(sav.gov.vn )- Nhằm thực hiện kế hoạch kiểm toán (KHKT) năm 2024 đạt chất lượng, hiệu quả và hiệu lực, mới đây Tổng Kiểm toán nhà nước Ngô Văn Tuấn đã ký, ban hành Công văn số 129/KTNN-TH hướng dẫn mục tiêu, trọng yếu và nội dung kiểm toán chủ yếu năm 2024.
Hướng dẫn nêu rõ, mục tiêu kiểm toán chung năm 2024 là nhằm triển khai hiệu quả Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển KTNN đến 2030, thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 30 năm thành lập KTNN; tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong thực thi công vụ; nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán, đặc biệt là nhiệm vụ trình ý kiến về dự toán và quyết toán ngân sách nhà nước (NSNN), gia tăng hiệu lực kết luận và kiến nghị kiểm toán; tiếp tục phát huy vai trò KTNN là công cụ hữu hiệu của Đảng, Nhà nước trong kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công và phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
Các mục tiêu kiểm toán cụ thể theo Hướng dẫn gồm: Xác nhận tính trung thực, hợp lý của báo cáo quyết toán, báo cáo tài chính, thông tin tài chính; Đánh giá việc tuân thủ pháp luật, tính kinh tế, hiệu lực, hiệu quả trong quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công của các đơn vị, chương trình và dự án; Chỉ ra các tồn tại, hạn chế để kiến nghị với đơn vị được kiểm toán chấn chỉnh công tác quản lý và hoạt động của đơn vị; kiến nghị cấp có thẩm quyền hoàn thiện các cơ chế, chính sách còn bất cập; phát hiện kịp thời các sai phạm, hành vi tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; xác định trách nhiệm của tập thể, cá nhân và kiến nghị xử lý theo quy định của pháp luật, đảm bảo các nguồn lực tài chính công, tài sản công được sử dụng tiết kiệm, hiệu quả; Cung cấp thông tin, số liệu tin cậy, kịp thời cho Lãnh đạo Đảng, Nhà nước trong lãnh đạo, chỉ đạo.
XÁC ĐỊNH TRỌNG YẾU KIỂM TOÁN
(1) Đối với việc xác nhận báo cáo quyết toán, báo cáo tài chính, thông tin tài chính:
- Xác định trọng yếu kiểm toán để xác nhận tính trung thực, hợp lý của báo cảo quyết toán, báo cảo tài chính năm: Thực hiện theo các văn bản hướng dẫn phương pháp tiếp cận kiểm toán dựa trên đánh giá rủi ro và xác định trọng yếu trong kiểm toán từng lĩnh vực đã được Tổng KTNN ban hành.
- Xác định trọng yếu kiểm toán để xác nhận tính trung thực, hợp lý của các báo cáo tài chính, thông tin tài chính khác: Thực hiện theo các văn bản hướng dẫn phương pháp tiếp cận kiểm toán dựa trên đánh giá rủi ro và xác định trọng yếu trong kiểm toán từng lĩnh vực tương đồng và trình bày lý do trong Tờ trình xét duyệt Kế hoạch kiểm toán.
(2) Đối với nội dung khác
Để đảm bảo tính tập trung, thống nhất toàn ngành, KTNN định hướng một số nội dung trọng yếu cần tập trung đánh giá (nếu có) trong các cuộc kiểm toán năm 2024 như sau:
- Về thu NSNN:
Công tác lập, giao, thực hiện dự toán thu NSNN; lưu ý đối với khả năng nguồn thu của NSĐP, tác động tăng, giảm do thay đổi chính sách pháp luật về thu, gia hạn miễn giảm thuế theo Nghị quyết số 43/2022/QH15, Nghị quyết số 30/2022/UBTVQH15, Nghị quyết số 101/2023/QH15, việc gia hạn nộp thuế theo Nghị định số 12/2023/NĐ-CP và tăng, giảm do các yếu tố khác.
