20/10/2021
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In trang
Thẩm tra Báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống dịch Covid-19 và tình hình thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15 của Quốc hội(sav.gov.vn) - Sáng 20/10/2021, tại hội trường Diên Hồng, nhà Quốc hội, Quốc hội đã nghe Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thuý Anh báo cáo thẩm tra Báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống dịch Covid-19 và tình hình thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15 của Quốc hội.Ủy ban Xã hội của Quốc hội nhất trí với Báo cáo của Chính phủ và nhận thấy nội dung báo cáo đã phản ánh tương đối đầy đủ, chân thực công tác phòng, chống dịch Covid-19 và tình hình thực hiện Nghị quyết 30.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội, trong gần hai năm qua, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đời sống nhân dân, gây tổn hại sức khỏe và cướp đi sinh mạng của hàng nghìn đồng bào ta. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự tham gia của toàn quân, toàn dân, cộng đồng doanh nghiệp chung sức, đồng lòng, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, khơi dậy tinh thần tương thân, tương ái trong nhân dân, góp công, góp sức, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, thử thách, triển khai quyết liệt, đồng bộ, sáng tạo, linh hoạt nhiều chủ trương, biện pháp để kiểm soát dịch Covid-19, thực hiện mục tiêu kép, vừa bảo vệ sức khỏe Nhân dân, vừa duy trì phát triển kinh tế - xã hội dần đưa nước ta trở lại trạng thái bình thường mới.
Tiếp tục phát huy tinh thần làm việc "chủ động, đổi mới, sáng tạo, tâm huyết, đồng lòng", đồng hành cùng với Chính phủ trong công tác phòng, chống đại dịch, Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành 6 Nghị quyết để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho công tác phòng, chống dịch Covid-19; tích cực tham gia công tác ngoại giao vaccine; các cơ quan của Quốc hội, các đoàn đại biểu Quốc hội chủ động nắm bắt tình hình kinh tế - xã hội ảnh hưởng do dịch Covid-19.
Về thực hiện Nghị quyết 30/2021/QH15, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh nhấn mạnh, Chính phủ đã tiếp tục chủ động, linh hoạt áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 thông qua việc kịp thời trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành về một số nội dung khác luật hoặc luật chưa quy định hoặc vượt thẩm quyền.
Ngoài ra, Chính phủ đã chủ động, khẩn trương, kịp thời ban hành trên 100 văn bản (bao gồm các nghị quyết, chỉ thị, công điện, công văn...) để đáp ứng yêu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch với mục tiêu bảo đảm sức khỏe, tính mạng của nhân dân lên trên hết và trước hết.
Tuy nhiên, Ủy ban Xã hội cũng chỉ rõ: Các văn bản hướng dẫn, trả lời của các Bộ, ngành trung ương để giải quyết các vấn đề, vướng mắc, phát sinh ở địa phương đôi khi còn chậm, có văn bản chưa phù hợp với tình hình thực tiễn; vẫn còn tình trạng văn bản của chính quyền địa phương chưa bảo đảm tính thống nhất với hướng dẫn của Trung ương và chưa thống nhất, đồng bộ giữa các cấp chính quyền địa phương, giữa các địa phương; một số trường hợp làm phát sinh thủ tục hành chính mới, chưa phù hợp với quy định pháp luật; trong chỉ đạo, điều hành đôi lúc còn lúng túng, thiếu thống nhất; việc phân cấp cho các địa phương thời gian qua chưa thật chặt chẽ, thiếu cơ chế kiểm soát việc thực hiện.
