12/08/2024
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In trang
Công khai kết quả kiểm toán Hoạt động xây dựng và việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng giai đoạn 1(sav.gov.vn) – Thực hiện Quyết định số 447/QĐ-KTNN ngày 22/02/2024 của Tổng Kiểm toán nhà nước về việc kiểm toán hoạt động xây dựng và việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng giai đoạn 1, Đoàn Kiểm toán nhà nước (KTNN) thuộc KTNN chuyên ngành IV đã tiến hành kiểm toán dự án từ ngày 29/02/2024 đến ngày 18/4/2024. Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng giai đoạn 1 là dự án quan trọng quốc gia, được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 60/2022/QH15 ngày 16/6/2022. Dự án được đầu tư khoảng 188,2 km, chia thành 04 dự án thành phần theo hình thức đầu tư công, trong đó: Dự án thành phần 1 (DATP1) có chiều dài dự kiến 57,2 km, địa điểm xây dựng tại tỉnh An Giang và thành phố Cần Thơ; Dự án thành phần 2 (DATP2) có chiều dài dự kiến 37,2 km, địa điểm xây dựng tại thành phố Cần Thơ; Dự án thành phần 3 (DATP3) có chiều dài dự kiến 36,9 km, địa điểm xây dựng tại tỉnh Hậu Giang; Dự án thành phần 4 (DATP4) có chiều dài dự kiến 56,9 km, địa điểm xây dựng tại tỉnh Hậu Giang và tỉnh Sóc Trăng. Sơ bộ tổng mức đầu tư của Dự án là 44.691 tỷ đồng. Dự án được áp dụng các cơ chế, chính sách đặc biệt theo quy định tại Điều 3 Nghị quyết số 60/2022/QH15 và các Nghị quyết khác của Quốc hội.
Việc thực hiện các cơ chế, chính sách đặc thù theo quy định
Kết quả kiểm toán cho thấy, các Ban QLDA chưa có kinh nghiệm thực hiện các dự án quan trọng quốc gia, dự án đường cao tốc; một số cán bộ chủ chốt của các Ban QLDA chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu về chứng chỉ hành nghề theo quy định tại Điều 21 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ (tại DATP1, DATP3, DATP4).
Việc thực hiện áp dụng cơ chế đặc thù trong khai thác mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường còn chưa hiệu quả, ngoại trừ DATP1 trên địa bàn tỉnh An Giang, các dự án thành phần khác đều gặp khó khăn và không chủ động được nguồn vật liệu. Nguyên nhân do: (1) Nhu cầu sử dụng nguồn vật liệu xây dựng thông thường nói chung, vật liệu cát nói riêng trong khu vực các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long tăng đột biến do triển khai xây dựng cùng lúc nhiều dự án giao thông, đường cao tốc quy mô lớn; (2) Chưa có cơ chế phối hợp cụ thể giữa các địa phương trong khu vực trong việc rà soát, phối hợp cung cấp nguồn vật liệu xây dựng thông thường để sử dụng cho các dự án giao thông lớn, quan trọng trên địa bàn; (3) Cơ quan chuyên môn của các địa phương chưa rà soát toàn diện nguồn vật liệu trên địa bàn để xem xét sử dụng cho các Dự án cao tốc hoặc chưa có các hướng dẫn kịp thời để chủ đầu tư, nhà thầu thực hiện; (4) Một số Bộ chưa hoàn thành việc hướng dẫn thủ tục, phương án khai thác, công bố giá vật liệu khai thác tại mỏ theo Thông báo số 136/TB-VPCP ngày 03/4/2024 của Văn phòng Chính phủ làm cơ sở cho địa phương thực hiện đối với các mỏ cát biển tại tỉnh Sóc Trăng.
