20/01/2020
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In trang
TS. Hồ Đức Phớc, Uỷ viên BCH TW Đảng, Tổng Kiểm toán nhà nước: Kiểm toán nhà nước đã hoàn thành toàn diện kế hoạch kiểm toán năm 2019!(sav.gov.vn) - Năm 2019, hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước (KTNN) tiếp tục được đổi mới, nâng cao chất lượng toàn diện cả về tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả, góp phần tích cực vào việc siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công, phát huy hiệu quả nguồn lực quốc gia, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và phòng chống tham nhũng. Nhân dịp đầu năm mới 2020, TS. Hồ Đức Phớc, Ủy viên BCH TW Đảng, Tổng Kiểm toán nhà nước đã có những trao đổi xung quanh kết quả năm công tác 2019 của KTNN cũng như những nhiệm vụ trọng tâm triển khai trong năm 2020. * Năm 2019 tiếp tục là năm KTNN hoàn thành toàn diện Kế hoạch công tác đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả trên nhiều lĩnh vực. Xin Tổng Kiểm toán nhà nước cho biết những kết quả nổi bật của KTNN trong năm qua?
- Năm 2019, hoạt động kiểm toán của KTNN tiếp tục được đổi mới, nâng cao chất lượng toàn diện trên cả ba mặt tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả. Được sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và sự phối hợp của các bộ, ngành, địa phương, việc triển khai quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp dưới sự lãnh đạo của Ban cán sự Đảng, Đảng ủy, Lãnh đạo KTNN và sự nỗ lực to lớn của toàn ngành, qua đó đã đạt được nhiều kết quả nổi bật, góp phần tích cực vào việc siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công, phát huy hiệu quả nguồn lực quốc gia, tích cực phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Trong công tác tổ chức hoạt động kiểm toán, KTNN đã hoàn thành toàn diện phát hành các BCKT trước thời hạn 31/12/2019. Các cuộc kiểm toán trong Kế hoạch kiểm toán (KHKT) năm 2019 đạt chất lượng, hiệu quả; đạo đức, kỷ cương được tăng cường; phương thức kiểm toán được đổi mới; hoạt động kiểm toán đảm bảo công khai, minh bạch. Công tác lập KHKT được đổi mới, danh mục chi tiết các đơn vị, đầu mối kiểm toán được xác định và công khai ngay từ đầu năm để tránh chồng chéo giữa cơ quan thanh kiểm tra.
Đặc biệt, Ban cán sự Đảng, lãnh đạo KTNN đã quyết liệt thực hiện chủ trương cắt giảm số cuộc kiểm toán so với năm 2018 để tập trung nâng cao chất lượng và hiệu quả kiểm toán. Bên cạnh việc giảm đầu mối kiểm toán, nhiều giải pháp mới, có tính đột phá đã được KTNN tổ chức triển khai đồng bộ, như: Hoán đổi đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán, trong đó các KTNN chuyên ngành, khu vực thực hiện hoán đổi các đơn vị, tổ chức thuộc các địa bàn khác nhau; đẩy mạnh việc lập kế hoạch kiểm toán dựa trên đánh giá rủi ro và xác định trọng yếu. Ứng dụng mạnh mẽ CNTT và công nghệ cao; tập trung nâng cao năng lực Kiểm toán viên, đạo đức công vụ được tăng cường; kết quả kiểm toán cao, nội dung đi vào chiều sâu, tập trung vào các vấn đề dư luận xã hội quan tâm, góp phần tích cực vào quản lý, điều hành tài chính công, tài sản công với nhiều kết quả nổi bật.
Tổng hợp kết quả xử lý tài chính đến 31/12/2019 là 72.837 tỷ đồng, trong đó tăng thu NSNN 10.276 tỷ đồng, giảm chi NSNN 16.829 tỷ đồng, kiến nghị khác là 45.732 tỷ đồng. KTNN đã kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ, thay thế 154 văn bản (09 nghị định; 24 thông tư; 09 nghị quyết, 40 quyết định và 72 văn bản khác), nhằm bịt lỗ hổng về cơ chế, chính sách tránh thất thoát, lãng phí; kiến nghị xử lý trách nhiệm theo quy định của pháp luật đối với nhiều tập thể và cá nhân. Qua kiểm toán cũng đã phát hiện và kiến nghị chấn chỉnh kịp thời nhiều tồn tại, hạn chế, bất cập trong công tác quản lý, điều hành, sử dụng tài chính công, tài sản công của các đơn vị được kiểm toán. Trong đó, có nhiều kiến nghị quan trọng nhằm chấn chỉnh những hạn chế, bất cập, như: Thực hiện cơ chế tự chủ đối với các trường đại học công lập, bệnh viện công lập; thực hiện hợp đồng BT, BOT; công tác quản lý thuế, đất đai, tài nguyên khoáng sản; cơ chế quản lý, hoạt động của các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng, tổ chức tín dụng... Hoàn thành 2 cuộc kiểm toán do Quốc hội giao, 2 cuộc kiểm toán do Ban Chỉ đạo TW về phòng chống tham nhũng giao, đảm bảo chất lượng, kết quả tốt.
Bên cạnh đó, KTNN đã chủ động gửi UBTVQH, Chính phủ, các Đại biểu Quốc hội ý kiến đánh giá tình hình thực hiện NSNN năm 2019, dự toán NSNN năm 2020 và phân bổ ngân sách trung ương năm 2020 để Quốc hội xem xét, quyết định.
Năm 2019, KTNN đã cung cấp 82 báo cáo kiểm toán và các tài liệu liên quan cho các cơ quan của Quốc hội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban Nội chính Trung ương, cơ quan điều tra và các cơ quan nhà nước khác có thẩm quyền để phục vụ công tác điều tra, kiểm tra, giám sát; chuyển 05 vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự cho Cơ quan Cảnh sát điều tra để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh việc triển khai hoạt động kiểm toán, Tổng KTNN đã chỉ đạo các đơn vị thực hiện đồng bộ, quyết liệt nhiều giải pháp nâng cao hiệu lực thực hiện kiến nghị kiểm toán; tăng cường phối hợp với Bộ Tài chính kiểm tra, đối chiếu tình hình thực hiện kiến nghị kiểm toán năm 2018. Đến ngày 31/12/2019 các đơn vị được kiểm toán và các đơn vị có liên quan đã thực hiện 63.102 tỷ đồng/92.499 tỷ đồng, đạt 70,4% tổng số kiến nghị xử lý tài chính; đã thực hiện theo kiến nghị của KTNN sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ 19 văn bản nhằm bịt lỗ hổng về cơ chế, tổ chức thực hiện quy định của Nhà nước tránh thất thoát, lãng phí; tổng hợp kiến nghị xử lý trách nhiệm 29 tập thể và cá nhân theo quy định.
