10/06/2021
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In trang
Kiểm toán hoạt động quản lý môi trường tại các khu kinh tế, khu công nghiệpNhiều vấn đề liên quan đến rủi ro kiểm soát đối với các cơ quan quản lý, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đặt tại khu kinh tế (KKT), khu công nghiệp (KCN) đã được Tổng Kiểm toán Nhà nước chỉ ra và hướng dẫn các đoàn kiểm toán lưu ý khi thực hiện cuộc kiểm toán Hoạt động quản lý môi trường tại các KKT và KCN giai đoạn 2017-2020.Rủi ro kiểm soát đối với cơ quan quản lý
Tổng Kiểm toán Nhà nước chỉ rõ, rủi ro kiểm soát đối với cơ quan quản lý là công tác lập, điều chỉnh, thực hiện quy hoạch KKT, KCN chưa chú trọng đến vấn đề đánh giá tác động môi trường; việc xây dựng, vận hành các hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường (BVMT) còn chậm trễ, đặc biệt là các chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN chưa đảm bảo tiến độ theo Giấy phép đầu tư. Thực tế vẫn còn tình trạng KKT được mở rộng khi chưa đảm bảo điều kiện về hạ tầng môi trường theo quy định hoặc do áp lực thu hút đầu tư, tăng trưởng kinh tế, UBND cấp tỉnh cho phép các dự án thuê đất, hoạt động tại các KCN khi chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung.
Hệ thống văn bản pháp luật về môi trường cũng thường xuyên bổ sung, thay đổi, đồng thời quá trình triển khai còn ghi nhận nhiều điểm bất cập làm ảnh hưởng đến việc thực hiện các dự án. Trong khi các văn bản của địa phương cần có thời gian nghiên cứu, điều chỉnh, dẫn đến chưa đảm bảo tính kịp thời, đầy đủ để các chủ đầu tư dự án thực hiện… Mặc dù các địa phương đều ban hành Quy chế phối hợp về BVMT tại các KKT, KCN trên địa bàn nhưng qua kết quả kiểm toán cho thấy nội dung quy chế còn nhiều bất cập, đặc biệt là trong việc phân công nhiệm vụ, phạm vi quản lý, thiếu cơ chế chia sẻ thông tin, dữ liệu giữa các đơn vị.
Công tác thẩm định và phê duyệt hồ sơ môi trường chưa đảm bảo trình tự, thủ tục quy định; nội dung hồ sơ chưa đảm bảo chặt chẽ, chưa phù hợp với thực tế nhưng không được phát hiện và chỉnh sửa kịp thời. Cơ quan quản lý chưa có hồ sơ, dữ liệu tổng hợp đầy đủ, thuận tiện để làm cơ sở theo dõi tình hình thực hiện các quy định về hồ sơ môi trường của các dự án tại KKT, KCN.
Việc quản lý, sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường tại các ban quản lý KKT, KCN còn chậm tiến độ và chưa đạt được các mục tiêu đề ra. Công tác thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ pháp luật về môi trường tại KKT, KCN được thực hiện định kỳ, thường có thông báo trước. Do đó, đơn vị có biện pháp đối phó với cơ quan kiểm tra. Đồng thời, các vi phạm chưa được cơ quan thanh tra, kiểm tra có biện pháp xử lý nghiêm khắc, chưa kịp thời đôn đốc, nhắc nhở, giám sát cơ sở sản xuất trong việc thực hiện kết luận thanh tra, kiểm tra kịp thời, đầy đủ.
Công tác quan trắc môi trường, giám sát, theo dõi, đánh giá, dự báo hiện trạng, diễn biến môi trường chưa được thực hiện thường xuyên, chưa lưu giữ đầy đủ dữ liệu quan trắc tự động. Các báo cáo kết quả công tác BVMT, chưa thống kê, tổng hợp một cách chính xác lượng chất thải phát sinh của dự án, cơ sở sản xuất trong KKT, KCN. Công tác báo cáo chưa phản ánh đúng diễn biến, tình trạng môi trường hoặc chất lượng xử lý chất thải tại KKT, KCN.
Tập trung đánh giá công tác quản lý và trách nhiệm quản lý
Cảnh báo có những rủi ro tiềm tàng đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tại các KKT, KCN, hướng dẫn của Tổng Kiểm toán Nhà nước nêu ra thực trạng nhiều chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm theo quy định trong việc xây dựng, vận hành hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật BVMT, thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và phối hợp với cơ quan quản lý theo dõi, giám sát công tác BVMT tại các cơ sở hoạt động trong KCN.
Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ chưa tuân thủ chặt chẽ, đầy đủ các quy định, thủ tục về hồ sơ môi trường trong quá trình xây dựng, vận hành. Việc thực hiện các nội dung cam kết tại hồ sơ môi trường hoặc kế hoạch BVMT nội bộ chưa đầy đủ, đặc biệt là các nội dung về quan trắc, giám sát chất lượng môi trường và các chế độ báo cáo công tác BVMT.
