Chương trình hành động của Ban chấp hành Đảng bộ Kiểm toán nhà nước thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

13/01/2023
Xem cỡ chữ Đọc bài viết In trang Google

(sav.gov.vn) – Ngày 11/1/2023, Đảng ủy Kiểm toán nhà nước (KTNN) đã ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 khóa XIII (Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022; Nghị quyết số 28- NQ/TW ngày 17/11/2022, Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 và Kết luận số 45-KL/TW ngày 17/11/2022).

Quang cảnh hội nghị BCH Đảng bộ KTNN lần thứ 11

Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 khóa XIII nhằm cụ thể hóa và vận dụng có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ nêu trong Nghị quyết Trung ương 6 khóa XIII, gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị và phù hợp với điều kiện, đặc thù của KTNN.

Chương trình hành động bám sát các nội dung cơ bản của Nghị quyết Trung ương 6 khóa XIII, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, gắn với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của KTNN, phù hợp với Chiến lược phát triển KTNN đến năm 2030 (giai đoạn 2021-2030). Các nhiệm vụ, giải pháp trong Chương trình hành động mang tính toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm, đảm bảo tính khả thi, hiệu quả, phù họp với đặc thù về tổ chức, hoạt động của Đảng bộ KTNN và các tổ chức cơ sở đảng trực thuộc.

Đối với Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 9/11/2022 “về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới”

Ban chấp hành (BCH) Đảng bộ KTNN tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, của Quốc hội đối với cơ quan KTNN để bảo đảm tổ chức và hoạt động của KTNN độc lập, hoạt động hiệu quả; hoàn thiện địa vị pháp lý của KTNN tương xứng với vị trí, vai trò của KTNN với tư cách là cơ quan kiểm toán tài chính công, tài sản công của Nhà nước do Quốc hội thành lập hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.

Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đế cụ thể hóa Hiến pháp, Luật KTNN cho phù hợp với bối cảnh và xu hướng mới nhằm bảo đảm cơ sở pháp lý đầy đủ, đồng bộ, hiệu quả cho hoạt động của KTNN. Phối hợp với các cơ quan có liên quan hoàn thiện Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực KTNN trình ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành.

Tập trung xây dựng và ban hành các văn bản thuộc thẩm quyền của Tổng Kiểm toán nhà nước như quy định về phòng, chống tham nhũng trong hoạt động KTNN theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng; hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý về công tác cán bộ đảm bảo phù họp với các chủ trương, quy định, hướng dẫn của Đảng, Nhà nước và thực tiễn của KTNN nhằm chuẩn hoá và đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong hoạt động kiểm toán.

Nghiên cứu xây dựng một số văn bản pháp luật để hoàn thiện về cơ chế, chính sách cho một số đơn vị sự nghiệp như: Báo kiểm toán, Trung tâm tin học, Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán đảm bảo phù họp, hiệu quả, thống nhất với Luật KTNN và các văn bản có liên quan.

Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên về Hiến pháp và pháp luật, về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tiếp tục thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến và thực hiện pháp luật, trong đó tập trung vào các luật mới được Quốc hội thông qua có liên quan trực tiếp đến KTNN, các nội dung mới của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật KTNN ngày 26/11/2019 và các văn bản mới do Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành hàng năm. Rà soát, hệ thống hóa, cập nhật cơ sở dữ liệu quốc gia và pháp điển hệ thống văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của KTNN.

Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức KTNN đặc biệt là cán bộ đứng đầu có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tư duy đổi mới, sáng tạo, đạo đức nghề nghiệp trong sáng theo phương châm “pháp luật nắm chắc, nghiệp vụ tinh thông, động cơ trong sáng”, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tương ứng theo ngạch, có năng lực đảm nhiệm chức trách, nhiệm vụ được giao; có phong cách làm việc hiện đại, chuyên nghiệp đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đổi mới; có tinh thần đoàn kết họp tác, có ý thức tổ chức kỷ luật cao và phong cách làm việc khoa học, tôn trọng tập thể, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của KTNN.

Nâng cao trách nhiệm của các đơn vị trực thuộc KTNN (đơn vị chủ trì, đơn vị phối họp, đơn vị tham gia ý kiến trong quá trình xây dựng và hoàn thiện thể chế).

 

Đại hội Đảng bộ KTNN lần thứ 7, nhiệm kỳ 2020-2025

Đối với Nghị quyết số 28-NQ/TW, ngày 17/11/2022 “về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, câm quyền của Đảng đối với hệ thống chính trị trong giai đoạn mới”

BCH Đảng bộ KTNN đổi mới, nâng cao chất lượng trong việc ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo và hướng dẫn đảm bảo đúng nguyên tắc và vai trò lãnh đạo của Đảng; kịp thời cụ thể hóa chủ trương, chính sách, các văn bản của Đảng để tổ chức thực hiện phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của KTNN; tăng cường công tác, kiểm tra, giám sát thực hiện các Nghị quyết, Chỉ thị của Trung ương và các Nghị quyết, Chỉ thị của Ban cán sự đảng, Đảng ủy KTNN; thực hiện nghiêm đạo đức công vụ.

Tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong toàn Đảng bộ; đưa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thành việc làm tự giác, thường xuyên của mỗi cấp ủy, của từng đảng viên, công chức, viên chức và người lao động, đồng thời trở thành nội dung quan trọng của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, góp phần xây dựng đảng bộ, chi bộ trong sạch, vững mạnh; xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, Kiểm toán viên nhà nước có phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị, văn hóa ứng xử và chuyên môn nghiệp vụ; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu góp phần xây dựng KTNN xứng đáng là cơ quan kiểm toán tài chính, tài sản công có trách nhiệm, uy tín, đáp ứng yêu cầu của Đảng, Nhà nước và Nhân dân.

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Kết luận số 82-KL/TW, ngày 16/8/2010 của Bộ Chính trị về cải cách thủ tục hành chính trong Đảng, đổi mới lề lối, tác phong công tác trong các cơ quan lãnh đạo của Đảng và cơ quan tham mưu, giúp việc cấp ủy, tổ chức đảng các cấp; thực hiện nghiêm túc các quy trình, quy định ban hành văn bản của Đảng.

Thực hiện nghiêm túc Quy định số 80-QĐ/TW ngày 18/8/2022 của Bộ Chính trị về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử trong công tác rà soát nhiệm vụ, quyền hạn để thực hiện phân cấp mạnh mẽ, hợp lý, gắn quyền hạn với trách nhiệm; đổi mới công tác đánh giá cán bộ, xác định thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác cán bộ và trong quy hoạch, luân chuyển cán bộ theo Quy định số 89-QĐ/TW ngày 04/8/2017 của Bộ Chính trị về khung tiêu chuẩn chức danh, định hướng khung tiêu chí đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, gắn việc đánh giá cán bộ theo định kỳ với kiểm điểm, tự phê bình và phê bình hằng năm; cho thôi việc hoặc thay thế kịp thời những người kém năng lực, phẩm chất đạo đức, không đáp ứng yêu cầu, tiêu chuẩn, của chức danh, không hoàn thành nhiệm vụ được giao. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Thủ trưởng đơn vị, Trưởng đoàn kiểm toán, Tổ trưởng Tổ kiểm toán, Kiểm toán viên trong thực thi nhiệm vụ.

Xây dựng đội ngũ công chức KTNN tinh gọn, đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng và có cơ cấu hợp lý; tăng cường luân chuyển, điều động, biệt phái để rèn luyện cán bộ, đảng viên; chú trọng trẻ hóa và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, Kiểm toán viên nhà nước. Căn cứ biên chế của KTNN do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định, sắp xếp bố trí, sử dụng đội ngũ dựa trên Đề án vị trí việc làm, tiêu chuẩn, điều kiện, nhiệm vụ và yêu cầu công việc thực tế; 100% Kiểm toán viên nhà nước, công chức trực tiếp tham gia hoạt động kiểm toán, làm công tác kế hoạch, tổng hợp, thẩm định báo cáo kiểm toán, kiểm soát chất lượng kiểm toán, có khả năng phân tích, tổng hợp và đánh giá chính sách kinh tế vĩ mô, tương xứng với yêu cầu của nghề nghiệp kiểm toán, chuẩn mực quốc tế.

Xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn cán bộ, đổi mới công tác quy hoạch, đánh giá, nhận xét và đào tạo cán bộ.

Tiếp tục quán triệt thực hiện nghiêm túc Chuẩn mực đạo đức Hồ Chí Minh đối với KTNN của Đảng ủy KTNN “CÔNG MINH - CHÍNH TRỰC - NGHỆ TINH - TÂM SÁNG”; Quy tắc ứng xử của Kiểm toán viên nhà nước; Quy định chuẩn mực KTNN số 30 - Bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp; xây dựng hướng dẫn nội dung trọng tâm sinh hoạt chi bộ gắn với xây dựng nội dung sinh hoạt chuyên đề hàng năm gắn với thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TW (khóa XII, XIII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Tiếp tục đổi mới phong cách, phương pháp công tác, lề lối làm việc bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo thông suốt, kịp thời của cấp ủy, tổ chức đảng. Đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động kiểm toán.

Tiếp tục thực hiện các giải pháp để nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, nâng cao năng lực lãnh đạo của các tổ chức cơ sở đảng; nâng cao vai trò của tổ chức đảng trong việc giới thiệu cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo; tập trung lãnh đạo thực hiện tốt công tác tổ chức cán bộ của ngành, từ việc củng cố, hoàn thiện và phát triển tổ chức bộ máy đến công tác đánh giá, quy hoạch, bổ nhiệm, luân chuyển điều động, đào tạo và sử dụng cán bộ thực hiện theo đúng quy định của Đảng và Nhà nước.