Công tác xây dựng các văn bản pháp luật của KTNN cùng có nhiều kết quả nổi bật. Đến nay, Tổng Kiểm toán nhà nước đã ký ban hành 03/07 văn bản quy phạm pháp luật; ban hành 06 văn bản quản lý; hoàn thiện sửa đổi bảng biểu, báo cáo kiểm toán theo hướng tinh gọn, sát hợp, hiệu quả... Các lĩnh vực kiểm toán chuyên sâu đều xây dựng đề cương hướng dẫn chi tiết và ban hành theo kịp định hướng đổi mới hoạt động kiểm toán và sát yêu cầu thực tiễn, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán.
Nổi bật, tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật KTNN năm 2015 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2020, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho hoạt động của KTNN, qua đó nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả của hoạt động kiểm toán, phục vụ thiết thực công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn mới.
Công tác tổ chức cán bộ, hợp tác quốc tế, công nghệ thông tin, xây dựng cơ sở vật chất được đẩy mạnh, tạo dấu ấn tốt đẹp phục vụ yêu cầu, nhiệm vụ của ngành. Trong năm đã hoàn thành nhiệm vụ là Chủ tịch ASOSAI 14; cử 216 lượt cán bộ đi học tập ở nước ngoài; xây dựng trụ sở khu vực 1, khu vực 13, Trường Đào tạo cán bộ Kiểm toán...
* Một trong những nhiệm vụ quan trọng được Đảng, Nhà nước giao phó và đặt kỳ vọng vào KTNN là sự tham gia của KTNN trong công cuộc phòng, chống tham nhũng. Xin Tổng Kiểm toán nhà nước cho biết một số nội dung đã được KTNN thực hiện trong năm 2019?
- Xác định công tác phòng, chống tham nhũng là nhiệm vụ quan trọng của KTNN, Tổng Kiểm toán nhà nước đã giao trách nhiệm cho các đơn vị trực thuộc để chủ động tổ chức, triển khai thực hiện phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, tập trung phát hiện sai phạm nhằm thu hồi tiền, tài sản Nhà nước và hoàn thiện thể chế về quản lý kinh tế - xã hội để phòng ngừa tham nhũng, kiến nghị sửa đổi các văn bản pháp luật phù hợp, tăng cường công tác kiểm toán chú trọng vào các lĩnh vực có nhiều dư luận tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, như: Đất đai; các dự án đầu tư lớn của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, dự án đầu tư theo hình thức BOT, BT; hoạt động của các ngân hàng, tổ chức tín dụng; quản lý vốn chủ sở hữu, cổ phần hóa, thoái vốn, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước...
Thực hiện chỉ đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng và Công điện của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh, xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực, tham nhũng trong các cơ quan, đơn vị có chức năng phòng, chống tham nhũng, đồng thời để nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng thông qua hoạt động kiểm toán, Tổng Kiểm toán nhà nước đã ban hành kịp thời Công điện số 759/CĐ-KTNN ngày 18/6/2019 về việc siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong thực hiện nhiệm vụ và tăng cường các biện pháp phòng ngừa tiêu cực, tham nhũng trong hoạt động kiểm toán và Công điện số 1138/CĐ-KTNN ngày 11/9/2019 về việc tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động kiểm toán thông qua việc siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong thực hiện công vụ, chủ động phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật để chuyển ngay cho cơ quan điều tra xử lý theo pháp luật; trong năm đã chuyển 05 vụ việc cho cơ quan cảnh sát điều tra, chuyển 82 BCKT, hồ sơ cho các cơ quan Đảng, Nhà nước để điều tra, giám sát, kiểm tra xử lý theo quy định. Đặc biệt, thực hiện 4 cuộc kiểm toán có kết quả cao do Quốc hội và Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng trung ương giao.
KTNN cũng tăng cường công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán (KSCLKT), thanh tra trực tiếp và đột xuất để phát hiện, chấn chỉnh các hạn chế, thiếu sót và xử lý vi phạm ngay trong quá trình kiểm toán. Ngoài việc KSCLKT theo 5 cấp độ (Tổng KTNN, thủ trưởng đơn vị, trưởng đoàn, tổ trưởng và KTV) là hoạt động bắt buộc đối với tất cả các cuộc kiểm toán, trong năm 2019 KTNN đã thực hiện KSCLKT trực tiếp 08 cuộc kiểm toán; kiểm soát việc tổ chức KSCLKT của 05 Kiểm toán trưởng; KSCLKT đột xuất 09 cuộc kiểm toán; kiểm tra hồ sơ sau khi phát hành báo cáo kiểm toán (BCKT) 04 cuộc. Tổ chức triển khai 15 cuộc thanh tra, trong đó có 03 cuộc đột xuất nhằm ngăn chặn, xử lý sai phạm.
* Được biết công tác nghiên cứu khoa học và thông tin khoa học được Ban cán sự Đảng, Lãnh đạo KTNN đặc biệt quan tâm và coi đó là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong phát triển KTNN. Tổng Kiểm toán nhà nước nhìn nhận như thế nào về mặt công tác này trong năm qua?
- KTNN là ngành đòi hỏi chuyên môn sâu, các lĩnh vực hoạt động mang tính chất đa ngành. Vì vậy nghiên cứu khoa học (NCKH) là nhiệm vụ quan trọng đối với KTNN, vừa phục vụ ngành Kiểm toán, vừa phục vụ sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Với số lượng tri thức lớn mạnh, KTNN có 5 Giáo sư, Phó giáo sư, 843 thạc sỹ, 52 tiến sỹ, trong đó có 174 thạc sỹ, tiến sỹ bảo vệ ở nước ngoài; nhiều Kiểm toán viên có bằng, chứng chỉ kiểm toán quốc tế.