Đối với nước thải và khí thải, các hệ thống xử lý chất thải có thể được lắp đặt, sử dụng công nghệ xử lý không đúng theo cam kết tại hồ sơ môi trường đã được phê duyệt. Việc vận hành hệ thống xử lý không đảm bảo quy trình, không được vận hành thường xuyên, không xử lý kịp thời trong tình huống xảy ra sự cố. Việc ghi chép nhật ký vận hành, thực hiện bảo dưỡng không đầy đủ, thường xuyên. Chất lượng sau xử lý chưa đảm bảo quy chuẩn song chưa được giám sát, kiểm tra một cách thường xuyên, chặt chẽ.
Việc thực hiện các kiến nghị, kết luận thanh tra, kiểm tra của các cơ quan có thẩm quyền chưa đầy đủ và kịp thời, các biện pháp khắc phục còn mang tính chất đối phó, chưa đảm bảo xử lý triệt để các bất cập trong công tác BVMT.
Do đó, Tổng Kiểm toán Nhà nước yêu cầu, đối với cuộc kiểm toán này, các đoàn kiểm toán cần đánh giá việc thực hiện trách nhiệm quản lý, BVMT tại các KKT, KCN giai đoạn 2017-2020. Đồng thời, đánh giá về công tác thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn, giải quyết khiếu nại, tố cáo; công tác theo dõi giám sát đánh giá hoạt động quản lý, xử lý chất thải và hiện trạng môi trường KKT, KCN.
Cùng với đó, các đoàn kiểm toán cũng đánh giá công tác lập, điều chỉnh quy hoạch và việc triển khai xây dựng, vận hành các hệ thống công trình hạ tầng BVMT KKT, KCN. Đối với công trình hạ tầng thu gom, hệ thống xử lý chất thải, quan trắc môi trường đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư công, các đoàn kiểm toán cần đánh giá công tác đầu tư xây dựng có đảm bảo tuân thủ đầy đủ quy trình, trình tự, thủ tục đầu tư và quy định về quản lý nguồn vốn, chi phí đầu tư theo quy định pháp luật, cũng như đánh giá việc quản lý, sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường tại các ban quản lý KKT, KCN.
Một nội dung trọng tâm nữa của cuộc kiểm toán là đánh giá công tác quản lý, BVMT tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong KKT, KCN; đánh giá về công tác quản lý, xử lý nước thải, chất thải rắn, khí thải.
Quỳnh Anh
(Báo Kiểm toán số 23/2021)
Nhiều vấn đề liên quan đến rủi ro kiểm soát đối với các cơ quan quản lý, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đặt tại khu kinh tế (KKT), khu công nghiệp (KCN) đã được Tổng Kiểm toán Nhà nước chỉ ra và hướng dẫn các đoàn kiểm toán lưu ý khi thực hiện cuộc kiểm toán Hoạt động quản lý môi trường tại các KKT và KCN giai đoạn 2017-2020.
Rủi ro kiểm soát đối với cơ quan quản lý
Tổng Kiểm toán Nhà nước chỉ rõ, rủi ro kiểm soát đối với cơ quan quản lý là công tác lập, điều chỉnh, thực hiện quy hoạch KKT, KCN chưa chú trọng đến vấn đề đánh giá tác động môi trường; việc xây dựng, vận hành các hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường (BVMT) còn chậm trễ, đặc biệt là các chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN chưa đảm bảo tiến độ theo Giấy phép đầu tư. Thực tế vẫn còn tình trạng KKT được mở rộng khi chưa đảm bảo điều kiện về hạ tầng môi trường theo quy định hoặc do áp lực thu hút đầu tư, tăng trưởng kinh tế, UBND cấp tỉnh cho phép các dự án thuê đất, hoạt động tại các KCN khi chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung.
Hệ thống văn bản pháp luật về môi trường cũng thường xuyên bổ sung, thay đổi, đồng thời quá trình triển khai còn ghi nhận nhiều điểm bất cập làm ảnh hưởng đến việc thực hiện các dự án. Trong khi các văn bản của địa phương cần có thời gian nghiên cứu, điều chỉnh, dẫn đến chưa đảm bảo tính kịp thời, đầy đủ để các chủ đầu tư dự án thực hiện… Mặc dù các địa phương đều ban hành Quy chế phối hợp về BVMT tại các KKT, KCN trên địa bàn nhưng qua kết quả kiểm toán cho thấy nội dung quy chế còn nhiều bất cập, đặc biệt là trong việc phân công nhiệm vụ, phạm vi quản lý, thiếu cơ chế chia sẻ thông tin, dữ liệu giữa các đơn vị.