Công tác hoàn thuế giá trị gia tăng (lưu ý đối với tiến độ giải quyết hồ sơ hoàn thuế, việc quản lý rủi ro trong phân loại hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng, giải quyết vướng mắc trong hoàn thuế giá trị gia tăng); công tác thanh tra, kiểm tra thuế; xử lý, thu hồi nợ đọng thuế của cơ quan thuế, hải quan; phân loại nợ đọng thuế, trong đó lưu ý đối với nhóm nợ chờ điều chỉnh; việc khoanh nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp theo Nghị quyết số 94/2019/QH14 của Quốc hội.
Công tác quản lý, chống thất thu đối với tiền cấp quyền khai thác tài nguyên, khoáng sản (lưu ý các loại khoáng sản: Cát, Vonfram, đất hiếm...).
- Về chi thường xuyên:
Việc lập, phân bổ, giao dự toán, điều chỉnh và bổ sung dự toán chi thường xuyên theo quy định của Luật NSNN, các văn bản hướng dẫn, Thông tư số 47/2022/TT-BTC ngày 29/7/2022 về hướng dẫn xây dựng dự toán NSNN năm 2023, Kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm 2023-2025 và khoản 2, khoản 3 Điều 3 Thông tư số 78/2022/TT-BTC ngày 26/12/2022 về tổ chức thực hiện dự toán NSNN năm 2023. Trong đó lưu ý:
+ Việc thực hiện tiết kiệm thêm bình quân 10% chi thường xuyên NSNN so với dự toán năm 2022 của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước ngay từ khâu xây dựng dự toán (trừ các khoản chi tiền lương, phụ cấp theo lương, các khoản chi có tính chất lương, các khoản chi cho con người theo chế độ và các khoản chi đặc thù không thể cắt giảm như đóng niên liễm, chi theo các hợp đồng cung ứng hàng hóa, dịch vụ đã ký kết từ trước và tiếp tục thực hiện trong năm 2023) để dành nguồn tăng chi ĐTPT và các nhiệm vụ cấp bách khác thuộc trách nhiệm chi của các cấp ngân sách theo phân cấp.
+ Việc cắt giảm tối thiểu 3% chi hỗ trợ trực tiếp từ NSNN so với dự toán năm 2022 đối với các đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo một phần chi thường xuyên thuộc các bộ, cơ quan TW; giảm tối thiểu 2% chi trực tiếp từ NSNN so với dự toán năm 2022 đối với các đơn vị sự nghiệp công lập do NSNN bảo đảm chi thường xuyên thuộc các bộ, cơ quan TW trừ các dịch vụ công cơ bản, thiết yếu do NSNN đảm bảo.
+ Việc bố trí kinh phí để đảm bảo thực hiện các chính sách, chế độ Trung ương ban hành đến thời điểm giao dự toán ngân sách năm 2023 và các chính sách mói phát sinh (nếu có), nhất là kinh phí thực hiện các chính sách an sinh xã hội, để các đối tượng được hưởng chính sách ngay từ đầu năm 2023.
Việc quản lý và sử dụng kinh phí bổ sung có mục tiêu; việc trích lập, quản lý và sử dụng nguồn thực hiện cải cách tiền lương (làm rõ số liệu nguồn cải cách tiền lương chưa sử dụng của từng bộ, cơ quan trung ương, địa phương tại thời điểm ngày 31/12/2023).
Việc quản lý, sử dụng, quyết toán nguồn (chi thường xuyên) vốn viện trợ không hoàn lại.
- Về chi đầu tư
Việc lập, thẩm định, phân bổ và giao kế hoạch đầu tư công năm 2023 theo quy định của Luật NSNN, Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn; công tác điều chỉnh, bổ sung, điều hòa nguồn vốn đầu tư công của Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 và nguồn vốn đầu tư công của chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 trong đó lưu ý việc cân đối điều hòa vốn để bố trí vốn đầu tư cho Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025.
Việc tuân thủ pháp luật trong hoạt động đầu tư xây dựng: công tác chuẩn bị đầu tư và việc lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế - dự toán, công tác đấu thầu, quản lý tiến độ, giải ngân vốn đầu tư, chi phí đầu tư và công tác quyết toán dự án hoàn thành.
