25/05/2023
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In trang
Tập trung đề ra những giải pháp thực sự khác biệt, đột phá, cụ thể, phù hợp để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội
(sav.gov.vn) - Ngày 25/5/2023, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 4 của Kỳ họp thứ 5 tại Nhà Quốc hội, thủ đô Hà Nội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.
Trong buổi sáng, Quốc hội thảo luận ở Tổ về: Đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước (NSNN) năm 2022; Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) và NSNN những tháng đầu năm 2023; Công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022; Phê chuẩn quyết toán NSNN năm 2021; Việc điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Hồ chứa nước Ka Pét, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận; Quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường giao thông từ Quốc lộ 27C đến đường tỉnh ĐT.656 tỉnh Khánh Hòa - kết nối với Lâm Đồng và Ninh Thuận; Việc giao danh mục và mức vốn cho các nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; Giao, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương (NSTW) giai đoạn 2021-2025 và phân bổ kế hoạch đầu tư vốn NSTW năm 2023 của Chương trình mục tiêu quốc gia; Việc tiếp tục thực hiện chính sách giảm thuế giá trị gia tăng 2% theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022; Chủ trương đầu tư bổ sung vốn điều lệ cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.
Cần nhiều giải phát toàn diện, quyết liệt hơn để phục hồi nền kinh tế, hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển
Thảo luận về tình hình KT-XH những tháng đầu năm 2023 tại Tổ 4, các đại biểu thuộc Đoàn ĐBQH Tp.Hải Phòng, Lai Châu, Thừa Thiên - Huế và Cà Mau cơ bản nhất trí với báo cáo của Chính phủ và cơ quan thẩm tra, song còn có những băn khoăn, lo ngại khi tình hình KT-XH những tháng đầu năm 2023 có nhiều khó khăn và cho rằng cần có cái nhìn khách quan, toàn diện khi đánh giá đồng thời tập trung đề ra những giải pháp thực sự khác biệt, đột phá, cụ thể để phù hợp với bối cảnh, tình hình hiện nay.
Đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH và NSNN năm 2022; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH và NSNN những tháng đầu năm 2023, đại biểu Lê Thanh Vân – Đoàn ĐBQH tỉnh Cà Mau cho biết, 5 tháng năm 2023, tình hình kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, tăng trưởng đạt thấp, số doanh nghiệp thành lập mới giảm, số công nhân thất nghiệp tăng, những hỗ trợ của Nhà nước với doanh nghiệp chưa thực sự kịp thời và hiệu quả. Nhưng để đánh giá tình hình của năm 2023 cần có cái nhìn khách quan, không nên quá tiêu cực cho rằng nguyên nhân chỉ là do hạn chế trong quản lý điều hành mà cần cái nhìn tổng quan từ bên trong lẫn bên ngoài, trong bối cảnh thế giới và khu vực có nhiều bất ổn đã có tác động tiêu cực nhất định, cả trực tiếp và gián tiếp đến tình hình kinh tế nước ta. Trong khi quy mô nền kinh tế Việt Nam còn nhỏ, có độ mở lớn nên chịu nhiều tác động từ diễn biến tình hình thế giới; ảnh hưởng tiêu cực của dịch COVID-19 cần thời gian để phục hồi. Bên cạnh đó, việc tổ chức thực hiện luật pháp, chính sách, thực thi công vụ vẫn là khâu yếu. Một bộ phận cán bộ, công chức ở Trung ương và địa phương còn né tránh, đùn đẩy công việc, thiếu trách nhiệm gây ách tắc, trì trệ trong giải quyết công việc. “Bên cạnh đó là do chất lượng thể chế, vòng đời của các Luật ngắn, chính sách ngắn hạn thường xuyên thay đổi; tiến độ giải ngân vốn đầu tư công thấp trong khi đây là một trong những động lực cho phát triển kinh tế. Nếu có giải pháp đồng bộ thì kết quả phát triển KT-XH trong những tháng còn lại của năm 2023 vẫn có thể bứt phá được. Chính phủ cần có một chương trình cụ thể để đối phó ngắn hạn trước nguy cơ suy thoái nếu có”.
Đại biểu Lê Thanh Vân cho rằng, Chính phủ cần tập trung vào công cụ tài khóa và tiền tệ linh hoạt; điều chỉnh chính sách thu hút đầu tư, cần bắt tay ngay vào sửa đổi các Luật về đầu tư, có chính sách ứng phó với thuế tối thiểu toàn cầu, để không mất quyền đánh thuế, giữ chân và thu hút thêm nhà đầu tư; giải phóng năng lực trong nước với thúc đẩy doanh nghiệp trong nước, các start up để có hệ thống doanh nghiệp tư nhân hùng mạnh; không nên hình sự hóa quan hệ kinh tế dân sự; cải cách thể chế xác định các đột phá tổ chức nhân sự, đột phá kinh tế, đột phá về văn hóa giữ bản sắc; đề cao trách nhiệm của người đứng đầu các Bộ, ngành, cơ quan, đơn vị, chính quyền địa phương, chấn chỉnh đội ngũ cán bộ; tăng lương, cải cách tiền lương; nuôi dưỡng nguồn lực nội tại là các doanh nghiệp trong nước bằng cách tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp - động lực cho sự phát triển của đất nước.
Theo đại biểu Đinh Ngọc Minh – Đoàn ĐBQH tỉnh Cà Mau, trong bối cảnh của năm 2023 có những điểm khác biệt khiến cho kinh tế tăng trưởng chậm, Chính phủ cần phải có những giải pháp cho tăng trưởng và kích thích nền kinh tế; tiết kiệm các chi phí; đẩy mạnh cải cách để doanh nghiệp không còn mất nhiều chi phí không chính thức; cần có nghị quyết của Quốc hội về phát triển doanh nghiệp trong thời đại mới.
