23/11/2019
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In trang
Quốc hội thông qua Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương(sav.gov.vn) - Chiều ngày 22/11, với 431 đại biểu tán thành (tương đương 89,23% số phiếu), Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương.Mở đầu phiên họp, Quốc hội nghe Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định trình bày tóm tắt Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương trình Quốc hội thông qua.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định, về cơ bản, các vị đại biểu Quốc hội đều tán thành với các nội dung giải trình, tiếp thu, chỉnh lý trong dự thảo Luật trình Quốc hội tại kỳ họp, đồng thời đóng góp thêm các ý kiến nhằm hoàn thiện dự thảo Luật.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương vừa được thông qua sẽ đẩy mạnh phân quyền, phân cấp mạnh mẽ, hợp lý giữa Chính phủ với các Bộ, ngành; giữa Chính phủ, các Bộ, ngành với chính quyền địa phương và giữa các cấp chính quyền địa phương để tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động; phát huy tính chủ động, sáng tạo, đề cao tinh thần trách nhiệm của từng cấp, từng ngành gắn với cơ chế kiểm soát quyền lực.
Luật quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ giữa Chính phủ với các Bộ, ngành; giữa Chính phủ, các Bộ, ngành với chính quyền địa phương cấp tỉnh và giữa các cấp chính quyền địa phương.
Ngoài ra, Luật cũng sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện một số quy định liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ và chính quyền địa phương để kịp thời khắc phục tình trạng trùng lắp, chồng chéo chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực quản lý.
Cụ thể, tiếp thu theo nhiều ý kiến của đại biểu Quốc hội là không quy định thẩm quyền thực hiện thí điểm của Chính phủ tại khoản 10 Điều 23 như dự thảo Luật trình Quốc hội để tránh trùng lặp; chỉnh lý lại khoản 10 Điều 28 của Luật Tổ chức Chính phủ về thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ theo hướng bỏ quy định về quyết định các tiêu chí, điều kiện thành lập hoặc giải thể các cơ quan chuyên môn đặc thù, chuyên ngành thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện vì nội dung này thuộc thẩm quyền của Chính phủ.
Về mô hình tổ chức chính quyền địa phương, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định cho hay, qua gửi phiếu xin ý kiến các vị đại biểu Quốc hội cho thấy, có 331/395/483 (bằng 83,8%) đại biểu Quốc hội tham gia ý kiến (chiếm 68,12% tổng số đại biểu Quốc hội) tán thành việc sửa đổi, bổ sung quy định về mô hình tổ chức chính quyền địa phương như dự thảo Luật, do đó, xin phép Quốc hội cho tiếp thu ý kiến của đa số các vị đại biểu về nội dung này, thể hiện cụ thể tại các điều 4, 44, 58 và 72 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương.
Về số lượng cấp phó của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định nêu rõ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thấy rằng, các vị đại biểu Quốc hội đều thống nhất đề nghị trong lãnh đạo Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nên duy trì tối thiểu là 02 đại biểu hoạt động chuyên trách để bảo đảm hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân trong điều kiện đẩy mạnh phân quyền, phân cấp cho địa phương hiện nay. Vì vậy, để thống nhất trong việc thiết kế các quy định về số lượng Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật theo hướng: Nếu Chủ tịch Hội đồng nhân dân /Trưởng ban Hội đồng nhân dân là đại biểu chuyên trách thì bố trí 01 Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân /Phó trưởng ban Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách; trường hợp Chủ tịch Hội đồng nhân dân /Trưởng ban Hội đồng nhân dân là đại biểu hoạt động kiêm nhiệm thì bố trí 02 Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân /02 Phó trưởng ban Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách.
Về bộ máy giúp việc của chính quyền địa phương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp thu theo ý kiến của đa số các vị đại biểu Quốc hội là quy định khái quát về bộ máy giúp việc của chính quyền địa phương như dự thảo Luật, còn việc sắp xếp, tổ chức lại Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Văn phòng Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hiện nay sẽ thực hiện theo văn bản của cấp có thẩm quyền trên cơ sở kết quả tổng kết việc thực hiện thí điểm.
Về ý kiến bổ sung quy định cho từ chức đối với cán bộ, công chức (khoản 5 Điều 34 của Luật Tổ chức Chính phủ), để bảo đảm tính thống nhất, đề nghị bổ sung nội dung này trong dự thảo Luật sửa đổi và bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, việc cán bộ, công chức có thể xin từ chức đã được Luật Cán bộ, công chức hiện hành quy định cụ thể tại Điều 30 (đối với cán bộ) và Điều 54 (đối với công chức), đây không phải là một hình thức kỷ luật mà do cán bộ, công chức tự nguyện xin từ chức. Do đó, Luật Tổ chức Chính phủ quy định thẩm quyền của Bộ trưởng trong việc cho từ chức đối với cán bộ, công chức thuộc phạm vi quản lý là phù hợp và bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật.