Công tác thẩm định và phê duyệt hồ sơ môi trường chưa đảm bảo trình tự, thủ tục quy định; nội dung hồ sơ chưa đảm bảo chặt chẽ, chưa phù hợp với thực tế nhưng không được phát hiện và chỉnh sửa kịp thời. Cơ quan quản lý chưa có hồ sơ, dữ liệu tổng hợp đầy đủ, thuận tiện để làm cơ sở theo dõi tình hình thực hiện các quy định về hồ sơ môi trường của các dự án tại KKT, KCN.
Việc quản lý, sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường tại các ban quản lý KKT, KCN còn chậm tiến độ và chưa đạt được các mục tiêu đề ra. Công tác thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ pháp luật về môi trường tại KKT, KCN được thực hiện định kỳ, thường có thông báo trước. Do đó, đơn vị có biện pháp đối phó với cơ quan kiểm tra. Đồng thời, các vi phạm chưa được cơ quan thanh tra, kiểm tra có biện pháp xử lý nghiêm khắc, chưa kịp thời đôn đốc, nhắc nhở, giám sát cơ sở sản xuất trong việc thực hiện kết luận thanh tra, kiểm tra kịp thời, đầy đủ.
Công tác quan trắc môi trường, giám sát, theo dõi, đánh giá, dự báo hiện trạng, diễn biến môi trường chưa được thực hiện thường xuyên, chưa lưu giữ đầy đủ dữ liệu quan trắc tự động. Các báo cáo kết quả công tác BVMT, chưa thống kê, tổng hợp một cách chính xác lượng chất thải phát sinh của dự án, cơ sở sản xuất trong KKT, KCN. Công tác báo cáo chưa phản ánh đúng diễn biến, tình trạng môi trường hoặc chất lượng xử lý chất thải tại KKT, KCN.
Tập trung đánh giá công tác quản lý và trách nhiệm quản lý
Cảnh báo có những rủi ro tiềm tàng đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tại các KKT, KCN, hướng dẫn của Tổng Kiểm toán Nhà nước nêu ra thực trạng nhiều chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm theo quy định trong việc xây dựng, vận hành hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật BVMT, thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và phối hợp với cơ quan quản lý theo dõi, giám sát công tác BVMT tại các cơ sở hoạt động trong KCN.
Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ chưa tuân thủ chặt chẽ, đầy đủ các quy định, thủ tục về hồ sơ môi trường trong quá trình xây dựng, vận hành. Việc thực hiện các nội dung cam kết tại hồ sơ môi trường hoặc kế hoạch BVMT nội bộ chưa đầy đủ, đặc biệt là các nội dung về quan trắc, giám sát chất lượng môi trường và các chế độ báo cáo công tác BVMT.
Đối với nước thải và khí thải, các hệ thống xử lý chất thải có thể được lắp đặt, sử dụng công nghệ xử lý không đúng theo cam kết tại hồ sơ môi trường đã được phê duyệt. Việc vận hành hệ thống xử lý không đảm bảo quy trình, không được vận hành thường xuyên, không xử lý kịp thời trong tình huống xảy ra sự cố. Việc ghi chép nhật ký vận hành, thực hiện bảo dưỡng không đầy đủ, thường xuyên. Chất lượng sau xử lý chưa đảm bảo quy chuẩn song chưa được giám sát, kiểm tra một cách thường xuyên, chặt chẽ.
Việc thực hiện các kiến nghị, kết luận thanh tra, kiểm tra của các cơ quan có thẩm quyền chưa đầy đủ và kịp thời, các biện pháp khắc phục còn mang tính chất đối phó, chưa đảm bảo xử lý triệt để các bất cập trong công tác BVMT.
Do đó, Tổng Kiểm toán Nhà nước yêu cầu, đối với cuộc kiểm toán này, các đoàn kiểm toán cần đánh giá việc thực hiện trách nhiệm quản lý, BVMT tại các KKT, KCN giai đoạn 2017-2020. Đồng thời, đánh giá về công tác thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn, giải quyết khiếu nại, tố cáo; công tác theo dõi giám sát đánh giá hoạt động quản lý, xử lý chất thải và hiện trạng môi trường KKT, KCN.
Cùng với đó, các đoàn kiểm toán cũng đánh giá công tác lập, điều chỉnh quy hoạch và việc triển khai xây dựng, vận hành các hệ thống công trình hạ tầng BVMT KKT, KCN. Đối với công trình hạ tầng thu gom, hệ thống xử lý chất thải, quan trắc môi trường đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư công, các đoàn kiểm toán cần đánh giá công tác đầu tư xây dựng có đảm bảo tuân thủ đầy đủ quy trình, trình tự, thủ tục đầu tư và quy định về quản lý nguồn vốn, chi phí đầu tư theo quy định pháp luật, cũng như đánh giá việc quản lý, sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường tại các ban quản lý KKT, KCN.
Một nội dung trọng tâm nữa của cuộc kiểm toán là đánh giá công tác quản lý, BVMT tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong KKT, KCN; đánh giá về công tác quản lý, xử lý nước thải, chất thải rắn, khí thải.
Quỳnh Anh
(Báo Kiểm toán số 23/2021)