07/09/2017
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In trang
Tăng cường trách nhiệm của các cơ quan Kiểm tra Đảng, Thanh tra Chính phủ và Kiểm toán nhà nước trong việc phát hiện tham nhũng(kiemtoannn.gov.vn) - Ngày 6/9/2017, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội tiếp tục phiên họp thứ 7 dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên UBTVQH, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga. Ủy ban Tư pháp dành gần trọn 01 ngày tiếp tục cho ý kiến về Dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi). Phó Tổng Kiểm toán nhà nước Vũ Văn Họa tham dự phiên họp.Dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) rút kinh nghiệm từ hơn 10 năm thi hành Luật Phòng, chốngng tham nhũng năm 2005 do thiếu khả thi, do: Quy định về công khai, minh bạch còn chưa mang tính bao quát và thiếu các biện pháp bảo đảm thực hiện; Quy định về trách nhiệm giải trình chưa phù hợp, còn hẹp; Chưa quy định một cách đầy đủ, toàn diện về kiểm soát xung đột lợi ích đối với cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ; Các quy định về xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình còn chưa cụ thể, chưa rõ ràng; Các quy định về minh bạch tài sản, thu nhập chưa giúp kiểm soát biến động về thu nhập; Các quy định về cơ chế phát hiện tham nhũng thông qua hoạt động của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, bao gồm cơ quan kiểm tra của Đảng, Kiểm toán nhà nước, Thanh tra nhà nước và cơ quan giám sát chưa phù hợp; Các quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo hành vi tham nhũng còn thiếu các biện pháp bảo đảm thực hiện; Chưa xác định rõ vị trí, vai trò và mối quan hệ giữa Luật PCTN và các văn bản khác trong hệ thống pháp luật. Luật Phòng, chống tham nhũng 2005 bộc lộ nhiều bất cập Theo Tờ trình của Chính phủ về Dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) do Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Thanh trình bày, sau 10 năm thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005 của Chính phủ, hiện Luật này đã bộc lộ nhiều bất cập như: Quy định về công khai, minh bạch còn chưa mang tính bao quát và thiếu các biện pháp bảo đảm thực hiện, đặc biệt là chưa làm rõ về nguyên tắc, hình thức, nội dung, thời gian, trách nhiệm thực hiện công khai, minh bạch; nội dung công khai, minh bạch theo ngành, lĩnh vực trùng lặp với quy định về công khai trong nhiều văn bản pháp luật chuyên ngành; chế độ thông tin, báo cáo, đo lường, đánh giá về thực trạng tham nhũng và công tác phòng, chống tham nhũng chưa cụ thể. Quy định về trách nhiệm giải trình chưa phù hợp, còn hẹp (chỉ thực hiện đối với quyết định, hành vi có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức), chưa toàn diện; trình tự, thủ tục và nội dung thực hiện trách nhiệm giải trình còn chưa rõ ràng, chưa mang tính khả thi, chưa gắn với việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa khác, đặc biệt là biện pháp về công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Chưa quy định một cách đầy đủ, toàn diện về kiểm soát xung đột lợi ích đối với cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ; một số biện pháp hiệu quả còn hạn chế như thiếu cơ chế giám sát, tiếp nhận, xử lý thông tin, phản ánh vi phạm về nhận, tặng quà; thiếu biện pháp xử lý cụ thể; chưa khắc phục được việc tặng và nhận quà đối với người thân thích của người có chức vụ, quyền hạn liên quan đến công vụ; chưa kiểm soát được hoạt động và thu nhập ngoài công vụ của người có chức vụ, quyền hạn…. Các quy định về xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình còn chưa cụ thể, chưa rõ ràng và không khuyến khích được tính chủ động của người đứng đầu trong phòng ngừa, phát hiện hành vi tham nhũng; cơ chế xác định người đứng đầu và phân định rõ trách nhiệm của người đứng đầu còn thiếu cụ thể…Các quy định về minh bạch tài sản, thu nhập chưa giúp kiểm soát biến động về thu nhập; còn vướng mắc về trình tự, thủ tục công khai bản kê khai, giải trình, xác minh tài sản, thu nhập khi có yêu cầu; chưa quy định rõ việc sử dụng bản kê khai tài sản vào mục đích phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng; thiếu quy định về việc xử lý tài sản, thu nhập không được giải trình một cách hợp lý và thời hạn người kê khai tài sản, thu nhập có nghĩa vụ giải trình về tài sản, thu nhập... Các quy định về cơ chế phát hiện tham nhũng thông qua hoạt động của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, bao gồm cơ quan kiểm tra của Đảng, Kiểm toán nhà nước, Thanh tra nhà nước và cơ quan giám sát chưa phù hợp, đặc biệt là cơ chế phối hợp giữa cơ quan thanh tra, kiểm toán với cơ quan điều tra trong phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng chưa phát huy vai trò của mỗi cơ quan trong xử lý vụ việc có dấu hiệu tham nhũng. Các quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo hành vi tham nhũng còn thiếu các biện pháp bảo đảm thực hiện, đặc biệt là các biện pháp bảo vệ người tố cáo, khen thưởng người có thành tích trong tố cáo tham nhũng, các quy