20/09/2022
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In trang
Dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi): Hoàn thiện cơ sở pháp lý thống nhất, đầy đủ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể năng động, hiệu quả, bền vững(sav.gov.vn) - Sáng 20/9/2022, tiếp tục chương trình phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 9 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH), dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, UBTVQ cho ý kiến về dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi) dự kiến sẽ trình Quốc hội thảo luận lần đầu tại Kỳ họp thứ 4 vào thời gian tới.Dự Phiên họp có Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Phó Tổng Kiểm toán nhà nước Nguyễn Tuấn Anh và đại diện một số cơ quan, ban ngành có liên quan.
Trình bày Tờ trình về dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, mục đích của dự án Luật nhằm sửa đổi, bổ sung toàn diện Luật Hợp tác xã hiện hành, tạo hành lang pháp lý thuận lợi, thông thoáng cho phát triển của các tổ chức kinh tế hợp tác trong tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, hội nhập quốc tế, sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Đồng thời, hoàn thiện quy định về huy động, phát triển thành viên; loại bỏ các quy định gây trở ngại gia nhập thị trường; bảo đảm và phát huy đặc trưng, nguyên tắc cơ bản của mô hình kinh tế hợp tác; tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức kinh tế hợp tác phát triển năng động, hiệu quả, bền vững, thực sự là thành phần quan trọng trong nền kinh tế với nhiều mô hình liên kết, hợp tác, thu hút nhiều thành phần, đối tượng tham gia vào các tổ chức kinh tế hợp tác; xây dựng hệ sinh thái các tổ chức kinh tế hợp tác mạnh, giúp nâng cao thu nhập, chất lượng cuộc sống của các thành viên và góp phần thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội.
Dự thảo Luật trình tại Phiên họp gồm 12 Chương, 117 Điều (Luật Hợp tác xã năm 2012 gồm 9 Chương, 64 Điều), bám sát 5 nhóm chính sách trong Đề nghị xây dựng Luật Hợp tác xã (sửa đổi) đã được Quốc hội thông qua. Cụ thể gồm: Hoàn thiện các quy định về bản chất hợp tác xã, phát triển thành viên hợp tác xã; Mở rộng phạm vi điều chỉnh và hoàn thiện các quy định về loại hình tổ chức kinh tế hợp tác, tổ chức đại diện; Mở rộng thị trường, nâng cao khả năng huy động vốn, tạo động lực cho hợp tác xã phát triển; Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác quản trị, điều hành hợp tác xã; Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh tế tập thể.
Liên quan đến các nội dung xin ý kiến, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng cho biết, Chính phủ xin ý kiến Quốc hội về tên dự án Luật, theo đó, Chính phủ lựa chọn phương án đổi tên thành Luật Các tổ chức kinh tế hợp tác bởi các lý do sau: Phù hợp với tinh thần chỉ đạo của Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII, Nghị quyết 20-NQ/TW xác định: “kinh tế tập thể với nhiều hình thức kinh tế hợp tác đa dạng, phát triển từ thấp đến cao (tổ hợp tác, HTX, liên hiệp HTX...)”; phù hợp với đối tượng và phạm vi điều chỉnh của Luật; phù hợp với tôn chỉ, mục đích, bản chất của mô hình kinh tế hợp tác, đề cao tinh thần “hợp tác” giữa các thành viên; phù hợp với quy định về “sở hữu” của Bộ luật Dân sự năm 2015; được Chính phủ thống nhất và được đa số các bộ, ngành, cơ quan liên quan và địa phương nhất trí...
Báo cáo thẩm tra sơ bộ dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế (UBKT) của Quốc hội Vũ Hồng Thanh nêu rõ, Thường trực UBKT nhất trí với Tờ trình của Chính phủ về sự cần thiết ban hành Luật Hợp tác xã (sửa đổi) nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý thống nhất, đầy đủ, góp phần thúc đẩy việc phát triển kinh tế tập thể năng động, hiệu quả, bền vững, theo đúng tinh thần Nghị quyết 20-NQ/TW về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới.
Về cơ bản các nội dung của 08 chính sách tại Nghị quyết 20-NQ/TW đã được thể chế hóa tại dự thảo Luật, tuy nhiên, các chính sách này còn chung chung, chưa được cụ thể, đề nghị tiếp tục nghiên cứu, rà soát, bảo đảm quy định thống nhất với các Luật có liên quan; phải bảo đảm tính thống nhất, phù hợp với quy định tại dự án Luật Đất đai (sửa đổi) cũng đang được trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 4; đề nghị bổ sung nguyên tắc, tiêu chí hỗ trợ cụ thể, xác định rõ nguồn lực để thực hiện các chính sách, bảo đảm chính sách đi vào cuộc sống.