Đại biểu Nguyễn Chu Hồi – Đoàn ĐBQH Tp.Hải Phòng đưa ý kiến, thay vì say sưa với các chỉ số GDP hay GRDP, trong khi đánh giá sức khỏe thực chất của nền kinh tế còn cần nhiều chỉ số khác. Do đó cần có thay đổi trong cách nhìn nhận, đánh giá thực chất. Đại biểu lưu ý phát triển KT-XH cần quan tâm đến công tác quy hoạch bởi quy hoạch luôn đi trước một bước. Nhưng thực tế quy hoạch đi sau gây ra nhiều hệ lụy cho sự phát triển của nhiều địa phương, bởi quy hoạch chưa xong mà sáng tạo đổi mới, mạnh dạn quyết định thì lại sợ sai phạm. Đại biểu đề nghị Chính phủ cần quan tâm đến vấn đề ngư dân - ngư nghiệp - ngư trường, bởi đây không chỉ cho phát triển KT-XH mà còn gắn với quốc phòng an ninh, bảo vệ lãnh thổ chủ quyền biển đảo, cần chính sách cụ thể, thực hiện đồng bộ để hướng đến nghề cá bền vững và có trách nhiệm.
Bày tỏ băn khoăn khi các báo cáo đều chỉ ra các chỉ số kinh tế đều đạt thấp, các địa phương nhất là các địa phương đầu tàu kinh tế tăng trưởng thấp, Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Lai Châu Hoàng Quốc Khánh cho rằng nhóm nhiệm vụ giải pháp năm 2023 của Chính phủ đề ra còn chung chung, chưa đột phá, cần cụ thể hơn và có chương trình phát triển ngắn hạn để tính toán tập trung cho một số lĩnh vực, đặc biệt cần chú trọng tạo công ăn việc làm và phát triển doanh nghiệp.
Đại biểu Hoàng Quốc Khánh nhấn mạnh giải pháp về tháo gỡ vướng mắc thể chế. Cụ thể như ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhiều địa phương nhiều lần đề nghị sớm sửa đổi Nghị định 34/2019/NĐ-CP quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố nhưng đến nay vẫn chưa sửa. Hay vấn đề về thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, thực hiện chính sách dân tộc một số các quy định về chỉ tiêu, tiêu chí còn cứng nhắc chưa phù hợp với đặc điểm tình hình nhưng chưa được sửa đổi…cần được rà soát, điều chỉnh để bảo đảm hiệu quả thực thi. Bên cạnh đó là trong công tác cán bộ, một số cán bộ công chức né tránh trách nhiệm, cần phân tích làm rõ nguyên nhân để có giải pháp cho tình trạng này.
Các đại biểu thuộc Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Phú Thọ, Đắk Nông, Trà Vinh (Tổ 6) cho rằng, bên cạnh những kết quả đạt được về phát triển KT-XH năm 2022 và những tháng đầu năm 2023, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế; việc sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ gặp nhiều khó khăn; nhiều lĩnh vực, khu vực có chỉ số phát triển âm, đây là tình trạng đáng quan tâm và cần có giải pháp kịp thời để khắc phục.
Theo đại biểu Lê Văn Dũng – Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam, hiện nay thị trường bất động sản gần như “đóng băng”; việc giải ngân vốn đầu tư công tương đối chậm; đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là những người công nhân bị mất việc làm, giảm thu nhập; lĩnh vực thương mại, dịch vụ bị đình trệ; hoạt động kinh doanh sản xuất ở các nhà hàng, các điểm du lịch còn gặp nhiều khó khăn; giá cả nguyên liệu đầu vào biến động tăng cao gây không ít hệ lụy cho sản xuất, kinh doanh. “ Một trong những lý do là thống pháp luật liên quan đến đầu tư, đất đai, xây dựng nhà ở, quy hoạch có không ít mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập, dẫn đến rất khó khăn trong việc áp dụng trong thực tiễn. Chính việc chồng chéo, mâu thuẫn hoặc không rõ ràng trong một số quy định đã dẫn đến tình trạng một số cơ quan, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền đùn đẩy công việc, không dám chịu trách nhiệm, không dám quyết định, gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp” – đại biểu Lê Văn Dũng nhấn mạnh.
Để khắc phục những bất cập này, đại biểu đề xuất sớm sửa đổi, bổ sung các Nghị định, Thông tư, văn bản quy phạm pháp luật còn chồng chéo, bất cập để tháo gỡ vướng mắc trong quá trình thực hiện, đặc biệt trong việc giải ngân vốn đầu tư, gia tăng khả năng tiếp cận tín dụng cho doanh nghiệp.
Đại biểu Ngô Thanh Danh – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông cho rằng, cần thiết phải thực thi nhiều biện pháp mạnh mẽ để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô. Cần đảm bảo an sinh xã hội cho người dân, đặc biệt chú trọng công tác xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, phát triển y tế, giáo dục. Bên cạnh đó cần tăng cường tiềm lực quốc phòng an ninh, đảm bảo ứng phó được với những biến động khó lường của tình hình quốc tế. Đồng thời, cần xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng được yêu cầu phát triển tình hình mới, giải quyết căn cơ tình trạng sợ trách nhiệm, sợ đưa ra quyết định, tháo gỡ vấn đề cốt lõi là những chồng chéo trong một số văn bản quy phạm pháp luật.
Đại biểu Nguyễn Thành Nam – Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Thọ nêu ý kiến, trong những tháng đầu năm 2023, nhiều doanh nghiệp đã đình đốn sản xuất, ngoài yếu tố thị trường còn có nguyên nhân do các quy định của pháp luật tác động làm hạn chế việc phát triển của các doanh nghiệp. Cụ thể, các quy định mới về phòng cháy chữa cháy đã tạo ra cản trở cho việc ổn định sản xuất của các doanh nghiệp. Thậm chí nhiều doanh nghiệp không đủ điều kiện cải tạo cơ sở vật chất đáp ứng các yêu cầu, tiêu chí phòng cháy chữa cháy để tiếp tục vận hành sản xuất, kinh doanh. Các Hiệp hội doanh nghiệp đã có ý kiến gửi tới cơ quan chức năng, Thủ tướng Chính phủ cũng đã có những chỉ đạo mạnh mẽ để tháo gỡ vấn đề này, tuy nhiên đến nay đây vẫn là một khúc mắc chưa giải quyết triệt để, khiến nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh chưa thể cung ứng mặt hàng, dịch vụ trở lại. Đại biểu đề nghị Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các Bộ, ngành có liên quan ban hành các quy chuẩn phù hợp điều kiện cụ thể của từng loại hình sản xuất, kinh doanh, để đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong vấn đề này.
Ngoài ra, đại biểu cho rằng đội ngũ tham gia thẩm duyệt, xây dựng các phương án phòng cháy chữa cháy còn mỏng, ko đáp ứng được nhu cầu thực tế, nên cần nghiên cứu, tính toán tổ chức lực lượng tham gia thực hiện chức năng quản lý Nhà nước phù hợp đảm bảo rộng rãi, khách quan để thực hiện tốt công tác phòng cháy chữa cháy.
