15/07/2014
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In trang
Khai mạc Phiên họp thứ Hai mươi chín của UBTVQHNgày 14.7, dưới sự chủ trì của Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng, UBTVQH đã khai mạc Phiên họp thứ Hai mươi chín.Tiếp đó, dưới sự điều khiển của Phó chủ tịch QH Huỳnh Ngọc Sơn, Phó chủ tịch QH Uông Chu Lưu, UBTVQH đã thảo luận về một số vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Căn cước công dân và dự án Luật Hộ tịch.Theo Báo cáo tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Căn cước công dân do Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Nguyễn Kim Khoa trình bày, trên cơ sở tiếp thu ý kiến của các ĐBQH tại Kỳ họp thứ Bảy, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh đã phối hợp với Ban soạn thảo dự án Luật dự kiến tiếp thu, chỉnh lý 3 vấn đề lớn gồm: cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và mối quan hệ với các cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác; phương pháp cấp số định danh cá nhân; thẻ căn cước công dân.Đánh giá dự thảo Luật Căn cước công dân đã đưa ra các quy định nhằm bảo đảm thực hiện tốt hơn các quyền tự do, dân chủ của người dân theo Hiến pháp năm 2013, góp phần giảm bớt các loại giấy tờ hành chính, song nhiều Ủy viên UBTVQH đề nghị, cần đánh giá rõ tác động của dự luật này và các điều kiện bảo đảm thực hiện, tránh nguy cơ gây mất ổn định xã hội. Ngoài ra, cần cân nhắc lộ trình triển khai thực hiện Luật Căn cước công dân, vì nếu cho phép các địa phương có điều kiện KT-XH còn khó khăn đến năm 2020 mới phải thực hiện theo quy định của luật này thì sẽ tạo sự không thống nhất trong việc áp dụng luật. Hệ lụy là, người dân ở địa phương này khi đến địa phương khác có nguy cơ không sử dụng được thẻ căn cước công dân và không biết sử dụng loại giấy tờ nào để thực hiện các nhu cầu của mình.Băn khoăn về việc Luật Căn cước công dân được thi hành sẽ giúp loại bỏ bao nhiêu giấy tờ cho công dân và sẽ còn bao nhiêu giấy tờ vẫn tồn tại, Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai đề nghị, cần giải trình rõ: những thông tin có tính chất ngắn hạn như bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội... có nên ghi vào thẻ căn cước công dân hay không? Giải trình vấn đề này, đại diện cơ quan chủ trì soạn thảo dự án Luật cho biết, dự kiến, khi sử dụng thẻ căn cước công dân, một số loại giấy tờ sẽ được bỏ đi để giảm phiền hà cho dân (như giấy khai sinh, chứng minh thư nhân dân...). Tuy nhiên, một số loại giấy tờ vẫn phải giữ, bởi thẻ căn cước chỉ thể hiện từ 16 đến 17 trường thông tin cơ bản của một công dân.Thảo luận về dự án Luật Căn cước công dân, dự án Luật Hộ tịch tại Kỳ họp thứ Bảy, nhiều ĐBQH cho rằng, cùng với hộ tịch thì căn cước công dân đều là những vấn đề liên quan đến quản lý dân cư, do đó cần điều chỉnh các vấn đề này trong cùng một văn bản luật, đồng thời giao cho một cơ quan (Bộ Tư pháp hoặc Bộ Công an) thống nhất quản lý, tổ chức thực hiện để tránh chồng chéo. Tuy nhiên, Báo cáo về một số vấn đề lớn của dự án Luật Hộ tịch do Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý trình bày, nêu rõ: giữa hộ tịch và căn cước công dân tuy có mối liên hệ mật thiết với nhau, nhưng có phạm vi, mục đích và cách thức thực hiện khác nhau. Hộ tịch là những sự kiện quan trọng của công dân (khai sinh, kết hôn, khai tử, nhận cha, mẹ, con, xác định giới tính, dân tộc...) được Nhà nước ghi nhận và bảo vệ liên quan đến quyền cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp. Thẻ căn cước công dân là để phục vụ công tác quản lý trong lĩnh vực an ninh, trật tự, bảo đảm an toàn xã hội. Hiện nay, vấn