định chưa bao quát được hết các tình huống phát sinh trên thực tế như việc tiếp nhận và xử lý thông tin, phản ánh về hành vi có dấu hiệu tham nhũng. Chưa xác định rõ vị trí, vai trò và mối quan hệ giữa Luật PCTN và các văn bản khác trong hệ thống pháp luật dẫn đến cách hiểu và vận dụng chưa thống nhất, đặc biệt là với các quy định của Bộ luật hình sự; thiếu quy định về các biện pháp xử lý phi hình sự đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến hành vi tham nhũng và thiếu quy định về trình tự, thủ tục, thẩm quyền để xử lý các hành vi vi phạm Luật PCTN.Xây dựng Luật PCTN (sửa đổi) nhằm tiếp tục thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng về phòng, chống tham nhũng Theo Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Thanh, việc xây dựng và sửa đổi Luật Phòng, chống tham nhũng (PCTN) nhằm đồng bộ với quy định mới trong các đạo luật quan trọng khác được Quốc hội thông qua như: Luật ngân sách nhà nước, Luật đầu tư, Luật đầu tư công, Luật doanh nghiệp, Bộ luật hình sự, Bộ luật dân sự, Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật tố tụng dân sự… Các đạo luật này đã đưa ra nhiều quy định có liên quan như các quy định về công khai, minh bạch trong lĩnh vực tài chính, ngân sách, đấu thầu, quản lý doanh nghiệp nhà nước; các quy định về tội phạm tham nhũng và các tội phạm về chức vụ (mở rộng phạm vi điều chỉnh bao gồm cả khu vực ngoài nhà nước đối với tội tham ô, đưa hối lộ, nhận hối lộ và môi giới hối lộ; hoàn thiện cấu thành của một số nhóm tội đáp ứng yêu cầu đấu tranh chống tham nhũng; quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân…); quy định về quyền khởi kiện vụ án dân sự của cơ quan, tổ chức để bảo vệ lợi ích của Nhà nước… Mặt khác, việc sửa đổi toàn diện Luật PCTN là rất cần thiết, nhằm nâng cao mức độ tuân thủ Công ước Liên hợp quốc về Chống tham nhũng. Theo đó cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng trong cả khu vực nhà nước và ngoài nhà nước một cách toàn diện, sâu rộng như mô hình cơ quan phòng, chống tham nhũng; các biện pháp nhận diện và kiểm soát xung đột lợi ích; xây dựng và tuân thủ các nguyên tắc liêm chính trong hoạt động kinh doanh; thực hiện các biện pháp và cơ chế thu hồi tài sản tham nhũng hiệu quả… Nhằm tiếp tục củng cố, nâng cao hiệu quả phòng ngừa, ngăn chặn tham nhũng và coi đây là nhiệm vụ then chốt, cơ bản và lâu dài; sửa đổi, bổ sung những quy định mà qua thực tiễn công tác phòng, chống tham nhũng cho thấy đã rõ việc thực hiện còn mang tính hình thức, chưa hiệu quả; lựa chọn các vấn đề sửa đổi, bổ sung có trọng tâm, trọng điểm nhằm tạo bước chuyển thực chất trong công tác phòng, chống tham nhũng, đặc biệt là từng bước mở rộng phạm vi điều chỉnh sang khu vực ngoài nhà nước; tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phòng, chống tham nhũng; kiểm soát hiệu quả biến động tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn và có cơ chế phát hiện và thu hồi tài sản tham nhũng; tăng cường trách nhiệm của các cơ quan kiểm tra Đảng, cơ quan thanh tra và Kiểm toán nhà nước trong việc phát hiện tham nhũng; tiếp tục phát huy vai trò của xã hội trong phòng, chống tham nhũng và định kỳ đánh giá, đo lường và công khai kết quả công tác phòng, chống tham nhũng để có giải pháp đấu tranh phù hợp. Đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của Luật phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) với Hiến pháp năm 2013 và quy định của các văn bản pháp luật khác có liên quan, bảo đảm tính khả thi của Luật; tiếp tục có những bước đi phù hợp nhằm nâng cao mức độ tuân thủ các yêu cầu của Công ước Liên hợp quốc về Chống tham nhũng. Do vậy, trong lần sửa đổi này, Dự án Luật PCTN bổ sung nguyên tắc: Người có hành vi tham nhũng đã chủ động khai báo trước khi bị phát hiện, tích cực hợp tác với cơ quan có thẩm quyền, góp phần hạn chế thiệt hại, tự giác nộp lại tài sản tham nhũng thì được xem xét giảm nhẹ hình thức kỷ luật, giảm nhẹ hình phạt hoặc miễn truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Đồng thời, để nhấn mạnh nguyên tắc tham nhũng phải bị xử lý nghiêm, không loại trừ ai, Dự án Luật bổ sung điều khoản: Người có hành vi tham nhũng ở bất kỳ cương vị nào đều phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật, kể cả người đã nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác. Những điểm mới trong Dự án Luật PCTN (sửa đổi) Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga phát biểu tại phiên họp Điểm mới trong Dự án Luật PCTN (sửa đổi) được Chính phủ hoàn thiện lần này trình Ủy ban Tư pháp thẩm tra quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu. Theo đó, trường hợp người có hành vi tham nhũng bị xử lý kỷ luật là người đứng đầu hoặc cấp phó của cơ quan, tổ chức, đơn vị thì phải bị tăng nặng trách nhiệm kỷ luật. Quy định này là một bước luật hóa quan điểm của Đảng được thể hiện trong Nghị quyết Trung ương 3 khóa X, với tinh thần xử lý tiêu cực tham nhũng phải “trên trước, dưới sau; trong trước, ngoài sau”, nhấn mạnh trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu. Dự