Về quy định phân quyền, phân cấp, ủy quyền, ông Định cho biết, có ý kiến đề nghị quy định cụ thể hơn về phân quyền, phân cấp trong dự thảo Luật; làm rõ hơn nữa các nguyên tắc, tiêu chí của việc phân quyền, phân cấp, ủy quyền; quy định một số nhiệm vụ, quyền hạn không được phân cấp; gắn phân quyền, phân cấp với cơ chế kiểm tra, thanh tra và bảo đảm các điều kiện về tài chính, nguồn lực khác… Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, hiện nay, Luật Tổ chức chính quyền địa phương đã quy định 06 nguyên tắc về phân định thẩm quyền và các nội dung về phân quyền, phân cấp, ủy quyền. Trên cơ sở các quy định đó, các luật khác khi quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương các cấp sẽ quy định cụ thể về phân quyền, phân cấp, ủy quyền trong các lĩnh vực chuyên ngành.
Đồng thời, dự thảo Luật đã bổ sung nội dung gắn phân quyền, phân cấp với cơ chế kiểm tra, thanh tra khi thực hiện phân quyền, phân cấp, đảm bảo các điều kiện về tài chính, nguồn lực và các điều kiện cần thiết khác cho địa phương, phát huy vai trò của các cấp một cách hiệu quả hơn, tránh chồng chéo, trùng lắp và lãng phí nguồn lực. Để tránh việc phân cấp, ủy quyền tràn lan, dự thảo Luật đã quy định: Các luật khi quy định nhiệm vụ, quyền hạn cho chính quyền địa phương các cấp phải quy định cụ thể các nhiệm vụ, quyền hạn mà chính quyền địa phương không được phân cấp, ủy quyền cho cơ quan nhà nước cấp dưới hoặc cơ quan, tổ chức khác (sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 12 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương)…
Các đại biểu bấm nút thông qua dự án Luật
Trong phần biểu quyết, với kết quả 89,23% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật Tổ chức Chính phủ và luật Tổ chức chính quyền địa phương. Như vậy, Quốc hội đã sửa đổi, bổ sung một số điểm trong điều 28 về nhiệm vụ và quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể, Thủ tướng chỉ đạo việc quản lý cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập trong khi đó ở Luật cũ thì chỉ quy định Thủ tướng "chỉ đạo và thống nhất quản lý cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương".
Ngoài ra, Luật cũng quy định, Thủ tướng quyết định phân cấp hoặc ủy quyền thực hiện những nội dung thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng về quản lý công chức, viên chức trong các cơ quan hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập thay vì "quyết định việc phân cấp quản lý công chức, viên chức trong các cơ quan hành chính của bộ máy Nhà nước" như quy định trước đây.
Luật (sửa đổi) cũng quy định Thủ tướng quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể các cơ quan, tổ chức khác thuộc UBND cấp tỉnh; quyết định thành lập hội đồng, ủy ban hoặc ban khi cần thiết để giúp Thủ tướng nghiên cứu, chỉ đạo, phối hợp giải quyết những vấn đề quan trọng liên ngành.
Trong khi đó, về nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ với tư cách là người đứng đầu Bộ, cơ quan ngang Bộ, Luật lần này đã sửa đổi, bổ sung một số khoản mới, như: Bộ trưởng, thủ trưởng các Bộ, ngành được thực hiện việc tuyển dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cho từ chức, điều động, luân chuyển, biệt phái, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức và thực hiện phân cấp quản lý công chức, viên chức đối với các tổ chức, đơn vị trực thuộc theo quy định của pháp luật.
Như vậy, so với quy định cũ, ở Luật sửa đổi lần này, Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan nganh bộ được mở rộng thêm thẩm quyền biệt phái cán bộ, cho từ chức thay vì cách chức.
Ngoài ra Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ cũng có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cho từ chức, điều động, luân chuyển, biệt phái, đình chỉ công tác, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu tổ chức, đơn vị trực thuộc. So với quy định trước đây, Luật lần này đã thay thẩm quyền “cách chức” bằng việc “cho từ chức” và bổ sung thêm quyền điều động, luân chuyển, biệt phái người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu tổ chức, đơn vị trực thuộc.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sẽ có hiệu lực thi hành từ 01/7/2020.
Luật cũng có quy định về điều khoản chuyển tiếp đối với một số quy định liên quan đến số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, cơ cấu Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, số lượng cấp phó Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân để áp dụng từ nhiệm kỳ 2021-2026./.