Các Đại biểu quốc hội thảo luận tại Tổ 9 sáng ngày 25/5/2023
Thảo luận tại Tổ 9, thuộc các Đoàn ĐBQH Quảng Ninh, Quảng Ngãi, Phú Yên và Bến Tre, các đại biểu cũng chỉ rõ diễn biến tình hình kinh tế - xã hội 5 tháng đầu năm 2023 tiếp tục bộc lộ những khó khăn, thách thức từ Quý IV/2022, gây áp lực lớn trong điều hành kinh tế vĩ mô và khả năng hoàn thành mục tiêu tăng trưởng cả năm 2023. Do đó, các đại đánh giá việc hoàn thành mục tiêu tăng trưởng cả năm (6,5%) là rất khó khăn; một số địa phương là trung tâm sản xuất công nghiệp và xuất khẩu chính của cả nước tăng trưởng âm so với cùng kỳ; số lượng doanh nghiệp thiếu đơn hàng diễn ra phổ biến; một số điểm nghẽn chưa được tháo gỡ hiệu quả; tiến độ lập, phê duyệt quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030 rất chậm so với yêu cầu, vẫn còn 92/111 quy hoạch, trong đó có nhiều quy hoạch quan trọng như Quy hoạch năng lượng, các quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh của nhiều địa phương… chưa hoàn thành việc lập, phê duyệt.
Thảo luận tại Tổ 10, các đại biểu thuộc các Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang, Thái Bình, Đồng Tháp đề nghị Chính phủ có giải pháp đột phá, chỉ đạo điều hành quyết liệt, mạnh mẽ để đạt chỉ tiêu tăng trưởng GDP cả năm 6.5%.
Nhấn mạnh nông nghiệp là trụ đỡ của nền kinh tế trong thời điểm hiện nay, đại biểu Phạm Văn Hòa – Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp cho biết, trong bối cảnh các ngành thương mại, dịch vụ, du lịch, sản xuất công nghiệp gặp nhiều khó khăn, các mặt hàng trong ngành nông nghiệp tiếp tục tăng trưởng và xuất khẩu sang nhiều thị trường. Vì vậy, Chính phủ cần có chính sách, giải pháp tạo mọi điều kiện để các sản phẩm nông, lâm, thủy sản xuất khẩu sang các nước.
Đại biểu đề nghị Chính phủ chú trọng đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư, tháo gỡ khó khăn để doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, bởi khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp hiện nay là không có và khó tiếp cận nguồn vốn, mặc dù Chính phủ đã chỉ đạo giải ngân quyết liệt.
Cũng tại phiên thảo luận tại Tổ 10, có ý kiến cho rằng, cần ưu tiên giải ngân vốn cho thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán và xây dựng cơ bản để vực dậy nền kinh tế.
Đại biểu Nguyễn Văn Huy – Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình bày tỏ lo ngại về mục tiêu tăng trường GDP 6.5% khó đạt được bởi tăng trưởng GDP quý I/2023 rất thấp; một số địa phương trọng điểm như TP.HCM, Bắc Ninh, Quảng Nam tăng trưởng thấp, thậm chí suy giảm. Nhận định triển vọng tăng trưởng kinh tế cả nước quý II/2023 khó có đột phá, đại biểu đề nghị Chính phủ làm rõ khả năng và các giải pháp tiếp tục phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng, có thể cân nhắc chỉ tiêu tăng trưởng sát với tình hình thực tế.
Đại biểu cũng nêu một số tồn tại đang kìm hãm tốc độ phát triển của đất nước đó là tiến độ giải ngân những tháng đầu năm 2023 chậm hơn so với cùng kỳ, trong khi giải ngân vốn đầu tư công là một trong những giải pháp quan trọng góp phần tăng GDP khoảng 2%. Bên cạnh đó, tình trạng ùn tắc thực hiện đăng kiểm thời gian qua gây khó khăn cho người dân và doanh nghiệp.
Cho ý kiến về nội dung này, đại biểu Phan Đức Hiếu – Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình cho rằng, nếu đơn thuần dựa vào số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê chỉ phản ánh được một phần thuận lợi và khó khăn của nền kinh tế, rất cần số liệu bổ sung để nhìn nhận sâu sắc, thực chất, đúng đắn hơn về thuận lợi và khó khăn của nền kinh tế. Từ nay đến cuối năm 2023, đại biểu đề nghị Chính phủ tập trung cải thiện môi trường kinh doanh, đặc biệt cần sự quyết liệt, quyết tâm mạnh mẽ hơn; không nên ban hành thêm quy định nào làm gia tăng thêm chi phí hoặc rào cản cho sản xuất kinh doanh; nếu cần thiết ban hành quy định mới cần tính đến cơ chế hỗ trợ cho doanh nghiệp.
Thảo luận về giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển, đại biểu Lê Quân - Đoàn ĐBQH Tp.Hà Nội cho rằng, cần có sự điều chỉnh mạnh mẽ hơn về chính sách tiền tệ như hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn với lãi suất thấp để họ có thể tính toán cân đối kinh doanh và tránh rủi ro trong sản xuất. Khi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tốt thì mới có thể tạo công ăn việc làm và “giữ chân” được lao động làm việc cho doanh nghiệp.
Đại biểu Lê Quân ủng hộ đề xuất của Bộ Tài chính là giảm 2% mức thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với tất cả các hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng áp dụng thuế suất 10% (còn 8%); giảm 20% mức tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng đối với cơ sở kinh doanh (bao gồm cả hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh) khi thực hiện xuất hóa đơn đối với tất cả các hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng 10%. Điều này cũng là để hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển kinh doanh tốt hơn.
Tuy nhiên, theo đại biểu Lê Quân, việc giảm thuế nếu chỉ tính đến hết năm 2023 thì không thể đánh giá được hết hiệu quả của chính sách hỗ trợ giảm thuế. Vì vậy, Quốc hội nên xem xét kéo dài thời gian hỗ trợ doanh nghiệp đến ngày 01/7/2024 hoặc hết năm 2024.