án Luật cũng quy định không bố trí là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị đối với người thuộc một trong các trường hợp sau: Có bố đẻ, bố nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu làm công tác tổ chức nhân sự, kế toán - tài vụ, làm thủ quỹ, thủ kho hoặc làm việc tại các vị trí có nguy cơ phát sinh tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mà người đó được dự kiến bố trí là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc. Đặc biệt không được có vợ, chồng, bố đẻ, bố nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu là người quản lý, thành viên góp vốn, thành viên hợp danh, cổ đông sở hữu từ 10% cổ phần trở lên trong doanh nghiệp hoặc kinh doanh trong ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước trực tiếp của cơ quan, tổ chức, đơn vị mà người đó được dự kiến bố trí là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu. Phòng, chống tham nhũng trong hoạt động kinh doanh cũng là một chương mới được đề xuất đưa vào dự Luật, không chỉ chống tham nhũng trong khu vực công mà cả khu vực tư nhân. Dự Luật quy định ưu tiên đầu tiên là phải xây dựng được văn hóa kinh doanh lành mạnh, phi tham nhũng không riêng các doanh nghiệp mà cả các hiệp hội doanh nghiệp, hội hành nghề, trong đó trách nhiệm dẫn dắt và định hướng thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Các doanh nghiệp, pháp nhân kinh tế phải có trách nhiệm ban hành, thực hiện quy tắc ứng xử liên chính, phải có cơ chế kiểm soát nội bộ, phòng ngừa xung đột lợi ích; ngăn chặn, xử lý hành vi tham ô, hối lộ, lạm dụng chức quyền và các hành vi tham nhũng khác. Dự Luật có những quy định cụ thể cho các công ty đại chúng, tổ chức tín dụng, quỹ đầu tư. Theo đó, để bảo vệ lợi ích của cổ đông nhỏ, người gửi tiền, ngoài trách nhiệm chung của doanh nghiệp nêu trên, các chủ thể kinh tế lớn này còn phải minh bạch, kiểm soát tài sản, thu nhập với chủ tịch và các thành viên HĐQT, tổng giám đốc, giám đốc, trưởng ban kiểm soát, kế toán trưởng của đơn vị. Dự án Luật PCTN (sửa đổi) có nhiều nội dung liên quan đến việc công khai bản kê khai để khắc phục bệnh hình thức. Theo đó dự Luật quy định bản kê khai tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai phải được công khai tại cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người đó thường xuyên làm việc; bản kê khai tài sản, thu nhập của người dự kiến được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý phải được công khai tại cuộc họp lấy phiếu tín nhiệm khi tiến hành quy trình bổ nhiệm. Để đảm bảo việc kê khai được chính xác, trung thực, kiểm soát có hiệu quả hơn tài sản, thu nhập của người kê khai, dự thảo mở rộng căn cứ xác minh tài sản, thu nhập so với quy định hiện hành. Trường hợp phải xác minh tài sản, thu nhập gồm: Khi có dấu hiệu rõ ràng về việc kê khai không trung thực, không minh bạch hoặc khi có dấu hiệu tăng, giảm bất thường về tài sản, thu nhập, chi tiêu mà không giải trình hợp lý; khi có tố cáo về việc kê khai tài sản, thu nhập. Dự án Luật PCTN (sửa đổi) cũng quy định việc xác minh bắt buộc đối với những người dự kiến bầu, bổ nhiệm, phân công giữ chức vụ và hưởng phụ cấp trách nhiệm từ 0,9 trở lên và các vị trí khác. Dự Luật quy định cơ quan, đơn vị kiểm soát tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai thuộc diện quản lý của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và người có nghĩa vụ kê khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng được thực hiện theo quy định của Đảng. Đồng thời bổ sung quy định về cơ quan, đơn vị kiểm soát tài sản, thu nhập bao gồm: Thanh tra Chính phủ; VPQH, VP Chủ tịch nước và cơ quan TƯ của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp có sử dụng ngân sách nhà nước. TAND tối cao, VKSND tối cao, Kiểm toán Nhà nước; thanh tra các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan, đơn vị phụ trách công tác tổ chức - cán bộ tại nơi không có cơ quan thanh tra; thanh tra tỉnh cũng có thẩm quyền kiểm soát tài sản, thu nhập. Về đối tượng kê khai, dự luật điều chỉnh theo tinh thần nghị quyết TƯ 3 (khóa 10) đối với tất cả công chức khi được bổ nhiệm vào ngạch; viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý; cán bộ, công chức khi được bầu, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại… Dự án Luật quy định việc kê khai tài sản, thu nhập lần đầu được thực hiện với tất cả người có nghĩa vụ kê khai ngay sau khi Luật PCTN sửa đổi có hiệu lực. Kê khai bổ sung đối với người đã kê khai lần đầu được dự kiến bầu, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, cử làm đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp; khi có biến động về tài sản hoặc thu nhập có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên. Người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập phải kê khai và kê khai bổ sung tài sản, thu nhập của mình, của vợ hoặc chồng và con chưa thành niên. Nhóm nghiên cứu về Dự án Luật PCTN (sửa đổi) của Ủy ban Tư pháp cho rằng, cần thiết phải sửa đổi Luật 2005 nhằm tạo ra một