05/07/2019
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In trang
Chính phủ họp trực tuyến tháng 7/2019: Duy trì mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển bền vững(sav.gov.vn) - Sáng 4/7/2019, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương nhằm đánh giá tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2019.Kiên quyết không để vướng mắc kéo dài
Phát biểu khai mạc hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương, Thủ tướng nêu rõ tình trạng nói hay làm dở, làm chậm, trách nhiệm thấp, kể cả chuyển lòng vòng, cấp dưới kêu ca, người dân chờ đợi vẫn còn; đề nghị tập trung bàn kỹ để đưa ra đối sách, giải pháp xử lý nhanh, hiệu quả, kiên quyết không để vướng mắc kéo dài…
Nhìn lại 6 tháng đầu năm 2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng đến hôm nay, chúng ta có thể vui mừng đánh giá kinh tế, thương mại, đầu tư cũng như các lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh, đối ngoại đạt kết quả quan trọng, toàn diện.
Trước hết, Thủ tướng nêu ra một số sự kiện đối ngoại nổi bật thời gian qua có ý nghĩa đặc biệt quan trọng như: Chính thức ký Hiệp định EVFTA, IPA với EU; trúng cử Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc với số phiếu rất cao; chuẩn bị phục vụ tốt Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều, tổ chức thành công Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc… qua đó, thể hiện hình ảnh đất nước Việt Nam yêu chuộng hòa bình, hữu nghị, hợp tác, cùng phát triển và có trách nhiệm.
Quang cảnh Hội nghị
Nhấn mạnh Chính phủ đã nỗ lực không ngừng nghỉ trong chỉ đạo điều hành suốt 6 tháng qua, Thủ tướng nêu rõ chúng ta đã và đang làm được rất nhiều việc: Xây dựng kịch bản tăng trưởng, phương án điều hành hằng tháng, hằng quý, tập trung tháo gỡ khó khăn, giải quyết vướng mắc để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, tổ chức nhiều hội nghị toàn quốc về hội nhập quốc tế, thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu, chế biến nông sản, phát triển bền vững ĐBSCL, phát triển các vùng kinh tế trọng điểm, phát triển du lịch, kinh tế tư nhân, doanh nghiệp công nghệ, đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng Chính phủ điện tử… Không chỉ kinh tế, các vấn đề xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh, đối ngoại cũng được quan tâm.
Về kết quả 6 tháng đầu năm 2019, theo Thủ tướng, kinh tế vĩ mô ổn định. Lạm phát được kiểm soát tốt. Tăng trưởng GDP, thu ngân sách, đầu tư, thương mại, xuất nhập khẩu, phát triển doanh nghiệp đều đạt khá. “Việc chúng ta đạt được tốc độ tăng trưởng GDP 6,76% là rất tốt vì trên nền tăng trưởng cùng kỳ 2018 đã đạt ở mức cao. Mức này cao hơn cùng kỳ giai đoạn 2011-2017” - Thủ tướng nói.
Thủ tướng cũng đánh giá cao ngành nông nghiệp nỗ lực vượt khó, đạt mức tăng trưởng 2,39%. Đặc biệt, thủy sản tăng đến 6,45%, cao nhất trong 9 năm trở lại đây, gia cầm tăng 7%, đã bù đắp một phần thiệt hại do dịch tả lợn châu Phi. Tổng cầu tiếp tục tăng mạnh, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 11,5%, cao nhất trong 3 năm qua. Điều đáng mừng, chúng ta quán triệt quan điểm thúc đẩy tăng trưởng nhưng vẫn bảo đảm ổn định vĩ mô. Tăng trưởng tín dụng 6 tháng chỉ khoảng 7%, CPI giảm 0,09%. Thu hút trên 8,5 triệu lượt khách quốc tế. Xuất siêu hơn 1,6 tỷ USD. Vốn FDI thực hiện đạt kỷ lục với 9,1 tỷ USD. Đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện. “Tại phiên họp này, khẳng định kết quả đạt được là rất quan trọng nhưng tôi mong muốn các đồng chí tư lệnh ngành, lãnh đạo các địa phương đề cập nhiều hơn, tập trung hơn vào những tồn tại, hạn chế, yếu kém và khó khăn, thách thức mà đất nước, từng Bộ, ngành, địa phương phải đối mặt” - Thủ tướng đề nghị.
