19/01/2023
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In trang
Phó Tổng Kiểm toán nhà nước Hà Thị Mỹ Dung: Kiểm toán nhà nước đã xây dựng một số chủ đề, nhiệm vụ kiểm toán phục vụ hoạt động giám sát tối cao của Quốc hộiNăm 2022, Kiểm toán nhà nước (KTNN) đã tham gia tích cực và có trách nhiệm trong việc cung cấp kịp thời các thông tin, kết quả kiểm toán cũng như cử Lãnh đạo KTNN tham gia các Đoàn giám sát nhằm phục vụ công tác giám sát tối cao của Quốc hội. Trước thềm Xuân mới Quý Mão, Phó Tổng Kiểm toán nhà nước Hà Thị Mỹ Dung đã có những chia sẻ với báo giới về những kết quả hoạt động của KTNN trong năm 2022 cũng như nhiều bài học kinh nghiệm và giải pháp quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của KTNN trong năm 2023.Thưa Phó Tổng Kiểm toán nhà nước, năm 2022, KTNN đạt bước tiến lớn trong thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Luật Kiểm toán nhà nước và ngày càng khẳng định vị thế, xứng đáng với niềm tin của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Nhìn lại kết quả năm 2022, những kinh nghiệm nào được rút ra khi nhiệm vụ Đảng, Nhà nước giao cho KTNN ngày một nhiều?
Năm 2022, KTNN đã phát huy tinh thần trách nhiệm, chủ động, quyết liệt, tập trung triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, khắc phục mọi khó khăn, bảo đảm hoạt động liên tục, ổn định, thực hiện nhiệm vụ được giao đạt tiến độ, chất lượng và hiệu quả, với nhiều kết quả nổi bật.
Kế hoạch kiểm toán (KHKT) năm 2022 của KTNN đã bám sát chỉ đạo của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, các Chuyên đề giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các vấn đề xã hội và nhân dân quan tâm. KTNN đã thực hiện 178 nhiệm vụ kiểm toán quyết toán của Bộ, cơ quan Trung ương, địa phương để xác nhận quyết toán ngân sách Nhà nước (NSNN).
Thông qua việc đánh giá tính tuân thủ pháp luật trong chấp hành các quy định về quản lý tài chính, tài sản công của các đơn vị được kiểm toán, KTNN đã phát hiện một số dấu hiệu tham ô, lãng phí. Trên cơ sở đó, KTNN kiến nghị với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền kịp thời ngăn chặn và xử lý các hành vi tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật.
Trong năm 2022, KTNN đã chuyển Cơ quan Cảnh sát điều tra để điều tra, làm rõ và xử lý theo quy định 08 vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật được phát hiện thông qua hoạt động kiểm toán; cung cấp 830 hồ sơ, Báo cáo kiểm toán và tài liệu có liên quan cho cơ quan của Quốc hội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Cơ quan điều tra Bộ Công an và các cơ quan Nhà nước khác có thẩm quyền để phục vụ công tác điều tra, kiểm tra, giám sát, trong đó có nhiều vụ việc thuộc diện Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo.
Thông qua hoạt động kiểm toán, phát hiện các quy định trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo, hết hiệu lực hoặc không còn phù hợp với thực tiễn, từ đó kiến nghị cơ quan chức năng sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ văn bản và các giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật, góp phần ngăn chặn các hành vi lợi dụng quyền lực, lách Luật, dẫn đến tham nhũng, lãng phí. Trong năm 2022, KTNN đã kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ và ban hành mới 243 văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quản lý sai quy định hoặc không phù hợp với quy định chung của Nhà nước và thực tiễn.
Tổng Kiểm toán nhà nước đã báo cáo Quốc hội về kết quả kiểm toán quyết toán NSNN, báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm và báo cáo kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán; các báo cáo của KTNN sau khi báo cáo Quốc hội được công bố công khai và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của KTNN.
Việc công khai và minh bạch kết luận, kiến nghị, thực hiện kết luận, kiến nghị của KTNN đã tạo điều kiện cho Quốc hội, UBTVQH, cử tri và nhân dân thực hiện vai trò giám sát đối với toàn bộ hoạt động của chính quyền các cấp.