Báo cáo trước Quốc hội, Ủy ban Xã hội đã đưa ra đánh giá cụ thể về những kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế trong: Bố trí nguồn lực; An sinh xã hội; An ninh trật tự và tệ nạn xã hội; Giáo dục…
Đặc biệt, Ủy ban Xã hội đánh giá, trong thời gian qua, ngành y tế đã tập trung mọi nguồn lực, quyết liệt triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch, trong đó đã xây dựng, ban hành các hướng dẫn chuyên môn để thực hiện có hiệu quả công tác truy vết, xét nghiệm, tổ chức công tác tiếp nhận và phân tầng điều trị, triển khai tư vấn khám, chữa bệnh từ xa, tăng cường năng lực cấp cứu và điều trị cho các bệnh nhân mắc Covid-19, trong đó đã điều trị thành công cho nhiều trường hợp mắc bệnh nặng. Cán bộ, nhân viên y tế không quản ngại khó khăn, vất vả, hiểm nguy, luôn đi đầu trong phòng, chống dịch Covid-19.
Chính phủ đã kịp thời chỉ đạo ngành y tế phối với các bộ, ngành khác để triển khai nhiều giải pháp nhằm bảo đảm có đủ nguồn vaccine tiêm cho nhân dân trong điều kiện nguồn cung cấp vaccine rất khan hiếm. Việc tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 lần này được đánh giá là chiến dịch tiêm chủng lớn nhất từ trước tới nay ở nước ta.
Tuy nhiên, theo Ủy ban Xã hội của Quốc hội, việc ứng phó với đợt dịch thứ 4 bộc lộ những hạn chế của hệ thống y tế, đặc biệt là y tế cơ sở, y tế dự phòng. Cụ thể: Một số địa phương chưa tuân thủ theo các hướng dẫn của Bộ Y tế về tiêm vaccine cho người dân. Việc tổ chức tiêm vaccine phòng Covid-19 chưa đáp ứng yêu cầu do nguồn vaccine còn hạn chế, tỉ lệ tiêm vaccine còn chưa đồng đều tại các địa phương trên toàn quốc.
Bên cạnh đó, việc xét nghiệm sàng lọc trên địa bàn một số tỉnh chưa triển khai kịp thời, hiệu quả, chưa đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch. Một số cơ sở y tế chưa thực hiện đúng quy định về giá xét nghiệm Covid-19, thu phí xét nghiệm cao, vẫn yêu cầu bắt buộc xét nghiệm khi đi khám chữa bệnh, gây bức xúc cho người dân.
Vẫn còn có tình trạng lây nhiễm chéo tại một số cơ sở cách ly tập trung, nhiều trường hợp cách ly y tế tại nhà không đáp ứng được yêu cầu theo hướng dẫn, gây nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng.
Quang cảnh phiên họp
Báo cáo trước Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh kiến nghị: Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, đưa vào Nghị quyết Kỳ họp Quốc hội hoặc Nghị quyết về kinh tế - xã hội giao Chính phủ thực hiện một số nhiệm vụ liên quan đến phòng, chống dịch Covid-19.
Bên cạnh đó, tiếp tục tăng cường giám sát việc thực hiện Nghị quyết 30; huy động các kênh ngoại giao Quốc hội để thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa việc vận động các nước, tổ chức quốc tế tăng cường hợp tác, hỗ trợ phòng, chống đại dịch COVID-19. Tiếp tục tăng cường hoạt động của Tổ Công tác của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thực hiện Nghị quyết 30 liên quan đến phòng, chống Covid-19.
Nhất trí với các bài học kinh nghiệm, mục tiêu, quan điểm, các nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới của Chính phủ, Ủy ban Xã hội đưa ra một số ý kiến đề nghị Chính phủ quan tâm.
Theo đó, Chính phủ cần tiếp tục đẩy mạnh công tác rà soát, đánh giá các văn bản, quy định có liên quan đến công tác phòng, chống dịch để kịp thời sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền hoặc đề nghị Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét việc sửa đổi, bổ sung đảm bảo chặt chẽ, khả thi, thống nhất, đồng bộ, phù hợp với thực tiễn, phát huy hiệu lực, hiệu quả.