Nhiều hạn chế trong việc chấp hành các quy định của nhà nước về quản lý dự án đầu tư
Hồ sơ khảo sát vật liệu cung cấp cho dự án không xác định cụ thể mỏ vật liệu cung cấp cho từng gói thầu, trữ lượng còn lại, công suất khai thác, tình hình cung cấp vật liệu cho dự án khác hoặc chưa thực hiện lấy mẫu kiểm tra chất lượng đối với các vị trí mỏ chưa khai thác; một số mỏ không có khả năng cung cấp cho dự án, một số mỏ thông số thí nghiệm chưa đảm bảo; việc áp dụng một số thông số thí nghiệm vào tính toán chưa phù hợp.
Chiều sâu khoan khảo sát địa chất tại một số vị trí mố trụ chưa phù hợp quy định tại Bảng 1 khoản 4.2 TCVN 11823-10:2017 Thiết kế cầu đường bộ - Nền móng (DATP3, DATP4).
Thiết kế lớp đệm đỉnh đầu cọc Xi măng đất (CDM) bằng vật liệu cát gia cố xi măng (hoặc bê tông C16) nhưng chưa có quy định tại 02 tiêu chuẩn liên quan thuộc danh mục tiêu chuẩn áp dụng cho Dự án đã được duyệt; tính toán độ lún dư tại các vị trí xử lý nền đất yếu bằng CDM chưa phù hợp quy định (DATP1, DATP4); xác định phạm vi xử lý nền đất yếu bằng CDM còn chưa chính xác (DATP2, DATP3, DATP4).
Bố trí trạm dừng nghỉ trên toàn tuyến khi chưa làm rõ quy hoạch và vị trí, quy mô trạm đảm bảo khoảng cách chung cho toàn dự án theo quy định tại khoản 11.6 TCVN5729:2012 Đường ô tô cao tốc - Yêu cầu thiết kế; QCVN 43:2012/BGTVT và Văn bản số 13023/BGTVT-KCHT ngày 06/12/2022 của Bộ Giao thông vận tải V/v ý kiến đối với trạm dừng nghỉ của Dự án xây dựng đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng giai đoạn 1.
Hồ sơ thiết kế kỹ thuật một số gói thầu xây lắp không thể hiện đầy đủ các thông số, chưa đủ cơ sở để tính toán khối lượng lập dự toán (DATP1, DATP3); một số biện pháp thi công còn chưa phù hợp hoặc thiếu một số bảng tính kết cấu (DATP1, DATP4).
Thiết kế kích thước dải phân cách giữa giai đoạn phân kỳ của Dự án theo vận tốc 80Km/h có chiều cao 85cm, chiều rộng đáy 50cm ở mức năng lượng va chạm trung bình Bg phù hợp quy định tại điểm 4.2 và 5.5 Tiêu chuẩn TCVN 12681:2019. Tuy nhiên, cần thiết phải nghiên cứu giải pháp tận dụng cho giai đoạn hoàn thiện (DATP2).
Lập nhu cầu tái định cư (số hộ dân), xây dựng quy mô khu tái định cư lớn hơn nhu cầu tái định cư của dự án (DATP4).
Công tác lập, thẩm tra, thẩm định và phê duyệt Tổng mức đầu tư (TMĐT) còn một số hạn chế, sai sót trong tính toán khối lượng, xác định chi phí thực hiện các công việc khác còn chưa chính xác làm tăng giá trị TMĐT 381.806 triệu đồng (DATP1 là 87.082 triệu đồng; DATP2 là 47.721 triệu đồng; DATP3 là 59.903 triệu đồng; DATP4 là 187.100 triệu đồng); việc xác định một số chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong TMĐT của Dự án là tạm tính, chưa đầy đủ thông tin, căn cứ, cơ sở nên còn chênh lệch so với giai đoạn triển khai thực hiện (DATP2, DATP3, DATP4).
