12/06/2023
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In trang
Thu ngân sách Nhà nước 5 tháng đầu năm 2023 đạt 47,9% dự toán(sav.gov.vn) - Theo thông tin từ Bộ Tài chính, thu ngân sách Nhà nước (NSNN) 5 tháng đầu năm 2023 ước đạt 782,9 nghìn tỷ đồng, bằng 48,31% dự toán, trong đó, thu nội địa đạt 47,9% dự toán, bằng 97,1%; thu từ dầu thô đạt 61% dự toán, giảm 12,1%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 44% dự toán, giảm 20% so với cùng kỳ năm 2022.Thu tiền sử dụng đất 5 tháng 2023 cũng chỉ đạt khoảng 25,7% dự toán; các khoản thu nội địa như thu từ hoạt động xổ số kiến thiết, thu cổ tức, lợi nhuận, lợi nhận sau thuế, chênh lệch thu chi của Ngân hàng Nhà nước và thu hồi vốn NSNN đầu tư tại các tổ chức kinh tế ước đạt 48,3% dự toán; thu từ 03 khu vực kinh tế ước đạt 49,5% dự toán; thu thuế bảo vệ môi trường ước đạt 20,8% dự toán. Có 17/63 địa phương thực hiện thu nội địa 5 tháng đạt trên 48% dự toán; 13/63 địa phương có tăng trưởng thu so với cùng kỳ, trong khi có tới 50 địa phương thu thấp hơn so với cùng kỳ năm 2022.
Được biết, tổng thu NSNN lũy kế 5 tháng đầu năm 2023 do cơ quan Thuế quản lý ước đạt 663.843 tỷ đồng, bằng 48,3% so với dự toán pháp lệnh, bằng 96,9% so với cùng kỳ năm 2022. Luỹ kế kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hoá có thuế tính đến ngày giữa tháng 5/2023 do ngành Hải Quan quản lý chỉ đạt khoảng 45,5 tỷ USD, giảm 19% so cùng kỳ năm 2022.
6 tháng cuối năm 2023, khi chính sách giảm 2% thuế suất giá trị gia tăng được áp dụng, dự kiến sẽ giảm thu NSNN khoảng 24 nghìn tỷ đồng; giảm tiền thuê đất năm 2023 nếu được Chính phủ ban hành Quyết định, dự kiến tác động làm giảm thu NSNN khoảng 3,5 nghìn tỷ đồng; gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước nếu được thông qua, dự kiến tác động làm giảm thu NSNN trong thời gian gia hạn khoảng 11 nghìn tỷ đồng.
Về chi NSNN, tổng chi cân đối NSNN 5 tháng năm 2023 đạt 653,1 nghìn tỷ đồng, bằng 31,5% dự toán, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó: Chi đầu tư phát triển ước đạt khoảng 157,1 nghìn tỷ đồng, bằng 21,6% dự toán Quốc hội quyết định, bằng 22,22% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, tăng 35,5% so cùng kỳ năm 2022 (cùng kỳ năm 2022 tỷ lệ giải ngân đạt 22,37% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao). Riêng tháng 5/2023 chi NSNN ước đạt 152 nghìn tỷ đồng.
Về cân đối NSNN, Bộ Tài chính cho biết, cân đối ngân sách Trung ương và ngân sách các cấp địa phương được đảm bảo. Tính đến ngày 25/5/2023, đã thực hiện phát hành gần 162,3 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ, kỳ hạn bình quân 12,18 năm, lãi suất bình quân 3,8 %/năm.
Về chi cho đầu tư phát triển, ước thanh toán vốn đầu tư công từ đầu năm đến hết ngày 31/5/2023 là 157.095,4 tỷ đồng, đạt 20,80% kế hoạch (đạt 22,22% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao). Tỷ lệ giải ngân kế hoạch vốn 4 tháng và ước 5 tháng đầu năm 2023 giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2022.
Hiện Bộ Tài chính đã nhận được báo cáo phân bổ kế hoạch đầu tư vốn NSNN năm 2023 của 50/52 Bộ, cơ quan Trung ương và 63/63 địa phương. Trong đó, tổng số kế hoạch vốn các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương đã phân bổ chi tiết đạt 97,89% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao; kế hoạch vốn chưa phân bổ chi tiết là 63,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 8,94% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, 24 Bộ, cơ quan Trung ương là 10,8 nghìn tỷ đồng; 42 địa phương là 52,4 nghìn tỷ đồng.