Việc tuân thủ các quy định trong kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân vốn đầu tư, thu hồi vốn ứng trước; xác định số dư tạm ứng quá hạn chưa thu hồi (lưu ý các trường hợp kéo dài nhiều năm); việc quản lý, theo dõi và xử lý nợ đọng XDCB, làm rõ số liệu nợ đọng XDCB vốn NSNN (chi tiết theo từng nguồn vốn NSTW, NSĐP) phát sinh trong năm 2023, lũy kế đến thời điểm 31/12/2023 (trong đó: Nợ đọng XDCB phát sinh trước ngày 01/01/2015, và từ ngày 01/01/2015). Việc theo dõi và hiệu quả quản lý đối với nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi, lưu ý làm rõ thông tin (dự án, số liệu, nguyên nhân) các trường hợp đã giải ngân chưa được hạch toán ghi thu - ghi chi vào NSNN đến hết niên độ ngân sách 2023.
Việc áp dụng cơ chế đặc thù trong đầu tư theo quy định tại Điều 5 Nghị quyết số 43/2022/QH15, tập trung vào công tác chỉ định thầu và việc khai thác mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng; việc thí điểm một số chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình đường bộ theo Nghị quyết số 106/2023/QH15.
- Về quản lỷ tài sản công và một sô nội dung thu chi khác
Việc lập, giao dự toán và thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập và trách nhiệm thực hiện của các bộ, cơ quan trưng ương, địa phương có liên quan theo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP của Chính phủ; việc chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần theo Nghị định số 150/2020/NĐ-CP của Chính phủ.
Việc triển khai thực hiện và quản lý, sử dụng tài sản công và việc thực hiện nghĩa vụ với NSNN đối với việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định. Việc chấp hành quy định về quản lý, sử dụng đất đai của các đơn vị sự nghiệp; quản lý mua sắm, sử dụng tài sản công trong đó lưu ý xe ô tô công; tài sản chuyển giao về địa phưong quản lý.
Việc quản lý, sử dụng tiền thu sử dụng đất, trong đó lưu ý: Việc bổ sung Quỹ phát triển đất; sử dụng nguồn thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, đấu giá quyền sử dụng đất để hoàn trả vốn ứng từ Quỹ phát triển đất.
Việc phân bổ, giao kế hoạch vốn và sử dụng vốn dự phòng NSTW.
Về chi chuyển nguồn: Việc chi chuyển nguồn của các cấp ngân sách (nguyên nhân chi chuyển nguồn lớn), trong đó lưu ý việc chi chuyển nguồn (chi thường xuyên, chi đầu tư) theo quy định tại khoản 3 Điều 64 Luật NSNN, Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn; các khoản chuyển nguồn cho phép (nguồn tăng thu, cắt giảm, tiết kiệm chi NSTW năm 2021, nguồn thực hiện 03 chương trình MTQG) tại Nghị quyết số 104/2023/QH15. Kết quả kiểm toán phải trình bày rõ: Thống kê số liệu theo các nhóm chuyển nguồn của bộ, cơ quan trung ương, địa phương quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 64 Luật NSNN và của cấp có thẩm quyền cho phép; Kiến nghị hủy bỏ/nộp NSNN kịp thời các khoản chi đã hết thời gian thực hiện sau thời gian chỉnh lý quyết toán không thuộc đối tượng chuyển nguồn.
Về lĩnh vực doanh nghiệp nhà nước và các tể chức tài chính - ngân hàng
Việc điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá và hoạt động ngân hàng; việc cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu, việc xử lý tổ chức tín dụng yếu kém; việc thực hiện chính sách tiền tệ, tín dụng, ngoại hối của các tố chức tín dụng, trong đó tập trung tín dụng cho các lĩnh vực sản xuất, nhất là lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ và kiểm soát tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như đầu tư, kinh doanh bất động sản, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp; việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn; hiệu quả chương trình hỗ trợ lãi suất 2% từ nguồn NSNN theo Nghị định số 31/2022/NĐ-CP.