Đồng thuận với việc giảm thuế giá trị gia tăng, đại biểu Hoàng Văn Cường – Đoàn ĐBQH Tp.Hà Nội cho rằng, việc giảm thuế giá trị gia tăng để kích thích tiêu dùng, hỗ trợ doanh nghiệp là cần thiết để góp phần tăng trưởng kinh tế. Thời gian hỗ trợ giảm thuế không nên chỉ 6 tháng cuối năm 2023 mà nên kéo dài sang năm 2024 theo chiều hướng cân đối ngân sách, đánh giá hiệu quả chính sách.
Ổn định việc làm cho người lao động, bảo đảm an sinh, trật tự, an toàn xã hội
Thảo luận tại Tổ 14 về tình trạng người lao động mất việc làm, các ĐBQH thuộc các Đoàn ĐBQH các tỉnh Hải Dương, Sơn La, Bình Thuận cho rằng, trong quý I/2023, tỷ lệ thất nghiệp ước tính là 2,25%, giảm 0,07 điểm % so với quý trước và giảm 0,21 điểm % so với cùng kỳ năm trước; tỷ lệ thiếu việc làm là 1,94%, giảm 0,04 điểm % so với quý trước và giảm 1,07 điểm % so với cùng kỳ năm trước; thu nhập bình quân tháng của lao động là 7,9 triệu đồng/tháng, tăng 204 nghìn đồng so với quý trước và tăng 578 nghìn đồng so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, tình trạng nhiều doanh nghiệp ở các ngành nghề, địa phương cắt giảm đơn hàng đã diễn ra từ quý IV/2022 và tiếp tục tiếp diễn sang quý I/2023, dẫn đến hàng trăm ngàn người lao động bị giảm giờ làm, mất việc làm, nhất là tại các khu công nghiệp, ảnh hưởng tới đời sống của người lao động. Số người lao động rút bảo hiểm xã hội một lần tiếp tục tăng. Điều này đã ảnh hưởng tới mục tiêu thực hiện bảo hiểm xã hội toàn dân và chính sách an sinh xã hội.
Đánh giá về nội dung này, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng số liệu về lao động, việc làm, thu nhập của người lao động trong báo cáo của Chính phủ mâu thuẫn với tình hình kinh tế, hoạt động của doanh nghiệp và tình hình người lao động trong một số ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động.
Các đại biểu đề nghị cần có các giải pháp phù hợp và hiệu quả để ồn định việc làm cho người lao động,có giải pháp hỗ trợ kịp thời cho người lao động thất nghiệp, mất việc làm để bảo đảm an sinh, trật tự, an toàn xã hội; xây dựng nhà ở xã hội, xây dựng và nâng cao hiệu quả các thiết chế văn hóa cho công nhân khu công nghiệp, khu chế xuất; bảo tồn và phát huy các giá trị di sản, văn hoá tốt đẹp.
Theo đại biểu Nguyễn Thị Mai Thoa, Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương, hiện nay tình trạng lao động mất việc làm, giảm thu nhập đang là vấn đề thực tế đáng lo ngại. Đây cũng là vấn đề được phản ánh trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng. Những tháng đầu năm 2023, số lượt rút bảo hiểm xã hội một lần tiếp tục tăng, số doanh nghiệp thành lập mới giảm. Tình trạng này gây ảnh hưởng lớn đến mọi lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, đặc biệt trong các ngành dệt may, da giày, sản xuất linh kiện điện tử ở nhiều vùng, miền trên cả nước.
Đại biểu cho rằng, nếu không có những giải pháp mạnh mẽ, khả thi, tạo ra chuyển biến, thay đổi rõ rệt thì thị trường lao động sẽ chịu nhiều rủi ro, thách thức, người lao động sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Đặc biệt, trong số những người mất việc làm, giảm thu nhập có phần đông trong độ tuổi thanh niên, là trụ cột gia đình. Tình trạng này kéo dài sẽ gây gánh nặng lớn về mặt an sinh, dễ dẫn đến gia tăng tệ nạn xã hội.
Đến nay, Chính phủ đã có một số giải pháp tháo gỡ, giải quyết điểm nghẽn như ứng dụng chuyển đổi số trong tìm kiếm nhân lực, việc làm, giải ngân vốn đầu tư công, gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp. Tăng cường kết nối cung - cầu lao động, hỗ trợ người lao động tìm kiếm việc làm, lần đầu tiên triển khai thí điểm sàn giao dịch làm việc trực tuyến toàn quốc; kịp thời hỗ trợ người dân, người lao động bị mất việc, giảm giờ làm. Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”.
Theo đại biểu, Chính phủ cần có những giải pháp mạnh mẽ hơn nữa để hỗ trợ giải quyết khó khăn cho khối doanh nghiệp vừa và nhỏ, cắt giảm điều kiện, đơn giản hóa thủ tục hành chính để tạo môi trường kinh doanh thuận lợi; có cơ chế rõ ràng để tăng cường trách nhiệm giải trình của công chức, người đứng đầu cơ quan hành chính, góp phần giảm tình trạng e sợ, đùn đẩy trách nhiệm; không dám làm, không dám quyết định. Bên cạnh đó cần có giải pháp hỗ trợ thanh niên trong việc học tập, định hướng nghề nghiệp, trang trải tài chính, tìm kiếm việc làm, trong đó, cần có các biện pháp cụ thể và thiết thực như chính sách tín dụng cho sinh viên, miễn giảm học phí, kết nối đơn vị giáo dục dạy nghề với doanh nghiệp để đảm bảo việc làm cho lực lượng lao động trẻ này.
Về vấn đề việc làm của người lao động, đại biểu Huỳnh Thị Ánh Sương - Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ngãi cho rằng tình trạng người lao động bị giảm việc, mất việc trong một số ngành, các lĩnh vực thâm dụng lao động ảnh hưởng đến đời sống của người dân cũng như tiềm ẩn khó khăn về an ninh trật tự trong thời điểm cuối năm. Đại biểu đề nghị Chính phủ có chính sách đủ mạnh, kịp thời, hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp phục hồi sản xuất; có các giải pháp tín dụng, tài khóa, thị trường, hỗ trợ người lao động bị mất việc, hỗ trợ tạo việc làm; sớm triển khai Đề án đầu tư xây dựng 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030 đã được Chính phủ phê duyệt; về lâu dài, tiếp tục có giải pháp để khắc phục, cải thiện, nâng cao chỉ tiêu, tốc độ tăng năng suất lao động./.