đề hộ tịch do Bộ Tư pháp quản lý; còn căn cước công dân do Bộ Công an quản lý. Do đó, Thường trực Ủy ban Pháp luật đề nghị, tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật Hộ tịch và giữ phạm vi điều chỉnh như quy định của dự thảo Luật đã trình QH tại Kỳ họp thứ Bảy. Tán thành với quan điểm của Thường trực Ủy ban Pháp luật, một số Ủy viên UBTVQH cho rằng, trong 17 trường thông tin tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được quy định tại Luật Căn cước công dân, thì có 11 trường thông tin thuộc Cơ sở dữ liệu quốc gia về hộ tịch. Và dù thẻ căn cước công dân sử dụng các nội dung của hộ tịch để xác định đặc điểm công dân nhưng không vì thế mà có thể đưa các nội dung này thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Căn cước công dân.Tán thành với việc sử dụng thẻ căn cước công dân để thay thế cho giấy khai sinh, nhưng Chủ tịch Hội đồng Dân tộc K’sor Phước băn khoăn, quy định về số định danh cá nhân nên quy định ở Luật Hộ tịch hay Luật Căn cước công dân? Nhiều Ủy viên UBTVQH cho rằng, dự thảo Luật Hộ tịch trình ra QH tại Kỳ họp thứ Bảy không có quy định về số định danh cá nhân, trong khi, đây là một sự kiện hộ tịch, khẳng định quyền con người, quyền công dân của mỗi cá nhân khi vừa được sinh ra. Luật Căn cước công dân cũng quy định phải có số định danh cá nhân mới được cấp thẻ căn cước công dân. Do đó, nhiều ý kiến cho rằng, cần quy định về số định danh cá nhân tại Luật Hộ tịch để phù hợp với bản chất của việc làm này.Buổi chiều, dưới sự điều khiển của Phó chủ tịch QH Uông Chu Lưu, UBTVQH đã cho ý kiến về một số vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) và dự án Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân (sửa đổi).Trình bày Báo cáo xin ý kiến UBTVQH về một số vấn đề lớn về dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện nêu rõ, các vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau là: Tòa án thực hiện quyền tư pháp, tổ chức Tòa án nhân dân sơ thẩm trong hệ thống Tòa án nhân dân, cơ chế quản lý Tòa án nhân dân, nhiệm vụ phát triển án lệ của Tòa án nhân dân tối cao, hiệu lực quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, thành lập Tòa án giản lược trong cơ cấu tổ chức Tòa án nhân dân, nhiệm vụ quyền hạn của Tòa án quân sự...Về quyền tư pháp, các Ủy viên UBTVQH khẳng định, phải cụ thể hóa đầy đủ tinh thần của Hiến pháp năm 2013: Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp. Chưa hài lòng với quy định về quyền tư pháp trong dự thảo Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý đề nghị, cần rà soát lại các quyền này và không nên quá mở rộng quyền tư pháp. Cụ thể, tại khoản 2, Điều 2, chỉ có khoản a: Tòa án nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh – thương mại, lao động, hành chính và giải quyết các việc khác theo quy định của pháp luật; xem xét đầy đủ, khách quan, toàn diện các tài liệu, chứng cứ đã được thu thập trong quá trình tố tụng; ra bản án, quyết định việc phạm tội, áp dụng hình phạt, quyền và nghĩa vụ về tài sản, quyền nhân thân - là thực hiện quyền tư pháp. Còn các khoản khác như: quyết định xử lý vi phạm hành chính các hành vi cản trở hoạt động tố tụng của Tòa án nhân dân; quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính liên quan đến quyền con người, quyền cơ bản của công dân theo quy định của pháp luật... không phải là quyền tư pháp, không phải chỉ Tòa án nhân dân với tư cách là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mới thực hiện được mà các cơ quan khác cũng có thể thực hiện được.Về dự án Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân (sửa đổi), các Ủy viên UBTVQH cơ bản nhất trí với Báo cáo của Ủy ban Tư pháp. Tuy nhiên, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng cho rằng, cần tách bạch giữa quyền công tố và quyền kiểm sát. Sự mông lung, không minh bạch giữa hai quyền này sẽ gây khó khăn cho hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân. Chủ tịch Hội đồng Dân tộc K’sor Phước cũng đề nghị, phải làm rõ thực hiện quyền kiểm sát là kiểm sát cái gì? Hành vi đó như thế nào? Từ khâu nào đến khâu nào? Có phải kiểm sát là từ khi bắt đầu tiến hành khởi tố cho đến khi thi hành án hay không? Quyền công tố phải được thực hiệc ở giai đoạn nào? Có phải chỉ thực hiện từ khi khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện công tác điều tra cơ quan công an và cơ quan khác hay không?Về Ủy ban Kiểm sát, Điều 45, 47, 49, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cho rằng, cần xem lại các quy định của Hiến pháp về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Viện Kiểm sát nhân dân để xét có cần có Ủy ban kiểm sát hay không? Nếu quy định quá nhiều quyền của Ủy ban kiểm sát sẽ ảnh hưởng đến quyền của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. Ủy ban Kiểm sát nếu được thành lập, không nên quy định về quyền quyết định tổ chức viện kiểm sát nhân dân, bởi đây là quyền hạn của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân. Hơn nữa, Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới đã chịu nhiều tầng lãnh đạo của cấp trên, giờ lại chịu sự chỉ đạo của Ủy ban Kiểm sát là thêm tầng nấc lãnh đạo. Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý đề nghị, chỉ Viện kiểm sát nhân dân tối cao mới có Ủy ban Kiểm sát. Những Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới không cần có Ủy ban Kiểm sát.P.Thủy – H.NgọcTheo daibieunhandan.vn
Ngày 14.7, dưới sự chủ trì của Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng, UBTVQH đã khai mạc Phiên họp thứ Hai mươi chín.
Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng khai mạc Phiên họp thứ Hai mươi chín của UBTVQH. Ảnh: Lâm Hiển
Tiếp đó, dưới sự điều khiển của Phó chủ tịch QH Huỳnh Ngọc Sơn, Phó chủ tịch QH Uông Chu Lưu, UBTVQH đã thảo luận về một số vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Căn cước công dân và dự án Luật Hộ tịch.
Theo Báo cáo tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Căn cước công dân do Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Nguyễn Kim Khoa trình bày, trên cơ sở tiếp thu ý kiến của các ĐBQH tại Kỳ họp thứ Bảy, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh đã phối hợp với Ban soạn thảo dự án Luật dự kiến tiếp thu, chỉnh lý 3 vấn đề lớn gồm: cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và mối quan hệ với các cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác; phương pháp cấp số định danh cá nhân; thẻ căn cước công dân.
Đánh giá dự thảo Luật Căn cước công dân đã đưa ra các quy định nhằm bảo đảm thực hiện tốt hơn các quyền tự do, dân chủ của người dân theo Hiến pháp năm 2013, góp phần giảm bớt các loại giấy tờ hành chính, song nhiều Ủy viên UBTVQH đề nghị, cần đánh giá rõ tác động của dự luật này và các điều kiện bảo đảm thực hiện, tránh nguy cơ gây mất ổn định xã hội. Ngoài ra, cần cân nhắc lộ trình triển khai thực hiện Luật Căn cước công dân, vì nếu cho phép các địa phương có điều kiện KT-XH còn khó khăn đến năm 2020 mới phải thực hiện theo quy định của luật này thì sẽ tạo sự không thống nhất trong việc áp dụng luật. Hệ lụy là, người dân ở địa phương này khi đến địa phương khác có nguy cơ không sử dụng được thẻ căn cước công dân và không biết sử dụng loại giấy tờ nào để thực hiện các nhu cầu của mình.
