09/08/2022
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In trang
Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương chủ trì làm việc với Bộ Công thương về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí(sav.gov.vn) - Chiều 8/8/2022, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương - Trưởng đoàn giám sát của Quốc hội “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016 - 2021” đã chủ trì cuộc làm việc của Đoàn giám sát với Bộ Công thương.Tham dự có các Ủy viên Trung ương Đảng: Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Nguyễn Phú Cường - Phó Trưởng Đoàn thường trực Đoàn giám sát; Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên; đại diện lãnh đạo các bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn phòng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước…
Theo Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên, giai đoạn 2016 – 2020, Bộ đặt mục tiêu tiếp tục đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (THTK, CLP) trong toàn Ngành. Các đơn vị hành chính, sự nghiệp trực thuộc Bộ tiếp tục thực hiện chỉ tiêu tiết kiệm chi thường xuyên để tạo nguồn cải cách tiền lương; tiết kiệm chi cho bộ máy Nhà nước, chi phí hoạt động của các đơn sự nghiệp công, nhất là các khoản chi phí điện, nước, điện thoại, văn phòng phẩm, sách, báo, tạp chí, xăng dầu, chi khánh tiết, hội nghị, hội thảo, công tác phí trong nước và nước ngoài từ ngân sách Nhà nước. Bộ cũng đã sử dụng có hiệu quả Quỹ bình ổn giá xăng dầu, nhằm bình ổn xăng dầu, hỗ trợ cho đời sống, sản xuất kinh doanh của người dân, doanh nghiệp, góp phần kiểm soát lạm phát.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cũng cho biết, một số chỉ tiêu về tiết kiệm rất khó lượng hóa, không đồng nhất với chế độ báo cáo và công tác quản trị của đơn vị, vì vậy, Bộ còn gặp khó khăn trong việc xây dựng, tổng hợp đánh giá hiệu quả.
Đoàn giám sát cho rằng, Báo cáo của Bộ Công thương đang chủ yếu đánh giá kết quả đạt được trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí mà chưa nêu ra được các tồn tại, hạn chế của Bộ. Theo đó, các chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016 – 2021 của Bộ đều ban hành chậm rất nhiều so với thời gian quy định. Bộ cũng chưa thống kê các văn bản quy phạm pháp luật ban hành chậm so với yêu cầu; văn bản quy phạm pháp luật còn mâu thuẫn, chồng chéo với các quy định khác và những văn bản chưa kịp thời được Bộ tham mưu ban hành, sửa đổi, dẫn tới lúng túng trong triển khai thực hiện, gây thất thoát, lãng phí. Cụ thể, đến ngày 15.11.2021, Bộ mới ban hành Quyết định số 2579/QĐ – BCT về ban hành định mức dự toán xây dựng công trình mỏ than hầm lò; chưa ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí phí lĩnh vực công thương (khuyến công)...
Về việc tính toán, xác định và điều hành giá cả các mặt hàng thiết yếu như điện, xăng, dầu thuộc thẩm quyền của Bộ Công thương, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Nguyễn Thị Phú Hà chỉ ra, Báo cáo của Bộ chủ yếu tổng hợp các quy định pháp luật, không làm rõ được trong tính toán, điều hành giá cả có sai phạm, thất thoát lãng phí, thậm chí là có lợi ích nhóm chi phối hay không.
Quang cảnh cuộc làm việc
Phát biểu kết luận cuộc làm việc, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương nhấn mạnh, việc THTK, CLP trong lĩnh vực của Bộ Công thương quản lý có ý nghĩa quan trọng đối với công tác chung của cả nước. Vì vậy, Bộ cần tiếp tục chuẩn hóa số liệu, lượng hóa được kết quả thực hiện; tập trung đánh giá rõ hơn những ưu điểm, khuyết điểm của ngành công thương trong giai đoạn 2016 - 2021; chú trọng đánh giá việc thực hiện trong ngành điện, năng lượng, hóa chất...
Lưu ý, việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật chậm, chưa sát thực tiễn phải sửa đổi, bổ sung cũng là lãng phí, Phó Chủ tịch Quốc hội yêu cầu Bộ Công thương cần đánh giá chi tiết hơn về vấn đề này. Cùng với đó, cần đánh giá việc ban hành định mức kinh tế kỹ thuật chậm, chậm sửa đổi quy hoạch gây thất thoát lãng phí; đánh giá sâu công tác thanh tra, kiểm tra trong THTK, CLP của Bộ và ngành Công thương; nêu rõ đề xuất hoàn thiện chính sách, pháp luật đối với THTK, CLP, bất cập ở đâu, điều khoản nào, cần sửa đổi, bổ sung hay ban hành mới./.