KTNN tiếp tục thực hiện chủ trương đổi mới toàn diện công tác NCKH, lãnh đạo KTNN đã phê duyệt danh mục nhiệm vụ NCKH và phân bổ kinh phí sự nghiệp NCKH năm 2019, xây dựng định hướng NCKH năm 2020, trong đó định hướng các đề tài cần tập trung vào nghiên cứu các chủ đề, lĩnh vực nhằm phục vụ thiết thực cho các hoạt động kiểm toán, đặc biệt là những lĩnh vực kiểm toán trọng tâm của ngành, bám sát mục tiêu chiến lược của KTNN. Đến nay, KTNN đã tổ chức xét duyệt và ký hợp đồng với 14 chủ nhiệm đề tài cấp bộ, 19 đề tài cấp cơ sở năm 2019 và 09 đề tài cấp cơ sở tự túc kinh phí; nghiệm thu 06 đề tài cấp bộ, 22 đề tài cấp cơ sở; tổ chức 06 hội thảo khoa học cấp bộ và 03 tọa đàm khoa học được dư luận hết sức quan tâm, tạo sự lan tỏa trong toàn xã hội, góp phần quan trọng vào việc hoàn thiện cơ chế, khắc phục những hạn chế, bất cập trong thực hiện cơ chế tự chủ các bệnh viện, trường học công lập; quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên khoáng sản, môi trường; kiểm soát quyền lực; chống thất thu NSNN... Cùng với hoạt động NCKH, hoạt động thông tin khoa học tiếp tục được quan tâm, Tạp chí NCKH kiểm toán được duy trì hàng tháng với nhiều tin bài phong phú, thực hiện đúng tôn chỉ mục đích, là diễn đàn khoa học để trao đổi và phổ biến kết quả NCKH kiểm toán của KTNN.
* Phát huy những thành tích đã đạt được trong năm 2019, bước sang năm 2020, năm diễn ra nhiều sự kiện quan trọng của đất nước, KTNN xác định những nhiệm vụ trọng tâm nào thưa Tổng Kiểm toán nhà nước?
- Để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao, KTNN xác định phương hướng nhiệm vụ năm 2020 là: “Hoàn thành toàn diện kế hoạch hoạt động năm 2020 trên tinh thần đổi mới phương pháp kiểm toán dựa trên đánh giá rủi ro, xác định trọng yếu kiểm toán; đẩy mạnh cải cách hành chính và ứng dụng mạnh mẽ CNTT vào hoạt động kiểm toán để nâng cao chất lượng kiểm toán, giảm thời gian kiểm toán; quyết liệt hoàn thành thắng lợi các mục tiêu của Chiến lược phát triển KTNN đến năm 2020; đẩy mạnh hợp tác và hội nhập quốc tế, nâng cao vai trò và vị thế của KTNN Việt Nam trong khu vực và trên thế giới, khẳng định vai trò Chủ tịch ASOSAI nhiệm kỳ 2018-2021 của KTNN; tăng cường đào tạo nhân lực, tiếp tục siết chặt kỷ cương, kỷ luật trong thực thi công vụ để nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động của KTNN và phát huy vai trò KTNN là công cụ hữu hiệu của Đảng, Nhà nước trong kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công”.
Năm 2020, hoạt động kiểm toán của KTNN hướng vào một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
(1) Tổ chức thực hiện 158 cuộc kiểm toán thuộc KHKT năm 2020 đảm bảo tiến độ, kết quả, hiệu quả và chất lượng trên tinh thần đổi mới toàn diện phương pháp quản lý hoạt động kiểm toán, cải cách hành chính, phát triển và đẩy mạnh ứng dụng CNTT, công nghệ cao trong hoạt động kiểm toán. Đồng thời, tiếp tục nâng cao đạo đức nghề nghiệp, văn hóa ứng xử, trách nhiệm và lòng tự trọng nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ, KTV nhà nước; chấp hành, tuân thủ tuyệt đối quy định về quy tắc ứng xử của KTV nhà nước, Quy chế tổ chức và hoạt động của đoàn KTNN; nâng cao vai trò, trách nhiệm KSCLKT, thanh tra, kiểm tra của từng cấp quản lý, đảm bảo tuân thủ nghiêm quy định của Luật KTNN; tích cực phối hợp với các bộ, ngành, địa phương xử lý sai phạm.
(2) Tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý đầy đủ và đồng bộ cho tổ chức và hoạt động của KTNN, trọng tâm là, ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật KTNN năm 2015, xây dựng và ban hành quy định mới theo Luật KTNN sửa đổi, bổ sung, như: quy định về phòng, chống tham nhũng trong hoạt động KTNN; quy định về xác minh đối chiếu; quy định về khiếu nại, khởi kiện trong hoạt động kiểm toán... Đồng thời, xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật của ngành KTNN.
(3) Tiếp tục hoàn thiện và trình UBTVQH phê duyệt Chiến lược phát triển KTNN đến năm 2030 theo Kế hoạch, Chương trình công tác năm 2020 của UBTVQH.
(4). Củng cố và kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đảm bảo đủ về số lượng, chất lượng và cơ cấu hợp lý để thực hiện đầy đủ nhiệm vụ theo quy định của Luật KTNN, gắn với kế hoạch tinh giản biên chế của KTNN giai đoạn 2015-2021 theo hướng dẫn của trung ương; đẩy mạnh công tác luân chuyển, đào tạo cán bộ, công chức của KTNN theo quy định của trung ương gắn với thực tiễn hoạt động của ngành và Nghị quyết số 36-NQ/BCS ngày 06/7/2016 của Ban cán sự Đảng; kiên quyết xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật, nội quy của cơ quan những công chức thiếu tinh thần trách nhiệm, năng lực hạn chế, có hành vi, thái độ sách nhiễu đối với đơn vị được kiểm toán, vi phạm kỷ luật công vụ...
(5) Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, hoàn thành nhiệm vụ với cương vị là Chủ tịch ASOSAI nhiệm kỳ 2018-2021 thông qua việc hoàn thành tốt Chương trình khung thực hiện vai trò Chủ tịch ASOSAI đã được ban hành; lãnh đạo hoạt động tổ chức ASOSAI hoàn thành xuất sắc Kế hoạch chiến lược ASOSAI giai đoạn 2016-2021 và tham gia tích cực trong vai trò là thành viên Ban Điều hành ASOSAI giai đoạn 2018-2024;...
(6) Đẩy nhanh công tác đầu tư xây dựng, đảm bảo đủ cơ sở vật chất cho hoạt động của ngành, đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với việc ứng dụng CNTT vào hoạt động công vụ; hoàn thành thắng lợi các mục tiêu của Đề án phát triển CNTT của KTNN giai đoạn 2015-2020; triển khai Kế hoạch Tổng thể phát triển CNTT của KTNN và Chiến lược phát triển và kiến trúc tổng thể CNTT của KTNN giai đoạn 2019 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030, trong đó tập trung xây dựng, nâng cấp, phát triển và triển khai các phần mềm CNTT, ứng dụng công nghệ cao để KTV thực hiện các kỹ thuật kiểm toán các lĩnh vực nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả và giảm thời gian kiểm toán.