Khánh Vy
(sav.gov.vn) - Ngày 25/5/2023, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 4 của Kỳ họp thứ 5 tại Nhà Quốc hội, thủ đô Hà Nội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.
Các Đại biểu quốc hội thảo luận tại Tổ 6 sáng ngày 25/5/2023
Trong buổi sáng, Quốc hội thảo luận ở Tổ về: Đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước (NSNN) năm 2022; Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) và NSNN những tháng đầu năm 2023; Công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022; Phê chuẩn quyết toán NSNN năm 2021; Việc điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Hồ chứa nước Ka Pét, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận; Quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường giao thông từ Quốc lộ 27C đến đường tỉnh ĐT.656 tỉnh Khánh Hòa - kết nối với Lâm Đồng và Ninh Thuận; Việc giao danh mục và mức vốn cho các nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; Giao, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương (NSTW) giai đoạn 2021-2025 và phân bổ kế hoạch đầu tư vốn NSTW năm 2023 của Chương trình mục tiêu quốc gia; Việc tiếp tục thực hiện chính sách giảm thuế giá trị gia tăng 2% theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022; Chủ trương đầu tư bổ sung vốn điều lệ cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.
Cần nhiều giải phát toàn diện, quyết liệt hơn để phục hồi nền kinh tế, hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển
Thảo luận về tình hình KT-XH những tháng đầu năm 2023 tại Tổ 4, các đại biểu thuộc Đoàn ĐBQH Tp.Hải Phòng, Lai Châu, Thừa Thiên - Huế và Cà Mau cơ bản nhất trí với báo cáo của Chính phủ và cơ quan thẩm tra, song còn có những băn khoăn, lo ngại khi tình hình KT-XH những tháng đầu năm 2023 có nhiều khó khăn và cho rằng cần có cái nhìn khách quan, toàn diện khi đánh giá đồng thời tập trung đề ra những giải pháp thực sự khác biệt, đột phá, cụ thể để phù hợp với bối cảnh, tình hình hiện nay.
Đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH và NSNN năm 2022; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH và NSNN những tháng đầu năm 2023, đại biểu Lê Thanh Vân – Đoàn ĐBQH tỉnh Cà Mau cho biết, 5 tháng năm 2023, tình hình kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, tăng trưởng đạt thấp, số doanh nghiệp thành lập mới giảm, số công nhân thất nghiệp tăng, những hỗ trợ của Nhà nước với doanh nghiệp chưa thực sự kịp thời và hiệu quả. Nhưng để đánh giá tình hình của năm 2023 cần có cái nhìn khách quan, không nên quá tiêu cực cho rằng nguyên nhân chỉ là do hạn chế trong quản lý điều hành mà cần cái nhìn tổng quan từ bên trong lẫn bên ngoài, trong bối cảnh thế giới và khu vực có nhiều bất ổn đã có tác động tiêu cực nhất định, cả trực tiếp và gián tiếp đến tình hình kinh tế nước ta. Trong khi quy mô nền kinh tế Việt Nam còn nhỏ, có độ mở lớn nên chịu nhiều tác động từ diễn biến tình hình thế giới; ảnh hưởng tiêu cực của dịch COVID-19 cần thời gian để phục hồi. Bên cạnh đó, việc tổ chức thực hiện luật pháp, chính sách, thực thi công vụ vẫn là khâu yếu. Một bộ phận cán bộ, công chức ở Trung ương và địa phương còn né tránh, đùn đẩy công việc, thiếu trách nhiệm gây ách tắc, trì trệ trong giải quyết công việc. “Bên cạnh đó là do chất lượng thể chế, vòng đời của các Luật ngắn, chính sách ngắn hạn thường xuyên thay đổi; tiến độ giải ngân vốn đầu tư công thấp trong khi đây là một trong những động lực cho phát triển kinh tế. Nếu có giải pháp đồng bộ thì kết quả phát triển KT-XH trong những tháng còn lại của năm 2023 vẫn có thể bứt phá được. Chính phủ cần có một chương trình cụ thể để đối phó ngắn hạn trước nguy cơ suy thoái nếu có”.
Đại biểu Lê Thanh Vân cho rằng, Chính phủ cần tập trung vào công cụ tài khóa và tiền tệ linh hoạt; điều chỉnh chính sách thu hút đầu tư, cần bắt tay ngay vào sửa đổi các Luật về đầu tư, có chính sách ứng phó với thuế tối thiểu toàn cầu, để không mất quyền đánh thuế, giữ chân và thu hút thêm nhà đầu tư; giải phóng năng lực trong nước với thúc đẩy doanh nghiệp trong nước, các start up để có hệ thống doanh nghiệp tư nhân hùng mạnh; không nên hình sự hóa quan hệ kinh tế dân sự; cải cách thể chế xác định các đột phá tổ chức nhân sự, đột phá kinh tế, đột phá về văn hóa giữ bản sắc; đề cao trách nhiệm của người đứng đầu các Bộ, ngành, cơ quan, đơn vị, chính quyền địa phương, chấn chỉnh đội ngũ cán bộ; tăng lương, cải cách tiền lương; nuôi dưỡng nguồn lực nội tại là các doanh nghiệp trong nước bằng cách tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp - động lực cho sự phát triển của đất nước.
Theo đại biểu Đinh Ngọc Minh – Đoàn ĐBQH tỉnh Cà Mau, trong bối cảnh của năm 2023 có những điểm khác biệt khiến cho kinh tế tăng trưởng chậm, Chính phủ cần phải có những giải pháp cho tăng trưởng và kích thích nền kinh tế; tiết kiệm các chi phí; đẩy mạnh cải cách để doanh nghiệp không còn mất nhiều chi phí không chính thức; cần có nghị quyết của Quốc hội về phát triển doanh nghiệp trong thời đại mới.