Đối với Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 “về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”

Phát triển tổ chức bộ máy của KTNN theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp, chất lượng, hiệu quả theo chủ trương chung của hệ thống chính trị; tăng cường phân cấp cho các đơn vị trực thuộc; thực hiện nâng cấp, bổ sung chức năng, nhiệm vụ cho một số đơn vị để đảm bảo hoạt động hiệu quả hơn; nâng cao mức độ tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập trong mọi hoạt động.

Tăng cường kiểm toán để đánh giá những bất cập về cơ chế, chính sách là tiêu chuẩn, định mức kinh tế-kỹ thuật của các ngành, lĩnh vực để nghiên cứu, trao đổi, bổ sung cho phù hợp thực tiễn; chú trọng việc phát hiện các sơ hở trong cơ chế, chính sách, pháp luật để kiến nghị hoàn thiện; nâng cao chất lượng và kết quả thực hiện các kết luận, kiến nghị kiểm toán.

Hoàn thiện môi trường làm việc điện tử của KTNN theo hướng tích họp và chia sẻ dữ liệu, tinh giản các quy trình hoạt động nội bộ; cung cấp khả năng chỉ đạo điều hành và tra cứu thông tin trên thiết bị di động, ứng dụng văn phòng không giấy tờ; xây dựng hạ tầng dữ liệu, hệ thống quản trị dữ liệu lớn tập trung, kết nối với các hệ thống cơ sở dữ liệu liên quan để thu thập, ứng dụng các công cụ phân tích, dự báo đáp ứng yêu cầu quản lý, phát triển hoạt động kiểm toán trong môi trường số; đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ số, tiêu biểu là công nghệ dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, công cụ xử lý ngôn ngữ tự nhiên, kết nối vạn vật trong hoạt động kiểm toán và chỉ đạo điều hành nội bộ; tăng cường sử dụng kết quả công nghệ viễn thám, kiểm định chât lượng... khi thực hiện kiêm toán; tạo kênh giao tiếp đa chiều giữa KTNN với các đơn vị được kiểm toán trên môi trường mạng; xây dựng Trung tâm dữ liệu của KTNN gắn kết với Hệ thống giám sát tài chính, tài sản quốc gia, đưa KTNN trở thành công cụ quan trọng trong hoạch định kinh tế vĩ mô và xây dựng chính sách phát triển nền kinh tế số ở Việt Nam; ứng dụng công nghệ thông tin, kỹ thuật số để công khai minh bạch hoạt động kiểm toán và kết quả kiểm toán, đảm bảo an toàn thông tin, an ninh mạng theo quy định của pháp luật.

Hoàn thiện đồng bộ cơ sở hạ tầng đáp ứng hoạt động kiểm toán trong môi trường số, thích ứng với việc tăng cường các cuộc kiểm toán tại trụ sở KTNN; hiện đại hóa và đổi mới phương tiện truyền thông để đáp ứng với yêu cầu của thời đại; đẩy mạnh công tác phối hợp với các cơ quan, đơn vị để tăng hiệu quả trong lĩnh vực thông tin tuyên truyền; đẩy mạnh nghiên cứu khoa học làm cơ sở xây dựng chiến lược, chính sách phát triển KTNN và dự báo, định hướng những vấn đề mới phát sinh; ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn nhằm tham gia vào chính sách kinh tế vĩ mô cũng như kiến nghị giải pháp hoàn thiện bất cập của chế độ chính sách; hoàn thành xây dựng các trụ sở làm việc của các KTNN khu vực, Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán; phối hợp ban hành đầy đủ các tiêu chuẩn, định mức sử dụng kinh phí, ngân sách phù hợp với tính chất đặc thù của hoạt động kiểm toán và chức trách, nhiệm vụ của Kiểm toán viên nhà nước.

Đối với Kết luận số 45-KL/TW ngày 17/11/2022 “về định hướng Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050”

BCH Đảng bộ KTNN tổ chức phổ biến, quán triệt nội dung Kết luận số 45- KL/TW tới toàn thể cán bộ, đảng viên qua đó nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên về tầm quan trọng của việc định hướng Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Tập trung kiểm toán những vấn đề liên quan đến sử dụng hiệu quả tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên rừng, khoáng sản, kiểm toán môi trường...tại các địa phương, Bộ, ngành liên quan để đưa ra những kiến nghị, đề xuất với Đảng, Nhà nước để hoàn thiện chính sách pháp luật góp phần phát triển các vùng kinh tế, phát triển hài hòa lĩnh vực kinh tế - xã hội - môi trường.

Ban Thường vụ Đảng ủy KTNN chỉ đạo triển khai Chương trình hành động này đến toàn thể cán bộ, đảng viên trong toàn Đảng bộ.

Các ban tham mưu của Đảng ủy KTNN thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Chương trình hành động và tham mưu cho Ban Thường vụ Đảng ủy KTNN sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm trong tổ chức thực hiện./.

Hà Linh

Xem thêm »