cơ chế phòng ngừa tham nhũng toàn diện và sâu rộng; tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc ngăn chặn, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi tham nhũng. Về minh bạch và kiểm soát tài sản, thu nhập, các ý kiến cho rằng, dự thảo có nhiều sửa đổi, bổ sung về minh bạch, kiểm soát tài sản, thu nhập như mở rộng đối tượng kê khai tài sản, bỏ quy định kê khai hàng năm và thay vào đó là kê khai lần đầu và kê khai bổ sung. Tuy nhiên, trong dự thảo chưa có quy định về xử lý tài sản, thu nhập kê khai không trung thực, không được giải trình một cách hợp lý. Liên quan đến đơn vị chuyên trách chống tham nhũng, dự thảo Luật vẫn giữ nguyên như luật hiện hành. Trên thực tế, bộ máy các đơn vị chuyên trách về chống tham nhũng có sự thay đổi và ngày càng được kiện toàn nhưng hiệu quả hoạt động trong phát hiện tham nhũng của các đơn vị này còn hạn chế. Một trong những nguyên nhân yếu kém trong công tác phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng xuất phát từ việc luật hiện hành giao cho nhiều đơn vị có chức năng chống tham nhũng nhưng lại không giao cụ thể trách nhiệm, chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị dẫn đến khó khăn trong việc xác định trách nhiệm và giám sát hoạt động của các đơn vị này. Do đó, nhiều ý kiến đề nghị, cần có sự tổng kết, đánh giá, xác định cụ thể về mô hình cơ quan chuyên trách chống tham nhũng. Đồng thời, quy định rõ trách nhiệm của từng đơn vị chuyên trách chống tham nhũng để tăng cường hiệu quả hoạt động của mỗi đơn vị. Trình bày Báo cáo ý kiến của nhóm nghiên cứu về Dự án Luật PCTN (sửa đổi), Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Mạnh Cường nhấn mạnh nhóm nghiên cứu tán thành với các quan điểm chỉ đạo, định hướng xây dựng Dự án Luật đã được nêu trong Tờ trình của Chính phủ. Chính phủ cần bổ sung quan điểm sửa đổi phải bảo đảm khắc phục những hạn chế, bất cập của Luật trên cơ sở căn cứ vào kết quả tổng kết thi hành Luật, đồng thời kế thừa những quy định của Luật hiện hành đã được thực tế chứng minh là phù hợp. “Cần phân tích, đánh giá chính xác những hạn chế, yếu kém nào trong công tác phòng chống tham nhũng là do bất cập trong các quy định của Luật; những hạn chế nào là do khâu tổ chức thực hiện để từ đó có những sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, tránh việc sửa đổi, bổ sung tràn lan, không cần thiết” - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Mạnh Cường cho ý kiến. Cho ý kiến về Dự án Luật PCTN (sửa đổi), nhiều đại biểu cho rằng, vì Luật có tính chất phòng ngừa tham nhũng, nên ngoài những quy định mới, đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo cân nhắc quy định cụ thể hơn các chế độ định mức tiêu chuẩn (Mục 2 Chương II). Các đại biểu nhận thấy các quy định này trong Dự thảo là khá sơ sài (02 điều), nội dung quá chung chung (Điều 21), chủ yếu tập trung vào khâu thanh tra, kiểm tra (Điều 22). Đề cập đến việc đảm bảo kê tài sản, thu nhập trong Dự án Luật PCTN (sửa đổi), Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đinh Trung Tụng, Chủ tịch Hội đồng Thẩm định Dự án Luật đề nghị cân nhắc thêm thẩm quyền của Ủy ban kiểm Trung ương trong việc kiểm soát tài sản, thu nhập, theo hướng thu hẹp đối tượng thuộc quyền quản lý của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, vì quy định trong Dự thảo Luật là quá rộng và vượt quá thẩm quyền của Ủy Ban. Hội đồng thẩm định Dự án Luật PCTN (sửa đổi) cũng đề nghị nên có sự phân hóa trong việc quy định đối tượng kê khai tài sản và hình thức, thời điểm kê khai tài sản. Về cơ bản, đã có sự phân hóa trong đối tượng kê khai nhưng phương pháp áp dụng còn giống nhau đối với tất cả các đối tượng dẫn đến hiệu quả chưa cao. Phát biểu kết luận tại phiên thảo luận, Chủ nhiệm Ủy ban tư pháp Lê Thị Nga đánh giá nỗ lực cố gắng của Chính phủ trong việc xây dựng Dự án Luật PCTN (sửa đổi). “Dự án Luật này đã được Chính phủ dành nhiều công sức xây dựng và đưa vào chương trình rất sớm. Người soạn hay người thẩm tra đều muốn dự án đạt được kết quả cao nhất vì người dân rất kỳ vọng vào việc dự Luật PCTN (sửa đổi) sẽ cho kết quả tích cực” – bà Lê Thị Nga khẳng định. Bà Lê Thị Nga cho biết. Ủy ban Tư pháp nhất quán quan điểm của Đảng là cần thiết sửa Luật PCTN, nhưng sửa phải đáp ứng được yêu cầu và kỳ vọng, không để mất uy tín với nhân dân. “Đề nghị Chính phủ có giải trình chi tiết trước Thường vụ Quối hội vào tháng 10, và Ủy ban tư pháp sẽ đề nghị trình thông qua 3 kỳ họp” – bà Lê Thị Nga yêu cầu. Dự án Luật PCTN (sửa đổi) dự kiến được trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại kỳ họp cuối năm 2017. Nguyễn Dũng
(kiemtoannn.gov.vn) - Ngày 6/9/2017, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội tiếp tục phiên họp thứ 7 dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên UBTVQH, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga. Ủy ban Tư pháp dành gần trọn 01 ngày tiếp tục cho ý kiến về Dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi). Phó Tổng Kiểm toán nhà nước Vũ Văn Họa tham dự phiên họp.