Đại biểu Nguyễn Chu Hồi – Đoàn ĐBQH Tp.Hải Phòng đưa ý kiến, thay vì say sưa với các chỉ số GDP hay GRDP, trong khi đánh giá sức khỏe thực chất của nền kinh tế còn cần nhiều chỉ số khác. Do đó cần có thay đổi trong cách nhìn nhận, đánh giá thực chất. Đại biểu lưu ý phát triển KT-XH cần quan tâm đến công tác quy hoạch bởi quy hoạch luôn đi trước một bước. Nhưng thực tế quy hoạch đi sau gây ra nhiều hệ lụy cho sự phát triển của nhiều địa phương, bởi quy hoạch chưa xong mà sáng tạo đổi mới, mạnh dạn quyết định thì lại sợ sai phạm. Đại biểu đề nghị Chính phủ cần quan tâm đến vấn đề ngư dân - ngư nghiệp - ngư trường, bởi đây không chỉ cho phát triển KT-XH mà còn gắn với quốc phòng an ninh, bảo vệ lãnh thổ chủ quyền biển đảo, cần chính sách cụ thể, thực hiện đồng bộ để hướng đến nghề cá bền vững và có trách nhiệm.
Bày tỏ băn khoăn khi các báo cáo đều chỉ ra các chỉ số kinh tế đều đạt thấp, các địa phương nhất là các địa phương đầu tàu kinh tế tăng trưởng thấp, Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Lai Châu Hoàng Quốc Khánh cho rằng nhóm nhiệm vụ giải pháp năm 2023 của Chính phủ đề ra còn chung chung, chưa đột phá, cần cụ thể hơn và có chương trình phát triển ngắn hạn để tính toán tập trung cho một số lĩnh vực, đặc biệt cần chú trọng tạo công ăn việc làm và phát triển doanh nghiệp.
Đại biểu Hoàng Quốc Khánh nhấn mạnh giải pháp về tháo gỡ vướng mắc thể chế. Cụ thể như ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhiều địa phương nhiều lần đề nghị sớm sửa đổi Nghị định 34/2019/NĐ-CP quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố nhưng đến nay vẫn chưa sửa. Hay vấn đề về thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, thực hiện chính sách dân tộc một số các quy định về chỉ tiêu, tiêu chí còn cứng nhắc chưa phù hợp với đặc điểm tình hình nhưng chưa được sửa đổi…cần được rà soát, điều chỉnh để bảo đảm hiệu quả thực thi. Bên cạnh đó là trong công tác cán bộ, một số cán bộ công chức né tránh trách nhiệm, cần phân tích làm rõ nguyên nhân để có giải pháp cho tình trạng này.
Các đại biểu thuộc Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Phú Thọ, Đắk Nông, Trà Vinh (Tổ 6) cho rằng, bên cạnh những kết quả đạt được về phát triển KT-XH năm 2022 và những tháng đầu năm 2023, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế; việc sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ gặp nhiều khó khăn; nhiều lĩnh vực, khu vực có chỉ số phát triển âm, đây là tình trạng đáng quan tâm và cần có giải pháp kịp thời để khắc phục.
Theo đại biểu Lê Văn Dũng – Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam, hiện nay thị trường bất động sản gần như “đóng băng”; việc giải ngân vốn đầu tư công tương đối chậm; đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là những người công nhân bị mất việc làm, giảm thu nhập; lĩnh vực thương mại, dịch vụ bị đình trệ; hoạt động kinh doanh sản xuất ở các nhà hàng, các điểm du lịch còn gặp nhiều khó khăn; giá cả nguyên liệu đầu vào biến động tăng cao gây không ít hệ lụy cho sản xuất, kinh doanh. “ Một trong những lý do là thống pháp luật liên quan đến đầu tư, đất đai, xây dựng nhà ở, quy hoạch có không ít mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập, dẫn đến rất khó khăn trong việc áp dụng trong thực tiễn. Chính việc chồng chéo, mâu thuẫn hoặc không rõ ràng trong một số quy định đã dẫn đến tình trạng một số cơ quan, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền đùn đẩy công việc, không dám chịu trách nhiệm, không dám quyết định, gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp” – đại biểu Lê Văn Dũng nhấn mạnh.
Để khắc phục những bất cập này, đại biểu đề xuất sớm sửa đổi, bổ sung các Nghị định, Thông tư, văn bản quy phạm pháp luật còn chồng chéo, bất cập để tháo gỡ vướng mắc trong quá trình thực hiện, đặc biệt trong việc giải ngân vốn đầu tư, gia tăng khả năng tiếp cận tín dụng cho doanh nghiệp.
Đại biểu Ngô Thanh Danh – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông cho rằng, cần thiết phải thực thi nhiều biện pháp mạnh mẽ để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô. Cần đảm bảo an sinh xã hội cho người dân, đặc biệt chú trọng công tác xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, phát triển y tế, giáo dục. Bên cạnh đó cần tăng cường tiềm lực quốc phòng an ninh, đảm bảo ứng phó được với những biến động khó lường của tình hình quốc tế. Đồng thời, cần xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng được yêu cầu phát triển tình hình mới, giải quyết căn cơ tình trạng sợ trách nhiệm, sợ đưa ra quyết định, tháo gỡ vấn đề cốt lõi là những chồng chéo trong một số văn bản quy phạm pháp luật.
Đại biểu Nguyễn Thành Nam – Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Thọ nêu ý kiến, trong những tháng đầu năm 2023, nhiều doanh nghiệp đã đình đốn sản xuất, ngoài yếu tố thị trường còn có nguyên nhân do các quy định của pháp luật tác động làm hạn chế việc phát triển của các doanh nghiệp. Cụ thể, các quy định mới về phòng cháy chữa cháy đã tạo ra cản trở cho việc ổn định sản xuất của các doanh nghiệp. Thậm chí nhiều doanh nghiệp không đủ điều kiện cải tạo cơ sở vật chất đáp ứng các yêu cầu, tiêu chí phòng cháy chữa cháy để tiếp tục vận hành sản xuất, kinh doanh. Các Hiệp hội doanh nghiệp đã có ý kiến gửi tới cơ quan chức năng, Thủ tướng Chính phủ cũng đã có những chỉ đạo mạnh mẽ để tháo gỡ vấn đề này, tuy nhiên đến nay đây vẫn là một khúc mắc chưa giải quyết triệt để, khiến nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh chưa thể cung ứng mặt hàng, dịch vụ trở lại. Đại biểu đề nghị Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các Bộ, ngành có liên quan ban hành các quy chuẩn phù hợp điều kiện cụ thể của từng loại hình sản xuất, kinh doanh, để đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong vấn đề này.
Ngoài ra, đại biểu cho rằng đội ngũ tham gia thẩm duyệt, xây dựng các phương án phòng cháy chữa cháy còn mỏng, ko đáp ứng được nhu cầu thực tế, nên cần nghiên cứu, tính toán tổ chức lực lượng tham gia thực hiện chức năng quản lý Nhà nước phù hợp đảm bảo rộng rãi, khách quan để thực hiện tốt công tác phòng cháy chữa cháy.