Việc tuân thủ các quy định trong hoạt động kinh doanh bảo hiếm (lưu ý việc môi giới, bán chéo bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm liên kết đầu tư khi kiểm toán báo cáo tài chính tại các ngân hàng thương mại và Tập đoàn Bảo Việt).
Việc quản lý và sử dụng đất đai; khai thác tài nguyên, khoáng sản.
Việc bảo toàn, phát triển vốn nhà nước; việc cơ cấu lại, sắp xếp, đối mới, cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, hiệu quả hoạt động đầu tư.
Việc thực hiện giám sát tài chính, hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước; trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước trong việc quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp.
Tình hình thực hiện nghĩa vụ với NSNN.
Về lĩnh vực kiểm toán chuyên đề, chương trĩnh
Căn cứ vào đề cương kiểm toán các chuyên đề có phạm vi rộng và đặc thù được phê duyệt để xác định trọng yếu kiểm toán của cuộc kiểm toán.
Đối với các chuyên đề, chương trình độc lập (không có đề cương riêng) căn cứ vào thông tin thu thập để xác định trọng yếu kiểm toán, trong đó tập trung đối với các tiêu chí đầu vào và kết quả thực hiện đầu ra (nếu có), như: Xác định nhu cầu đầu tư, sự phù hợp về quy mô, phạm vi, đối tượng thụ hưởng; Khả năng huy động và việc quản lý, sử dụng vốn; Kết quả thực hiện các mục tiêu, hiệu quả của chương trình, dự án; Công tác chỉ đạo, quản lý thực hiện chương trình; Các nội dung văn bản, chính sách của chương trình để có kiến nghị điều chỉnh kịp thời, phù hợp.
Về lĩnh vực kiểm toán hoạt động, môi trường
Căn cứ vào hướng dẫn kiểm toán hoạt động được ban hành theo Quyết định số 1925/QĐ-KTNN ngày 16/11/2021, các văn bản hướng dẫn riêng đối với kiểm toán môi trường đã được Tổng KTNN ban hành và thông tin thu thập để xác định trọng yếu kiểm toán đối với từng chủ đề kiểm toán cho phù hợp.
(3) Ngoài các văn bản hướng dẫn của Ngành về đánh giá rủi ro và xác định trọng yếu kiểm toán trong từng lĩnh vực, trong quá trình khảo sát, thu thập thông tin xây dựng Kế hoạch kiểm toán của cuộc kiểm toán, Đoàn kiểm toán có thể xác định trọng yếu khác hoặc ngoài phạm vi hướng dẫn tại mục (2) thì xác định theo thông tin khảo sát và trình bày rõ tại Tờ trình khi xét duyệt Kế hoạch kiểm toán của cuộc kiểm toán.
NỘI DUNG KIỂM TOÁN CHỦ YẾU
Theo Hướng dẫn, việc xác định nội dung kiểm toán đối với từng cuộc kiểm toán trong năm 2024 tuân thủ các quy định sau:
Thực hiện đày đủ các nội dung kiểm toán theo quy định tại quy trình kiểm toán, các hướng dẫn kiểm toán theo từng lĩnh vực của KTNN, Đề cương kiểm toán, công văn hướng dẫn mục tiêu, nội dung, tiêu chí kiểm toán hoạt động... đã được Tổng KTNN ban hành. Trong đó đảm bảo thực hiện các trọng yếu kiểm toán cho từng lĩnh vực đã được xác định tại mục 2.2 Văn bản này phù hợp với cuộc kiểm toán.
Các nội dung kiểm toán cần đảm bảo thực hiện đầy đủ mục tiêu kiểm toán của từng cuộc kiểm toán; phù hợp với các thông tin thu thập và phân tích trong giai đoạn khảo sát, lập Kế hoạch kiểm toán.
Ngoài ra, trong quá trình xây dựng Kế hoạch kiểm toán của cuộc kiểm toán, thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán chỉ đạo Đoàn kiểm toán nghiên cứu, lựa chọn kiểm toán đối với các nội dung kiểm toán thường xảy ra sai phạm và một số đặc thù của năm 2023./.
Hà Linh