Từ những vấn đề trên, KTNN có một số bài học rút ra như sau:
Một là, KTNN chủ động xây dựng KHKT trung hạn và KHKT hằng năm để kiểm toán các chủ đề lớn gắn với việc quản lý, điều hành NSNN, những vấn đề dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, những vấn đề quan trọng của đất nước, phục vụ tích cực cho các hoạt động của Quốc hội về lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước; bám sát chỉ đạo của Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan kiểm tra, thanh tra từ khâu lập kế hoạch kiểm toán đến tổ chức thực hiện để tránh chồng chéo, trùng lắp.
Trên cơ sở KHKT năm, các đơn vị xây dựng kế hoạch chi tiết cho từng cuộc kiểm toán. Đối với các cuộc kiểm toán chuyên đề trong phạm vi toàn Ngành cần có một Ban chỉ đạo xuyên suốt, hội thảo, tập huấn kỹ về đề cương kiểm toán.
Hai là, trong quá trình tổ chức thực hiện kiểm toán, thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật, Luật Kiểm toán nhà nước và các luật, văn bản quy phạm có liên quan, trong đó chú trọng đến chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kiểm toán.
Ba là, tổ chức thực hiện kiểm soát chất lượng kiểm toán trong tất cả các khâu, các cấp trong nội bộ kiểm toán.
Bốn là, nâng cao chất lượng toàn diện nguồn nhân lực, bảo đảm đáp ứng mọi yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Năm là, đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động kiểm toán. Kết nối dữ liệu với các Bộ, ngành.
Năm 2022, Quốc hội có nhiều đổi mới trong hoạt động giám sát và đạt được nhiều kết quả tích cực. Phó Tổng Kiểm toán nhà nước đánh giá như thế nào về sự đổi mới này? Trong quá trình giám sát, KTNN đã có sự phối hợp và triển khai nhiệm vụ như thế nào với các cơ quan của Quốc hội để đạt được hiệu quả giám sát cao nhất?
Thực hiện chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV: “Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát, nhất là giám sát chuyên đề, hoạt động chất vấn, phát huy dân chủ, tăng tính tranh luận, phân tích sâu, làm rõ những thành tích, ưu điểm, cũng như những tồn tại, khuyết điểm, tìm ra nguyên nhân, bài học kinh nghiệm và đề xuất các giải pháp xác đáng, khả thi. Chú trọng giám sát việc thực hiện các kết luận, kiến nghị sau giám sát”, hoạt động của Quốc hội nói chung và hoạt động giám sát của Quốc hội nói riêng đã thể hiện rõ tinh thần đổi mới, sáng tạo, hành động vì lợi ích của Nhân dân, của đất nước.
Hiệu quả giám sát tối cao của Quốc hội được thể hiện rõ trong từng hoạt động giám sát, cụ thể:
Việc xem xét báo cáo của các cơ quan được thực hiện một cách thực chất, trách nhiệm, hiệu quả, có ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần kiểm soát quyền lực đối với hoạt động của các cơ quan.
Hoạt động chất vấn không ngừng được đổi mới, hoàn thiện, trở thành một hình thức giám sát tối cao có hiệu quả trong hoạt động của Quốc hội, luôn thu hút sự quan tâm, theo dõi của các tầng lớp nhân dân.
Tại các kỳ họp, Quốc hội đều bố trí thời gian thỏa đáng để xem xét, thảo luận báo cáo kết quả giám sát của các Đoàn giám sát và hầu hết được phát thanh, truyền hình trực tiếp để cử tri và nhân dân theo dõi, giám sát.
Thông qua việc triển khai các chuyên đề giám sát, các Đoàn giám sát của Quốc hội đã chỉ ra hạn chế của hệ thống pháp luật liên quan tới chuyên đề được giám sát, trên cơ sở đó đề nghị cơ quan có thẩm quyền hoàn thiện chính sách, pháp luật có liên quan, góp phần bảo đảm tính đồng bộ, đầy đủ, kịp thời, nâng cao chất lượng văn bản quy phạm pháp luật.
Hoạt động giám sát được đặc biệt quan tâm, thể hiện việc theo dõi, giám sát đến cùng việc thực hiện nghị quyết của Quốc hội, nâng cao trách nhiệm của người được chất vấn, đặc biệt là người đứng đầu, nhiều vấn đề bức xúc của đời sống kinh tế - xã hội tiếp tục được đưa ra phân tích, xem xét thấu đáo dưới nhiều góc độ. Qua đó, cử tri và nhân dân cả nước thấy được những nỗ lực, trách nhiệm của Chính phủ, các bộ, ngành trong công tác chỉ đạo, điều hành và trách nhiệm của đại biểu trong việc giám sát, theo dõi việc thực hiện các yêu cầu của Quốc hội.