Các Đại biểu quốc hội thảo luận tại Tổ 9 sáng ngày 25/5/2023
Thảo luận tại Tổ 9, thuộc các Đoàn ĐBQH Quảng Ninh, Quảng Ngãi, Phú Yên và Bến Tre, các đại biểu cũng chỉ rõ diễn biến tình hình kinh tế - xã hội 5 tháng đầu năm 2023 tiếp tục bộc lộ những khó khăn, thách thức từ Quý IV/2022, gây áp lực lớn trong điều hành kinh tế vĩ mô và khả năng hoàn thành mục tiêu tăng trưởng cả năm 2023. Do đó, các đại đánh giá việc hoàn thành mục tiêu tăng trưởng cả năm (6,5%) là rất khó khăn; một số địa phương là trung tâm sản xuất công nghiệp và xuất khẩu chính của cả nước tăng trưởng âm so với cùng kỳ; số lượng doanh nghiệp thiếu đơn hàng diễn ra phổ biến; một số điểm nghẽn chưa được tháo gỡ hiệu quả; tiến độ lập, phê duyệt quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030 rất chậm so với yêu cầu, vẫn còn 92/111 quy hoạch, trong đó có nhiều quy hoạch quan trọng như Quy hoạch năng lượng, các quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh của nhiều địa phương… chưa hoàn thành việc lập, phê duyệt.
Thảo luận tại Tổ 10, các đại biểu thuộc các Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang, Thái Bình, Đồng Tháp đề nghị Chính phủ có giải pháp đột phá, chỉ đạo điều hành quyết liệt, mạnh mẽ để đạt chỉ tiêu tăng trưởng GDP cả năm 6.5%.
Nhấn mạnh nông nghiệp là trụ đỡ của nền kinh tế trong thời điểm hiện nay, đại biểu Phạm Văn Hòa – Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp cho biết, trong bối cảnh các ngành thương mại, dịch vụ, du lịch, sản xuất công nghiệp gặp nhiều khó khăn, các mặt hàng trong ngành nông nghiệp tiếp tục tăng trưởng và xuất khẩu sang nhiều thị trường. Vì vậy, Chính phủ cần có chính sách, giải pháp tạo mọi điều kiện để các sản phẩm nông, lâm, thủy sản xuất khẩu sang các nước.
Đại biểu đề nghị Chính phủ chú trọng đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư, tháo gỡ khó khăn để doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, bởi khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp hiện nay là không có và khó tiếp cận nguồn vốn, mặc dù Chính phủ đã chỉ đạo giải ngân quyết liệt.
Cũng tại phiên thảo luận tại Tổ 10, có ý kiến cho rằng, cần ưu tiên giải ngân vốn cho thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán và xây dựng cơ bản để vực dậy nền kinh tế.
Đại biểu Nguyễn Văn Huy – Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình bày tỏ lo ngại về mục tiêu tăng trường GDP 6.5% khó đạt được bởi tăng trưởng GDP quý I/2023 rất thấp; một số địa phương trọng điểm như TP.HCM, Bắc Ninh, Quảng Nam tăng trưởng thấp, thậm chí suy giảm. Nhận định triển vọng tăng trưởng kinh tế cả nước quý II/2023 khó có đột phá, đại biểu đề nghị Chính phủ làm rõ khả năng và các giải pháp tiếp tục phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng, có thể cân nhắc chỉ tiêu tăng trưởng sát với tình hình thực tế.
Đại biểu cũng nêu một số tồn tại đang kìm hãm tốc độ phát triển của đất nước đó là tiến độ giải ngân những tháng đầu năm 2023 chậm hơn so với cùng kỳ, trong khi giải ngân vốn đầu tư công là một trong những giải pháp quan trọng góp phần tăng GDP khoảng 2%. Bên cạnh đó, tình trạng ùn tắc thực hiện đăng kiểm thời gian qua gây khó khăn cho người dân và doanh nghiệp.
Cho ý kiến về nội dung này, đại biểu Phan Đức Hiếu – Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình cho rằng, nếu đơn thuần dựa vào số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê chỉ phản ánh được một phần thuận lợi và khó khăn của nền kinh tế, rất cần số liệu bổ sung để nhìn nhận sâu sắc, thực chất, đúng đắn hơn về thuận lợi và khó khăn của nền kinh tế. Từ nay đến cuối năm 2023, đại biểu đề nghị Chính phủ tập trung cải thiện môi trường kinh doanh, đặc biệt cần sự quyết liệt, quyết tâm mạnh mẽ hơn; không nên ban hành thêm quy định nào làm gia tăng thêm chi phí hoặc rào cản cho sản xuất kinh doanh; nếu cần thiết ban hành quy định mới cần tính đến cơ chế hỗ trợ cho doanh nghiệp.
Thảo luận về giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển, đại biểu Lê Quân - Đoàn ĐBQH Tp.Hà Nội cho rằng, cần có sự điều chỉnh mạnh mẽ hơn về chính sách tiền tệ như hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn với lãi suất thấp để họ có thể tính toán cân đối kinh doanh và tránh rủi ro trong sản xuất. Khi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tốt thì mới có thể tạo công ăn việc làm và “giữ chân” được lao động làm việc cho doanh nghiệp.
Đại biểu Lê Quân ủng hộ đề xuất của Bộ Tài chính là giảm 2% mức thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với tất cả các hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng áp dụng thuế suất 10% (còn 8%); giảm 20% mức tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng đối với cơ sở kinh doanh (bao gồm cả hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh) khi thực hiện xuất hóa đơn đối với tất cả các hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng 10%. Điều này cũng là để hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển kinh doanh tốt hơn.
Tuy nhiên, theo đại biểu Lê Quân, việc giảm thuế nếu chỉ tính đến hết năm 2023 thì không thể đánh giá được hết hiệu quả của chính sách hỗ trợ giảm thuế. Vì vậy, Quốc hội nên xem xét kéo dài thời gian hỗ trợ doanh nghiệp đến ngày 01/7/2024 hoặc hết năm 2024.