Khẩn trương ban hành Chiễn lược tổng thể về phòng, chống dịch, phục hồi kinh tế để thích ứng an toàn với mọi diễn biến của dịch bệnh Covid-19; nâng cao năng lực trong dự báo xu hướng Covid-19; chỉ đạo bộ, ngành, địa phương kịp thời ban hành hướng dẫn thích ứng an toàn, linh hoạt, ứng phó với dịch Covid-19 trong phạm vi phụ trách.
Có biện pháp để bảo đảm kỷ luật, kỷ cương hành chính; tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; khen thưởng kịp thời đối với những cá nhân, đơn vị có thành tích trong phòng, chống dịch Covid-19.
Ưu tiên nguồn lực đầu tư cho ngành y tế; quan tâm đầu tư và phát huy vai trò của mạng lưới y tế cơ sở trong phòng, chống dịch bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu.
Tiếp tục thực hiện chiến lược ngoại giao vaccine, đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, sản xuất vaccine trong nước; triển khai hiệu quả Chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 và nghiên cứu ban hành hướng dẫn tiêm vaccine cho trẻ em ở các độ tuổi trên cơ sở khoa học, phù hợp với thực tiễn.
Đánh giá hiệu quả của các gói hỗ trợ đối tượng bị ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 để có giải pháp trong những năm tiếp theo; kịp thời sửa đổi, bổ sung chính sách hỗ trợ lao động tự do, người dân có hoàn cảnh khó khăn bảo đảm công bằng, không để sót, lọt đối tượng.
Tiếp tục xem xét ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các chính sách hỗ trợ về thuế, tín dụng, các khoản đóng bắt buộc để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; kịp thời nối lại hoạt động thông thương, xuất nhập khẩu hàng hóa quốc tế.
Quan tâm giải quyết các vấn đề xã hội phát sinh trong và sau đại dịch; Nghiên cứu phương án cho học sinh, sinh viên trở lại trường học kịp thời, an toàn; Đẩy mạnh hoạt động thông tin, truyền thông về công tác phòng, chống dịch; Triển khai các phương án bảo đảm an ninh, trật tự…/.
M. Thúy
(sav.gov.vn) - Sáng 20/10/2021, tại hội trường Diên Hồng, nhà Quốc hội, Quốc hội đã nghe Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thuý Anh báo cáo thẩm tra Báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống dịch Covid-19 và tình hình thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15 của Quốc hội.

Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thuý Anh trình bày báo cáo trước Quốc hội
Ủy ban Xã hội của Quốc hội nhất trí với Báo cáo của Chính phủ và nhận thấy nội dung báo cáo đã phản ánh tương đối đầy đủ, chân thực công tác phòng, chống dịch Covid-19 và tình hình thực hiện Nghị quyết 30.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội, trong gần hai năm qua, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đời sống nhân dân, gây tổn hại sức khỏe và cướp đi sinh mạng của hàng nghìn đồng bào ta. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự tham gia của toàn quân, toàn dân, cộng đồng doanh nghiệp chung sức, đồng lòng, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, khơi dậy tinh thần tương thân, tương ái trong nhân dân, góp công, góp sức, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, thử thách, triển khai quyết liệt, đồng bộ, sáng tạo, linh hoạt nhiều chủ trương, biện pháp để kiểm soát dịch Covid-19, thực hiện mục tiêu kép, vừa bảo vệ sức khỏe Nhân dân, vừa duy trì phát triển kinh tế - xã hội dần đưa nước ta trở lại trạng thái bình thường mới.
Tiếp tục phát huy tinh thần làm việc "chủ động, đổi mới, sáng tạo, tâm huyết, đồng lòng", đồng hành cùng với Chính phủ trong công tác phòng, chống đại dịch, Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành 6 Nghị quyết để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho công tác phòng, chống dịch Covid-19; tích cực tham gia công tác ngoại giao vaccine; các cơ quan của Quốc hội, các đoàn đại biểu Quốc hội chủ động nắm bắt tình hình kinh tế - xã hội ảnh hưởng do dịch Covid-19.