Toàn cảnh phiên họp
Dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) rút kinh nghiệm từ hơn 10 năm thi hành Luật Phòng, chốngng tham nhũng năm 2005 do thiếu khả thi, do: Quy định về công khai, minh bạch còn chưa mang tính bao quát và thiếu các biện pháp bảo đảm thực hiện; Quy định về trách nhiệm giải trình chưa phù hợp, còn hẹp; Chưa quy định một cách đầy đủ, toàn diện về kiểm soát xung đột lợi ích đối với cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ; Các quy định về xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình còn chưa cụ thể, chưa rõ ràng; Các quy định về minh bạch tài sản, thu nhập chưa giúp kiểm soát biến động về thu nhập; Các quy định về cơ chế phát hiện tham nhũng thông qua hoạt động của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, bao gồm cơ quan kiểm tra của Đảng, Kiểm toán nhà nước, Thanh tra nhà nước và cơ quan giám sát chưa phù hợp; Các quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo hành vi tham nhũng còn thiếu các biện pháp bảo đảm thực hiện; Chưa xác định rõ vị trí, vai trò và mối quan hệ giữa Luật PCTN và các văn bản khác trong hệ thống pháp luật.
Luật Phòng, chống tham nhũng 2005 bộc lộ nhiều bất cập
Theo Tờ trình của Chính phủ về Dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) do Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Thanh trình bày, sau 10 năm thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005 của Chính phủ, hiện Luật này đã bộc lộ nhiều bất cập như:
Quy định về công khai, minh bạch còn chưa mang tính bao quát và thiếu các biện pháp bảo đảm thực hiện, đặc biệt là chưa làm rõ về nguyên tắc, hình thức, nội dung, thời gian, trách nhiệm thực hiện công khai, minh bạch; nội dung công khai, minh bạch theo ngành, lĩnh vực trùng lặp với quy định về công khai trong nhiều văn bản pháp luật chuyên ngành; chế độ thông tin, báo cáo, đo lường, đánh giá về thực trạng tham nhũng và công tác phòng, chống tham nhũng chưa cụ thể.
Quy định về trách nhiệm giải trình chưa phù hợp, còn hẹp (chỉ thực hiện đối với quyết định, hành vi có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức), chưa toàn diện; trình tự, thủ tục và nội dung thực hiện trách nhiệm giải trình còn chưa rõ ràng, chưa mang tính khả thi, chưa gắn với việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa khác, đặc biệt là biện pháp về công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Chưa quy định một cách đầy đủ, toàn diện về kiểm soát xung đột lợi ích đối với cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ; một số biện pháp hiệu quả còn hạn chế như thiếu cơ chế giám sát, tiếp nhận, xử lý thông tin, phản ánh vi phạm về nhận, tặng quà; thiếu biện pháp xử lý cụ thể; chưa khắc phục được việc tặng và nhận quà đối với người thân thích của người có chức vụ, quyền hạn liên quan đến công vụ; chưa kiểm soát được hoạt động và thu nhập ngoài công vụ của người có chức vụ, quyền hạn….
Các quy định về xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình còn chưa cụ thể, chưa rõ ràng và không khuyến khích được tính chủ động của người đứng đầu trong phòng ngừa, phát hiện hành vi tham nhũng; cơ chế xác định người đứng đầu và phân định rõ trách nhiệm của người đứng đầu còn thiếu cụ thể…
Các quy định về minh bạch tài sản, thu nhập chưa giúp kiểm soát biến động về thu nhập; còn vướng mắc về trình tự, thủ tục công khai bản kê khai, giải trình, xác minh tài sản, thu nhập khi có yêu cầu; chưa quy định rõ việc sử dụng bản kê khai tài sản vào mục đích phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng; thiếu quy định về việc xử lý tài sản, thu nhập không được giải trình một cách hợp lý và thời hạn người kê khai tài sản, thu nhập có nghĩa vụ giải trình về tài sản, thu nhập...
Các quy định về cơ chế phát hiện tham nhũng thông qua hoạt động của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, bao gồm cơ quan kiểm tra của Đảng, Kiểm toán nhà nước, Thanh tra nhà nước và cơ quan giám sát chưa phù hợp, đặc biệt là cơ chế phối hợp giữa cơ quan thanh tra, kiểm toán với cơ quan điều tra trong phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng chưa phát huy vai trò của mỗi cơ quan trong xử lý vụ việc có dấu hiệu tham nhũng.
Các quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo hành vi tham nhũng còn thiếu các biện pháp bảo đảm thực hiện, đặc biệt là các biện pháp bảo vệ người tố cáo, khen thưởng người có thành tích trong tố cáo tham nhũng, các quy định chưa bao quát được hết các tình huống phát sinh trên thực tế như việc tiếp nhận và xử lý thông tin, phản ánh về hành vi có dấu hiệu tham nhũng.
