02/05/2014
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In trang
Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 4/2014 (kiemtoannn.gov.vn) - Ngày 29/4/2014, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 năm 2014 tại Hà Nội.Trong tháng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục tập trung thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ. Đã ban hành quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về người giúp việc gia đình; một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú; định hướng xây dựng Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) và Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Phê duyệt kế hoạch vay và trả nợ của Chính phủ năm 2014; quy định về hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng; thúc đẩy cổ phần hóa, giảm và thoái vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; tái cơ cấu Tập đoàn Bưu chính – Viễn thông (VNPT); chỉ đạo các giải pháp phát triển ngành thủy sản, ngành cơ khí; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp; quy định cơ cấu biểu giá bán lẻ điện; bảo đảm cung cấp đủ điện khu vực phía Nam; xây dựng lộ trình giảm, tiến tới cấm sản xuất, tiêu thụ bóng đèn sợi đốt trên thị trường; cho vay ưu đãi đối với các dự án ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ; chính sách tín dụng cho người nuôi tôm, cá tra; đưa lực lượng Kiểm ngư vào hoạt động; ban hành tiêu chí, điều kiện, thủ tục công nhận xã đảo; tích cực chuẩn bị kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ; thúc đẩy tiến độ giải phóng mặt bằng dự án mở rộng Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh đoạn qua khu vực Tây Nguyên; quy định về công trình đường cao tốc; bảo đảm tiến độ xây dựng một số công trình giao thông; bảo đảm trật tự an toàn giao thông các dịp Lễ, kỳ thi; tăng cường kiểm soát tải trọng xe; chống tiêu cực trong đăng kiểm giao thông; tập trung phòng chống dịch bệnh sởi; tăng cường đấu tranh phòng chống tội phạm; chủ động phòng chống lụt bão...Kinh tế - xã hội tiếp tục đà chuyển biến tích cực trên hầu hết các lĩnh vực Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định. Giá tiêu dùng (CPI) tháng 4 tăng 0,08%, 4 tháng tăng 0,88%, là mức tăng thấp trong vòng 04 năm qua; tình hình giá cả, thị trường ổn định; có cơ sở kiểm soát được lạm phát năm 2014 ở mức 5 - 6%. Dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế tăng khoảng 1%. Mặt bằng lãi suất huy động ổn định; lãi suất cho vay giảm nhẹ; tỷ trọng các khoản vay lãi suất cao trong tổng dư nợ đã giảm mạnh. Tỷ giá, thị trường ngoại hối tương đối ổn định; dự trữ ngoại tệ tiếp tục tăng.Kim ngạch xuất khẩu 4 tháng ước đạt 45,7 tỷ USD, tăng 16,9%; kim ngạch nhập khẩu đạt trên 45 tỷ USD, tăng 13,7%; xuất siêu khoảng 684 triệu USD.Tổng thu NSNN tăng khá, 4 tháng ước đạt 36,9% dự toán, tăng 14% so với cùng kỳ; tổng chi NSNN đạt 32,9% dự toán.Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện 4 tháng đạt khoảng 4 tỷ USD, tăng 6,7%; vốn ODA giải ngân tăng 6%. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) 4 tháng tăng 5,4%, cao hơn cùng kỳ (5%); cơ cấu công nghiệp tiếp tục chuyển dịch tích cực, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 7,4%. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tiếp tục phát triển ổn định; diện tích rừng trồng mới tăng 29,3%; sản lượng thủy sản tăng 3%. Khu vực dịch vụ tăng khá; tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 4 tháng ước tăng 10,6%; khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 3 triệu lượt người, tăng 27,3%. Có gần 26 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và 6 nghìn doanh nghiệp hoạt động trở lại.An sinh xã hội tiếp tục được bảo đảm; đời sống của người dân, nhất là người nghèo, đối tượng chính sách được quan tâm. Tạo việc làm cho khoảng 487 nghìn lao động, trong đó đưa trên 34 nghìn người đi làm việc ở nước ngoài.Các lĩnh vực y tế, giáo dục, đào tạo, khoa học công nghệ, văn hóa, thể thao, bảo vệ tài nguyên môi trường, cải cách hành chính, giải quyết khiếu nại, tố cáo, đấu tranh phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, bảo đảm an toàn giao thông tiếp tục