Về thực hiện Nghị quyết 30/2021/QH15, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh nhấn mạnh, Chính phủ đã tiếp tục chủ động, linh hoạt áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 thông qua việc kịp thời trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành về một số nội dung khác luật hoặc luật chưa quy định hoặc vượt thẩm quyền.
Ngoài ra, Chính phủ đã chủ động, khẩn trương, kịp thời ban hành trên 100 văn bản (bao gồm các nghị quyết, chỉ thị, công điện, công văn...) để đáp ứng yêu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch với mục tiêu bảo đảm sức khỏe, tính mạng của nhân dân lên trên hết và trước hết.
Tuy nhiên, Ủy ban Xã hội cũng chỉ rõ: Các văn bản hướng dẫn, trả lời của các Bộ, ngành trung ương để giải quyết các vấn đề, vướng mắc, phát sinh ở địa phương đôi khi còn chậm, có văn bản chưa phù hợp với tình hình thực tiễn; vẫn còn tình trạng văn bản của chính quyền địa phương chưa bảo đảm tính thống nhất với hướng dẫn của Trung ương và chưa thống nhất, đồng bộ giữa các cấp chính quyền địa phương, giữa các địa phương; một số trường hợp làm phát sinh thủ tục hành chính mới, chưa phù hợp với quy định pháp luật; trong chỉ đạo, điều hành đôi lúc còn lúng túng, thiếu thống nhất; việc phân cấp cho các địa phương thời gian qua chưa thật chặt chẽ, thiếu cơ chế kiểm soát việc thực hiện.
Báo cáo trước Quốc hội, Ủy ban Xã hội đã đưa ra đánh giá cụ thể về những kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế trong: Bố trí nguồn lực; An sinh xã hội; An ninh trật tự và tệ nạn xã hội; Giáo dục…
Đặc biệt, Ủy ban Xã hội đánh giá, trong thời gian qua, ngành y tế đã tập trung mọi nguồn lực, quyết liệt triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch, trong đó đã xây dựng, ban hành các hướng dẫn chuyên môn để thực hiện có hiệu quả công tác truy vết, xét nghiệm, tổ chức công tác tiếp nhận và phân tầng điều trị, triển khai tư vấn khám, chữa bệnh từ xa, tăng cường năng lực cấp cứu và điều trị cho các bệnh nhân mắc Covid-19, trong đó đã điều trị thành công cho nhiều trường hợp mắc bệnh nặng. Cán bộ, nhân viên y tế không quản ngại khó khăn, vất vả, hiểm nguy, luôn đi đầu trong phòng, chống dịch Covid-19.
Chính phủ đã kịp thời chỉ đạo ngành y tế phối với các bộ, ngành khác để triển khai nhiều giải pháp nhằm bảo đảm có đủ nguồn vaccine tiêm cho nhân dân trong điều kiện nguồn cung cấp vaccine rất khan hiếm. Việc tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 lần này được đánh giá là chiến dịch tiêm chủng lớn nhất từ trước tới nay ở nước ta.
Tuy nhiên, theo Ủy ban Xã hội của Quốc hội, việc ứng phó với đợt dịch thứ 4 bộc lộ những hạn chế của hệ thống y tế, đặc biệt là y tế cơ sở, y tế dự phòng. Cụ thể: Một số địa phương chưa tuân thủ theo các hướng dẫn của Bộ Y tế về tiêm vaccine cho người dân. Việc tổ chức tiêm vaccine phòng Covid-19 chưa đáp ứng yêu cầu do nguồn vaccine còn hạn chế, tỉ lệ tiêm vaccine còn chưa đồng đều tại các địa phương trên toàn quốc.
Bên cạnh đó, việc xét nghiệm sàng lọc trên địa bàn một số tỉnh chưa triển khai kịp thời, hiệu quả, chưa đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch. Một số cơ sở y tế chưa thực hiện đúng quy định về giá xét nghiệm Covid-19, thu phí xét nghiệm cao, vẫn yêu cầu bắt buộc xét nghiệm khi đi khám chữa bệnh, gây bức xúc cho người dân.