Công tác lập, thẩm tra, thẩm định và phê duyệt dự toán: Trong báo cáo thẩm địnhcủa Cục cao tốc Việt Nam chưa xác định danh mục các định mức cần tổ chức khảo sát trong quá trình thi công xây dựng theo quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 13 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021, các định mức điều chỉnh này chưa được Chủ đầu tư xem xét, quyết định việc sử dụng để làm cơ sở xác định giá xây dựng công trình theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 21 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP; một số định mức được vận dụng chưa phù hợp hoặc điều chỉnh nhưng chưa đưa vào danh mục để chủ đầu tư trình thẩm định, phê duyệt; còn sai khối lượng, đơn giá làm tăng giá trị dự toán các gói thầu 224.172 triệu đồng (DATP1 là 32.268 triệu đồng; DATP2 là 63.187 triệu đồng; DATP3 là 43.426 triệu đồng; DATP4 là 85.291 triệu đồng).
Tại DATP1: (i) Chủ đầu tư tổ chức lập nhiệm vụ khảo sát, xác định giá trị dự toán, giá trị gói thầu và giá trị hợp đồng các gói thầu tư vấn lập dự án, tư vấn thiết kế là chưa phù hợp với năng lực theo quy định; (ii) Gói thầu khảo sát, tư vấn lập BCNCKT không có căn cứ pháp lý về sự cần thiết phải tính toán thủy lực công trình theo mô hình tính toán thủy lực một chiều, không có căn cứ tính toán giá trị dự toán đối với một số khoản mục chi phí, áp dụng hệ số tỷ lệ chi phí lập phương án khảo sát 1,5%, lập báo cáo kết quả khảo sát 2,5% cho công tác thí nghiệm, công tác cắm cọc GPMB và chi phí chung của công tác khảo sát 59% cho công tác GPMB chưa phù hợp quy định; (iii) số lượng mẫu thí nghiệm xác định trong dự toán không đủ căn cứ, chưa phù hợp quy định.
Công tác lựa chọn nhà thầu, thương thảo ký kết hợp đồng: Hồ sơ yêu cầu quy định số lượng máy thi công thấp hơn so với nhu cầu sử dụng của một số gói thầu; tiên lượng mời thầu không thống nhất với phần đo đạc và xác định khối lượng thanh toán trong Chỉ dẫn kỹ thuật (DATP1); Hợp đồng chưa quy định chi tiết phương pháp điều chỉnh đơn giá hợp đồng liên quan đến các định mức mới, định mức điều chỉnh khi có kết quả khảo sát, chuẩn xác lại trong quá trình thi công (DATP2, DATP3); chưa công khai kết quả chỉ định thầu theo quy định tại khoản 6 Điều 20 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ (DATP4).
Công tác quản lý chất lượng: Biên bản nghiệm thu cọc bê tông cốt thép dự ứng lực D600 loại C tại cầu Kinh Đông 1 và Cầu Kênh 1/5 (Gói thầu số 44) còn chưa phù hợp; hồ sơ quản lý chất lượng vật liệu đầu vào, nhật ký thi công một số gói thầu còn chưa đầy đủ (DATP1); Hồ sơ khảo sát mỏ vật liệu thiếu Biên bản làm việc với các cơ quan nhà nước, với các chủ mỏ đối với các mỏ đang khai thác trong khu vực (DATP4).
Các gói thầu xây lắp tại các dự án thành phần đều chậm so với tiến độ chi tiết được duyệt. Nguyên nhân chính do khó khăn về nguồn vật liệu, vướng mắc công tác giải phóng mặt bằng dẫn đến khó đạt được tiến độ đề ra ban đầu.
Công tác quản lý chi phí: Chủ đầu tư chưa tổ chức xác định định mức các công tác có điều chỉnh định mức trong quá trình thi công theo quy định tại khoản 5 Điều 21 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP (DATP1, DATP3); còn sai sót trong quản lý chi phí về khối lượng, đơn giá (tại cả 04 DATP).