Theo Thủ tướng, trên cơ sở đó, chúng ta cùng bàn kỹ để đưa ra đối sách, giải pháp xử lý nhanh, hiệu quả, kiên quyết không để vướng mắc kéo dài, ảnh hưởng đến việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.
Duy trì mục tiêu hàng đầu là ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển bền vững
Phát biểu tại phiên họp, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, qua 6 tháng triển khai Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ và 3 tháng triển khai Chỉ thị số 09/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ 2019 về các giải pháp tập trung tháo gỡ cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm mục tiêu tăng trưởng 6 tháng và cả năm 2019, nhìn chung, các Bộ, ngành, địa phương đã chủ động, tích cực thực hiện các giải pháp đề ra, các nhiệm vụ có thời hạn hoàn thành trong quý II cơ bản đáp ứng đúng tiến độ, trong đó đã hoàn thành 60% nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết 01/NQ-CP, 67% nhiệm vụ được giao tại Chỉ thị số 09/CT-TTg.
Điểm cầu Hà Nội
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, nếu không có yếu tố bất thường tác động đến tăng trưởng, dự báo tăng trưởng GDP cả năm có thể đạt được mục tiêu đã đề ra (6,8%).
Về tình hình cuối năm, Bộ trưởng nhận định, tình hình kinh tế thế giới có nhiều thay đổi nhanh, phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro, thách thức; tăng trưởng kinh tế chậm; thương mại toàn cầu suy giảm, căng thẳng thương mại diễn biến khó lường. Các tổ chức quốc tế đều điều chỉnh dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới, trong đó, Ngân hàng Thế giới (WB) hạ dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu xuống 2,6% trong năm 2019, giảm 0,3 điểm phần trăm so với dự báo trước đó. Trong bối cảnh đó, các tổ chức quốc tế vẫn có đánh giá tích cực về triển vọng tăng trưởng của kinh tế Việt Nam, trong đó WB và IMF dự báo tăng 6,6%, ADB dự báo tăng 6,8% trong năm 2019.
Về trong nước, tốc độ tăng GDP 6 tháng đầu năm đạt 6,76% là rất tích cực so với tăng trưởng chung của thế giới và khu vực, tuy nhiên, chưa đạt mục tiêu kịch bản cao đã đề ra; chưa thể hiện sự bứt phá trong tăng trưởng chung cũng như trong từng ngành, lĩnh vực; các động lực hỗ trợ tăng trưởng chưa thực sự rõ nét; nền kinh tế còn gặp khó khăn, thách thức trong 6 tháng cuối năm, nhất là cầu thế giới giảm tác động không nhỏ đến xuất khẩu và sản xuất, kinh doanh trong nước.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, quý III là quý rất quan trọng, có tính chất quyết định, với mục tiêu tăng tốc, tốc độ tăng trưởng ít nhất đạt 6,91%, đồng thời duy trì mục tiêu hàng đầu là ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển bền vững. Do đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị các Bộ, ngành, địa phương tập trung cao độ, thực hiện nhanh, quyết liệt các giải pháp, củng cố niềm tin và sự an tâm của các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong sản xuất, kinh doanh, phấn đấu đạt mục tiêu kế hoạch đã đề ra ở mức cao.
Bộ trưởng cũng chỉ ra, giải ngân vốn đầu tư công tuy đã có chuyển biến tích cực nhưng tiến độ nhìn chung còn chậm, đặc biệt là vốn nước ngoài. Do đó, thời gian tới, cần thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 70/NQ-CP ngày 3/8/2017 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công. Trong đó, đặc biệt lưu ý quy định: Các dự án, nếu đến ngày 30/9/2019 giải ngân đạt dưới 30%, sẽ không được tiếp tục bố trí kế hoạch vốn năm sau.