Như Ý
(sav.gov.vn) - Chiều ngày 22/11, với 431 đại biểu tán thành (tương đương 89,23% số phiếu), Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Khắc Định trình bày báo cáo
Mở đầu phiên họp, Quốc hội nghe Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định trình bày tóm tắt Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương trình Quốc hội thông qua.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định, về cơ bản, các vị đại biểu Quốc hội đều tán thành với các nội dung giải trình, tiếp thu, chỉnh lý trong dự thảo Luật trình Quốc hội tại kỳ họp, đồng thời đóng góp thêm các ý kiến nhằm hoàn thiện dự thảo Luật.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương vừa được thông qua sẽ đẩy mạnh phân quyền, phân cấp mạnh mẽ, hợp lý giữa Chính phủ với các Bộ, ngành; giữa Chính phủ, các Bộ, ngành với chính quyền địa phương và giữa các cấp chính quyền địa phương để tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động; phát huy tính chủ động, sáng tạo, đề cao tinh thần trách nhiệm của từng cấp, từng ngành gắn với cơ chế kiểm soát quyền lực.
Luật quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ giữa Chính phủ với các Bộ, ngành; giữa Chính phủ, các Bộ, ngành với chính quyền địa phương cấp tỉnh và giữa các cấp chính quyền địa phương.
Ngoài ra, Luật cũng sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện một số quy định liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ và chính quyền địa phương để kịp thời khắc phục tình trạng trùng lắp, chồng chéo chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực quản lý.
Cụ thể, tiếp thu theo nhiều ý kiến của đại biểu Quốc hội là không quy định thẩm quyền thực hiện thí điểm của Chính phủ tại khoản 10 Điều 23 như dự thảo Luật trình Quốc hội để tránh trùng lặp; chỉnh lý lại khoản 10 Điều 28 của Luật Tổ chức Chính phủ về thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ theo hướng bỏ quy định về quyết định các tiêu chí, điều kiện thành lập hoặc giải thể các cơ quan chuyên môn đặc thù, chuyên ngành thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện vì nội dung này thuộc thẩm quyền của Chính phủ.
Về mô hình tổ chức chính quyền địa phương, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định cho hay, qua gửi phiếu xin ý kiến các vị đại biểu Quốc hội cho thấy, có 331/395/483 (bằng 83,8%) đại biểu Quốc hội tham gia ý kiến (chiếm 68,12% tổng số đại biểu Quốc hội) tán thành việc sửa đổi, bổ sung quy định về mô hình tổ chức chính quyền địa phương như dự thảo Luật, do đó, xin phép Quốc hội cho tiếp thu ý kiến của đa số các vị đại biểu về nội dung này, thể hiện cụ thể tại các điều 4, 44, 58 và 72 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương.
Về số lượng cấp phó của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định nêu rõ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thấy rằng, các vị đại biểu Quốc hội đều thống nhất đề nghị trong lãnh đạo Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nên duy trì tối thiểu là 02 đại biểu hoạt động chuyên trách để bảo đảm hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân trong điều kiện đẩy mạnh phân quyền, phân cấp cho địa phương hiện nay. Vì vậy, để thống nhất trong việc thiết kế các quy định về số lượng Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật theo hướng: Nếu Chủ tịch Hội đồng nhân dân /Trưởng ban Hội đồng nhân dân là đại biểu chuyên trách thì bố trí 01 Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân /Phó trưởng ban Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách; trường hợp Chủ tịch Hội đồng nhân dân /Trưởng ban Hội đồng nhân dân là đại biểu hoạt động kiêm nhiệm thì bố trí 02 Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân /02 Phó trưởng ban Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách.
Về bộ máy giúp việc của chính quyền địa phương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp thu theo ý kiến của đa số các vị đại biểu Quốc hội là quy định khái quát về bộ máy giúp việc của chính quyền địa phương như dự thảo Luật, còn việc sắp xếp, tổ chức lại Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Văn phòng Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hiện nay sẽ thực hiện theo văn bản của cấp có thẩm quyền trên cơ sở kết quả tổng kết việc thực hiện thí điểm.
Về ý kiến bổ sung quy định cho từ chức đối với cán bộ, công chức (khoản 5 Điều 34 của Luật Tổ chức Chính phủ), để bảo đảm tính thống nhất, đề nghị bổ sung nội dung này trong dự thảo Luật sửa đổi và bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, việc cán bộ, công chức có thể xin từ chức đã được Luật Cán bộ, công chức hiện hành quy định cụ thể tại Điều 30 (đối với cán bộ) và Điều 54 (đối với công chức), đây không phải là một hình thức kỷ luật mà do cán bộ, công chức tự nguyện xin từ chức. Do đó, Luật Tổ chức Chính phủ quy định thẩm quyền của Bộ trưởng trong việc cho từ chức đối với cán bộ, công chức thuộc phạm vi quản lý là phù hợp và bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật.
