31/03/2022
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In trang
Hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực, “lợi ích nhóm” trong xây dựng pháp luật(sav.gov.vn) - Ngày 30/3/2021, dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ban soạn thảo xây dựng Dự thảo “Quy định của Bộ chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống “lợi ích nhóm”, tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật” đã họp phiên thứ nhất.Tại Phiên họp, Ban soạn thảo đã cho ý kiến về 2 Dự thảo Đề cương Báo cáo kết quả nghiên cứu và Đề cương Dự thảo Quy định của Bộ chính trị. Qua đó làm rõ các khái niệm: “Kiểm soát quyền lực trong công tác xây dựng pháp luật”, “lợi ích nhóm”, tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật; Cơ chế kiểm soát quyền lực trong công tác xây dựng pháp luật để phòng, chống “lợi ích nhóm”, tham nhũng, tiêu cực.
Ban soạn thảo cũng đánh giá kết quả đạt được, hạn chế, tồn tại trong việc thực hiện các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về kiểm soát quyền lực, phòng, chống “lợi ích nhóm”, tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật. Đồng thời, nêu các kiến nghị hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực, phòng, chống “lợi ích nhóm”, tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật…
Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Phú Cường phát biểu tại Phiên họp
Phát biểu kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, Ban soạn thảo đánh giá cao sự chủ động, khẩn trương của Thường trực Uỷ ban Tư pháp trong việc triển khai Kế hoạch xây dựng Dự thảo, Quy định của Bộ chính trị. Qua phát biểu, các ý kiến cơ bản tán thành với nhiều nội dung của dự thảo Đề cương báo cáo kết quả nghiên cứu và Đề cương Dự thảo Quy định của Bộ chính trị.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, hiện nay các quy định pháp luật về kiểm soát quyền lực, phòng chống lợi ích nhóm, tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật của Nhà nước ta là tương đối đầy đủ, từ Trung ương đến địa phương; việc kiểm soát quyền lực trên thực tế cũng đã được thực hiện. Tuy nhiên, quy định đối với trách nhiệm cấp uỷ, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên, những người có quyền lực thì vấn đề này còn ít, nằm rải rác trong các văn bản của Đảng, chưa có văn bản riêng, do đó việc ban hành Quy định này là cần thiết.
Phó Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý, vì đây là văn bản của Đảng nên nội dung cần tập trung vào các quy định liên quan đến thẩm quyền, trình tự, thủ tục và trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng và đảng viên. Dự thảo Đề cương trong cách tiếp cận phải vừa theo nội dung, vừa theo chủ thể, bao gồm cả “phòng” cả “chống”.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đề nghị, Thường trực Uỷ ban Tư pháp và Tổ biên tập khẩn trương nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện Dự thảo Đề cương Báo cáo kết quả nghiên cứu và Đề cương Dự thảo Quy định của Bộ chính trị theo ý kiến của thành viên Ban soạn thảo ngay sau Phiên họp ngày hôm nay để hoàn thiện các văn bản, bảo đảm tiến độ và chất lượng trình các cấp có thẩm quyền theo đúng kế hoạch đã đề ra.
Thực hiện nhiệm vụ Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực giao Đảng đoàn Quốc hội trong năm 2022, Đảng đoàn Quốc hội đã ban hành Kế hoạch số 555-KH/ĐĐQH15 ngày 3/3/2022 Quyết định thành lập Ban soạn thảo xây dựng dự thảo Quy định của Bộ chính trị.
Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực giao Đảng đoàn Quốc hội và Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì, phối hợp với các thành viên Ban Chỉ đạo, các cơ quan, tổ chức hữu quan thực hiện 4 nhiệm vụ, cụ thể:
Nhiệm vụ 1: Chỉ đạo rà soát để sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tiêu cực phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng, bảo đảm thống nhất, đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả.
Nhiệm vụ 2: Chỉ đạo tham mưu xây dựng và tổ chức thực hiện nghiêm Quy định của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống “lợi ích nhóm”, tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật.
Nhiệm vụ 3: Chỉ đạo hoàn thiện cơ chế giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp để phòng, chống tiêu cực.
Nhiệm vụ 4: Chỉ đạo rà soát, khắc phục những sơ hở, bất cập trong cơ chế, chính sách, pháp luật liên quan đến đấu thầu, đấu giá, quản lý, sử dụng đất đai, tài sản công, tài chính, chứng khoán... sửa đổi, bổ sung Luật Thanh tra, Luật Đất đai, Luật Thực hành dân chủ ở xã, phường, thị trấn và các dự án luật liên quan trực tiếp đến phòng, chống tham nhũng, tiêu cực./.