Về tên gọi của dự án Luật, Thường trực UBKT đề nghị cân nhắc giữ tên như đã đưa vào Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh năm 2022 là Luật Hợp tác xã (sửa đổi). Theo đó, xác định vai trò nòng cốt của các hợp tác xã với các loại hình hợp tác xã, một mặt vẫn bảo đảm bao quát được phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng đối với các loại hình hợp tác xã; mặt khác tránh việc thay đổi tên gọi dẫn đến các chi phí xã hội và hệ lụy phát sinh liên quan đến công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, rà soát về dẫn chiếu trong các văn bản pháp luật hiện hành.
Liên quan đến nội dung Tổ hợp tác, Thường trực UBKT nhận thấy, các nội dung còn khá mờ nhạt, chưa đủ cơ sở để Quốc hội xem xét, quyết định; đề nghị bổ sung làm rõ điều kiện để chuyển đổi Tổ hợp tác thành hợp tác xã như các điều kiện về số lượng thành viên, nguồn lực tài chính, tài sản, quy mô hoạt động; điều kiện tham gia và rút khỏi hợp đồng hợp tác giữa các thành viên Tổ hợp tác; việc đăng ký của Tổ hợp tác để làm cơ sở cho công tác thống kê và quản lý Nhà nước.
Điều hành thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, Luật Hợp tác xã năm 2012 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2013 đã tạo khung khổ pháp lý để tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, hợp tác xã. Sau 10 năm thực hiện luật đã tác động tích cực đến hoạt động của các hợp tác xã, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, Luật Hợp tác xã năm 2012 đã bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế ảnh hưởng đến hoạt động vận hành và phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã, chưa bao quát đầy đủ các loại hình tổ chức kinh tế tập thể. Đồng thời cần sửa đổi luật để thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế tập thể và hợp tác xã.
Phó Tổng Kiểm toán nhà nước Nguyễn Tuấn Anh tham dự phiên họp
Tại phiên họp, UBTVQH tập trung thảo luận về một số vấn đề chung, sự phù hợp của dự thảo Luật với chủ trương của Đảng; tính hợp Hiến, hợp pháp, tính thống nhất của dự thảo Luật với hệ thống pháp luật; tính tương thích với cam kết về các điều ước quốc tế có liên quan ở Việt Nam đã ký kết hoặc là thành viên; về tên gọi của Luật với yêu cầu đặt ra phải bảo đảm bao quát các loại hình kinh tế tập thể theo tinh thần Nghị quyết 20 nhưng ảnh hưởng ít nhất đến việc tham chiếu, áp dụng pháp Luật và hệ thống pháp luật; quy định về nguyên tắc tổ chức hoạt động, điều kiện trở thành viên; quyền và nghĩa vụ của thành viên liên kết; chế độ báo cáo, cung cấp thông tin của tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã; các quy định về Tổ hợp tác, tổ chức đại diện Liên minh Hợp tác xã…
Qua thảo luận, UBTVQH cơ bản thống nhất với Tờ trình của Chính phủ và thẩm tra sơ bộ của Thường trực UBKT; tán thành việc sửa đổi toàn diện Luật Hợp tác xã hiện hành để kịp thời thể chế hóa Nghị quyết số 20-NQ/TW tại Hội nghị lần thứ 5 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới.
Các Ủy viên UBTVQH đánh giá cao quá trình và kết quả chuẩn bị dự án Luật của Chính phủ. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, hồ sơ dự án Luật được chuẩn bị công phu trên cơ sở có thuận lợi lớn là Trung ương vừa tổng kết Nghị quyết Trung ương 5 về kinh tế hợp tác, hợp tác xã và mới ban hành Nghị quyết số 20-NQ/TW về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, so với lần trình trước, nội dung dự thảo Luật lần này đã tiến rất xa, có nhiều điểm mới, nội dung chính sách đầy đặn. Với sự chuẩn bị như vậy, trên cơ sở ý kiến của UBTVQH và cơ quan thẩm tra, có thể tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật để trình Quốc hội thảo luận đúng thời hạn.
Cũng như đa số ý kiến của UBTVQH cho rằng nên giữ tên gọi của Luật như hiện hành, Chủ tịch Quốc hội bày tỏ sự đồng thuận cao và lý giải rằng khái niệm hợp tác xã gắn với lịch sử phát triển, các Luật ban hành năm 1996, 2003, 2012 đều lấy tên là Luật Hợp tác xã. Quốc tế có Liên minh Hợp tác xã, khu vực châu Á - Thái Bình Dương cũng có tổ chức này; khái niệm hợp tác xã đã đi sâu vào tiềm thức, bao gồm cả truyền thông và pháp luật dẫn chiếu cũng rất thuận lợi. Hơn thế, tuy tên gọi là Luật Hợp tác xã, nhưng không ngăn cản việc bổ sung phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng sẽ phù hợp hơn.