Chưa xác định rõ vị trí, vai trò và mối quan hệ giữa Luật PCTN và các văn bản khác trong hệ thống pháp luật dẫn đến cách hiểu và vận dụng chưa thống nhất, đặc biệt là với các quy định của Bộ luật hình sự; thiếu quy định về các biện pháp xử lý phi hình sự đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến hành vi tham nhũng và thiếu quy định về trình tự, thủ tục, thẩm quyền để xử lý các hành vi vi phạm Luật PCTN.
Xây dựng Luật PCTN (sửa đổi) nhằm tiếp tục thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng về phòng, chống tham nhũng
Theo Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Thanh, việc xây dựng và sửa đổi Luật Phòng, chống tham nhũng (PCTN) nhằm đồng bộ với quy định mới trong các đạo luật quan trọng khác được Quốc hội thông qua như: Luật ngân sách nhà nước, Luật đầu tư, Luật đầu tư công, Luật doanh nghiệp, Bộ luật hình sự, Bộ luật dân sự, Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật tố tụng dân sự… Các đạo luật này đã đưa ra nhiều quy định có liên quan như các quy định về công khai, minh bạch trong lĩnh vực tài chính, ngân sách, đấu thầu, quản lý doanh nghiệp nhà nước; các quy định về tội phạm tham nhũng và các tội phạm về chức vụ (mở rộng phạm vi điều chỉnh bao gồm cả khu vực ngoài nhà nước đối với tội tham ô, đưa hối lộ, nhận hối lộ và môi giới hối lộ; hoàn thiện cấu thành của một số nhóm tội đáp ứng yêu cầu đấu tranh chống tham nhũng; quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân…); quy định về quyền khởi kiện vụ án dân sự của cơ quan, tổ chức để bảo vệ lợi ích của Nhà nước…
Mặt khác, việc sửa đổi toàn diện Luật PCTN là rất cần thiết, nhằm nâng cao mức độ tuân thủ Công ước Liên hợp quốc về Chống tham nhũng. Theo đó cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng trong cả khu vực nhà nước và ngoài nhà nước một cách toàn diện, sâu rộng như mô hình cơ quan phòng, chống tham nhũng; các biện pháp nhận diện và kiểm soát xung đột lợi ích; xây dựng và tuân thủ các nguyên tắc liêm chính trong hoạt động kinh doanh; thực hiện các biện pháp và cơ chế thu hồi tài sản tham nhũng hiệu quả… Nhằm tiếp tục củng cố, nâng cao hiệu quả phòng ngừa, ngăn chặn tham nhũng và coi đây là nhiệm vụ then chốt, cơ bản và lâu dài; sửa đổi, bổ sung những quy định mà qua thực tiễn công tác phòng, chống tham nhũng cho thấy đã rõ việc thực hiện còn mang tính hình thức, chưa hiệu quả; lựa chọn các vấn đề sửa đổi, bổ sung có trọng tâm, trọng điểm nhằm tạo bước chuyển thực chất trong công tác phòng, chống tham nhũng, đặc biệt là từng bước mở rộng phạm vi điều chỉnh sang khu vực ngoài nhà nước; tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phòng, chống tham nhũng; kiểm soát hiệu quả biến động tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn và có cơ chế phát hiện và thu hồi tài sản tham nhũng; tăng cường trách nhiệm của các cơ quan kiểm tra Đảng, cơ quan thanh tra và Kiểm toán nhà nước trong việc phát hiện tham nhũng; tiếp tục phát huy vai trò của xã hội trong phòng, chống tham nhũng và định kỳ đánh giá, đo lường và công khai kết quả công tác phòng, chống tham nhũng để có giải pháp đấu tranh phù hợp.
Đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của Luật phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) với Hiến pháp năm 2013 và quy định của các văn bản pháp luật khác có liên quan, bảo đảm tính khả thi của Luật; tiếp tục có những bước đi phù hợp nhằm nâng cao mức độ tuân thủ các yêu cầu của Công ước Liên hợp quốc về Chống tham nhũng.
Do vậy, trong lần sửa đổi này, Dự án Luật PCTN bổ sung nguyên tắc: Người có hành vi tham nhũng đã chủ động khai báo trước khi bị phát hiện, tích cực hợp tác với cơ quan có thẩm quyền, góp phần hạn chế thiệt hại, tự giác nộp lại tài sản tham nhũng thì được xem xét giảm nhẹ hình thức kỷ luật, giảm nhẹ hình phạt hoặc miễn truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, để nhấn mạnh nguyên tắc tham nhũng phải bị xử lý nghiêm, không loại trừ ai, Dự án Luật bổ sung điều khoản: Người có hành vi tham nhũng ở bất kỳ cương vị nào đều phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật, kể cả người đã nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác.
Những điểm mới trong Dự án Luật PCTN (sửa đổi)
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga phát biểu tại phiên họp
Điểm mới trong Dự án Luật PCTN (sửa đổi) được Chính phủ hoàn thiện lần này trình Ủy ban Tư pháp thẩm tra quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu. Theo đó, trường hợp người có hành vi tham nhũng bị xử lý kỷ luật là người đứng đầu hoặc cấp phó của cơ quan, tổ chức, đơn vị thì phải bị tăng nặng trách nhiệm kỷ luật. Quy định này là một bước luật hóa quan điểm của Đảng được thể hiện trong Nghị quyết Trung ương 3 khóa X, với tinh thần xử lý tiêu cực tham nhũng phải “trên trước, dưới sau; trong trước, ngoài sau”, nhấn mạnh trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu.