Phương Ngọc
(sav.gov.vn) - Ngày 30/3/2021, dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ban soạn thảo xây dựng Dự thảo “Quy định của Bộ chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống “lợi ích nhóm”, tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật” đã họp phiên thứ nhất.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu kết luận Phiên họp
Tại Phiên họp, Ban soạn thảo đã cho ý kiến về 2 Dự thảo Đề cương Báo cáo kết quả nghiên cứu và Đề cương Dự thảo Quy định của Bộ chính trị. Qua đó làm rõ các khái niệm: “Kiểm soát quyền lực trong công tác xây dựng pháp luật”, “lợi ích nhóm”, tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật; Cơ chế kiểm soát quyền lực trong công tác xây dựng pháp luật để phòng, chống “lợi ích nhóm”, tham nhũng, tiêu cực.
Ban soạn thảo cũng đánh giá kết quả đạt được, hạn chế, tồn tại trong việc thực hiện các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về kiểm soát quyền lực, phòng, chống “lợi ích nhóm”, tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật. Đồng thời, nêu các kiến nghị hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực, phòng, chống “lợi ích nhóm”, tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật…
Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Phú Cường phát biểu tại Phiên họp
Phát biểu kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, Ban soạn thảo đánh giá cao sự chủ động, khẩn trương của Thường trực Uỷ ban Tư pháp trong việc triển khai Kế hoạch xây dựng Dự thảo, Quy định của Bộ chính trị. Qua phát biểu, các ý kiến cơ bản tán thành với nhiều nội dung của dự thảo Đề cương báo cáo kết quả nghiên cứu và Đề cương Dự thảo Quy định của Bộ chính trị.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, hiện nay các quy định pháp luật về kiểm soát quyền lực, phòng chống lợi ích nhóm, tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật của Nhà nước ta là tương đối đầy đủ, từ Trung ương đến địa phương; việc kiểm soát quyền lực trên thực tế cũng đã được thực hiện. Tuy nhiên, quy định đối với trách nhiệm cấp uỷ, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên, những người có quyền lực thì vấn đề này còn ít, nằm rải rác trong các văn bản của Đảng, chưa có văn bản riêng, do đó việc ban hành Quy định này là cần thiết.
Phó Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý, vì đây là văn bản của Đảng nên nội dung cần tập trung vào các quy định liên quan đến thẩm quyền, trình tự, thủ tục và trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng và đảng viên. Dự thảo Đề cương trong cách tiếp cận phải vừa theo nội dung, vừa theo chủ thể, bao gồm cả “phòng” cả “chống”.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đề nghị, Thường trực Uỷ ban Tư pháp và Tổ biên tập khẩn trương nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện Dự thảo Đề cương Báo cáo kết quả nghiên cứu và Đề cương Dự thảo Quy định của Bộ chính trị theo ý kiến của thành viên Ban soạn thảo ngay sau Phiên họp ngày hôm nay để hoàn thiện các văn bản, bảo đảm tiến độ và chất lượng trình các cấp có thẩm quyền theo đúng kế hoạch đã đề ra.
Thực hiện nhiệm vụ Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực giao Đảng đoàn Quốc hội trong năm 2022, Đảng đoàn Quốc hội đã ban hành Kế hoạch số 555-KH/ĐĐQH15 ngày 3/3/2022 Quyết định thành lập Ban soạn thảo xây dựng dự thảo Quy định của Bộ chính trị.
Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực giao Đảng đoàn Quốc hội và Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì, phối hợp với các thành viên Ban Chỉ đạo, các cơ quan, tổ chức hữu quan thực hiện 4 nhiệm vụ, cụ thể:
Nhiệm vụ 1: Chỉ đạo rà soát để sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tiêu cực phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng, bảo đảm thống nhất, đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả.
Nhiệm vụ 2: Chỉ đạo tham mưu xây dựng và tổ chức thực hiện nghiêm Quy định của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống “lợi ích nhóm”, tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật.
Nhiệm vụ 3: Chỉ đạo hoàn thiện cơ chế giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp để phòng, chống tiêu cực.
Nhiệm vụ 4: Chỉ đạo rà soát, khắc phục những sơ hở, bất cập trong cơ chế, chính sách, pháp luật liên quan đến đấu thầu, đấu giá, quản lý, sử dụng đất đai, tài sản công, tài chính, chứng khoán... sửa đổi, bổ sung Luật Thanh tra, Luật Đất đai, Luật Thực hành dân chủ ở xã, phường, thị trấn và các dự án luật liên quan trực tiếp đến phòng, chống tham nhũng, tiêu cực./. |
Phương Ngọc