Thực hiện chức năng được giao, năm 2022 KTNN đã cung cấp kịp thời các thông tin, kết quả kiểm toán nhằm phục vụ công tác giám sát tối cao của Quốc hội như: cung cấp kết quả kiểm toán từ năm 2016 đến năm 2022 phục vụ Đoàn giám sát về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; cung cấp kết quả kiểm toán liên quan đến công tác quy hoạch, cấp phép xây dựng phục vụ Đoàn giám sát chuyên đề việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch…; bên cạnh đó KTNN còn cung cấp nhiều Báo cáo kiểm toán từ các năm phục vụ các Đoàn kiểm tra, giám sát của Quốc hội.
Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ trên, KHKT năm 2023 của KTNN ngoài các nhiệm vụ kiểm toán liên quan đến kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài sản chính công, tài sản công, báo cáo quyết toán của các Bộ, cơ quan Trung ương, địa phương; kiểm toán doanh nghiệp, các tổ chức tài chính ngân hàng, kiểm toán lĩnh vực an ninh, quốc phòng, tài chính đảng, các dự án đầu tư… trong lĩnh vực kiểm toán chuyên đề, KTNN đã xây dựng một số chủ đề, nhiệm vụ kiểm toán phục vụ hoạt động giám sát của Quốc hội và theo yêu cầu của Quốc hội như:
Kiểm toán 03 Chương trình MTQG về: xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 để phục vụ hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội trong năm 2023 đối với chủ đề việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia.
Kiểm toán các chuyên đề liên quan đến Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 và Nghị quyết số 01/NQ-CP nhằm đánh giá việc triển khai, thực hiện các chính sách của nhà nước trong phục hồi và phát triển kinh tế; Chuyên đề “Việc đầu tư mua sắm, ứng dụng phần mềm công nghệ thông tin, các hoạt động thuê dịch vụ công nghệ thông tin giai đoạn 2020-2022.
Bên cạnh đó, KTNN cũng có kế hoạch tổng hợp các kết quả kiểm toán có liên quan để cung cấp tài liệu cho các Đoàn giám sát của Quốc hội về Chuyên đề “Việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng”; Chuyên đề “Việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia”; Chuyên đề “Việc thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông”; Chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016-2021”.
KTNN đã cử Lãnh đạo Ngành, Lãnh đạo cấp Vụ có trình độ chuyên môn sâu, phù hợp, tham gia đầy đủ các hoạt động giám sát của Đoàn giám sát tối cao của Quốc hội.
Thưa Phó Tổng Kiểm toán nhà nước, trong bối cảnh nhiệm vụ ngày một tăng, phương châm “Đoàn kết, kỷ cương, chất lượng và đạo đức công vụ” được KTNN đặt làm trọng tâm trong hoạt động của Ngành. Thông điệp này sẽ được quán triệt như thế nào trong triển khai nhiệm vụ năm 2023?
“Đoàn kết, kỷ cương, chất lượng và đạo đức công vụ” luôn được Ban cán sự Đảng, Lãnh đạo KTNN quan tâm quán triệt sâu sắc đến toàn thể công chức, người lao động của KTNN.
Bên cạnh việc tuân thủ các quy định của Pháp luật, KTNN đã xây dựng hệ thống các chuẩn mực, quy trình, hướng dẫn kiểm toán nhằm nâng cao chất lượng, đạo đức của KTNN trong đó có chuẩn mực số 30 bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp của KTNN; đồng thời, Ban cán sự đảng, Lãnh đạo KTNN cũng ban hành các Chỉ thị, Nghị quyết để quán triệt đến toàn thể đảng viên, công chức, người lao động KTNN. Trong đó, tập trung một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện kết luận của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW; kiên quyết ngăn chặn đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.
Lãnh đạo thực hiện tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảng viên, Kiểm toán viên, coi trọng văn hóa ứng xử, đạo đức, trách nhiệm, nêu gương và lòng tự trọng nghề nghiệp. Công khai, minh bạch mọi hoạt động của toàn ngành, đẩy mạnh kiểm tra kiểm soát các khâu, các cấp trong KTNN.