Hà Linh
(sav.gov.vn) - Chiều 8/8/2022, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương - Trưởng đoàn giám sát của Quốc hội “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016 - 2021” đã chủ trì cuộc làm việc của Đoàn giám sát với Bộ Công thương.
Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương phát biểu tại cuộc làm việc với Bộ Công thương
Tham dự có các Ủy viên Trung ương Đảng: Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Nguyễn Phú Cường - Phó Trưởng Đoàn thường trực Đoàn giám sát; Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên; đại diện lãnh đạo các bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn phòng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước…
Theo Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên, giai đoạn 2016 – 2020, Bộ đặt mục tiêu tiếp tục đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (THTK, CLP) trong toàn Ngành. Các đơn vị hành chính, sự nghiệp trực thuộc Bộ tiếp tục thực hiện chỉ tiêu tiết kiệm chi thường xuyên để tạo nguồn cải cách tiền lương; tiết kiệm chi cho bộ máy Nhà nước, chi phí hoạt động của các đơn sự nghiệp công, nhất là các khoản chi phí điện, nước, điện thoại, văn phòng phẩm, sách, báo, tạp chí, xăng dầu, chi khánh tiết, hội nghị, hội thảo, công tác phí trong nước và nước ngoài từ ngân sách Nhà nước. Bộ cũng đã sử dụng có hiệu quả Quỹ bình ổn giá xăng dầu, nhằm bình ổn xăng dầu, hỗ trợ cho đời sống, sản xuất kinh doanh của người dân, doanh nghiệp, góp phần kiểm soát lạm phát.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cũng cho biết, một số chỉ tiêu về tiết kiệm rất khó lượng hóa, không đồng nhất với chế độ báo cáo và công tác quản trị của đơn vị, vì vậy, Bộ còn gặp khó khăn trong việc xây dựng, tổng hợp đánh giá hiệu quả.
Đoàn giám sát cho rằng, Báo cáo của Bộ Công thương đang chủ yếu đánh giá kết quả đạt được trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí mà chưa nêu ra được các tồn tại, hạn chế của Bộ. Theo đó, các chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016 – 2021 của Bộ đều ban hành chậm rất nhiều so với thời gian quy định. Bộ cũng chưa thống kê các văn bản quy phạm pháp luật ban hành chậm so với yêu cầu; văn bản quy phạm pháp luật còn mâu thuẫn, chồng chéo với các quy định khác và những văn bản chưa kịp thời được Bộ tham mưu ban hành, sửa đổi, dẫn tới lúng túng trong triển khai thực hiện, gây thất thoát, lãng phí. Cụ thể, đến ngày 15.11.2021, Bộ mới ban hành Quyết định số 2579/QĐ – BCT về ban hành định mức dự toán xây dựng công trình mỏ than hầm lò; chưa ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí phí lĩnh vực công thương (khuyến công)...
Về việc tính toán, xác định và điều hành giá cả các mặt hàng thiết yếu như điện, xăng, dầu thuộc thẩm quyền của Bộ Công thương, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Nguyễn Thị Phú Hà chỉ ra, Báo cáo của Bộ chủ yếu tổng hợp các quy định pháp luật, không làm rõ được trong tính toán, điều hành giá cả có sai phạm, thất thoát lãng phí, thậm chí là có lợi ích nhóm chi phối hay không.
Phát biểu kết luận cuộc làm việc, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương nhấn mạnh, việc THTK, CLP trong lĩnh vực của Bộ Công thương quản lý có ý nghĩa quan trọng đối với công tác chung của cả nước. Vì vậy, Bộ cần tiếp tục chuẩn hóa số liệu, lượng hóa được kết quả thực hiện; tập trung đánh giá rõ hơn những ưu điểm, khuyết điểm của ngành công thương trong giai đoạn 2016 - 2021; chú trọng đánh giá việc thực hiện trong ngành điện, năng lượng, hóa chất...
Lưu ý, việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật chậm, chưa sát thực tiễn phải sửa đổi, bổ sung cũng là lãng phí, Phó Chủ tịch Quốc hội yêu cầu Bộ Công thương cần đánh giá chi tiết hơn về vấn đề này. Cùng với đó, cần đánh giá việc ban hành định mức kinh tế kỹ thuật chậm, chậm sửa đổi quy hoạch gây thất thoát lãng phí; đánh giá sâu công tác thanh tra, kiểm tra trong THTK, CLP của Bộ và ngành Công thương; nêu rõ đề xuất hoàn thiện chính sách, pháp luật đối với THTK, CLP, bất cập ở đâu, điều khoản nào, cần sửa đổi, bổ sung hay ban hành mới./.
Hà Linh