(7) Triển khai quyết liệt và đổi mới Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng năm 2020, Kế hoạch khoa học và công nghệ năm 2020 và thực hiện các công việc liên quan đến công tác quản lý đào tạo, quản lý đề tài NCKH theo quy định.
(8) Tập trung tuyên truyền, phổ biến Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật KTNN năm 2015; bám sát các sự kiện kinh tế - chính trị - xã hội lớn, Đại hội Đảng bộ các cấp, kỳ họp thứ 9, thứ 10, Quốc hội khóa XIV, hoạt động giám sát của Quốc hội theo chuyên đề trong năm 2020; phát huy thế mạnh của loại hình Báo điện tử để lan tỏa kết quả, hình ảnh của KTNN, nâng cao ý thức quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công hiệu quả.
* Vậy những giải pháp cụ thể nào được KTNN đề ra nhằm thực hiện thắng lợi những mục tiêu của năm 2019?
Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kiểm toán năm 2020, KTNN đã phân tích và đánh giá kỹ lưỡng trên nguyên tắc tập trung, dân chủ để đưa ra các giải pháp đồng bộ và hiệu quả để triển khai nhiệm vụ kiểm toán năm 2020 đạt chất lượng cao nhất, hiệu quả tốt nhất, trong đó nhấn mạnh vào các nhóm giải pháp chủ yếu sau:
(1) Bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ để triển khai các nhiệm vụ công tác năm 2020 đảm bảo khoa học, hiệu quả.
(2) Tăng cường và thực hiện đồng bộ các giải pháp về giáo dục chính trị, tư tưởng, tính gương mẫu, liêm chính của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động KTNN gắn với tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm soát và giám sát ở tất cả các cấp quản lý.
(3) Tăng cường tuyên truyền Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật KTNN năm 2015 và xây dựng các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật. Hoàn thiện quy trình, hướng dẫn kiểm toán và hệ thống mẫu biểu hồ sơ kiểm toán theo quy định.
(4) Nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành quyết liệt, sát sao, đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới phương pháp và cách thức tổ chức thực hiện kiểm toán với một số giải pháp cụ thể: Xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm 2020 khoa học và hiệu quả nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của hoạt động kiểm toán tới các hoạt động thường xuyên của đơn vị được kiểm toán; Tiếp tục đẩy mạnh kiểm toán tổng hợp về tuân thủ pháp luật để đánh giá toàn diện công tác quản lý, điều hành và sử dụng tài chính công, tài sản công; Nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành của từng cấp quản lý; Nâng cao chất lượng kiểm toán, đổi mới Hệ thống mẫu biểu hồ sơ kiểm toán thực sự khoa học, giảm bớt thủ tục hành chính, dễ sử dụng, tính tiện ích cao, phù hợp Luật KTNN, Luật Phòng, chống tham nhũng, đặc biệt là việc xây dựng BCKT mẫu phân định rõ.
(5) Tiếp tục chủ động cung cấp kịp thời các thông tin, phát hiện kiểm toán nổi bật phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, hoạt động giám sát của Quốc hội, UBTVQH, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng và HĐND các cấp.
(6) Tiếp tục kiện toàn công tác cán bộ trên cơ sở xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu biên chế của các đơn vị trực thuộc; thực hiện có hiệu quả lộ trình tinh giản biên chế; nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ, Kiểm toán viên.
(7) Lãnh đạo, chỉ đạo sát sao đối với hoạt động hội nhập, hợp tác quốc tế của KTNN, đặc biệt đối với việc học tập, trao đổi kinh nghiệm, chuyển giao, chia sẻ tài liệu, công nghệ với các cơ quan kiểm toán tối cao trên thế giới.
(8) Triển khai thực hiện Chiến lược phát triển và kiến trúc tổng thể CNTT của KTNN giai đoạn 2019-2025 và tầm nhìn đến năm 2030, trong đó chú trọng vấn đề bảo mật. Đẩy mạnh, quyết liệt ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong phân tích dữ liệu lớn phục vụ hoạt động kiểm toán; hoàn thành có hiệu quả các nội dung công việc thuộc Đề án tổng thể CNTT giai đoạn 2015-2020, trong đó tập trung đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các phần mềm ứng dụng và các phần mềm hỗ trợ kỹ thuật kiểm toán;...
(9) Tổ chức triển khai hiệu quả Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng năm 2020, chú trọng đổi mới giáo trình, tài liệu, nâng cao chất lượng, nội dung và hình thức đào tạo, bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí công tác, tập trung đào tạo, bồi dưỡng các kỹ năng cần thiết để vận dụng trong thực tiễn cho từng đối tượng người học;..
(10) Thực hiện công khai, minh bạch kết quả kiểm toán; nâng cao hiệu quả công tác thi đua khen thưởng, đánh giá đúng cán bộ và kịp thời phát hiện, tôn vinh những tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến bằng các hình thức khen thưởng, động viên phù hợp; xây dựng sự đoàn kết, thống nhất trong nội bộ các đơn vị trực thuộc KTNN và toàn ngành trên tinh thần phát huy dân chủ, thẳng thắn phê bình và tự phê bình; đẩy mạnh hoạt động của các tổ chức đoàn thể đồng bộ với hoạt động của các cấp chính quyền.
(11) Tăng cường phòng chống tham nhũng thông qua hoạt động kiểm toán.
Nhiệm vụ công tác của năm tới của KTNN hết sức nặng nề, đầy thách thức, đòi hỏi toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động phát huy tinh thần trách nhiệm, đoàn kết, chủ động, sáng tạo, chung sức, đồng lòng, giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương để nỗ lực phấn đấu hoàn thành toàn diện kế hoạch công tác đề ra năm 2020.
KTNN Việt Nam sẽ nỗ lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Đảng, nhà nước giao.
* Vâng thưa Tổng Kiểm toán nhà nước, chỉ còn ít ngày nữa là đến ngày tết cổ truyền của dân tộc,Ông có điều gì muốn nhắn gửi tới toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động KTNN?
Xuân Canh Tý đã gần kề, thay mặt Ban cán sự, Đảng ủy, Lãnh đạo KTNN, tôi mong rằng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của KTNN vui Xuân đón tết an lành, đầm ấm, tiết kiệm.
KTNN luôn là biểu tượng của tinh thần đoàn kết, nhất trí, đổi mới, sáng tạo và liêm chính để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Đảng, Nhà nước giao phó.
Qua các đồng chí, cho tôi trân trọng gửi lời chúc tới toàn thể gia đình các đồng chí một năm mới an lành, hạnh phúc, thành đạt./.