Xử nghiêm hành vi nhũng nhiễu người dân, doanh nghiệp
Trong phần thảo luận, lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phương bày tỏ đồng thuận cao với kế hoạch tăng tốc 6 tháng cuối năm mà Chính phủ đưa ra, đồng thời nêu rõ những nút thắt thể chế có nguy cơ làm chậm sự phát triển của địa phương và đất nước.
Về những kiến nghị của các địa phương, các Phó Thủ tướng, Bộ trưởng một số Bộ, ngành đã giải đáp với tinh thần chung nhất là những việc gì đã làm tốt rồi cần phải làm tốt hơn. Ngoài ra, cả hệ thống chính trị phải đồng lòng không lùi bước trước khó khăn; kiên quyết xử nghiêm những hành vi vòi vĩnh người dân, doanh nghiệp…
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhận định, những vấn đề, ý kiến đưa ra tại phiên họp rất quan trọng. Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành nghiêm túc nghiên cứu, tiếp thu, xử lý kịp thời các vướng mắc phát sinh, đặc biệt là tiếp tục cải thiện mạnh mẽ, thực chất hơn môi trường đầu tư kinh doanh ở mọi địa phương, mọi ngành; trong đó rà soát lại các thủ tục kiểm tra chuyên ngành, xử lý nghiêm tình trạng nhũng nhiễu, hối lộ, gây cản trở sự phát triển.
Ngoài ra, để đối phó với rủi ro bên ngoài, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các Bộ, ngành cần theo dõi chặt chẽ, đánh giá đầy đủ tác động của chính sách tiền tệ, cuộc chiến tranh thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc, từ đó đưa ra kịch bản kịp thời. Quan điểm trong chỉ đạo điều hành của Chính phủ là kiên quyết không lùi bước trước khó khăn, thách thức, kiên trì mục tiêu đề ra, huy động sự vào cuộc của hệ thống chính trị, phát huy tinh thần vượt khó, đổi mới sáng tạo, linh hoạt trong mọi tình huống quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ năm 2019./.
Như Ý
(sav.gov.vn) - Sáng 4/7/2019, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương nhằm đánh giá tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2019.
Thủ tướng Chính phủ phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị
Kiên quyết không để vướng mắc kéo dài
Phát biểu khai mạc hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương, Thủ tướng nêu rõ tình trạng nói hay làm dở, làm chậm, trách nhiệm thấp, kể cả chuyển lòng vòng, cấp dưới kêu ca, người dân chờ đợi vẫn còn; đề nghị tập trung bàn kỹ để đưa ra đối sách, giải pháp xử lý nhanh, hiệu quả, kiên quyết không để vướng mắc kéo dài…
Nhìn lại 6 tháng đầu năm 2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng đến hôm nay, chúng ta có thể vui mừng đánh giá kinh tế, thương mại, đầu tư cũng như các lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh, đối ngoại đạt kết quả quan trọng, toàn diện.
Trước hết, Thủ tướng nêu ra một số sự kiện đối ngoại nổi bật thời gian qua có ý nghĩa đặc biệt quan trọng như: Chính thức ký Hiệp định EVFTA, IPA với EU; trúng cử Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc với số phiếu rất cao; chuẩn bị phục vụ tốt Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều, tổ chức thành công Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc… qua đó, thể hiện hình ảnh đất nước Việt Nam yêu chuộng hòa bình, hữu nghị, hợp tác, cùng phát triển và có trách nhiệm.
Nhấn mạnh Chính phủ đã nỗ lực không ngừng nghỉ trong chỉ đạo điều hành suốt 6 tháng qua, Thủ tướng nêu rõ chúng ta đã và đang làm được rất nhiều việc: Xây dựng kịch bản tăng trưởng, phương án điều hành hằng tháng, hằng quý, tập trung tháo gỡ khó khăn, giải quyết vướng mắc để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, tổ chức nhiều hội nghị toàn quốc về hội nhập quốc tế, thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu, chế biến nông sản, phát triển bền vững ĐBSCL, phát triển các vùng kinh tế trọng điểm, phát triển du lịch, kinh tế tư nhân, doanh nghiệp công nghệ, đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng Chính phủ điện tử… Không chỉ kinh tế, các vấn đề xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh, đối ngoại cũng được quan tâm.