Về những nguyên nhân ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, theo Bộ Tài chính là do: Một số dự án phải điều chỉnh phương án kết cấu để đáp ứng yêu cầu phòng cháy chữa cháy của Bộ Công an; Ảnh hưởng của chiến tranh Ukraine - Nga đến chuỗi cung ứng toàn cầu dẫn đến chậm nhập khẩu các vật tư, thiết bị kỹ thuật của một số dự án; giá nhiên liệu, vật liệu và thiết bị đầu vào tăng đột biến, gây ra khó khăn cho các nhà thầu.
Đối với dự án đầu tư xây dựng tại các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, do có sự khác nhau giữa pháp luật sở tại và pháp luật Việt Nam nên công tác chuẩn bị đầu tư, công tác triển khai hồ sơ thiết kế thường kéo dài hơn rất nhiều so với dự án trong nước; tình hình lạm phát toàn cầu, biến động về tỷ giá quy đổi thanh toán giữa Việt Nam đồng và đô la Mỹ ảnh hưởng trực tiếp đến dự toán gói thầu đã được phê duyệt và công tác lựa chọn nhà thầu tư vấn.
Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, Bộ Tài chính tiếp tục kiến nghị đối với Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư có hướng dẫn cụ thể về điều kiện bố trí vốn chuẩn bị đầu tư trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm để các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương có cơ sở thống nhất thực hiện.
Tiếp tục đề nghị các Bộ, ngành, địa phương thực hiện nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đẩy mạnh phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công tại Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 23/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ.
Đồng thời, thực hiện nghiêm túc các kết luật của các Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 tại các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương; đặc biệt, các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương cần khắc phục triệt để các nguyên nhân chủ quan làm chậm tiến độ giải ngân vốn đầu tư công.
Được biết, tổng nguồn vốn kế hoạch đầu tư công nguồn NSNN năm 2023 là 809.245,8 tỷ đồng, trong đó vốn trong nước là 776.291,34 tỷ đồng, vốn nước ngoài là 29.000 tỷ đồng.
Kế hoạch vốn đã giao là 796.358,6 tỷ đồng: Vốn trong nước là 764.429,1 tỷ đồng, vốn nước ngoài là 31.929,4 tỷ đồng. Kế hoạch vốn chưa giao là 12.887,2 tỷ đồng.
Ước thanh toán từ đầu năm đến ngày 31/5/2023 là 162.780,8 tỷ đồng, đạt 20,44% kế hoạch./.
Khánh Vy
(sav.gov.vn) - Theo thông tin từ Bộ Tài chính, thu ngân sách Nhà nước (NSNN) 5 tháng đầu năm 2023 ước đạt 782,9 nghìn tỷ đồng, bằng 48,31% dự toán, trong đó, thu nội địa đạt 47,9% dự toán, bằng 97,1%; thu từ dầu thô đạt 61% dự toán, giảm 12,1%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 44% dự toán, giảm 20% so với cùng kỳ năm 2022.
Thu ngân sách Nhà nước 5 tháng đầu năm 2023 đạt 47,9% dự toán
Thu tiền sử dụng đất 5 tháng 2023 cũng chỉ đạt khoảng 25,7% dự toán; các khoản thu nội địa như thu từ hoạt động xổ số kiến thiết, thu cổ tức, lợi nhuận, lợi nhận sau thuế, chênh lệch thu chi của Ngân hàng Nhà nước và thu hồi vốn NSNN đầu tư tại các tổ chức kinh tế ước đạt 48,3% dự toán; thu từ 03 khu vực kinh tế ước đạt 49,5% dự toán; thu thuế bảo vệ môi trường ước đạt 20,8% dự toán. Có 17/63 địa phương thực hiện thu nội địa 5 tháng đạt trên 48% dự toán; 13/63 địa phương có tăng trưởng thu so với cùng kỳ, trong khi có tới 50 địa phương thu thấp hơn so với cùng kỳ năm 2022.
Được biết, tổng thu NSNN lũy kế 5 tháng đầu năm 2023 do cơ quan Thuế quản lý ước đạt 663.843 tỷ đồng, bằng 48,3% so với dự toán pháp lệnh, bằng 96,9% so với cùng kỳ năm 2022. Luỹ kế kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hoá có thuế tính đến ngày giữa tháng 5/2023 do ngành Hải Quan quản lý chỉ đạt khoảng 45,5 tỷ USD, giảm 19% so cùng kỳ năm 2022.
6 tháng cuối năm 2023, khi chính sách giảm 2% thuế suất giá trị gia tăng được áp dụng, dự kiến sẽ giảm thu NSNN khoảng 24 nghìn tỷ đồng; giảm tiền thuê đất năm 2023 nếu được Chính phủ ban hành Quyết định, dự kiến tác động làm giảm thu NSNN khoảng 3,5 nghìn tỷ đồng; gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước nếu được thông qua, dự kiến tác động làm giảm thu NSNN trong thời gian gia hạn khoảng 11 nghìn tỷ đồng.
