19/08/2021
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In trang
Tích cực góp phần giúp tháo gỡ “điểm nghẽn”, thúc đẩy phát triển kinh tế trong và sau đại dịchTại buổi làm việc với KTNN mới đây về tình hình thực hiện nhiệm vụ trong 7 tháng năm 2021, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã đánh giá cao những kết quả KTNN đạt được; đồng thời đề nghị KTNN phát huy, tiếp tục bám sát các chương trình công tác, nhiệm vụ của Quốc hội, Chính phủ, lựa chọn đúng, trúng các lĩnh vực để tập trung kiểm toán, góp phần tháo gỡ các “điểm nghẽn” chính sách, thúc đẩy phát triển kinh tế trong và sau đại dịch.
Tính đến ngày 12/8, KTNN đã tiến hành 190 cuộc kiểm toán và đã kết thúc kiểm toán 91 đoàn, qua kiểm toán đã kiến nghị xử lý tài chính trên 50.000 tỷ đồng; đồng thời kiến nghị hủy bỏ, sửa đổi, bổ sung và ban hành mới 76 văn bản pháp luật không phù hợp với quy định chung của Nhà nước và thực tiễn, kịp thời khắc phục “lỗ hổng” về cơ chế, chính sách, tránh thất thoát, lãng phí, siết chặt kỷ cương, kỷ luật tài chính, góp phần hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế.
Đồng hành, hỗ trợ các địa phương, đơn vị thực hiện “mục tiêu kép”
Thực hiện nhiệm vụ công tác trong bối cảnh cả nước bị ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, KTNN đã nỗ lực phát huy tinh thần chủ động, tích cực, linh hoạt để kịp thời điều chỉnh kế hoạch công tác phù hợp với diễn biến tình hình dịch bệnh tại từng thời điểm cụ thể. Nhờ đó, các kết quả đạt được, trọng tâm là hoạt động kiểm toán vẫn đáp ứng được yêu cầu đặt ra; đồng thời cùng Chính phủ hỗ trợ các Bộ, ngành, địa phương, DN thực hiện “mục tiêu kép”: Vừa sản xuất, kinh doanh, vừa chống dịch.
Theo Vụ trưởng Vụ Tổng hợp Vũ Ngọc Tuấn, diễn ra trong bối cảnh đầy thách thức, song các cuộc kiểm toán đã kết thúc đều thực hiện đúng mục tiêu, tiến độ đề ra. Kết quả kiểm toán có nhiều phát hiện và kiến nghị nổi bật, góp phần giữ gìn kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu lực quản lý và sử dụng tài chính công, tài sản công. Đặc biệt, qua kiểm toán đã giúp tháo gỡ các “điểm nghẽn” chính sách để hỗ trợ, thúc đẩy phát triển kinh tế. Đơn cử như vấn đề cổ phần hóa DNNN, trước những bất cập khiến cho quá trình này diễn ra chậm, kém hiệu quả, KTNN đã tích cực vào cuộc. Ngoài kiến nghị xử lý tài chính, KTNN đã kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xây dựng mô hình thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước tách bạch với chức năng quản lý nhà nước; kiến nghị cơ chế chuyển giao quyền đại diện vốn; kiến nghị các Bộ, ngành sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách và giải pháp quản lý... Nhiều kiến nghị của KTNN đã được tiếp thu, từ đó giúp từng bước tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa DN.