Vẫn còn có tình trạng lây nhiễm chéo tại một số cơ sở cách ly tập trung, nhiều trường hợp cách ly y tế tại nhà không đáp ứng được yêu cầu theo hướng dẫn, gây nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng.
Quang cảnh phiên họp
Báo cáo trước Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh kiến nghị: Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, đưa vào Nghị quyết Kỳ họp Quốc hội hoặc Nghị quyết về kinh tế - xã hội giao Chính phủ thực hiện một số nhiệm vụ liên quan đến phòng, chống dịch Covid-19.
Bên cạnh đó, tiếp tục tăng cường giám sát việc thực hiện Nghị quyết 30; huy động các kênh ngoại giao Quốc hội để thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa việc vận động các nước, tổ chức quốc tế tăng cường hợp tác, hỗ trợ phòng, chống đại dịch COVID-19. Tiếp tục tăng cường hoạt động của Tổ Công tác của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thực hiện Nghị quyết 30 liên quan đến phòng, chống Covid-19.
Nhất trí với các bài học kinh nghiệm, mục tiêu, quan điểm, các nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới của Chính phủ, Ủy ban Xã hội đưa ra một số ý kiến đề nghị Chính phủ quan tâm.
Theo đó, Chính phủ cần tiếp tục đẩy mạnh công tác rà soát, đánh giá các văn bản, quy định có liên quan đến công tác phòng, chống dịch để kịp thời sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền hoặc đề nghị Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét việc sửa đổi, bổ sung đảm bảo chặt chẽ, khả thi, thống nhất, đồng bộ, phù hợp với thực tiễn, phát huy hiệu lực, hiệu quả.
Khẩn trương ban hành Chiễn lược tổng thể về phòng, chống dịch, phục hồi kinh tế để thích ứng an toàn với mọi diễn biến của dịch bệnh Covid-19; nâng cao năng lực trong dự báo xu hướng Covid-19; chỉ đạo bộ, ngành, địa phương kịp thời ban hành hướng dẫn thích ứng an toàn, linh hoạt, ứng phó với dịch Covid-19 trong phạm vi phụ trách.
Có biện pháp để bảo đảm kỷ luật, kỷ cương hành chính; tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; khen thưởng kịp thời đối với những cá nhân, đơn vị có thành tích trong phòng, chống dịch Covid-19.
Ưu tiên nguồn lực đầu tư cho ngành y tế; quan tâm đầu tư và phát huy vai trò của mạng lưới y tế cơ sở trong phòng, chống dịch bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu.
Tiếp tục thực hiện chiến lược ngoại giao vaccine, đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, sản xuất vaccine trong nước; triển khai hiệu quả Chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 và nghiên cứu ban hành hướng dẫn tiêm vaccine cho trẻ em ở các độ tuổi trên cơ sở khoa học, phù hợp với thực tiễn.
Đánh giá hiệu quả của các gói hỗ trợ đối tượng bị ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 để có giải pháp trong những năm tiếp theo; kịp thời sửa đổi, bổ sung chính sách hỗ trợ lao động tự do, người dân có hoàn cảnh khó khăn bảo đảm công bằng, không để sót, lọt đối tượng.
Tiếp tục xem xét ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các chính sách hỗ trợ về thuế, tín dụng, các khoản đóng bắt buộc để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; kịp thời nối lại hoạt động thông thương, xuất nhập khẩu hàng hóa quốc tế.
Quan tâm giải quyết các vấn đề xã hội phát sinh trong và sau đại dịch; Nghiên cứu phương án cho học sinh, sinh viên trở lại trường học kịp thời, an toàn; Đẩy mạnh hoạt động thông tin, truyền thông về công tác phòng, chống dịch; Triển khai các phương án bảo đảm an ninh, trật tự…/.
M. Thúy