Về chi NSNN, tổng chi cân đối NSNN 5 tháng năm 2023 đạt 653,1 nghìn tỷ đồng, bằng 31,5% dự toán, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó: Chi đầu tư phát triển ước đạt khoảng 157,1 nghìn tỷ đồng, bằng 21,6% dự toán Quốc hội quyết định, bằng 22,22% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, tăng 35,5% so cùng kỳ năm 2022 (cùng kỳ năm 2022 tỷ lệ giải ngân đạt 22,37% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao). Riêng tháng 5/2023 chi NSNN ước đạt 152 nghìn tỷ đồng.
Về cân đối NSNN, Bộ Tài chính cho biết, cân đối ngân sách Trung ương và ngân sách các cấp địa phương được đảm bảo. Tính đến ngày 25/5/2023, đã thực hiện phát hành gần 162,3 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ, kỳ hạn bình quân 12,18 năm, lãi suất bình quân 3,8 %/năm.
Về chi cho đầu tư phát triển, ước thanh toán vốn đầu tư công từ đầu năm đến hết ngày 31/5/2023 là 157.095,4 tỷ đồng, đạt 20,80% kế hoạch (đạt 22,22% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao). Tỷ lệ giải ngân kế hoạch vốn 4 tháng và ước 5 tháng đầu năm 2023 giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2022.
Hiện Bộ Tài chính đã nhận được báo cáo phân bổ kế hoạch đầu tư vốn NSNN năm 2023 của 50/52 Bộ, cơ quan Trung ương và 63/63 địa phương. Trong đó, tổng số kế hoạch vốn các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương đã phân bổ chi tiết đạt 97,89% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao; kế hoạch vốn chưa phân bổ chi tiết là 63,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 8,94% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, 24 Bộ, cơ quan Trung ương là 10,8 nghìn tỷ đồng; 42 địa phương là 52,4 nghìn tỷ đồng.
Về những nguyên nhân ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, theo Bộ Tài chính là do: Một số dự án phải điều chỉnh phương án kết cấu để đáp ứng yêu cầu phòng cháy chữa cháy của Bộ Công an; Ảnh hưởng của chiến tranh Ukraine - Nga đến chuỗi cung ứng toàn cầu dẫn đến chậm nhập khẩu các vật tư, thiết bị kỹ thuật của một số dự án; giá nhiên liệu, vật liệu và thiết bị đầu vào tăng đột biến, gây ra khó khăn cho các nhà thầu.
Đối với dự án đầu tư xây dựng tại các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, do có sự khác nhau giữa pháp luật sở tại và pháp luật Việt Nam nên công tác chuẩn bị đầu tư, công tác triển khai hồ sơ thiết kế thường kéo dài hơn rất nhiều so với dự án trong nước; tình hình lạm phát toàn cầu, biến động về tỷ giá quy đổi thanh toán giữa Việt Nam đồng và đô la Mỹ ảnh hưởng trực tiếp đến dự toán gói thầu đã được phê duyệt và công tác lựa chọn nhà thầu tư vấn.
Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, Bộ Tài chính tiếp tục kiến nghị đối với Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư có hướng dẫn cụ thể về điều kiện bố trí vốn chuẩn bị đầu tư trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm để các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương có cơ sở thống nhất thực hiện.
Tiếp tục đề nghị các Bộ, ngành, địa phương thực hiện nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đẩy mạnh phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công tại Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 23/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ.
Đồng thời, thực hiện nghiêm túc các kết luật của các Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 tại các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương; đặc biệt, các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương cần khắc phục triệt để các nguyên nhân chủ quan làm chậm tiến độ giải ngân vốn đầu tư công.
Được biết, tổng nguồn vốn kế hoạch đầu tư công nguồn NSNN năm 2023 là 809.245,8 tỷ đồng, trong đó vốn trong nước là 776.291,34 tỷ đồng, vốn nước ngoài là 29.000 tỷ đồng.
Kế hoạch vốn đã giao là 796.358,6 tỷ đồng: Vốn trong nước là 764.429,1 tỷ đồng, vốn nước ngoài là 31.929,4 tỷ đồng. Kế hoạch vốn chưa giao là 12.887,2 tỷ đồng.
Ước thanh toán từ đầu năm đến ngày 31/5/2023 là 162.780,8 tỷ đồng, đạt 20,44% kế hoạch./.
Khánh Vy