* Xin trân trọng cảm ơn Tổng Kiểm toán nhà nước!
Lê Quân
(sav.gov.vn) - Năm 2019, hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước (KTNN) tiếp tục được đổi mới, nâng cao chất lượng toàn diện cả về tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả, góp phần tích cực vào việc siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công, phát huy hiệu quả nguồn lực quốc gia, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và phòng chống tham nhũng. Nhân dịp đầu năm mới 2020, TS. Hồ Đức Phớc, Ủy viên BCH TW Đảng, Tổng Kiểm toán nhà nước đã có những trao đổi xung quanh kết quả năm công tác 2019 của KTNN cũng như những nhiệm vụ trọng tâm triển khai trong năm 2020.
Ủy viên BCH TW Đảng, Tổng Kiểm toán nhà nước Hồ Đức Phớc
* Năm 2019 tiếp tục là năm KTNN hoàn thành toàn diện Kế hoạch công tác đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả trên nhiều lĩnh vực. Xin Tổng Kiểm toán nhà nước cho biết những kết quả nổi bật của KTNN trong năm qua?
- Năm 2019, hoạt động kiểm toán của KTNN tiếp tục được đổi mới, nâng cao chất lượng toàn diện trên cả ba mặt tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả. Được sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và sự phối hợp của các bộ, ngành, địa phương, việc triển khai quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp dưới sự lãnh đạo của Ban cán sự Đảng, Đảng ủy, Lãnh đạo KTNN và sự nỗ lực to lớn của toàn ngành, qua đó đã đạt được nhiều kết quả nổi bật, góp phần tích cực vào việc siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công, phát huy hiệu quả nguồn lực quốc gia, tích cực phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Trong công tác tổ chức hoạt động kiểm toán, KTNN đã hoàn thành toàn diện phát hành các BCKT trước thời hạn 31/12/2019. Các cuộc kiểm toán trong Kế hoạch kiểm toán (KHKT) năm 2019 đạt chất lượng, hiệu quả; đạo đức, kỷ cương được tăng cường; phương thức kiểm toán được đổi mới; hoạt động kiểm toán đảm bảo công khai, minh bạch. Công tác lập KHKT được đổi mới, danh mục chi tiết các đơn vị, đầu mối kiểm toán được xác định và công khai ngay từ đầu năm để tránh chồng chéo giữa cơ quan thanh kiểm tra.
Đặc biệt, Ban cán sự Đảng, lãnh đạo KTNN đã quyết liệt thực hiện chủ trương cắt giảm số cuộc kiểm toán so với năm 2018 để tập trung nâng cao chất lượng và hiệu quả kiểm toán. Bên cạnh việc giảm đầu mối kiểm toán, nhiều giải pháp mới, có tính đột phá đã được KTNN tổ chức triển khai đồng bộ, như: Hoán đổi đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán, trong đó các KTNN chuyên ngành, khu vực thực hiện hoán đổi các đơn vị, tổ chức thuộc các địa bàn khác nhau; đẩy mạnh việc lập kế hoạch kiểm toán dựa trên đánh giá rủi ro và xác định trọng yếu. Ứng dụng mạnh mẽ CNTT và công nghệ cao; tập trung nâng cao năng lực Kiểm toán viên, đạo đức công vụ được tăng cường; kết quả kiểm toán cao, nội dung đi vào chiều sâu, tập trung vào các vấn đề dư luận xã hội quan tâm, góp phần tích cực vào quản lý, điều hành tài chính công, tài sản công với nhiều kết quả nổi bật.
Tổng hợp kết quả xử lý tài chính đến 31/12/2019 là 72.837 tỷ đồng, trong đó tăng thu NSNN 10.276 tỷ đồng, giảm chi NSNN 16.829 tỷ đồng, kiến nghị khác là 45.732 tỷ đồng. KTNN đã kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ, thay thế 154 văn bản (09 nghị định; 24 thông tư; 09 nghị quyết, 40 quyết định và 72 văn bản khác), nhằm bịt lỗ hổng về cơ chế, chính sách tránh thất thoát, lãng phí; kiến nghị xử lý trách nhiệm theo quy định của pháp luật đối với nhiều tập thể và cá nhân. Qua kiểm toán cũng đã phát hiện và kiến nghị chấn chỉnh kịp thời nhiều tồn tại, hạn chế, bất cập trong công tác quản lý, điều hành, sử dụng tài chính công, tài sản công của các đơn vị được kiểm toán. Trong đó, có nhiều kiến nghị quan trọng nhằm chấn chỉnh những hạn chế, bất cập, như: Thực hiện cơ chế tự chủ đối với các trường đại học công lập, bệnh viện công lập; thực hiện hợp đồng BT, BOT; công tác quản lý thuế, đất đai, tài nguyên khoáng sản; cơ chế quản lý, hoạt động của các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng, tổ chức tín dụng... Hoàn thành 2 cuộc kiểm toán do Quốc hội giao, 2 cuộc kiểm toán do Ban Chỉ đạo TW về phòng chống tham nhũng giao, đảm bảo chất lượng, kết quả tốt.
Bên cạnh đó, KTNN đã chủ động gửi UBTVQH, Chính phủ, các Đại biểu Quốc hội ý kiến đánh giá tình hình thực hiện NSNN năm 2019, dự toán NSNN năm 2020 và phân bổ ngân sách trung ương năm 2020 để Quốc hội xem xét, quyết định.
Năm 2019, KTNN đã cung cấp 82 báo cáo kiểm toán và các tài liệu liên quan cho các cơ quan của Quốc hội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban Nội chính Trung ương, cơ quan điều tra và các cơ quan nhà nước khác có thẩm quyền để phục vụ công tác điều tra, kiểm tra, giám sát; chuyển 05 vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự cho Cơ quan Cảnh sát điều tra để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh việc triển khai hoạt động kiểm toán, Tổng KTNN đã chỉ đạo các đơn vị thực hiện đồng bộ, quyết liệt nhiều giải pháp nâng cao hiệu lực thực hiện kiến nghị kiểm toán; tăng cường phối hợp với Bộ Tài chính kiểm tra, đối chiếu tình hình thực hiện kiến nghị kiểm toán năm 2018. Đến ngày 31/12/2019 các đơn vị được kiểm toán và các đơn vị có liên quan đã thực hiện 63.102 tỷ đồng/92.499 tỷ đồng, đạt 70,4% tổng số kiến nghị xử lý tài chính; đã thực hiện theo kiến nghị của KTNN sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ 19 văn bản nhằm bịt lỗ hổng về cơ chế, tổ chức thực hiện quy định của Nhà nước tránh thất thoát, lãng phí; tổng hợp kiến nghị xử lý trách nhiệm 29 tập thể và cá nhân theo quy định.