Các đơn vị thuộc KTNN lựa chọn nội dung trọng tâm lãnh đạo, chỉ đạo phù hợp với chức năng nhiệm vụ của đơn vị trong năm 2023 và đăng ký từ đầu năm; cuối năm tổ chức kiểm điểm, đánh giá kết quả thực hiện.
Lãnh đạo triển khai nhiệm vụ công tác năm 2023 của Ngành đảm bảo chủ động, khoa học, chất lượng và hiệu quả, phấn đấu hoàn thành suất sắc nhiệm vụ được giao. Hoàn thành kế hoạch năm 2023 đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, đáp ứng mục tiêu đề ra, tích cực phối hợp với các cơ quan điều tra, kiểm tra, thanh tra các Bộ, ngành địa phương để xử lý triệt để sai phạm. Tăng cường kiểm tra việc thực hiện kiến nghị kiểm toán, nhất là kiến nghị về xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân.
Tập trung nâng cao năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức, văn hóa, ứng xử của cán bộ, đảng viên trên cơ sở đẩy mạnh công tác luân chuyển, đào tạo cán bộ, công chức KTNN gắn với thực tiễn hoạt động của Ngành.
Tăng cường xây dựng các đề cương hướng dẫn kiểm toán đối với các lĩnh vực kiểm toán mới làm cơ sở triển khai thống nhất, xuyên suốt trong toàn Ngành nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán.
Xây dựng trung tâm dữ liệu của KTNN theo mô hình quản lý tập trung, hướng tới việc số hóa dữ liệu của KTNN kết nối liên thông với nguồn dữ liệu của các địa phương, Bộ ngành và nguồn dữ liệu quốc gia. Tăng cường việc trao đổi thông tin, dữ liệu điện tử giữa KTNN và đơn vị được kiểm toán.
Tích cực đa dạng hóa các hình thức thông tin tuyên truyền về hoạt động, hình ảnh của Ngành qua thực hiện nhiệm vụ kiểm toán, nhằm lan tỏa thông tin, nâng cao hiệu lực của các kiến nghị kiểm toán./.
Phương Ngọc
Năm 2022, Kiểm toán nhà nước (KTNN) đã tham gia tích cực và có trách nhiệm trong việc cung cấp kịp thời các thông tin, kết quả kiểm toán cũng như cử Lãnh đạo KTNN tham gia các Đoàn giám sát nhằm phục vụ công tác giám sát tối cao của Quốc hội. Trước thềm Xuân mới Quý Mão, Phó Tổng Kiểm toán nhà nước Hà Thị Mỹ Dung đã có những chia sẻ với báo giới về những kết quả hoạt động của KTNN trong năm 2022 cũng như nhiều bài học kinh nghiệm và giải pháp quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của KTNN trong năm 2023.
Phó Tổng Kiểm toán nhà nước Hà Thị Mỹ Dung
Thưa Phó Tổng Kiểm toán nhà nước, năm 2022, KTNN đạt bước tiến lớn trong thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Luật Kiểm toán nhà nước và ngày càng khẳng định vị thế, xứng đáng với niềm tin của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Nhìn lại kết quả năm 2022, những kinh nghiệm nào được rút ra khi nhiệm vụ Đảng, Nhà nước giao cho KTNN ngày một nhiều?
Năm 2022, KTNN đã phát huy tinh thần trách nhiệm, chủ động, quyết liệt, tập trung triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, khắc phục mọi khó khăn, bảo đảm hoạt động liên tục, ổn định, thực hiện nhiệm vụ được giao đạt tiến độ, chất lượng và hiệu quả, với nhiều kết quả nổi bật.
Kế hoạch kiểm toán (KHKT) năm 2022 của KTNN đã bám sát chỉ đạo của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, các Chuyên đề giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các vấn đề xã hội và nhân dân quan tâm. KTNN đã thực hiện 178 nhiệm vụ kiểm toán quyết toán của Bộ, cơ quan Trung ương, địa phương để xác nhận quyết toán ngân sách Nhà nước (NSNN).