Băn khoăn về việc Luật Căn cước công dân được thi hành sẽ giúp loại bỏ bao nhiêu giấy tờ cho công dân và sẽ còn bao nhiêu giấy tờ vẫn tồn tại, Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai đề nghị, cần giải trình rõ: những thông tin có tính chất ngắn hạn như bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội... có nên ghi vào thẻ căn cước công dân hay không? Giải trình vấn đề này, đại diện cơ quan chủ trì soạn thảo dự án Luật cho biết, dự kiến, khi sử dụng thẻ căn cước công dân, một số loại giấy tờ sẽ được bỏ đi để giảm phiền hà cho dân (như giấy khai sinh, chứng minh thư nhân dân...). Tuy nhiên, một số loại giấy tờ vẫn phải giữ, bởi thẻ căn cước chỉ thể hiện từ 16 đến 17 trường thông tin cơ bản của một công dân.
Thảo luận về dự án Luật Căn cước công dân, dự án Luật Hộ tịch tại Kỳ họp thứ Bảy, nhiều ĐBQH cho rằng, cùng với hộ tịch thì căn cước công dân đều là những vấn đề liên quan đến quản lý dân cư, do đó cần điều chỉnh các vấn đề này trong cùng một văn bản luật, đồng thời giao cho một cơ quan (Bộ Tư pháp hoặc Bộ Công an) thống nhất quản lý, tổ chức thực hiện để tránh chồng chéo. Tuy nhiên, Báo cáo về một số vấn đề lớn của dự án Luật Hộ tịch do Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý trình bày, nêu rõ: giữa hộ tịch và căn cước công dân tuy có mối liên hệ mật thiết với nhau, nhưng có phạm vi, mục đích và cách thức thực hiện khác nhau. Hộ tịch là những sự kiện quan trọng của công dân (khai sinh, kết hôn, khai tử, nhận cha, mẹ, con, xác định giới tính, dân tộc...) được Nhà nước ghi nhận và bảo vệ liên quan đến quyền cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp. Thẻ căn cước công dân là để phục vụ công tác quản lý trong lĩnh vực an ninh, trật tự, bảo đảm an toàn xã hội. Hiện nay, vấn đề hộ tịch do Bộ Tư pháp quản lý; còn căn cước công dân do Bộ Công an quản lý. Do đó, Thường trực Ủy ban Pháp luật đề nghị, tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật Hộ tịch và giữ phạm vi điều chỉnh như quy định của dự thảo Luật đã trình QH tại Kỳ họp thứ Bảy. Tán thành với quan điểm của Thường trực Ủy ban Pháp luật, một số Ủy viên UBTVQH cho rằng, trong 17 trường thông tin tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được quy định tại Luật Căn cước công dân, thì có 11 trường thông tin thuộc Cơ sở dữ liệu quốc gia về hộ tịch. Và dù thẻ căn cước công dân sử dụng các nội dung của hộ tịch để xác định đặc điểm công dân nhưng không vì thế mà có thể đưa các nội dung này thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Căn cước công dân.
Tán thành với việc sử dụng thẻ căn cước công dân để thay thế cho giấy khai sinh, nhưng Chủ tịch Hội đồng Dân tộc K’sor Phước băn khoăn, quy định về số định danh cá nhân nên quy định ở Luật Hộ tịch hay Luật Căn cước công dân? Nhiều Ủy viên UBTVQH cho rằng, dự thảo Luật Hộ tịch trình ra QH tại Kỳ họp thứ Bảy không có quy định về số định danh cá nhân, trong khi, đây là một sự kiện hộ tịch, khẳng định quyền con người, quyền công dân của mỗi cá nhân khi vừa được sinh ra. Luật Căn cước công dân cũng quy định phải có số định danh cá nhân mới được cấp thẻ căn cước công dân. Do đó, nhiều ý kiến cho rằng, cần quy định về số định danh cá nhân tại Luật Hộ tịch để phù hợp với bản chất của việc làm này.
