đương nhiên mọi hoạt động đều thuận lợi và làm tốt ngay tất cả thì không thực tế. Cần phải có bước đi phù hợp để tiến đõn sù hoàn thiện, đáp ứng được những yêu cầu quy định trong Luật Kiểm toán Nhà nước. Nói như thế không có nghĩa là các hoạt động triển khai Luật "tuần tự nhi tiến" mà phải tìm những bước đi nhanh hơn, đi tắt, đón đầu, hiệu quả hơn. Thời gian sắp tới, cùng với Luật kiểm toán nhà nước, Quốc hội và Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan hữu trách của Nhà nước có thẩm quyền sẽ ban hành những đạo luật, những văn bản mang tính pháp quy tạo điều kiện vật chất, nguồn nhân lực và các điều kiện khác để Kiểm toán Nhà nước nhanh chóng bắt nhịp vào cuộc sống đang hết sức sôi động, thuận lợi nhiều nhưng khó khăn, phức tạp cũng không ít. Xã hội đang đặt ra những đòi hỏi rất cao và đặt niềm tin vào đội ngũ cán bộ, kiểm toán viên của Kiểm toán Nhà nước.

Với tinh thần đó, với tư cách là cơ quan hoạt động trong lĩnh vực lập pháp, dù chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn khác nhau, nhưng đều hướng vào mục tiêu chung là phát triển nhanh, bền vững đất nước, Uỷ ban Kinh tế và Ngân sách của Quốc hội sẽ phối hợp chặt chẽ với Kiểm toán Nhà nước như những người bạn đồng hành, cùng hỗ trợ, hợp tác với nhau, vui chung với những kết quả đạt được, trăn trở chung về những điều cùng quan tâm./.

Xem thêm »