Thông qua việc đánh giá tính tuân thủ pháp luật trong chấp hành các quy định về quản lý tài chính, tài sản công của các đơn vị được kiểm toán, KTNN đã phát hiện một số dấu hiệu tham ô, lãng phí. Trên cơ sở đó, KTNN kiến nghị với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền kịp thời ngăn chặn và xử lý các hành vi tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật.
Trong năm 2022, KTNN đã chuyển Cơ quan Cảnh sát điều tra để điều tra, làm rõ và xử lý theo quy định 08 vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật được phát hiện thông qua hoạt động kiểm toán; cung cấp 830 hồ sơ, Báo cáo kiểm toán và tài liệu có liên quan cho cơ quan của Quốc hội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Cơ quan điều tra Bộ Công an và các cơ quan Nhà nước khác có thẩm quyền để phục vụ công tác điều tra, kiểm tra, giám sát, trong đó có nhiều vụ việc thuộc diện Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo.
Thông qua hoạt động kiểm toán, phát hiện các quy định trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo, hết hiệu lực hoặc không còn phù hợp với thực tiễn, từ đó kiến nghị cơ quan chức năng sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ văn bản và các giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật, góp phần ngăn chặn các hành vi lợi dụng quyền lực, lách Luật, dẫn đến tham nhũng, lãng phí. Trong năm 2022, KTNN đã kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ và ban hành mới 243 văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quản lý sai quy định hoặc không phù hợp với quy định chung của Nhà nước và thực tiễn.
Tổng Kiểm toán nhà nước đã báo cáo Quốc hội về kết quả kiểm toán quyết toán NSNN, báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm và báo cáo kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán; các báo cáo của KTNN sau khi báo cáo Quốc hội được công bố công khai và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của KTNN.
Việc công khai và minh bạch kết luận, kiến nghị, thực hiện kết luận, kiến nghị của KTNN đã tạo điều kiện cho Quốc hội, UBTVQH, cử tri và nhân dân thực hiện vai trò giám sát đối với toàn bộ hoạt động của chính quyền các cấp.
Từ những vấn đề trên, KTNN có một số bài học rút ra như sau:
Một là, KTNN chủ động xây dựng KHKT trung hạn và KHKT hằng năm để kiểm toán các chủ đề lớn gắn với việc quản lý, điều hành NSNN, những vấn đề dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, những vấn đề quan trọng của đất nước, phục vụ tích cực cho các hoạt động của Quốc hội về lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước; bám sát chỉ đạo của Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan kiểm tra, thanh tra từ khâu lập kế hoạch kiểm toán đến tổ chức thực hiện để tránh chồng chéo, trùng lắp.
Trên cơ sở KHKT năm, các đơn vị xây dựng kế hoạch chi tiết cho từng cuộc kiểm toán. Đối với các cuộc kiểm toán chuyên đề trong phạm vi toàn Ngành cần có một Ban chỉ đạo xuyên suốt, hội thảo, tập huấn kỹ về đề cương kiểm toán.
Hai là, trong quá trình tổ chức thực hiện kiểm toán, thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật, Luật Kiểm toán nhà nước và các luật, văn bản quy phạm có liên quan, trong đó chú trọng đến chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kiểm toán.
Ba là, tổ chức thực hiện kiểm soát chất lượng kiểm toán trong tất cả các khâu, các cấp trong nội bộ kiểm toán.
Bốn là, nâng cao chất lượng toàn diện nguồn nhân lực, bảo đảm đáp ứng mọi yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Năm là, đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động kiểm toán. Kết nối dữ liệu với các Bộ, ngành.
Năm 2022, Quốc hội có nhiều đổi mới trong hoạt động giám sát và đạt được nhiều kết quả tích cực. Phó Tổng Kiểm toán nhà nước đánh giá như thế nào về sự đổi mới này? Trong quá trình giám sát, KTNN đã có sự phối hợp và triển khai nhiệm vụ như thế nào với các cơ quan của Quốc hội để đạt được hiệu quả giám sát cao nhất?
Thực hiện chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV: “Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát, nhất là giám sát chuyên đề, hoạt động chất vấn, phát huy dân chủ, tăng tính tranh luận, phân tích sâu, làm rõ những thành tích, ưu điểm, cũng như những tồn tại, khuyết điểm, tìm ra nguyên nhân, bài học kinh nghiệm và đề xuất các giải pháp xác đáng, khả thi. Chú trọng giám sát việc thực hiện các kết luận, kiến nghị sau giám sát”, hoạt động của Quốc hội nói chung và hoạt động giám sát của Quốc hội nói riêng đã thể hiện rõ tinh thần đổi mới, sáng tạo, hành động vì lợi ích của Nhân dân, của đất nước.