Công tác xây dựng các văn bản pháp luật của KTNN cùng có nhiều kết quả nổi bật. Đến nay, Tổng Kiểm toán nhà nước đã ký ban hành 03/07 văn bản quy phạm pháp luật; ban hành 06 văn bản quản lý; hoàn thiện sửa đổi bảng biểu, báo cáo kiểm toán theo hướng tinh gọn, sát hợp, hiệu quả... Các lĩnh vực kiểm toán chuyên sâu đều xây dựng đề cương hướng dẫn chi tiết và ban hành theo kịp định hướng đổi mới hoạt động kiểm toán và sát yêu cầu thực tiễn, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán.
Nổi bật, tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật KTNN năm 2015 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2020, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho hoạt động của KTNN, qua đó nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả của hoạt động kiểm toán, phục vụ thiết thực công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn mới.
Công tác tổ chức cán bộ, hợp tác quốc tế, công nghệ thông tin, xây dựng cơ sở vật chất được đẩy mạnh, tạo dấu ấn tốt đẹp phục vụ yêu cầu, nhiệm vụ của ngành. Trong năm đã hoàn thành nhiệm vụ là Chủ tịch ASOSAI 14; cử 216 lượt cán bộ đi học tập ở nước ngoài; xây dựng trụ sở khu vực 1, khu vực 13, Trường Đào tạo cán bộ Kiểm toán...
* Một trong những nhiệm vụ quan trọng được Đảng, Nhà nước giao phó và đặt kỳ vọng vào KTNN là sự tham gia của KTNN trong công cuộc phòng, chống tham nhũng. Xin Tổng Kiểm toán nhà nước cho biết một số nội dung đã được KTNN thực hiện trong năm 2019?
- Xác định công tác phòng, chống tham nhũng là nhiệm vụ quan trọng của KTNN, Tổng Kiểm toán nhà nước đã giao trách nhiệm cho các đơn vị trực thuộc để chủ động tổ chức, triển khai thực hiện phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, tập trung phát hiện sai phạm nhằm thu hồi tiền, tài sản Nhà nước và hoàn thiện thể chế về quản lý kinh tế - xã hội để phòng ngừa tham nhũng, kiến nghị sửa đổi các văn bản pháp luật phù hợp, tăng cường công tác kiểm toán chú trọng vào các lĩnh vực có nhiều dư luận tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, như: Đất đai; các dự án đầu tư lớn của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, dự án đầu tư theo hình thức BOT, BT; hoạt động của các ngân hàng, tổ chức tín dụng; quản lý vốn chủ sở hữu, cổ phần hóa, thoái vốn, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước...
Thực hiện chỉ đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng và Công điện của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh, xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực, tham nhũng trong các cơ quan, đơn vị có chức năng phòng, chống tham nhũng, đồng thời để nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng thông qua hoạt động kiểm toán, Tổng Kiểm toán nhà nước đã ban hành kịp thời Công điện số 759/CĐ-KTNN ngày 18/6/2019 về việc siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong thực hiện nhiệm vụ và tăng cường các biện pháp phòng ngừa tiêu cực, tham nhũng trong hoạt động kiểm toán và Công điện số 1138/CĐ-KTNN ngày 11/9/2019 về việc tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động kiểm toán thông qua việc siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong thực hiện công vụ, chủ động phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật để chuyển ngay cho cơ quan điều tra xử lý theo pháp luật; trong năm đã chuyển 05 vụ việc cho cơ quan cảnh sát điều tra, chuyển 82 BCKT, hồ sơ cho các cơ quan Đảng, Nhà nước để điều tra, giám sát, kiểm tra xử lý theo quy định. Đặc biệt, thực hiện 4 cuộc kiểm toán có kết quả cao do Quốc hội và Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng trung ương giao.
KTNN cũng tăng cường công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán (KSCLKT), thanh tra trực tiếp và đột xuất để phát hiện, chấn chỉnh các hạn chế, thiếu sót và xử lý vi phạm ngay trong quá trình kiểm toán. Ngoài việc KSCLKT theo 5 cấp độ (Tổng KTNN, thủ trưởng đơn vị, trưởng đoàn, tổ trưởng và KTV) là hoạt động bắt buộc đối với tất cả các cuộc kiểm toán, trong năm 2019 KTNN đã thực hiện KSCLKT trực tiếp 08 cuộc kiểm toán; kiểm soát việc tổ chức KSCLKT của 05 Kiểm toán trưởng; KSCLKT đột xuất 09 cuộc kiểm toán; kiểm tra hồ sơ sau khi phát hành báo cáo kiểm toán (BCKT) 04 cuộc. Tổ chức triển khai 15 cuộc thanh tra, trong đó có 03 cuộc đột xuất nhằm ngăn chặn, xử lý sai phạm.
* Được biết công tác nghiên cứu khoa học và thông tin khoa học được Ban cán sự Đảng, Lãnh đạo KTNN đặc biệt quan tâm và coi đó là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong phát triển KTNN. Tổng Kiểm toán nhà nước nhìn nhận như thế nào về mặt công tác này trong năm qua?
- KTNN là ngành đòi hỏi chuyên môn sâu, các lĩnh vực hoạt động mang tính chất đa ngành. Vì vậy nghiên cứu khoa học (NCKH) là nhiệm vụ quan trọng đối với KTNN, vừa phục vụ ngành Kiểm toán, vừa phục vụ sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Với số lượng tri thức lớn mạnh, KTNN có 5 Giáo sư, Phó giáo sư, 843 thạc sỹ, 52 tiến sỹ, trong đó có 174 thạc sỹ, tiến sỹ bảo vệ ở nước ngoài; nhiều Kiểm toán viên có bằng, chứng chỉ kiểm toán quốc tế.