được đẩy mạnh. Tai nạn giao thông giảm 2,7% về số vụ và 4,8% về số người chết so với cùng kỳ. Quốc phòng an ninh được tăng cường; chủ quyền quốc gia được giữ vững; trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Chủ động, tích cực triển khai các hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế; đẩy mạnh tiến trình đàm phán các Hiệp định thương mại tự do. Tuy nhiên, kinh tế - xã hội một số mặt chuyển biến còn chậm, chưa vững chắc. Sản xuất kinh doanh, xử lý nợ xấu và phát triển thị trường bất động sản còn nhiều khó khăn; dư nợ tín dụng tăng chậm. Tăng trưởng công nghiệp tuy cao hơn cùng kỳ nhưng còn chậm. Tốc độ tăng tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng chưa cao; giải ngân đầu tư công thấp (mới đạt 23,5% kế hoạch); tổng cầu tăng chậm. Số doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể và phá sản còn nhiều. Việc làm và đời sống vẫn còn khó khăn. Số vụ tai nạn giao thông và cháy nổ còn nhiều. Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương bám sát các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã đề raTrên cơ sở đánh giá tình hình và kết quả của 4 tháng đầu năm, Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương bám sát các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra để chỉ đạo chủ động thực hiện quyết liệt, đồng bộ, toàn diện, sâu sát, kịp thời, hiệu lực hiệu quả với tinh thần trách nhiệm cao nhất; trong đó tập trung vào các nội dung chủ yếu sau:Thực hiện hiệu quả các giải pháp tăng tổng cầu, tập trung đẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công và vốn FDI, ODA. Làm tốt công tác giải phóng mặt bằng, bảo đảm đúng chính sách và tiến độ xây dựng công trình. Tập trung tháo gỡ khó khăn về vốn; thực hiện việc ứng vốn đầu tư công, đối ứng ODA; tạo thuận lợi giải ngân vốn FDI. Rà soát cơ chế chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận vốn, tăng dư nợ gắn với bảo đảm chất lượng tín dụng và xử lý nợ xấu. Tập trung cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nhất là thủ tục đăng ký kinh doanh, giấy phép, thuế, hải quan, đất đai, tài nguyên khoáng sản, môi trường...; có kế hoạch thanh tra, kiểm tra phù hợp, hạn chế việc hình sự hóa các quan hệ kinh tế, bảo đảm công khai minh bạch, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. Trong cuộc gặp gỡ DN ngày hôm 28/4/2014, Thủ tướng đã trực tiếp nghe phản ánh tình trạng hiện nay có nhiều thủ tục còn lòng vòng đối với DN, gây phiền hà, cải cách TTHC nhiều nơi còn chưa tốt. Mặc dù đã có bước tiến dài trong cải cách, rút ngắn thời gian, có những cái từ 15 ngày còn 3 ngày, có những nơi tập trung giải quyết 1 cửa, 1 dấu có hiệu quả nhưng vẫn còn những vướng mắc. Đây là lĩnh vực chúng ta phải tháo gỡ.Chỉ đạo đẩy mạnh cổ phần hóa theo đề án, kế hoạch được duyệt, có cách làm phù hợp đối với từng doanh nghiệp, bảo đảm chặt chẽ, xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh. Xây dựng cơ chế quản lý giá sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi trên cơ sở bảo vệ lợi ích người tiêu dùng, bảo đảm chặt chẽ, đúng pháp luật, phù hợp với cam kết quốc tế và làm tốt công tác thông tin tuyên truyền. Thủ tướng nhắc nhở Bộ, ngành chức năng có liên quan trong lĩnh vực kiểm tra thị trường, quản lý giá, có trách nhiệm liên quan tới sữa phải tự xem xét lại để rút kinh nghiệm. Quan điểm của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ thống nhất quản lý sữa chặt chẽ hơn bằng cách quy định giá trần và bán sữa phải niêm yết thời giá; không thả lỏng giá sữa … Về tháo gỡ khó khăn cho nhà ở xã hội và thị trường bất động sản, giao Ban chỉ đạo Trung ương về chính sách nhà ở và thị trường bất động sản triển khai các giải pháp phù hợp, tập trung vào nhà ở cho người có thu nhập thấp. Sớm hoàn tất thủ tục để triển khai Chương trình nhà ở tránh lũ ở khu vực miền Trung, tiếp tục thực hiện Chương trình 167 về nhà ở chính sách và ứng vốn để thực hiện. Về triển khai các dự án luật, năm nay là năm đặc biệt triển khai Hiến pháp 2013. Chính phủ giao trách nhiệm các bộ, ngành phối hợp nhanh hơn nữa trong lĩnh vực này. Chủ động phòng tránh, khắc phục hậu quả thiên tai trong mùa mưa bão sắp