Đồng thuận với việc giảm thuế giá trị gia tăng, đại biểu Hoàng Văn Cường – Đoàn ĐBQH Tp.Hà Nội cho rằng, việc giảm thuế giá trị gia tăng để kích thích tiêu dùng, hỗ trợ doanh nghiệp là cần thiết để góp phần tăng trưởng kinh tế. Thời gian hỗ trợ giảm thuế không nên chỉ 6 tháng cuối năm 2023 mà nên kéo dài sang năm 2024 theo chiều hướng cân đối ngân sách, đánh giá hiệu quả chính sách.
Ổn định việc làm cho người lao động, bảo đảm an sinh, trật tự, an toàn xã hội
Thảo luận tại Tổ 14 về tình trạng người lao động mất việc làm, các ĐBQH thuộc các Đoàn ĐBQH các tỉnh Hải Dương, Sơn La, Bình Thuận cho rằng, trong quý I/2023, tỷ lệ thất nghiệp ước tính là 2,25%, giảm 0,07 điểm % so với quý trước và giảm 0,21 điểm % so với cùng kỳ năm trước; tỷ lệ thiếu việc làm là 1,94%, giảm 0,04 điểm % so với quý trước và giảm 1,07 điểm % so với cùng kỳ năm trước; thu nhập bình quân tháng của lao động là 7,9 triệu đồng/tháng, tăng 204 nghìn đồng so với quý trước và tăng 578 nghìn đồng so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, tình trạng nhiều doanh nghiệp ở các ngành nghề, địa phương cắt giảm đơn hàng đã diễn ra từ quý IV/2022 và tiếp tục tiếp diễn sang quý I/2023, dẫn đến hàng trăm ngàn người lao động bị giảm giờ làm, mất việc làm, nhất là tại các khu công nghiệp, ảnh hưởng tới đời sống của người lao động. Số người lao động rút bảo hiểm xã hội một lần tiếp tục tăng. Điều này đã ảnh hưởng tới mục tiêu thực hiện bảo hiểm xã hội toàn dân và chính sách an sinh xã hội.
Đánh giá về nội dung này, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng số liệu về lao động, việc làm, thu nhập của người lao động trong báo cáo của Chính phủ mâu thuẫn với tình hình kinh tế, hoạt động của doanh nghiệp và tình hình người lao động trong một số ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động.
Các đại biểu đề nghị cần có các giải pháp phù hợp và hiệu quả để ồn định việc làm cho người lao động,có giải pháp hỗ trợ kịp thời cho người lao động thất nghiệp, mất việc làm để bảo đảm an sinh, trật tự, an toàn xã hội; xây dựng nhà ở xã hội, xây dựng và nâng cao hiệu quả các thiết chế văn hóa cho công nhân khu công nghiệp, khu chế xuất; bảo tồn và phát huy các giá trị di sản, văn hoá tốt đẹp.
Theo đại biểu Nguyễn Thị Mai Thoa, Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương, hiện nay tình trạng lao động mất việc làm, giảm thu nhập đang là vấn đề thực tế đáng lo ngại. Đây cũng là vấn đề được phản ánh trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng. Những tháng đầu năm 2023, số lượt rút bảo hiểm xã hội một lần tiếp tục tăng, số doanh nghiệp thành lập mới giảm. Tình trạng này gây ảnh hưởng lớn đến mọi lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, đặc biệt trong các ngành dệt may, da giày, sản xuất linh kiện điện tử ở nhiều vùng, miền trên cả nước.
Đại biểu cho rằng, nếu không có những giải pháp mạnh mẽ, khả thi, tạo ra chuyển biến, thay đổi rõ rệt thì thị trường lao động sẽ chịu nhiều rủi ro, thách thức, người lao động sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Đặc biệt, trong số những người mất việc làm, giảm thu nhập có phần đông trong độ tuổi thanh niên, là trụ cột gia đình. Tình trạng này kéo dài sẽ gây gánh nặng lớn về mặt an sinh, dễ dẫn đến gia tăng tệ nạn xã hội.
Đến nay, Chính phủ đã có một số giải pháp tháo gỡ, giải quyết điểm nghẽn như ứng dụng chuyển đổi số trong tìm kiếm nhân lực, việc làm, giải ngân vốn đầu tư công, gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp. Tăng cường kết nối cung - cầu lao động, hỗ trợ người lao động tìm kiếm việc làm, lần đầu tiên triển khai thí điểm sàn giao dịch làm việc trực tuyến toàn quốc; kịp thời hỗ trợ người dân, người lao động bị mất việc, giảm giờ làm. Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”.
Theo đại biểu, Chính phủ cần có những giải pháp mạnh mẽ hơn nữa để hỗ trợ giải quyết khó khăn cho khối doanh nghiệp vừa và nhỏ, cắt giảm điều kiện, đơn giản hóa thủ tục hành chính để tạo môi trường kinh doanh thuận lợi; có cơ chế rõ ràng để tăng cường trách nhiệm giải trình của công chức, người đứng đầu cơ quan hành chính, góp phần giảm tình trạng e sợ, đùn đẩy trách nhiệm; không dám làm, không dám quyết định. Bên cạnh đó cần có giải pháp hỗ trợ thanh niên trong việc học tập, định hướng nghề nghiệp, trang trải tài chính, tìm kiếm việc làm, trong đó, cần có các biện pháp cụ thể và thiết thực như chính sách tín dụng cho sinh viên, miễn giảm học phí, kết nối đơn vị giáo dục dạy nghề với doanh nghiệp để đảm bảo việc làm cho lực lượng lao động trẻ này.
Về vấn đề việc làm của người lao động, đại biểu Huỳnh Thị Ánh Sương - Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ngãi cho rằng tình trạng người lao động bị giảm việc, mất việc trong một số ngành, các lĩnh vực thâm dụng lao động ảnh hưởng đến đời sống của người dân cũng như tiềm ẩn khó khăn về an ninh trật tự trong thời điểm cuối năm. Đại biểu đề nghị Chính phủ có chính sách đủ mạnh, kịp thời, hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp phục hồi sản xuất; có các giải pháp tín dụng, tài khóa, thị trường, hỗ trợ người lao động bị mất việc, hỗ trợ tạo việc làm; sớm triển khai Đề án đầu tư xây dựng 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030 đã được Chính phủ phê duyệt; về lâu dài, tiếp tục có giải pháp để khắc phục, cải thiện, nâng cao chỉ tiêu, tốc độ tăng năng suất lao động./.
Khánh Vy