KTNN tiếp tục thực hiện chủ trương đổi mới toàn diện công tác NCKH, lãnh đạo KTNN đã phê duyệt danh mục nhiệm vụ NCKH và phân bổ kinh phí sự nghiệp NCKH năm 2019, xây dựng định hướng NCKH năm 2020, trong đó định hướng các đề tài cần tập trung vào nghiên cứu các chủ đề, lĩnh vực nhằm phục vụ thiết thực cho các hoạt động kiểm toán, đặc biệt là những lĩnh vực kiểm toán trọng tâm của ngành, bám sát mục tiêu chiến lược của KTNN. Đến nay, KTNN đã tổ chức xét duyệt và ký hợp đồng với 14 chủ nhiệm đề tài cấp bộ, 19 đề tài cấp cơ sở năm 2019 và 09 đề tài cấp cơ sở tự túc kinh phí; nghiệm thu 06 đề tài cấp bộ, 22 đề tài cấp cơ sở; tổ chức 06 hội thảo khoa học cấp bộ và 03 tọa đàm khoa học được dư luận hết sức quan tâm, tạo sự lan tỏa trong toàn xã hội, góp phần quan trọng vào việc hoàn thiện cơ chế, khắc phục những hạn chế, bất cập trong thực hiện cơ chế tự chủ các bệnh viện, trường học công lập; quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên khoáng sản, môi trường; kiểm soát quyền lực; chống thất thu NSNN... Cùng với hoạt động NCKH, hoạt động thông tin khoa học tiếp tục được quan tâm, Tạp chí NCKH kiểm toán được duy trì hàng tháng với nhiều tin bài phong phú, thực hiện đúng tôn chỉ mục đích, là diễn đàn khoa học để trao đổi và phổ biến kết quả NCKH kiểm toán của KTNN.
* Phát huy những thành tích đã đạt được trong năm 2019, bước sang năm 2020, năm diễn ra nhiều sự kiện quan trọng của đất nước, KTNN xác định những nhiệm vụ trọng tâm nào thưa Tổng Kiểm toán nhà nước?
- Để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao, KTNN xác định phương hướng nhiệm vụ năm 2020 là: “Hoàn thành toàn diện kế hoạch hoạt động năm 2020 trên tinh thần đổi mới phương pháp kiểm toán dựa trên đánh giá rủi ro, xác định trọng yếu kiểm toán; đẩy mạnh cải cách hành chính và ứng dụng mạnh mẽ CNTT vào hoạt động kiểm toán để nâng cao chất lượng kiểm toán, giảm thời gian kiểm toán; quyết liệt hoàn thành thắng lợi các mục tiêu của Chiến lược phát triển KTNN đến năm 2020; đẩy mạnh hợp tác và hội nhập quốc tế, nâng cao vai trò và vị thế của KTNN Việt Nam trong khu vực và trên thế giới, khẳng định vai trò Chủ tịch ASOSAI nhiệm kỳ 2018-2021 của KTNN; tăng cường đào tạo nhân lực, tiếp tục siết chặt kỷ cương, kỷ luật trong thực thi công vụ để nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động của KTNN và phát huy vai trò KTNN là công cụ hữu hiệu của Đảng, Nhà nước trong kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công”.
Năm 2020, hoạt động kiểm toán của KTNN hướng vào một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
(1) Tổ chức thực hiện 158 cuộc kiểm toán thuộc KHKT năm 2020 đảm bảo tiến độ, kết quả, hiệu quả và chất lượng trên tinh thần đổi mới toàn diện phương pháp quản lý hoạt động kiểm toán, cải cách hành chính, phát triển và đẩy mạnh ứng dụng CNTT, công nghệ cao trong hoạt động kiểm toán. Đồng thời, tiếp tục nâng cao đạo đức nghề nghiệp, văn hóa ứng xử, trách nhiệm và lòng tự trọng nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ, KTV nhà nước; chấp hành, tuân thủ tuyệt đối quy định về quy tắc ứng xử của KTV nhà nước, Quy chế tổ chức và hoạt động của đoàn KTNN; nâng cao vai trò, trách nhiệm KSCLKT, thanh tra, kiểm tra của từng cấp quản lý, đảm bảo tuân thủ nghiêm quy định của Luật KTNN; tích cực phối hợp với các bộ, ngành, địa phương xử lý sai phạm.
(2) Tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý đầy đủ và đồng bộ cho tổ chức và hoạt động của KTNN, trọng tâm là, ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật KTNN năm 2015, xây dựng và ban hành quy định mới theo Luật KTNN sửa đổi, bổ sung, như: quy định về phòng, chống tham nhũng trong hoạt động KTNN; quy định về xác minh đối chiếu; quy định về khiếu nại, khởi kiện trong hoạt động kiểm toán... Đồng thời, xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật của ngành KTNN.
(3) Tiếp tục hoàn thiện và trình UBTVQH phê duyệt Chiến lược phát triển KTNN đến năm 2030 theo Kế hoạch, Chương trình công tác năm 2020 của UBTVQH.
(4). Củng cố và kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đảm bảo đủ về số lượng, chất lượng và cơ cấu hợp lý để thực hiện đầy đủ nhiệm vụ theo quy định của Luật KTNN, gắn với kế hoạch tinh giản biên chế của KTNN giai đoạn 2015-2021 theo hướng dẫn của trung ương; đẩy mạnh công tác luân chuyển, đào tạo cán bộ, công chức của KTNN theo quy định của trung ương gắn với thực tiễn hoạt động của ngành và Nghị quyết số 36-NQ/BCS ngày 06/7/2016 của Ban cán sự Đảng; kiên quyết xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật, nội quy của cơ quan những công chức thiếu tinh thần trách nhiệm, năng lực hạn chế, có hành vi, thái độ sách nhiễu đối với đơn vị được kiểm toán, vi phạm kỷ luật công vụ...
(5) Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, hoàn thành nhiệm vụ với cương vị là Chủ tịch ASOSAI nhiệm kỳ 2018-2021 thông qua việc hoàn thành tốt Chương trình khung thực hiện vai trò Chủ tịch ASOSAI đã được ban hành; lãnh đạo hoạt động tổ chức ASOSAI hoàn thành xuất sắc Kế hoạch chiến lược ASOSAI giai đoạn 2016-2021 và tham gia tích cực trong vai trò là thành viên Ban Điều hành ASOSAI giai đoạn 2018-2024;...
(6) Đẩy nhanh công tác đầu tư xây dựng, đảm bảo đủ cơ sở vật chất cho hoạt động của ngành, đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với việc ứng dụng CNTT vào hoạt động công vụ; hoàn thành thắng lợi các mục tiêu của Đề án phát triển CNTT của KTNN giai đoạn 2015-2020; triển khai Kế hoạch Tổng thể phát triển CNTT của KTNN và Chiến lược phát triển và kiến trúc tổng thể CNTT của KTNN giai đoạn 2019 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030, trong đó tập trung xây dựng, nâng cấp, phát triển và triển khai các phần mềm CNTT, ứng dụng công nghệ cao để KTV thực hiện các kỹ thuật kiểm toán các lĩnh vực nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả và giảm thời gian kiểm toán.