tới; đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình phòng chống lụt bão. Về chỉ đạo sản xuất, Chính phủ lưu ý sản xuất nông nghiệp. Người nông dân còn đang khó khăn, cần lưu ý mối quan hệ giữa người sản xuất với DN chưa được đảm bảo, chưa có chuỗi kết nối để chia sẻ, đồng cảm, hỗ trợ lẫn nhau, làm thế nào gắn kết các tổ chức chính trị-xã hội, các tổ chức nghề nghiệp tham gia chia sẻ với các hộ nông dân, hợp tác xã, từ đó chủ động sản xuất, tiêu thụ, tạo sự yên tâm.Thực hiện tốt các chính sách văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, môi trường... Trong đó lưu ý rà soát, đánh giá tình hình và kịp thời cứu đói giáp hạt; tập trung chỉ đạo thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh, không để lây lan. Tập trung chỉ đạo thực hiện công tác bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, giảm tai nạn giao thông, nhất là trong các ngày nghỉ lễ và kỳ thi tốt nghiệp các cấp. Đẩy mạnh thực hiện, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng, trình các đề án luật, pháp lệnh và ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành pháp luật. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, lãng phí, bảo đảm quốc phòng an ninh, tăng cường và nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, chủ động cung cấp thông tin về tình hình kinh tế - xã hội, các chủ trương, cơ chế, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước và chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.Tại phiên họp này, Chính phủ đã thảo luận và cho ý kiến về Dự án Luật An toàn thông tin số; Dự án Luật sửa đổi, bổ sung Khoản 2, Điều 13, Luật Quốc tịch Việt Nam; Dự thảo Báo cáo về kết quả triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013; các báo cáo về tình hình triển khai thi hành luật, pháp lệnh, ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh; tình hình thị trường bất động sản, nhà ở và giải pháp tháo gỡ khó khăn trong thời gian tới.../.
(kiemtoannn.gov.vn) - Ngày 29/4/2014, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 năm 2014 tại Hà Nội.
Trong tháng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục tập trung thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ. Đã ban hành quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về người giúp việc gia đình; một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú; định hướng xây dựng Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) và Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Phê duyệt kế hoạch vay và trả nợ của Chính phủ năm 2014; quy định về hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng; thúc đẩy cổ phần hóa, giảm và thoái vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; tái cơ cấu Tập đoàn Bưu chính – Viễn thông (VNPT); chỉ đạo các giải pháp phát triển ngành thủy sản, ngành cơ khí; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp; quy định cơ cấu biểu giá bán lẻ điện; bảo đảm cung cấp đủ điện khu vực phía Nam; xây dựng lộ trình giảm, tiến tới cấm sản xuất, tiêu thụ bóng đèn sợi đốt trên thị trường; cho vay ưu đãi đối với các dự án ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ; chính sách tín dụng cho người nuôi tôm, cá tra; đưa lực lượng Kiểm ngư vào hoạt động; ban hành tiêu chí, điều kiện, thủ tục công nhận xã đảo; tích cực chuẩn bị kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ; thúc đẩy tiến độ giải phóng mặt bằng dự án mở rộng Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh đoạn qua khu vực Tây Nguyên; quy định về công trình đường cao tốc; bảo đảm tiến độ xây dựng một số công trình giao thông; bảo đảm trật tự an toàn giao thông các dịp Lễ, kỳ thi; tăng cường kiểm soát tải trọng xe; chống tiêu cực trong đăng kiểm giao thông; tập trung phòng chống dịch bệnh sởi; tăng cường đấu tranh phòng chống tội phạm; chủ động phòng chống lụt bão...
Kinh tế - xã hội tiếp tục đà chuyển biến tích cực trên hầu hết các lĩnh vực
Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định. Giá tiêu dùng (CPI) tháng 4 tăng 0,08%, 4 tháng tăng 0,88%, là mức tăng thấp trong vòng 04 năm qua; tình hình giá cả, thị trường ổn định; có cơ sở kiểm soát được lạm phát năm 2014 ở mức 5 - 6%.
Dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế tăng khoảng 1%. Mặt bằng lãi suất huy động ổn định; lãi suất cho vay giảm nhẹ; tỷ trọng các khoản vay lãi suất cao trong tổng dư nợ đã giảm mạnh. Tỷ giá, thị trường ngoại hối tương đối ổn định; dự trữ ngoại tệ tiếp tục tăng.
Kim ngạch xuất khẩu 4 tháng ước đạt 45,7 tỷ USD, tăng 16,9%; kim ngạch nhập khẩu đạt trên 45 tỷ USD, tăng 13,7%; xuất siêu khoảng 684 triệu USD.
Tổng thu NSNN tăng khá, 4 tháng ước đạt 36,9% dự toán, tăng 14% so với cùng kỳ; tổng chi NSNN đạt 32,9% dự toán.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện 4 tháng đạt khoảng 4 tỷ USD, tăng 6,7%; vốn ODA giải ngân tăng 6%.
Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) 4 tháng tăng 5,4%, cao hơn cùng kỳ (5%); cơ cấu công nghiệp tiếp tục chuyển dịch tích cực, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 7,4%. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tiếp tục phát triển ổn định; diện tích rừng trồng mới tăng 29,3%; sản lượng thủy sản tăng 3%. Khu vực dịch vụ tăng khá; tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 4 tháng ước tăng 10,6%; khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 3 triệu lượt người, tăng 27,3%. Có gần 26 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và 6 nghìn doanh nghiệp hoạt động trở lại.
An sinh xã hội tiếp tục được bảo đảm; đời sống của người dân, nhất là người nghèo, đối tượng chính sách được quan tâm. Tạo việc làm cho khoảng 487 nghìn lao động, trong đó đưa trên 34 nghìn người đi làm việc ở nước ngoài.
Các lĩnh vực y tế, giáo dục, đào tạo, khoa học công nghệ, văn hóa, thể thao, bảo vệ tài nguyên môi trường, cải cách hành chính, giải quyết khiếu nại, tố cáo, đấu tranh phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, bảo đảm an toàn giao thông tiếp tục được đẩy mạnh. Tai nạn giao thông giảm 2,7% về số vụ và 4,8% về số người chết so với cùng kỳ.
Quốc phòng an ninh được tăng cường; chủ quyền quốc gia được giữ vững; trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Chủ động, tích cực triển khai các hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế; đẩy mạnh tiến trình đàm phán các Hiệp định thương mại tự do.
Tuy nhiên, kinh tế - xã hội một số mặt chuyển biến còn chậm, chưa vững chắc. Sản xuất kinh doanh, xử lý nợ xấu và phát triển thị trường bất động sản còn nhiều khó khăn; dư nợ tín dụng tăng chậm. Tăng trưởng công nghiệp tuy cao hơn cùng kỳ nhưng còn chậm. Tốc độ tăng tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng chưa cao; giải ngân đầu tư công thấp (mới đạt 23,5% kế hoạch); tổng cầu tăng chậm. Số doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể và phá sản còn nhiều. Việc làm và đời sống vẫn còn khó khăn. Số vụ tai nạn giao thông và cháy nổ còn nhiều.
Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương bám sát các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra
Trên cơ sở đánh giá tình hình và kết quả của 4 tháng đầu năm, Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương bám sát các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra để chỉ đạo chủ động thực hiện quyết liệt, đồng bộ, toàn diện, sâu sát, kịp thời, hiệu lực hiệu quả với tinh thần trách nhiệm cao nhất; trong đó tập trung vào các nội dung chủ yếu sau:
Thực hiện hiệu quả các giải pháp tăng tổng cầu, tập trung đẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công và vốn FDI, ODA. Làm tốt công tác giải phóng mặt bằng, bảo đảm đúng chính sách và tiến độ xây dựng công trình. Tập trung tháo gỡ khó khăn về vốn; thực hiện việc ứng vốn đầu tư công, đối ứng ODA; tạo thuận lợi giải ngân vốn FDI. Rà soát cơ chế chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận vốn, tăng dư nợ gắn với bảo đảm chất lượng tín dụng và xử lý nợ xấu.