Dự án Luật cũng quy định không bố trí là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị đối với người thuộc một trong các trường hợp sau: Có bố đẻ, bố nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu làm công tác tổ chức nhân sự, kế toán - tài vụ, làm thủ quỹ, thủ kho hoặc làm việc tại các vị trí có nguy cơ phát sinh tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mà người đó được dự kiến bố trí là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc. Đặc biệt không được có vợ, chồng, bố đẻ, bố nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu là người quản lý, thành viên góp vốn, thành viên hợp danh, cổ đông sở hữu từ 10% cổ phần trở lên trong doanh nghiệp hoặc kinh doanh trong ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước trực tiếp của cơ quan, tổ chức, đơn vị mà người đó được dự kiến bố trí là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu.
Phòng, chống tham nhũng trong hoạt động kinh doanh cũng là một chương mới được đề xuất đưa vào dự Luật, không chỉ chống tham nhũng trong khu vực công mà cả khu vực tư nhân. Dự Luật quy định ưu tiên đầu tiên là phải xây dựng được văn hóa kinh doanh lành mạnh, phi tham nhũng không riêng các doanh nghiệp mà cả các hiệp hội doanh nghiệp, hội hành nghề, trong đó trách nhiệm dẫn dắt và định hướng thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Các doanh nghiệp, pháp nhân kinh tế phải có trách nhiệm ban hành, thực hiện quy tắc ứng xử liên chính, phải có cơ chế kiểm soát nội bộ, phòng ngừa xung đột lợi ích; ngăn chặn, xử lý hành vi tham ô, hối lộ, lạm dụng chức quyền và các hành vi tham nhũng khác.
Dự Luật có những quy định cụ thể cho các công ty đại chúng, tổ chức tín dụng, quỹ đầu tư. Theo đó, để bảo vệ lợi ích của cổ đông nhỏ, người gửi tiền, ngoài trách nhiệm chung của doanh nghiệp nêu trên, các chủ thể kinh tế lớn này còn phải minh bạch, kiểm soát tài sản, thu nhập với chủ tịch và các thành viên HĐQT, tổng giám đốc, giám đốc, trưởng ban kiểm soát, kế toán trưởng của đơn vị.
Dự án Luật PCTN (sửa đổi) có nhiều nội dung liên quan đến việc công khai bản kê khai để khắc phục bệnh hình thức. Theo đó dự Luật quy định bản kê khai tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai phải được công khai tại cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người đó thường xuyên làm việc; bản kê khai tài sản, thu nhập của người dự kiến được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý phải được công khai tại cuộc họp lấy phiếu tín nhiệm khi tiến hành quy trình bổ nhiệm. Để đảm bảo việc kê khai được chính xác, trung thực, kiểm soát có hiệu quả hơn tài sản, thu nhập của người kê khai, dự thảo mở rộng căn cứ xác minh tài sản, thu nhập so với quy định hiện hành.
Trường hợp phải xác minh tài sản, thu nhập gồm: Khi có dấu hiệu rõ ràng về việc kê khai không trung thực, không minh bạch hoặc khi có dấu hiệu tăng, giảm bất thường về tài sản, thu nhập, chi tiêu mà không giải trình hợp lý; khi có tố cáo về việc kê khai tài sản, thu nhập.
Dự án Luật PCTN (sửa đổi) cũng quy định việc xác minh bắt buộc đối với những người dự kiến bầu, bổ nhiệm, phân công giữ chức vụ và hưởng phụ cấp trách nhiệm từ 0,9 trở lên và các vị trí khác.
Dự Luật quy định cơ quan, đơn vị kiểm soát tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai thuộc diện quản lý của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và người có nghĩa vụ kê khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng được thực hiện theo quy định của Đảng. Đồng thời bổ sung quy định về cơ quan, đơn vị kiểm soát tài sản, thu nhập bao gồm: Thanh tra Chính phủ; VPQH, VP Chủ tịch nước và cơ quan TƯ của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp có sử dụng ngân sách nhà nước.
TAND tối cao, VKSND tối cao, Kiểm toán Nhà nước; thanh tra các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan, đơn vị phụ trách công tác tổ chức - cán bộ tại nơi không có cơ quan thanh tra; thanh tra tỉnh cũng có thẩm quyền kiểm soát tài sản, thu nhập.
Về đối tượng kê khai, dự luật điều chỉnh theo tinh thần nghị quyết TƯ 3 (khóa 10) đối với tất cả công chức khi được bổ nhiệm vào ngạch; viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý; cán bộ, công chức khi được bầu, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại…
Dự án Luật quy định việc kê khai tài sản, thu nhập lần đầu được thực hiện với tất cả người có nghĩa vụ kê khai ngay sau khi Luật PCTN sửa đổi có hiệu lực. Kê khai bổ sung đối với người đã kê khai lần đầu được dự kiến bầu, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, cử làm đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp; khi có biến động về tài sản hoặc thu nhập có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên. Người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập phải kê khai và kê khai bổ sung tài sản, thu nhập của mình, của vợ hoặc chồng và con chưa thành niên.