Liên quan đến sự phù hợp với quy định của pháp luật, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, nên có thống kê đánh giá kỹ lưỡng hơn, thống kê các điều khoản liên quan trongBộ luật Dân sự, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa… rà soát lại tính đồng bộ giữa các quy định trong dự thảo Luật để bảo đảm tính tuân thủ của hệ thống pháp luật.
Chủ tịch Quốc hội mong muốn trong dự thảo Luật có một số điểm về nguyên tắc của Tổ hợp tác và bảo đảm không trái với Bộ luật Dân sự, làm căn cứ cho Chính phủ hoàn thiện, sửa đổi, bổ sung Nghị định số 77/2019/NĐ-CP. Về Liên đoàn Hợp tác xã, Chủ tịch Quốc hội đề nghị, nên có chính sách thí điểm trước, sau đó mới xem xét việc có luật hóa hay không, vì hiện tại chưa đủ cơ sở về lý luận và thực tiễn. Mô hình này vừa có tư cách pháp nhân, tổ chức kinh tế nhưng lại có tính chất như tổ chức xã hội, nghề nghiệp.
Phát biểu kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị Chính phủ tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của Chủ tịch Quốc hội, ý kiến tham gia hết sức cụ thể, đa dạng và sâu sắc của UBTVQH và của các cơ quan thẩm tra tập trung vào một số vấn đề như vai trò, vị trí pháp lý, nhiệm vụ của tổ chức đại diện của Liên minh Hợp tác xã; Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã; rà soát các quy định về tổ chức quản lý, quản trị, người đại diện theo pháp luật, cụ thể cho từng trường hợp, mô hình hoạt động; quy định về gia nhập, hoạt động, rút khỏi thị trường, số lượng thành viên, thủ tục đăng ký thành lập, giải thể; về huy động nguồn lực, chính sách hỗ trợ Nhà nước; về chế độ kế toán, kiểm toán, thông tin báo cáo; phân định quản lý Nhà nước; rà soát, xử lý mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập với các luật khác để đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật./.
Phương Ngọc
(sav.gov.vn) - Sáng 20/9/2022, tiếp tục chương trình phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 9 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH), dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, UBTVQ cho ý kiến về dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi) dự kiến sẽ trình Quốc hội thảo luận lần đầu tại Kỳ họp thứ 4 vào thời gian tới.
Quang cảnh phiên họp
Dự Phiên họp có Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Phó Tổng Kiểm toán nhà nước Nguyễn Tuấn Anh và đại diện một số cơ quan, ban ngành có liên quan.
Trình bày Tờ trình về dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, mục đích của dự án Luật nhằm sửa đổi, bổ sung toàn diện Luật Hợp tác xã hiện hành, tạo hành lang pháp lý thuận lợi, thông thoáng cho phát triển của các tổ chức kinh tế hợp tác trong tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, hội nhập quốc tế, sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Đồng thời, hoàn thiện quy định về huy động, phát triển thành viên; loại bỏ các quy định gây trở ngại gia nhập thị trường; bảo đảm và phát huy đặc trưng, nguyên tắc cơ bản của mô hình kinh tế hợp tác; tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức kinh tế hợp tác phát triển năng động, hiệu quả, bền vững, thực sự là thành phần quan trọng trong nền kinh tế với nhiều mô hình liên kết, hợp tác, thu hút nhiều thành phần, đối tượng tham gia vào các tổ chức kinh tế hợp tác; xây dựng hệ sinh thái các tổ chức kinh tế hợp tác mạnh, giúp nâng cao thu nhập, chất lượng cuộc sống của các thành viên và góp phần thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội.
Dự thảo Luật trình tại Phiên họp gồm 12 Chương, 117 Điều (Luật Hợp tác xã năm 2012 gồm 9 Chương, 64 Điều), bám sát 5 nhóm chính sách trong Đề nghị xây dựng Luật Hợp tác xã (sửa đổi) đã được Quốc hội thông qua. Cụ thể gồm: Hoàn thiện các quy định về bản chất hợp tác xã, phát triển thành viên hợp tác xã; Mở rộng phạm vi điều chỉnh và hoàn thiện các quy định về loại hình tổ chức kinh tế hợp tác, tổ chức đại diện; Mở rộng thị trường, nâng cao khả năng huy động vốn, tạo động lực cho hợp tác xã phát triển; Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác quản trị, điều hành hợp tác xã; Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh tế tập thể.