Hiệu quả giám sát tối cao của Quốc hội được thể hiện rõ trong từng hoạt động giám sát, cụ thể:
Việc xem xét báo cáo của các cơ quan được thực hiện một cách thực chất, trách nhiệm, hiệu quả, có ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần kiểm soát quyền lực đối với hoạt động của các cơ quan.
Hoạt động chất vấn không ngừng được đổi mới, hoàn thiện, trở thành một hình thức giám sát tối cao có hiệu quả trong hoạt động của Quốc hội, luôn thu hút sự quan tâm, theo dõi của các tầng lớp nhân dân.
Tại các kỳ họp, Quốc hội đều bố trí thời gian thỏa đáng để xem xét, thảo luận báo cáo kết quả giám sát của các Đoàn giám sát và hầu hết được phát thanh, truyền hình trực tiếp để cử tri và nhân dân theo dõi, giám sát.
Thông qua việc triển khai các chuyên đề giám sát, các Đoàn giám sát của Quốc hội đã chỉ ra hạn chế của hệ thống pháp luật liên quan tới chuyên đề được giám sát, trên cơ sở đó đề nghị cơ quan có thẩm quyền hoàn thiện chính sách, pháp luật có liên quan, góp phần bảo đảm tính đồng bộ, đầy đủ, kịp thời, nâng cao chất lượng văn bản quy phạm pháp luật.
Hoạt động giám sát được đặc biệt quan tâm, thể hiện việc theo dõi, giám sát đến cùng việc thực hiện nghị quyết của Quốc hội, nâng cao trách nhiệm của người được chất vấn, đặc biệt là người đứng đầu, nhiều vấn đề bức xúc của đời sống kinh tế - xã hội tiếp tục được đưa ra phân tích, xem xét thấu đáo dưới nhiều góc độ. Qua đó, cử tri và nhân dân cả nước thấy được những nỗ lực, trách nhiệm của Chính phủ, các bộ, ngành trong công tác chỉ đạo, điều hành và trách nhiệm của đại biểu trong việc giám sát, theo dõi việc thực hiện các yêu cầu của Quốc hội.
Thực hiện chức năng được giao, năm 2022 KTNN đã cung cấp kịp thời các thông tin, kết quả kiểm toán nhằm phục vụ công tác giám sát tối cao của Quốc hội như: cung cấp kết quả kiểm toán từ năm 2016 đến năm 2022 phục vụ Đoàn giám sát về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; cung cấp kết quả kiểm toán liên quan đến công tác quy hoạch, cấp phép xây dựng phục vụ Đoàn giám sát chuyên đề việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch…; bên cạnh đó KTNN còn cung cấp nhiều Báo cáo kiểm toán từ các năm phục vụ các Đoàn kiểm tra, giám sát của Quốc hội.
Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ trên, KHKT năm 2023 của KTNN ngoài các nhiệm vụ kiểm toán liên quan đến kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài sản chính công, tài sản công, báo cáo quyết toán của các Bộ, cơ quan Trung ương, địa phương; kiểm toán doanh nghiệp, các tổ chức tài chính ngân hàng, kiểm toán lĩnh vực an ninh, quốc phòng, tài chính đảng, các dự án đầu tư… trong lĩnh vực kiểm toán chuyên đề, KTNN đã xây dựng một số chủ đề, nhiệm vụ kiểm toán phục vụ hoạt động giám sát của Quốc hội và theo yêu cầu của Quốc hội như:
Kiểm toán 03 Chương trình MTQG về: xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 để phục vụ hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội trong năm 2023 đối với chủ đề việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia.
Kiểm toán các chuyên đề liên quan đến Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 và Nghị quyết số 01/NQ-CP nhằm đánh giá việc triển khai, thực hiện các chính sách của nhà nước trong phục hồi và phát triển kinh tế; Chuyên đề “Việc đầu tư mua sắm, ứng dụng phần mềm công nghệ thông tin, các hoạt động thuê dịch vụ công nghệ thông tin giai đoạn 2020-2022.