(7) Triển khai quyết liệt và đổi mới Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng năm 2020, Kế hoạch khoa học và công nghệ năm 2020 và thực hiện các công việc liên quan đến công tác quản lý đào tạo, quản lý đề tài NCKH theo quy định.
(8) Tập trung tuyên truyền, phổ biến Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật KTNN năm 2015; bám sát các sự kiện kinh tế - chính trị - xã hội lớn, Đại hội Đảng bộ các cấp, kỳ họp thứ 9, thứ 10, Quốc hội khóa XIV, hoạt động giám sát của Quốc hội theo chuyên đề trong năm 2020; phát huy thế mạnh của loại hình Báo điện tử để lan tỏa kết quả, hình ảnh của KTNN, nâng cao ý thức quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công hiệu quả.
* Vậy những giải pháp cụ thể nào được KTNN đề ra nhằm thực hiện thắng lợi những mục tiêu của năm 2019?
Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kiểm toán năm 2020, KTNN đã phân tích và đánh giá kỹ lưỡng trên nguyên tắc tập trung, dân chủ để đưa ra các giải pháp đồng bộ và hiệu quả để triển khai nhiệm vụ kiểm toán năm 2020 đạt chất lượng cao nhất, hiệu quả tốt nhất, trong đó nhấn mạnh vào các nhóm giải pháp chủ yếu sau:
(1) Bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ để triển khai các nhiệm vụ công tác năm 2020 đảm bảo khoa học, hiệu quả.
(2) Tăng cường và thực hiện đồng bộ các giải pháp về giáo dục chính trị, tư tưởng, tính gương mẫu, liêm chính của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động KTNN gắn với tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm soát và giám sát ở tất cả các cấp quản lý.
(3) Tăng cường tuyên truyền Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật KTNN năm 2015 và xây dựng các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật. Hoàn thiện quy trình, hướng dẫn kiểm toán và hệ thống mẫu biểu hồ sơ kiểm toán theo quy định.
(4) Nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành quyết liệt, sát sao, đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới phương pháp và cách thức tổ chức thực hiện kiểm toán với một số giải pháp cụ thể: Xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm 2020 khoa học và hiệu quả nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của hoạt động kiểm toán tới các hoạt động thường xuyên của đơn vị được kiểm toán; Tiếp tục đẩy mạnh kiểm toán tổng hợp về tuân thủ pháp luật để đánh giá toàn diện công tác quản lý, điều hành và sử dụng tài chính công, tài sản công; Nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành của từng cấp quản lý; Nâng cao chất lượng kiểm toán, đổi mới Hệ thống mẫu biểu hồ sơ kiểm toán thực sự khoa học, giảm bớt thủ tục hành chính, dễ sử dụng, tính tiện ích cao, phù hợp Luật KTNN, Luật Phòng, chống tham nhũng, đặc biệt là việc xây dựng BCKT mẫu phân định rõ.
(5) Tiếp tục chủ động cung cấp kịp thời các thông tin, phát hiện kiểm toán nổi bật phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, hoạt động giám sát của Quốc hội, UBTVQH, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng và HĐND các cấp.
(6) Tiếp tục kiện toàn công tác cán bộ trên cơ sở xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu biên chế của các đơn vị trực thuộc; thực hiện có hiệu quả lộ trình tinh giản biên chế; nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ, Kiểm toán viên.
(7) Lãnh đạo, chỉ đạo sát sao đối với hoạt động hội nhập, hợp tác quốc tế của KTNN, đặc biệt đối với việc học tập, trao đổi kinh nghiệm, chuyển giao, chia sẻ tài liệu, công nghệ với các cơ quan kiểm toán tối cao trên thế giới.
(8) Triển khai thực hiện Chiến lược phát triển và kiến trúc tổng thể CNTT của KTNN giai đoạn 2019-2025 và tầm nhìn đến năm 2030, trong đó chú trọng vấn đề bảo mật. Đẩy mạnh, quyết liệt ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong phân tích dữ liệu lớn phục vụ hoạt động kiểm toán; hoàn thành có hiệu quả các nội dung công việc thuộc Đề án tổng thể CNTT giai đoạn 2015-2020, trong đó tập trung đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các phần mềm ứng dụng và các phần mềm hỗ trợ kỹ thuật kiểm toán;...
(9) Tổ chức triển khai hiệu quả Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng năm 2020, chú trọng đổi mới giáo trình, tài liệu, nâng cao chất lượng, nội dung và hình thức đào tạo, bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí công tác, tập trung đào tạo, bồi dưỡng các kỹ năng cần thiết để vận dụng trong thực tiễn cho từng đối tượng người học;..
(10) Thực hiện công khai, minh bạch kết quả kiểm toán; nâng cao hiệu quả công tác thi đua khen thưởng, đánh giá đúng cán bộ và kịp thời phát hiện, tôn vinh những tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến bằng các hình thức khen thưởng, động viên phù hợp; xây dựng sự đoàn kết, thống nhất trong nội bộ các đơn vị trực thuộc KTNN và toàn ngành trên tinh thần phát huy dân chủ, thẳng thắn phê bình và tự phê bình; đẩy mạnh hoạt động của các tổ chức đoàn thể đồng bộ với hoạt động của các cấp chính quyền.
(11) Tăng cường phòng chống tham nhũng thông qua hoạt động kiểm toán.
Nhiệm vụ công tác của năm tới của KTNN hết sức nặng nề, đầy thách thức, đòi hỏi toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động phát huy tinh thần trách nhiệm, đoàn kết, chủ động, sáng tạo, chung sức, đồng lòng, giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương để nỗ lực phấn đấu hoàn thành toàn diện kế hoạch công tác đề ra năm 2020.
KTNN Việt Nam sẽ nỗ lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Đảng, nhà nước giao.
* Vâng thưa Tổng Kiểm toán nhà nước, chỉ còn ít ngày nữa là đến ngày tết cổ truyền của dân tộc,Ông có điều gì muốn nhắn gửi tới toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động KTNN?
Xuân Canh Tý đã gần kề, thay mặt Ban cán sự, Đảng ủy, Lãnh đạo KTNN, tôi mong rằng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của KTNN vui Xuân đón tết an lành, đầm ấm, tiết kiệm.
KTNN luôn là biểu tượng của tinh thần đoàn kết, nhất trí, đổi mới, sáng tạo và liêm chính để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Đảng, Nhà nước giao phó.
Qua các đồng chí, cho tôi trân trọng gửi lời chúc tới toàn thể gia đình các đồng chí một năm mới an lành, hạnh phúc, thành đạt./.
* Xin trân trọng cảm ơn Tổng Kiểm toán nhà nước!
Lê Quân