Liên quan đến các nội dung xin ý kiến, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng cho biết, Chính phủ xin ý kiến Quốc hội về tên dự án Luật, theo đó, Chính phủ lựa chọn phương án đổi tên thành Luật Các tổ chức kinh tế hợp tác bởi các lý do sau: Phù hợp với tinh thần chỉ đạo của Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII, Nghị quyết 20-NQ/TW xác định: “kinh tế tập thể với nhiều hình thức kinh tế hợp tác đa dạng, phát triển từ thấp đến cao (tổ hợp tác, HTX, liên hiệp HTX...)”; phù hợp với đối tượng và phạm vi điều chỉnh của Luật; phù hợp với tôn chỉ, mục đích, bản chất của mô hình kinh tế hợp tác, đề cao tinh thần “hợp tác” giữa các thành viên; phù hợp với quy định về “sở hữu” của Bộ luật Dân sự năm 2015; được Chính phủ thống nhất và được đa số các bộ, ngành, cơ quan liên quan và địa phương nhất trí...
Báo cáo thẩm tra sơ bộ dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế (UBKT) của Quốc hội Vũ Hồng Thanh nêu rõ, Thường trực UBKT nhất trí với Tờ trình của Chính phủ về sự cần thiết ban hành Luật Hợp tác xã (sửa đổi) nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý thống nhất, đầy đủ, góp phần thúc đẩy việc phát triển kinh tế tập thể năng động, hiệu quả, bền vững, theo đúng tinh thần Nghị quyết 20-NQ/TW về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới.
Về cơ bản các nội dung của 08 chính sách tại Nghị quyết 20-NQ/TW đã được thể chế hóa tại dự thảo Luật, tuy nhiên, các chính sách này còn chung chung, chưa được cụ thể, đề nghị tiếp tục nghiên cứu, rà soát, bảo đảm quy định thống nhất với các Luật có liên quan; phải bảo đảm tính thống nhất, phù hợp với quy định tại dự án Luật Đất đai (sửa đổi) cũng đang được trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 4; đề nghị bổ sung nguyên tắc, tiêu chí hỗ trợ cụ thể, xác định rõ nguồn lực để thực hiện các chính sách, bảo đảm chính sách đi vào cuộc sống.
Về tên gọi của dự án Luật, Thường trực UBKT đề nghị cân nhắc giữ tên như đã đưa vào Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh năm 2022 là Luật Hợp tác xã (sửa đổi). Theo đó, xác định vai trò nòng cốt của các hợp tác xã với các loại hình hợp tác xã, một mặt vẫn bảo đảm bao quát được phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng đối với các loại hình hợp tác xã; mặt khác tránh việc thay đổi tên gọi dẫn đến các chi phí xã hội và hệ lụy phát sinh liên quan đến công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, rà soát về dẫn chiếu trong các văn bản pháp luật hiện hành.
Liên quan đến nội dung Tổ hợp tác, Thường trực UBKT nhận thấy, các nội dung còn khá mờ nhạt, chưa đủ cơ sở để Quốc hội xem xét, quyết định; đề nghị bổ sung làm rõ điều kiện để chuyển đổi Tổ hợp tác thành hợp tác xã như các điều kiện về số lượng thành viên, nguồn lực tài chính, tài sản, quy mô hoạt động; điều kiện tham gia và rút khỏi hợp đồng hợp tác giữa các thành viên Tổ hợp tác; việc đăng ký của Tổ hợp tác để làm cơ sở cho công tác thống kê và quản lý Nhà nước.
Điều hành thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, Luật Hợp tác xã năm 2012 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2013 đã tạo khung khổ pháp lý để tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, hợp tác xã. Sau 10 năm thực hiện luật đã tác động tích cực đến hoạt động của các hợp tác xã, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, Luật Hợp tác xã năm 2012 đã bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế ảnh hưởng đến hoạt động vận hành và phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã, chưa bao quát đầy đủ các loại hình tổ chức kinh tế tập thể. Đồng thời cần sửa đổi luật để thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế tập thể và hợp tác xã.