Nhóm nghiên cứu về Dự án Luật PCTN (sửa đổi) của Ủy ban Tư pháp cho rằng, cần thiết phải sửa đổi Luật 2005 nhằm tạo ra một cơ chế phòng ngừa tham nhũng toàn diện và sâu rộng; tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc ngăn chặn, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi tham nhũng. Về minh bạch và kiểm soát tài sản, thu nhập, các ý kiến cho rằng, dự thảo có nhiều sửa đổi, bổ sung về minh bạch, kiểm soát tài sản, thu nhập như mở rộng đối tượng kê khai tài sản, bỏ quy định kê khai hàng năm và thay vào đó là kê khai lần đầu và kê khai bổ sung. Tuy nhiên, trong dự thảo chưa có quy định về xử lý tài sản, thu nhập kê khai không trung thực, không được giải trình một cách hợp lý.
Liên quan đến đơn vị chuyên trách chống tham nhũng, dự thảo Luật vẫn giữ nguyên như luật hiện hành. Trên thực tế, bộ máy các đơn vị chuyên trách về chống tham nhũng có sự thay đổi và ngày càng được kiện toàn nhưng hiệu quả hoạt động trong phát hiện tham nhũng của các đơn vị này còn hạn chế. Một trong những nguyên nhân yếu kém trong công tác phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng xuất phát từ việc luật hiện hành giao cho nhiều đơn vị có chức năng chống tham nhũng nhưng lại không giao cụ thể trách nhiệm, chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị dẫn đến khó khăn trong việc xác định trách nhiệm và giám sát hoạt động của các đơn vị này. Do đó, nhiều ý kiến đề nghị, cần có sự tổng kết, đánh giá, xác định cụ thể về mô hình cơ quan chuyên trách chống tham nhũng. Đồng thời, quy định rõ trách nhiệm của từng đơn vị chuyên trách chống tham nhũng để tăng cường hiệu quả hoạt động của mỗi đơn vị.
Trình bày Báo cáo ý kiến của nhóm nghiên cứu về Dự án Luật PCTN (sửa đổi), Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Mạnh Cường nhấn mạnh nhóm nghiên cứu tán thành với các quan điểm chỉ đạo, định hướng xây dựng Dự án Luật đã được nêu trong Tờ trình của Chính phủ. Chính phủ cần bổ sung quan điểm sửa đổi phải bảo đảm khắc phục những hạn chế, bất cập của Luật trên cơ sở căn cứ vào kết quả tổng kết thi hành Luật, đồng thời kế thừa những quy định của Luật hiện hành đã được thực tế chứng minh là phù hợp. “Cần phân tích, đánh giá chính xác những hạn chế, yếu kém nào trong công tác phòng chống tham nhũng là do bất cập trong các quy định của Luật; những hạn chế nào là do khâu tổ chức thực hiện để từ đó có những sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, tránh việc sửa đổi, bổ sung tràn lan, không cần thiết” - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Mạnh Cường cho ý kiến.
Cho ý kiến về Dự án Luật PCTN (sửa đổi), nhiều đại biểu cho rằng, vì Luật có tính chất phòng ngừa tham nhũng, nên ngoài những quy định mới, đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo cân nhắc quy định cụ thể hơn các chế độ định mức tiêu chuẩn (Mục 2 Chương II). Các đại biểu nhận thấy các quy định này trong Dự thảo là khá sơ sài (02 điều), nội dung quá chung chung (Điều 21), chủ yếu tập trung vào khâu thanh tra, kiểm tra (Điều 22).
Đề cập đến việc đảm bảo kê tài sản, thu nhập trong Dự án Luật PCTN (sửa đổi), Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đinh Trung Tụng, Chủ tịch Hội đồng Thẩm định Dự án Luật đề nghị cân nhắc thêm thẩm quyền của Ủy ban kiểm Trung ương trong việc kiểm soát tài sản, thu nhập, theo hướng thu hẹp đối tượng thuộc quyền quản lý của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, vì quy định trong Dự thảo Luật là quá rộng và vượt quá thẩm quyền của Ủy Ban.
Hội đồng thẩm định Dự án Luật PCTN (sửa đổi) cũng đề nghị nên có sự phân hóa trong việc quy định đối tượng kê khai tài sản và hình thức, thời điểm kê khai tài sản. Về cơ bản, đã có sự phân hóa trong đối tượng kê khai nhưng phương pháp áp dụng còn giống nhau đối với tất cả các đối tượng dẫn đến hiệu quả chưa cao.
Phát biểu kết luận tại phiên thảo luận, Chủ nhiệm Ủy ban tư pháp Lê Thị Nga đánh giá nỗ lực cố gắng của Chính phủ trong việc xây dựng Dự án Luật PCTN (sửa đổi). “Dự án Luật này đã được Chính phủ dành nhiều công sức xây dựng và đưa vào chương trình rất sớm. Người soạn hay người thẩm tra đều muốn dự án đạt được kết quả cao nhất vì người dân rất kỳ vọng vào việc dự Luật PCTN (sửa đổi) sẽ cho kết quả tích cực” – bà Lê Thị Nga khẳng định.
Bà Lê Thị Nga cho biết. Ủy ban Tư pháp nhất quán quan điểm của Đảng là cần thiết sửa Luật PCTN, nhưng sửa phải đáp ứng được yêu cầu và kỳ vọng, không để mất uy tín với nhân dân. “Đề nghị Chính phủ có giải trình chi tiết trước Thường vụ Quối hội vào tháng 10, và Ủy ban tư pháp sẽ đề nghị trình thông qua 3 kỳ họp” – bà Lê Thị Nga yêu cầu.
Dự án Luật PCTN (sửa đổi) dự kiến được trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại kỳ họp cuối năm 2017.
Nguyễn Dũng