Buổi chiều, dưới sự điều khiển của Phó chủ tịch QH Uông Chu Lưu, UBTVQH đã cho ý kiến về một số vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) và dự án Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân (sửa đổi).
Trình bày Báo cáo xin ý kiến UBTVQH về một số vấn đề lớn về dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện nêu rõ, các vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau là: Tòa án thực hiện quyền tư pháp, tổ chức Tòa án nhân dân sơ thẩm trong hệ thống Tòa án nhân dân, cơ chế quản lý Tòa án nhân dân, nhiệm vụ phát triển án lệ của Tòa án nhân dân tối cao, hiệu lực quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, thành lập Tòa án giản lược trong cơ cấu tổ chức Tòa án nhân dân, nhiệm vụ quyền hạn của Tòa án quân sự...
Về quyền tư pháp, các Ủy viên UBTVQH khẳng định, phải cụ thể hóa đầy đủ tinh thần của Hiến pháp năm 2013: Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp. Chưa hài lòng với quy định về quyền tư pháp trong dự thảo Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý đề nghị, cần rà soát lại các quyền này và không nên quá mở rộng quyền tư pháp. Cụ thể, tại khoản 2, Điều 2, chỉ có khoản a: Tòa án nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh – thương mại, lao động, hành chính và giải quyết các việc khác theo quy định của pháp luật; xem xét đầy đủ, khách quan, toàn diện các tài liệu, chứng cứ đã được thu thập trong quá trình tố tụng; ra bản án, quyết định việc phạm tội, áp dụng hình phạt, quyền và nghĩa vụ về tài sản, quyền nhân thân - là thực hiện quyền tư pháp. Còn các khoản khác như: quyết định xử lý vi phạm hành chính các hành vi cản trở hoạt động tố tụng của Tòa án nhân dân; quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính liên quan đến quyền con người, quyền cơ bản của công dân theo quy định của pháp luật... không phải là quyền tư pháp, không phải chỉ Tòa án nhân dân với tư cách là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mới thực hiện được mà các cơ quan khác cũng có thể thực hiện được.
Về dự án Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân (sửa đổi), các Ủy viên UBTVQH cơ bản nhất trí với Báo cáo của Ủy ban Tư pháp. Tuy nhiên, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng cho rằng, cần tách bạch giữa quyền công tố và quyền kiểm sát. Sự mông lung, không minh bạch giữa hai quyền này sẽ gây khó khăn cho hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân. Chủ tịch Hội đồng Dân tộc K’sor Phước cũng đề nghị, phải làm rõ thực hiện quyền kiểm sát là kiểm sát cái gì? Hành vi đó như thế nào? Từ khâu nào đến khâu nào? Có phải kiểm sát là từ khi bắt đầu tiến hành khởi tố cho đến khi thi hành án hay không? Quyền công tố phải được thực hiệc ở giai đoạn nào? Có phải chỉ thực hiện từ khi khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện công tác điều tra cơ quan công an và cơ quan khác hay không?
Về Ủy ban Kiểm sát, Điều 45, 47, 49, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cho rằng, cần xem lại các quy định của Hiến pháp về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Viện Kiểm sát nhân dân để xét có cần có Ủy ban kiểm sát hay không? Nếu quy định quá nhiều quyền của Ủy ban kiểm sát sẽ ảnh hưởng đến quyền của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. Ủy ban Kiểm sát nếu được thành lập, không nên quy định về quyền quyết định tổ chức viện kiểm sát nhân dân, bởi đây là quyền hạn của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân. Hơn nữa, Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới đã chịu nhiều tầng lãnh đạo của cấp trên, giờ lại chịu sự chỉ đạo của Ủy ban Kiểm sát là thêm tầng nấc lãnh đạo. Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý đề nghị, chỉ Viện kiểm sát nhân dân tối cao mới có Ủy ban Kiểm sát. Những Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới không cần có Ủy ban Kiểm sát.
P.Thủy – H.Ngọc
Theo daibieunhandan.vn