Công tác xây dựng nhu cầu vốn, giao kế hoạch vốn đầu tư và sử dụng nguồn vốn: Bố trí vốn quá nhu cầu dẫn đến phải điều chỉnh (DATP2); Hợp đồng các Gói thầu số 9, 10, 11, 12, Gói thầu TVGS số 15, Gói thầu TVGS số 14 chưa ghi rõ thời điểm thu hồi tạm ứng từng lần theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 10 Nghị định số 99/2021/NĐ-CP của Chính phủ (DATP4); Hợp đồng các gói thầu xây lắp chỉ quy định mức thu hồi tạm ứng tối thiểu (theo tỷ lệ % giá trị từng đợt nghiệm thu, thanh toán) là chưa cụ thể theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 10 Nghị định số 99/2021/NĐ-CP (DATP2); còn dư tạm ứng cho công tác bồi thường hỗ trợ quá 3 tháng (DATP1 là 1.464.184 triệu đồng; DATP4 là 31.970 triệu đồng).
Dự án chưa có phương án bóc tách, sử dụng tầng đất mặt của đất chuyên trồng lúa nước để sử dụng vào mục đích nông nghiệp theo quy định tại Điều 57 Luật Trồng trọt 2018 và Điều 14 Nghị định số 94/2019/NĐ-CP (DATP1, DATP2, DATP3). Đến thời điểm 31/3/2024, chủ đầu tư chưa tính toán, xác định giá trị khoản tiền phải nộp để bảo vệ, phát triển đất trồng lúa đối với diện tích đất trồng lúa nước đã được GPMB để thực hiện Dự án theo quy định tại khoản 3 Điều 134 Luật đất đai 2013 và Điều 5 Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 của Chính phủ về quản lý sử dụng đất trồng lúa.
Các vấn đề liên quan đến cơ chế chính sách trong quá trình triển khai thực hiện dự án
Về phương pháp tính toán mô đun đàn hồi (Ec) của vật liệu cọc CDM: Phụ lục C Tiêu chuẩn TCVN 9403-2012 Hướng dẫn tính toán mô đun đàn hồi của vật liệu cọc CDM Ec = (50-100)Cc tuy nhiên chưa có hướng dẫn cụ thể về tính toán chỉ tiêu Cc của vật liệu cọc CDM, dẫn đến việc áp dụng thực hiện chưa thống nhất; công thức tính Ec chưa thống nhất giữa các quy định hiện hành: Tiêu chuẩn TCVN9403-2012 hướng dẫn tính Ec = (50-100)Cc, Quyết định số 2163/QĐ-BGTVT ngày 18/11/2019 của Bộ trưởng Bộ GTVT hướng dẫn tính Ec = 150Cc; công thức tính toán cường độ đất nền xung quanh cọc CDM của Tiêu chuẩn TCVN 9906:2014 cần được bổ sung, làm rõ trong việc xác định các hệ số m, A1/4, B, D và ct/c cho công thức tại mục E.2.1. Điều kiện an toàn về ứng suất của Phụ lục E Xử lý đất yếu cho khối đất đắp tiêu chuẩn quy định về điều kiện an toàn về ứng suất của đất nền xung quanh cọc.
Quy định về số lượng mẫu khảo sát và thí nghiệm địa kỹ thuật: Các tiêu chuẩn về khảo sát địa chất hiện nay chỉ quy định số lượng mẫu tối thiểu không khống chế số lượng mẫu tối đa và chưa hướng dẫn cách tính toán hoặc khuyến cáo số lượng thí nghiệm theo chiều dài tuyến… dẫn đến không có phương pháp xác định được số lượng thí nghiệm cần thiết phù hợp với chiều dài từng tuyến đường.
Tại TCVN 5729:2012 về Đường ô tô cao tốc - Yêu cầu và thiết kế, một số nội dung yêu cầu về thiết kế tham chiếu đến các Tiêu chuẩn ngành (TCN) và Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam (TCXDVN) , tuy nhiên, tại Điều 10 Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 ngày 29/6/2006 không có quy định về TCN, TCXDVN. Do đó TCVN 5729:2012 cần được rà soát sửa đổi các nội dung liên quan đến việc tham chiếu đến các TCN, TCXDVN để phù hợp với Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11, Nghị định số 15/2021/NĐ-CP và các Tiêu chuẩn cơ sở mới ban hành.