Trong điều kiện dịch bệnh phức tạp, xác định nhiệm vụ chống dịch là ưu tiên hàng đầu, KTNN đã hỗ trợ đơn vị, địa phương yên tâm tập trung chống dịch; ổn định sản xuất thông qua việc điều chỉnh phương án tổ chức kiểm toán. Theo đó, ngay vào thời điểm dịch bệnh Covid-19 mới bùng phát năm 2020, KTNN đã thực hiện cắt giảm số cuộc kiểm toán, cắt giảm quy mô, rút ngắn thời gian kiểm toán so với năm 2019 để tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả kiểm toán. Đáng chú ý, KTNN đã có nhiều giải pháp đồng hành cùng Chính phủ, như không đối chiếu việc thực hiện nghĩa vụ thuế với NSNN của DN nhằm tạo điều kiện cho các DN có thời gian khắc phục khó khăn, sớm ổn định sản xuất, kinh doanh sau ảnh hưởng dịch Covid-19. Đặc biệt, trong năm 2021, KTNN đã căn cứ vào diễn biến dịch bệnh tại từng thời điểm cụ thể để điều chỉnh hoạt động kiểm toán cho phù hợp, cùng hỗ trợ địa phương tập trung chống dịch. Trong đó, KTNN sẽ không thực hiện kiểm toán đối với các đơn vị được kiểm toán thuộc ngành y tế, các đơn vị công an, quân đội đang tham gia phòng, chống dịch.
Kết quả từ việc chọn trúng và đúng chủ đề, lĩnh vực kiểm toán
Có thể nói, có được những kết quả vừa qua, một phần quan trọng là nhờ KTNN đã lựa chọn đúng chủ đề, lĩnh vực kiểm toán, trên cơ sở bám sát định hướng của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; các nhiệm vụ của Chính phủ, các lĩnh vực có rủi ro, dễ phát sinh tiêu cực và các vấn đề dư luận xã hội quan tâm.
Trong tất cả các lĩnh vực kiểm toán, ngoài việc chỉ ra những hạn chế, thiếu sót, kiến nghị xử lý tài chính, trách nhiệm của người có liên quan, KTNN cũng kiến nghị khắc phục, hoàn thiện, bịt lỗ hổng thất thoát, lãng phí từ cơ chế, chính sách; đánh giá hiệu quả quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công. “Nếu những con số tài chính phát hiện giúp ngăn chặn thất thoát, thu hồi kịp thời cho NSNN thì những kiến nghị về mặt chính sách giúp bịt các lỗ hổng, không để phát sinh sai phạm và có tác động sâu rộng đến công tác quản lý, điều hành chung về lâu dài” - lãnh đạo một đơn vị kiểm toán cho biết.
Báo cáo với Chủ tịch Quốc hội tại buổi làm việc vừa qua, Tổng Kiểm toán Nhà nước Trần Sỹ Thanh cho biết, hiện nay, KTNN đang nghiên cứu một số chủ đề kiểm toán quy mô lớn trong năm 2022 như: công tác quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản giai đoạn 2017-2021 tại các Bộ, các địa phương và một số tập đoàn, tổng công ty; công tác quản lý nhà nước về đất đai với mục tiêu phục vụ việc sửa đổi Luật Đất đai năm 2013 trong năm 2022, 2023. Một số chủ đề khác cũng đang được KTNN xem xét, như: Việc thực hiện đặt hàng, đấu thầu cung cấp một số dịch vụ công ích theo quy định tại Nghị định số 32/2019/NĐ-CP giai đoạn 2019-2021; Công tác lập và phân bổ Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025...
Theo Tổng Kiểm toán Nhà nước, các chủ đề kiểm toán đều bám sát định hướng của Đảng, Quốc hội, các nhiệm vụ công tác của Chính phủ, đặc biệt là bám sát lộ trình thực hiện các mục tiêu trong Chiến lược phát triển KTNN đến năm 2030, định hướng kiểm toán các chủ đề lớn gắn với quản lý, điều hành NSNN, những vấn đề dễ phát sinh tiêu cực, những vấn đề quan trọng của đất nước; phục vụ tích cực cho các hoạt động của Quốc hội về lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Bên cạnh đó, KTNN đã và đang đẩy mạnh thực hiện loại hình kiểm toán hoạt động nhằm tập trung đánh giá tính hiệu quả, tính kinh tế của các hoạt động, giúp chỉ ra những “điểm nghẽn” nổi cộm trong chính sách hiện nay, từ đó có những kiến nghị giúp Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành./.