Về quy định phân quyền, phân cấp, ủy quyền, ông Định cho biết, có ý kiến đề nghị quy định cụ thể hơn về phân quyền, phân cấp trong dự thảo Luật; làm rõ hơn nữa các nguyên tắc, tiêu chí của việc phân quyền, phân cấp, ủy quyền; quy định một số nhiệm vụ, quyền hạn không được phân cấp; gắn phân quyền, phân cấp với cơ chế kiểm tra, thanh tra và bảo đảm các điều kiện về tài chính, nguồn lực khác… Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, hiện nay, Luật Tổ chức chính quyền địa phương đã quy định 06 nguyên tắc về phân định thẩm quyền và các nội dung về phân quyền, phân cấp, ủy quyền. Trên cơ sở các quy định đó, các luật khác khi quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương các cấp sẽ quy định cụ thể về phân quyền, phân cấp, ủy quyền trong các lĩnh vực chuyên ngành.
Đồng thời, dự thảo Luật đã bổ sung nội dung gắn phân quyền, phân cấp với cơ chế kiểm tra, thanh tra khi thực hiện phân quyền, phân cấp, đảm bảo các điều kiện về tài chính, nguồn lực và các điều kiện cần thiết khác cho địa phương, phát huy vai trò của các cấp một cách hiệu quả hơn, tránh chồng chéo, trùng lắp và lãng phí nguồn lực. Để tránh việc phân cấp, ủy quyền tràn lan, dự thảo Luật đã quy định: Các luật khi quy định nhiệm vụ, quyền hạn cho chính quyền địa phương các cấp phải quy định cụ thể các nhiệm vụ, quyền hạn mà chính quyền địa phương không được phân cấp, ủy quyền cho cơ quan nhà nước cấp dưới hoặc cơ quan, tổ chức khác (sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 12 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương)…
Trong phần biểu quyết, với kết quả 89,23% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật Tổ chức Chính phủ và luật Tổ chức chính quyền địa phương. Như vậy, Quốc hội đã sửa đổi, bổ sung một số điểm trong điều 28 về nhiệm vụ và quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể, Thủ tướng chỉ đạo việc quản lý cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập trong khi đó ở Luật cũ thì chỉ quy định Thủ tướng "chỉ đạo và thống nhất quản lý cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương".
Ngoài ra, Luật cũng quy định, Thủ tướng quyết định phân cấp hoặc ủy quyền thực hiện những nội dung thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng về quản lý công chức, viên chức trong các cơ quan hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập thay vì "quyết định việc phân cấp quản lý công chức, viên chức trong các cơ quan hành chính của bộ máy Nhà nước" như quy định trước đây.
Luật (sửa đổi) cũng quy định Thủ tướng quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể các cơ quan, tổ chức khác thuộc UBND cấp tỉnh; quyết định thành lập hội đồng, ủy ban hoặc ban khi cần thiết để giúp Thủ tướng nghiên cứu, chỉ đạo, phối hợp giải quyết những vấn đề quan trọng liên ngành.
Trong khi đó, về nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ với tư cách là người đứng đầu Bộ, cơ quan ngang Bộ, Luật lần này đã sửa đổi, bổ sung một số khoản mới, như: Bộ trưởng, thủ trưởng các Bộ, ngành được thực hiện việc tuyển dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cho từ chức, điều động, luân chuyển, biệt phái, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức và thực hiện phân cấp quản lý công chức, viên chức đối với các tổ chức, đơn vị trực thuộc theo quy định của pháp luật.
Như vậy, so với quy định cũ, ở Luật sửa đổi lần này, Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan nganh bộ được mở rộng thêm thẩm quyền biệt phái cán bộ, cho từ chức thay vì cách chức.
Ngoài ra Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ cũng có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cho từ chức, điều động, luân chuyển, biệt phái, đình chỉ công tác, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu tổ chức, đơn vị trực thuộc. So với quy định trước đây, Luật lần này đã thay thẩm quyền “cách chức” bằng việc “cho từ chức” và bổ sung thêm quyền điều động, luân chuyển, biệt phái người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu tổ chức, đơn vị trực thuộc.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sẽ có hiệu lực thi hành từ 01/7/2020.
Luật cũng có quy định về điều khoản chuyển tiếp đối với một số quy định liên quan đến số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, cơ cấu Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, số lượng cấp phó Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân để áp dụng từ nhiệm kỳ 2021-2026./.
Như Ý