Về kết quả 6 tháng đầu năm 2019, theo Thủ tướng, kinh tế vĩ mô ổn định. Lạm phát được kiểm soát tốt. Tăng trưởng GDP, thu ngân sách, đầu tư, thương mại, xuất nhập khẩu, phát triển doanh nghiệp đều đạt khá. “Việc chúng ta đạt được tốc độ tăng trưởng GDP 6,76% là rất tốt vì trên nền tăng trưởng cùng kỳ 2018 đã đạt ở mức cao. Mức này cao hơn cùng kỳ giai đoạn 2011-2017” - Thủ tướng nói.
Thủ tướng cũng đánh giá cao ngành nông nghiệp nỗ lực vượt khó, đạt mức tăng trưởng 2,39%. Đặc biệt, thủy sản tăng đến 6,45%, cao nhất trong 9 năm trở lại đây, gia cầm tăng 7%, đã bù đắp một phần thiệt hại do dịch tả lợn châu Phi. Tổng cầu tiếp tục tăng mạnh, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 11,5%, cao nhất trong 3 năm qua. Điều đáng mừng, chúng ta quán triệt quan điểm thúc đẩy tăng trưởng nhưng vẫn bảo đảm ổn định vĩ mô. Tăng trưởng tín dụng 6 tháng chỉ khoảng 7%, CPI giảm 0,09%. Thu hút trên 8,5 triệu lượt khách quốc tế. Xuất siêu hơn 1,6 tỷ USD. Vốn FDI thực hiện đạt kỷ lục với 9,1 tỷ USD. Đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện. “Tại phiên họp này, khẳng định kết quả đạt được là rất quan trọng nhưng tôi mong muốn các đồng chí tư lệnh ngành, lãnh đạo các địa phương đề cập nhiều hơn, tập trung hơn vào những tồn tại, hạn chế, yếu kém và khó khăn, thách thức mà đất nước, từng Bộ, ngành, địa phương phải đối mặt” - Thủ tướng đề nghị.
Theo Thủ tướng, trên cơ sở đó, chúng ta cùng bàn kỹ để đưa ra đối sách, giải pháp xử lý nhanh, hiệu quả, kiên quyết không để vướng mắc kéo dài, ảnh hưởng đến việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.
Duy trì mục tiêu hàng đầu là ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển bền vững
Phát biểu tại phiên họp, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, qua 6 tháng triển khai Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ và 3 tháng triển khai Chỉ thị số 09/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ 2019 về các giải pháp tập trung tháo gỡ cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm mục tiêu tăng trưởng 6 tháng và cả năm 2019, nhìn chung, các Bộ, ngành, địa phương đã chủ động, tích cực thực hiện các giải pháp đề ra, các nhiệm vụ có thời hạn hoàn thành trong quý II cơ bản đáp ứng đúng tiến độ, trong đó đã hoàn thành 60% nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết 01/NQ-CP, 67% nhiệm vụ được giao tại Chỉ thị số 09/CT-TTg.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, nếu không có yếu tố bất thường tác động đến tăng trưởng, dự báo tăng trưởng GDP cả năm có thể đạt được mục tiêu đã đề ra (6,8%).
Về tình hình cuối năm, Bộ trưởng nhận định, tình hình kinh tế thế giới có nhiều thay đổi nhanh, phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro, thách thức; tăng trưởng kinh tế chậm; thương mại toàn cầu suy giảm, căng thẳng thương mại diễn biến khó lường. Các tổ chức quốc tế đều điều chỉnh dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới, trong đó, Ngân hàng Thế giới (WB) hạ dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu xuống 2,6% trong năm 2019, giảm 0,3 điểm phần trăm so với dự báo trước đó. Trong bối cảnh đó, các tổ chức quốc tế vẫn có đánh giá tích cực về triển vọng tăng trưởng của kinh tế Việt Nam, trong đó WB và IMF dự báo tăng 6,6%, ADB dự báo tăng 6,8% trong năm 2019.