Nguyễn Lộc
(Báo Kiểm toán số 33/2021)
Tại buổi làm việc với KTNN mới đây về tình hình thực hiện nhiệm vụ trong 7 tháng năm 2021, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã đánh giá cao những kết quả KTNN đạt được; đồng thời đề nghị KTNN phát huy, tiếp tục bám sát các chương trình công tác, nhiệm vụ của Quốc hội, Chính phủ, lựa chọn đúng, trúng các lĩnh vực để tập trung kiểm toán, góp phần tháo gỡ các “điểm nghẽn” chính sách, thúc đẩy phát triển kinh tế trong và sau đại dịch.
![](/noidung/tintuc/PublishingImages/2021/thao%20go_20210820160607.jpg)
Hoạt động kiểm toán giúp tháo gỡ "điểm nghẽn" chính sách, thúc đẩy phát triển kinh tế
Tính đến ngày 12/8, KTNN đã tiến hành 190 cuộc kiểm toán và đã kết thúc kiểm toán 91 đoàn, qua kiểm toán đã kiến nghị xử lý tài chính trên 50.000 tỷ đồng; đồng thời kiến nghị hủy bỏ, sửa đổi, bổ sung và ban hành mới 76 văn bản pháp luật không phù hợp với quy định chung của Nhà nước và thực tiễn, kịp thời khắc phục “lỗ hổng” về cơ chế, chính sách, tránh thất thoát, lãng phí, siết chặt kỷ cương, kỷ luật tài chính, góp phần hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế.
Đồng hành, hỗ trợ các địa phương, đơn vị thực hiện “mục tiêu kép”
Thực hiện nhiệm vụ công tác trong bối cảnh cả nước bị ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, KTNN đã nỗ lực phát huy tinh thần chủ động, tích cực, linh hoạt để kịp thời điều chỉnh kế hoạch công tác phù hợp với diễn biến tình hình dịch bệnh tại từng thời điểm cụ thể. Nhờ đó, các kết quả đạt được, trọng tâm là hoạt động kiểm toán vẫn đáp ứng được yêu cầu đặt ra; đồng thời cùng Chính phủ hỗ trợ các Bộ, ngành, địa phương, DN thực hiện “mục tiêu kép”: Vừa sản xuất, kinh doanh, vừa chống dịch.
Theo Vụ trưởng Vụ Tổng hợp Vũ Ngọc Tuấn, diễn ra trong bối cảnh đầy thách thức, song các cuộc kiểm toán đã kết thúc đều thực hiện đúng mục tiêu, tiến độ đề ra. Kết quả kiểm toán có nhiều phát hiện và kiến nghị nổi bật, góp phần giữ gìn kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu lực quản lý và sử dụng tài chính công, tài sản công. Đặc biệt, qua kiểm toán đã giúp tháo gỡ các “điểm nghẽn” chính sách để hỗ trợ, thúc đẩy phát triển kinh tế. Đơn cử như vấn đề cổ phần hóa DNNN, trước những bất cập khiến cho quá trình này diễn ra chậm, kém hiệu quả, KTNN đã tích cực vào cuộc. Ngoài kiến nghị xử lý tài chính, KTNN đã kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xây dựng mô hình thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước tách bạch với chức năng quản lý nhà nước; kiến nghị cơ chế chuyển giao quyền đại diện vốn; kiến nghị các Bộ, ngành sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách và giải pháp quản lý... Nhiều kiến nghị của KTNN đã được tiếp thu, từ đó giúp từng bước tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa DN.