Bên cạnh đó, KTNN cũng có kế hoạch tổng hợp các kết quả kiểm toán có liên quan để cung cấp tài liệu cho các Đoàn giám sát của Quốc hội về Chuyên đề “Việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng”; Chuyên đề “Việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia”; Chuyên đề “Việc thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông”; Chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016-2021”.
KTNN đã cử Lãnh đạo Ngành, Lãnh đạo cấp Vụ có trình độ chuyên môn sâu, phù hợp, tham gia đầy đủ các hoạt động giám sát của Đoàn giám sát tối cao của Quốc hội.
Thưa Phó Tổng Kiểm toán nhà nước, trong bối cảnh nhiệm vụ ngày một tăng, phương châm “Đoàn kết, kỷ cương, chất lượng và đạo đức công vụ” được KTNN đặt làm trọng tâm trong hoạt động của Ngành. Thông điệp này sẽ được quán triệt như thế nào trong triển khai nhiệm vụ năm 2023?
“Đoàn kết, kỷ cương, chất lượng và đạo đức công vụ” luôn được Ban cán sự Đảng, Lãnh đạo KTNN quan tâm quán triệt sâu sắc đến toàn thể công chức, người lao động của KTNN.
Bên cạnh việc tuân thủ các quy định của Pháp luật, KTNN đã xây dựng hệ thống các chuẩn mực, quy trình, hướng dẫn kiểm toán nhằm nâng cao chất lượng, đạo đức của KTNN trong đó có chuẩn mực số 30 bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp của KTNN; đồng thời, Ban cán sự đảng, Lãnh đạo KTNN cũng ban hành các Chỉ thị, Nghị quyết để quán triệt đến toàn thể đảng viên, công chức, người lao động KTNN. Trong đó, tập trung một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện kết luận của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW; kiên quyết ngăn chặn đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.
Lãnh đạo thực hiện tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảng viên, Kiểm toán viên, coi trọng văn hóa ứng xử, đạo đức, trách nhiệm, nêu gương và lòng tự trọng nghề nghiệp. Công khai, minh bạch mọi hoạt động của toàn ngành, đẩy mạnh kiểm tra kiểm soát các khâu, các cấp trong KTNN.
Các đơn vị thuộc KTNN lựa chọn nội dung trọng tâm lãnh đạo, chỉ đạo phù hợp với chức năng nhiệm vụ của đơn vị trong năm 2023 và đăng ký từ đầu năm; cuối năm tổ chức kiểm điểm, đánh giá kết quả thực hiện.
Lãnh đạo triển khai nhiệm vụ công tác năm 2023 của Ngành đảm bảo chủ động, khoa học, chất lượng và hiệu quả, phấn đấu hoàn thành suất sắc nhiệm vụ được giao. Hoàn thành kế hoạch năm 2023 đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, đáp ứng mục tiêu đề ra, tích cực phối hợp với các cơ quan điều tra, kiểm tra, thanh tra các Bộ, ngành địa phương để xử lý triệt để sai phạm. Tăng cường kiểm tra việc thực hiện kiến nghị kiểm toán, nhất là kiến nghị về xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân.
Tập trung nâng cao năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức, văn hóa, ứng xử của cán bộ, đảng viên trên cơ sở đẩy mạnh công tác luân chuyển, đào tạo cán bộ, công chức KTNN gắn với thực tiễn hoạt động của Ngành.
Tăng cường xây dựng các đề cương hướng dẫn kiểm toán đối với các lĩnh vực kiểm toán mới làm cơ sở triển khai thống nhất, xuyên suốt trong toàn Ngành nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán.
Xây dựng trung tâm dữ liệu của KTNN theo mô hình quản lý tập trung, hướng tới việc số hóa dữ liệu của KTNN kết nối liên thông với nguồn dữ liệu của các địa phương, Bộ ngành và nguồn dữ liệu quốc gia. Tăng cường việc trao đổi thông tin, dữ liệu điện tử giữa KTNN và đơn vị được kiểm toán.
Tích cực đa dạng hóa các hình thức thông tin tuyên truyền về hoạt động, hình ảnh của Ngành qua thực hiện nhiệm vụ kiểm toán, nhằm lan tỏa thông tin, nâng cao hiệu lực của các kiến nghị kiểm toán./.
Phương Ngọc