Tại phiên họp, UBTVQH tập trung thảo luận về một số vấn đề chung, sự phù hợp của dự thảo Luật với chủ trương của Đảng; tính hợp Hiến, hợp pháp, tính thống nhất của dự thảo Luật với hệ thống pháp luật; tính tương thích với cam kết về các điều ước quốc tế có liên quan ở Việt Nam đã ký kết hoặc là thành viên; về tên gọi của Luật với yêu cầu đặt ra phải bảo đảm bao quát các loại hình kinh tế tập thể theo tinh thần Nghị quyết 20 nhưng ảnh hưởng ít nhất đến việc tham chiếu, áp dụng pháp Luật và hệ thống pháp luật; quy định về nguyên tắc tổ chức hoạt động, điều kiện trở thành viên; quyền và nghĩa vụ của thành viên liên kết; chế độ báo cáo, cung cấp thông tin của tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã; các quy định về Tổ hợp tác, tổ chức đại diện Liên minh Hợp tác xã…
Qua thảo luận, UBTVQH cơ bản thống nhất với Tờ trình của Chính phủ và thẩm tra sơ bộ của Thường trực UBKT; tán thành việc sửa đổi toàn diện Luật Hợp tác xã hiện hành để kịp thời thể chế hóa Nghị quyết số 20-NQ/TW tại Hội nghị lần thứ 5 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới.
Các Ủy viên UBTVQH đánh giá cao quá trình và kết quả chuẩn bị dự án Luật của Chính phủ. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, hồ sơ dự án Luật được chuẩn bị công phu trên cơ sở có thuận lợi lớn là Trung ương vừa tổng kết Nghị quyết Trung ương 5 về kinh tế hợp tác, hợp tác xã và mới ban hành Nghị quyết số 20-NQ/TW về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, so với lần trình trước, nội dung dự thảo Luật lần này đã tiến rất xa, có nhiều điểm mới, nội dung chính sách đầy đặn. Với sự chuẩn bị như vậy, trên cơ sở ý kiến của UBTVQH và cơ quan thẩm tra, có thể tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật để trình Quốc hội thảo luận đúng thời hạn.
Cũng như đa số ý kiến của UBTVQH cho rằng nên giữ tên gọi của Luật như hiện hành, Chủ tịch Quốc hội bày tỏ sự đồng thuận cao và lý giải rằng khái niệm hợp tác xã gắn với lịch sử phát triển, các Luật ban hành năm 1996, 2003, 2012 đều lấy tên là Luật Hợp tác xã. Quốc tế có Liên minh Hợp tác xã, khu vực châu Á - Thái Bình Dương cũng có tổ chức này; khái niệm hợp tác xã đã đi sâu vào tiềm thức, bao gồm cả truyền thông và pháp luật dẫn chiếu cũng rất thuận lợi. Hơn thế, tuy tên gọi là Luật Hợp tác xã, nhưng không ngăn cản việc bổ sung phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng sẽ phù hợp hơn.
Liên quan đến sự phù hợp với quy định của pháp luật, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, nên có thống kê đánh giá kỹ lưỡng hơn, thống kê các điều khoản liên quan trongBộ luật Dân sự, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa… rà soát lại tính đồng bộ giữa các quy định trong dự thảo Luật để bảo đảm tính tuân thủ của hệ thống pháp luật.
Chủ tịch Quốc hội mong muốn trong dự thảo Luật có một số điểm về nguyên tắc của Tổ hợp tác và bảo đảm không trái với Bộ luật Dân sự, làm căn cứ cho Chính phủ hoàn thiện, sửa đổi, bổ sung Nghị định số 77/2019/NĐ-CP. Về Liên đoàn Hợp tác xã, Chủ tịch Quốc hội đề nghị, nên có chính sách thí điểm trước, sau đó mới xem xét việc có luật hóa hay không, vì hiện tại chưa đủ cơ sở về lý luận và thực tiễn. Mô hình này vừa có tư cách pháp nhân, tổ chức kinh tế nhưng lại có tính chất như tổ chức xã hội, nghề nghiệp.
Phát biểu kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị Chính phủ tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của Chủ tịch Quốc hội, ý kiến tham gia hết sức cụ thể, đa dạng và sâu sắc của UBTVQH và của các cơ quan thẩm tra tập trung vào một số vấn đề như vai trò, vị trí pháp lý, nhiệm vụ của tổ chức đại diện của Liên minh Hợp tác xã; Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã; rà soát các quy định về tổ chức quản lý, quản trị, người đại diện theo pháp luật, cụ thể cho từng trường hợp, mô hình hoạt động; quy định về gia nhập, hoạt động, rút khỏi thị trường, số lượng thành viên, thủ tục đăng ký thành lập, giải thể; về huy động nguồn lực, chính sách hỗ trợ Nhà nước; về chế độ kế toán, kiểm toán, thông tin báo cáo; phân định quản lý Nhà nước; rà soát, xử lý mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập với các luật khác để đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật./.
Phương Ngọc