Tập trung cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nhất là thủ tục đăng ký kinh doanh, giấy phép, thuế, hải quan, đất đai, tài nguyên khoáng sản, môi trường...; có kế hoạch thanh tra, kiểm tra phù hợp, hạn chế việc hình sự hóa các quan hệ kinh tế, bảo đảm công khai minh bạch, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. Trong cuộc gặp gỡ DN ngày hôm 28/4/2014, Thủ tướng đã trực tiếp nghe phản ánh tình trạng hiện nay có nhiều thủ tục còn lòng vòng đối với DN, gây phiền hà, cải cách TTHC nhiều nơi còn chưa tốt. Mặc dù đã có bước tiến dài trong cải cách, rút ngắn thời gian, có những cái từ 15 ngày còn 3 ngày, có những nơi tập trung giải quyết 1 cửa, 1 dấu có hiệu quả nhưng vẫn còn những vướng mắc. Đây là lĩnh vực chúng ta phải tháo gỡ.
Chỉ đạo đẩy mạnh cổ phần hóa theo đề án, kế hoạch được duyệt, có cách làm phù hợp đối với từng doanh nghiệp, bảo đảm chặt chẽ, xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh.
Xây dựng cơ chế quản lý giá sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi trên cơ sở bảo vệ lợi ích người tiêu dùng, bảo đảm chặt chẽ, đúng pháp luật, phù hợp với cam kết quốc tế và làm tốt công tác thông tin tuyên truyền. Thủ tướng nhắc nhở Bộ, ngành chức năng có liên quan trong lĩnh vực kiểm tra thị trường, quản lý giá, có trách nhiệm liên quan tới sữa phải tự xem xét lại để rút kinh nghiệm. Quan điểm của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ thống nhất quản lý sữa chặt chẽ hơn bằng cách quy định giá trần và bán sữa phải niêm yết thời giá; không thả lỏng giá sữa …
Về tháo gỡ khó khăn cho nhà ở xã hội và thị trường bất động sản, giao Ban chỉ đạo Trung ương về chính sách nhà ở và thị trường bất động sản triển khai các giải pháp phù hợp, tập trung vào nhà ở cho người có thu nhập thấp. Sớm hoàn tất thủ tục để triển khai Chương trình nhà ở tránh lũ ở khu vực miền Trung, tiếp tục thực hiện Chương trình 167 về nhà ở chính sách và ứng vốn để thực hiện.
Về triển khai các dự án luật, năm nay là năm đặc biệt triển khai Hiến pháp 2013. Chính phủ giao trách nhiệm các bộ, ngành phối hợp nhanh hơn nữa trong lĩnh vực này.
Chủ động phòng tránh, khắc phục hậu quả thiên tai trong mùa mưa bão sắp tới; đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình phòng chống lụt bão.
Về chỉ đạo sản xuất, Chính phủ lưu ý sản xuất nông nghiệp. Người nông dân còn đang khó khăn, cần lưu ý mối quan hệ giữa người sản xuất với DN chưa được đảm bảo, chưa có chuỗi kết nối để chia sẻ, đồng cảm, hỗ trợ lẫn nhau, làm thế nào gắn kết các tổ chức chính trị-xã hội, các tổ chức nghề nghiệp tham gia chia sẻ với các hộ nông dân, hợp tác xã, từ đó chủ động sản xuất, tiêu thụ, tạo sự yên tâm.
Thực hiện tốt các chính sách văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, môi trường... Trong đó lưu ý rà soát, đánh giá tình hình và kịp thời cứu đói giáp hạt; tập trung chỉ đạo thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh, không để lây lan.
Tập trung chỉ đạo thực hiện công tác bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, giảm tai nạn giao thông, nhất là trong các ngày nghỉ lễ và kỳ thi tốt nghiệp các cấp.
Đẩy mạnh thực hiện, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng, trình các đề án luật, pháp lệnh và ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành pháp luật. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, lãng phí, bảo đảm quốc phòng an ninh, tăng cường và nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế.
Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, chủ động cung cấp thông tin về tình hình kinh tế - xã hội, các chủ trương, cơ chế, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước và chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Tại phiên họp này, Chính phủ đã thảo luận và cho ý kiến về Dự án Luật An toàn thông tin số; Dự án Luật sửa đổi, bổ sung Khoản 2, Điều 13, Luật Quốc tịch Việt Nam; Dự thảo Báo cáo về kết quả triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013; các báo cáo về tình hình triển khai thi hành luật, pháp lệnh, ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh; tình hình thị trường bất động sản, nhà ở và giải pháp tháo gỡ khó khăn trong thời gian tới.../.