Chi phí các hạng mục thí nghiệm hiện trường (Khoan lõi mẫu, nén không hạn chế nở hông, nén tĩnh trụ đơn, …) đối với công tác thi công cọc CDM chưa được quy định rõ ràng, cụ thể thuộc chi phí nào tại TMĐT, dự toán xây dựng công trình (là chi phí chung theo quy định tại khoản 3 mục II Phụ lục III Thông tư số 11/2021/TT-BXD hay thuộc chi phí khác quy định tại điểm e khoản 2 Điều 5, hoặc chi phí thí nghiệm chuyên ngành xây dựng quy định tại Điều 31 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP).
Cần có định mức chung về vận chuyển vật liệu bằng đường thủy do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức xây dựng, ban hành để làm cơ sở lập và quản lý chi phí vận chuyển vật liệu bằng đường thủy thống nhất trong phạm vi cả nước.
Kiến nghị từ kết quả kiểm toán dự án
Từ những tồn tại, hạn chế phát hiện qua kiểm toán, KTNN kiến nghị xử lý tài chính 1,845 tỷ đồng (DATP1 là 31 triệu đồng; DATP2 là 1,228 tỷ đồng; DATP3 là 124 triệu đồng; DATP4 là 462 triệu đồng); xử lý khác 45,154 tỷ đồng (DATP1 là 44,862 tỷ đồng; DATP4 là 292 triệu đồng).
Ngoài ra, KTNN kiến nghị các Chủ đầu tư dự án thành phần:
Kiểm tra, rà soát, tính toán, chuẩn xác các tồn tại theo đúng quy định pháp luật đối với các nội dung về xử lý nền đất yếu.
Tổ chức rà soát dự toán các gói thầu xây lắp, gói thầu tư vấn, gói thầu thuộc chi phí GPMB, trong đó lưu ý những sai sót, tồn tại phát hiện qua kiểm toán, trên cơ sở đó rà soát điều chỉnh giá trị hợp đồng các gói thầu xây lắp, tư vấn, chi phí liên quan có ảnh hưởng theo quy định của Hợp đồng và quy định pháp luật.
Tổ chức lập danh mục, trình cơ quan chuyên môn thẩm định, quyết định áp dụng định mức đối với các công tác chưa đủ cơ sở xác định dự toán làm cơ sở quản lý nghiệm thu, thanh toán chi phí đầu tư. Trong quá trình thi công xây dựng, tổ chức khảo sát, thu thập số liệu từ thi công thực tế chuẩn xác lại các nội dung của định mức theo quy định tại Điều 21 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP.
Báo cáo cơ quan có thẩm quyền việc chứng chỉ quản lý của một số cán bộ chủ chốt chưa đáp ứng đủ điều kiện theo quy định; khẩn trương rà soát, hoàn thiện chứng chỉ quản lý đối với một số chức danh, cá nhân phụ trách các lĩnh vực của Ban QLDA để đảm bảo theo quy định.
Phối hợp với các cơ quan, đơn vị tư vấn và các nhà thầu thi công tiếp tục kiểm tra, rà soát hồ sơ khảo sát mỏ vật liệu xây dựng; khẩn trương xây dựng phương án khai thác, sử dụng khả thi đáp ứng nhu cầu cát đắp của Dự án (khối lượng, tiến độ) để làm cơ sở tổ chức thực hiện hiệu lực, hiệu quả.
Kiểm tra, rà soát, thực hiện đúng quy định các nội dung về lựa chọn nhà thầu, thương thảo ký kết hợp đồng, quản lý chất lượng, quản lý tiến độ, quản lý chi phí, quản lý vốn, công tác kế toán.
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan: (i) Xây dựng phương án sử dụng tầng đất mặt của đất chuyên trồng lúa nước theo quy định của Luật trồng trọt và Nghị định số 94/2021/NĐ-CP của Chính Phủ; (ii) Kiểm tra, rà soát, báo cáo người quyết định đầu tư để xem xét, quyết định theo quy định đối với khoản tiền phải nộp để bảo vệ, phát triển đất trồng lúa đối với diện tích đất trồng lúa nước đã được GPMB để thực hiện Dự án.