Về trong nước, tốc độ tăng GDP 6 tháng đầu năm đạt 6,76% là rất tích cực so với tăng trưởng chung của thế giới và khu vực, tuy nhiên, chưa đạt mục tiêu kịch bản cao đã đề ra; chưa thể hiện sự bứt phá trong tăng trưởng chung cũng như trong từng ngành, lĩnh vực; các động lực hỗ trợ tăng trưởng chưa thực sự rõ nét; nền kinh tế còn gặp khó khăn, thách thức trong 6 tháng cuối năm, nhất là cầu thế giới giảm tác động không nhỏ đến xuất khẩu và sản xuất, kinh doanh trong nước.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, quý III là quý rất quan trọng, có tính chất quyết định, với mục tiêu tăng tốc, tốc độ tăng trưởng ít nhất đạt 6,91%, đồng thời duy trì mục tiêu hàng đầu là ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển bền vững. Do đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị các Bộ, ngành, địa phương tập trung cao độ, thực hiện nhanh, quyết liệt các giải pháp, củng cố niềm tin và sự an tâm của các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong sản xuất, kinh doanh, phấn đấu đạt mục tiêu kế hoạch đã đề ra ở mức cao.
Bộ trưởng cũng chỉ ra, giải ngân vốn đầu tư công tuy đã có chuyển biến tích cực nhưng tiến độ nhìn chung còn chậm, đặc biệt là vốn nước ngoài. Do đó, thời gian tới, cần thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 70/NQ-CP ngày 3/8/2017 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công. Trong đó, đặc biệt lưu ý quy định: Các dự án, nếu đến ngày 30/9/2019 giải ngân đạt dưới 30%, sẽ không được tiếp tục bố trí kế hoạch vốn năm sau.
Xử nghiêm hành vi nhũng nhiễu người dân, doanh nghiệp
Trong phần thảo luận, lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phương bày tỏ đồng thuận cao với kế hoạch tăng tốc 6 tháng cuối năm mà Chính phủ đưa ra, đồng thời nêu rõ những nút thắt thể chế có nguy cơ làm chậm sự phát triển của địa phương và đất nước.
Về những kiến nghị của các địa phương, các Phó Thủ tướng, Bộ trưởng một số Bộ, ngành đã giải đáp với tinh thần chung nhất là những việc gì đã làm tốt rồi cần phải làm tốt hơn. Ngoài ra, cả hệ thống chính trị phải đồng lòng không lùi bước trước khó khăn; kiên quyết xử nghiêm những hành vi vòi vĩnh người dân, doanh nghiệp…
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhận định, những vấn đề, ý kiến đưa ra tại phiên họp rất quan trọng. Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành nghiêm túc nghiên cứu, tiếp thu, xử lý kịp thời các vướng mắc phát sinh, đặc biệt là tiếp tục cải thiện mạnh mẽ, thực chất hơn môi trường đầu tư kinh doanh ở mọi địa phương, mọi ngành; trong đó rà soát lại các thủ tục kiểm tra chuyên ngành, xử lý nghiêm tình trạng nhũng nhiễu, hối lộ, gây cản trở sự phát triển.
Ngoài ra, để đối phó với rủi ro bên ngoài, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các Bộ, ngành cần theo dõi chặt chẽ, đánh giá đầy đủ tác động của chính sách tiền tệ, cuộc chiến tranh thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc, từ đó đưa ra kịch bản kịp thời. Quan điểm trong chỉ đạo điều hành của Chính phủ là kiên quyết không lùi bước trước khó khăn, thách thức, kiên trì mục tiêu đề ra, huy động sự vào cuộc của hệ thống chính trị, phát huy tinh thần vượt khó, đổi mới sáng tạo, linh hoạt trong mọi tình huống quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ năm 2019./.
Như Ý