Trong điều kiện dịch bệnh phức tạp, xác định nhiệm vụ chống dịch là ưu tiên hàng đầu, KTNN đã hỗ trợ đơn vị, địa phương yên tâm tập trung chống dịch; ổn định sản xuất thông qua việc điều chỉnh phương án tổ chức kiểm toán. Theo đó, ngay vào thời điểm dịch bệnh Covid-19 mới bùng phát năm 2020, KTNN đã thực hiện cắt giảm số cuộc kiểm toán, cắt giảm quy mô, rút ngắn thời gian kiểm toán so với năm 2019 để tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả kiểm toán. Đáng chú ý, KTNN đã có nhiều giải pháp đồng hành cùng Chính phủ, như không đối chiếu việc thực hiện nghĩa vụ thuế với NSNN của DN nhằm tạo điều kiện cho các DN có thời gian khắc phục khó khăn, sớm ổn định sản xuất, kinh doanh sau ảnh hưởng dịch Covid-19. Đặc biệt, trong năm 2021, KTNN đã căn cứ vào diễn biến dịch bệnh tại từng thời điểm cụ thể để điều chỉnh hoạt động kiểm toán cho phù hợp, cùng hỗ trợ địa phương tập trung chống dịch. Trong đó, KTNN sẽ không thực hiện kiểm toán đối với các đơn vị được kiểm toán thuộc ngành y tế, các đơn vị công an, quân đội đang tham gia phòng, chống dịch.
Kết quả từ việc chọn trúng và đúng chủ đề, lĩnh vực kiểm toán
Có thể nói, có được những kết quả vừa qua, một phần quan trọng là nhờ KTNN đã lựa chọn đúng chủ đề, lĩnh vực kiểm toán, trên cơ sở bám sát định hướng của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; các nhiệm vụ của Chính phủ, các lĩnh vực có rủi ro, dễ phát sinh tiêu cực và các vấn đề dư luận xã hội quan tâm.
Trong tất cả các lĩnh vực kiểm toán, ngoài việc chỉ ra những hạn chế, thiếu sót, kiến nghị xử lý tài chính, trách nhiệm của người có liên quan, KTNN cũng kiến nghị khắc phục, hoàn thiện, bịt lỗ hổng thất thoát, lãng phí từ cơ chế, chính sách; đánh giá hiệu quả quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công. “Nếu những con số tài chính phát hiện giúp ngăn chặn thất thoát, thu hồi kịp thời cho NSNN thì những kiến nghị về mặt chính sách giúp bịt các lỗ hổng, không để phát sinh sai phạm và có tác động sâu rộng đến công tác quản lý, điều hành chung về lâu dài” - lãnh đạo một đơn vị kiểm toán cho biết.
Báo cáo với Chủ tịch Quốc hội tại buổi làm việc vừa qua, Tổng Kiểm toán Nhà nước Trần Sỹ Thanh cho biết, hiện nay, KTNN đang nghiên cứu một số chủ đề kiểm toán quy mô lớn trong năm 2022 như: công tác quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản giai đoạn 2017-2021 tại các Bộ, các địa phương và một số tập đoàn, tổng công ty; công tác quản lý nhà nước về đất đai với mục tiêu phục vụ việc sửa đổi Luật Đất đai năm 2013 trong năm 2022, 2023. Một số chủ đề khác cũng đang được KTNN xem xét, như: Việc thực hiện đặt hàng, đấu thầu cung cấp một số dịch vụ công ích theo quy định tại Nghị định số 32/2019/NĐ-CP giai đoạn 2019-2021; Công tác lập và phân bổ Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025...
Theo Tổng Kiểm toán Nhà nước, các chủ đề kiểm toán đều bám sát định hướng của Đảng, Quốc hội, các nhiệm vụ công tác của Chính phủ, đặc biệt là bám sát lộ trình thực hiện các mục tiêu trong Chiến lược phát triển KTNN đến năm 2030, định hướng kiểm toán các chủ đề lớn gắn với quản lý, điều hành NSNN, những vấn đề dễ phát sinh tiêu cực, những vấn đề quan trọng của đất nước; phục vụ tích cực cho các hoạt động của Quốc hội về lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Bên cạnh đó, KTNN đã và đang đẩy mạnh thực hiện loại hình kiểm toán hoạt động nhằm tập trung đánh giá tính hiệu quả, tính kinh tế của các hoạt động, giúp chỉ ra những “điểm nghẽn” nổi cộm trong chính sách hiện nay, từ đó có những kiến nghị giúp Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành./.
Nguyễn Lộc
(Báo Kiểm toán số 33/2021)