KTNN đã kiến nghị các cơ quan, đơn vị có liên quan chấn chỉnh rút kinh nghiệm đối với các tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện dự án, đồng thời kiến nghị kiểm điểm, xác định trách nhiệm tập thể, cá nhân và xem xét xử lý theo quy định đối với một số tồn tại trong việc lựa chọn các tổ chức, cá nhân chưa đủ năng lực theo quy định, công tác khảo sát mỏ vật liệu, thiết kế xử lý nền đất yếu, công tác lập, thẩm định, phê duyệt, dự toán, công tác lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu, ký kết hợp đồng, công tác quản lý chất lượng, công tác quản lý chi phí tại DATP1 và kiến nghị kiểm điểm tập thể và cá nhân có liên quan đến một số tồn tại, hạn chế trong công tác thiết kế nền đất yếu tại DATP2.
Đồng thời, KTNN kiến nghị Bộ Giao thông vận tải chủ trì nghiên cứu, rà soát để thống nhất áp dụng hoặc có ý kiến với các Bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, xử lý một số nội dung sau: (1) Tiêu chuẩn, hướng dẫn hiện hành về thiết kế, tính toán xử lý nền đất yếu bằng cọc CDM; (2) Quy định chi tiết, cụ thể số lượng thí nghiệm địa chất công trình trong Tiêu chuẩn khảo sát, thiết kế nền đường ô tô làm căn cứ quản lý chất lượng, quản lý chi phí đầu tư dự án; (3) Rà soát các nội dung tại TCVN 5729:2012 liên quan đến việc tham chiếu các TCN và TCXDVN để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với quy định tại Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11, Điều 8 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP của Chính phủ và các Tiêu chuẩn cơ sở mới được ban hành; (4) Việc xác định chi phí thí nghiệm hiện trường trong công tác kiểm tra chất lượng cọc CDM thuộc khoản mục chi phí nào của Tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng công trình; (5) Hoàn thành phương án khai thác cát biển làm vật liệu san lấp cho các dự án đường cao tốc theo chỉ đạo tại Thông báo số 136/TB-VPCP ngày 3/4/2024 của Văn phòng Chính phủ.
Bộ Xây dựng nghiên cứu xây dựng, ban hành định mức vận chuyển các loại vật liệu, cấu kiện xây dựng bằng đường thủy làm cơ sở quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; công bố giá vật liệu cát biển khai thác tại mỏ theo chỉ đạo tại Thông báo số 136/TB-VPCP ngày 03/4/2024 của Văn phòng Chính phủ.
(sav.gov.vn) – Thực hiện Quyết định số 447/QĐ-KTNN ngày 22/02/2024 của Tổng Kiểm toán nhà nước về việc kiểm toán hoạt động xây dựng và việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng giai đoạn 1, Đoàn Kiểm toán nhà nước (KTNN) thuộc KTNN chuyên ngành IV đã tiến hành kiểm toán dự án từ ngày 29/02/2024 đến ngày 18/4/2024.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng giai đoạn 1 là dự án quan trọng quốc gia, được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 60/2022/QH15 ngày 16/6/2022. Dự án được đầu tư khoảng 188,2 km, chia thành 04 dự án thành phần theo hình thức đầu tư công, trong đó: Dự án thành phần 1 (DATP1) có chiều dài dự kiến 57,2 km, địa điểm xây dựng tại tỉnh An Giang và thành phố Cần Thơ; Dự án thành phần 2 (DATP2) có chiều dài dự kiến 37,2 km, địa điểm xây dựng tại thành phố Cần Thơ; Dự án thành phần 3 (DATP3) có chiều dài dự kiến 36,9 km, địa điểm xây dựng tại tỉnh Hậu Giang; Dự án thành phần 4 (DATP4) có chiều dài dự kiến 56,9 km, địa điểm xây dựng tại tỉnh Hậu Giang và tỉnh Sóc Trăng. Sơ bộ tổng mức đầu tư của Dự án là 44.691 tỷ đồng. Dự án được áp dụng các cơ chế, chính sách đặc biệt theo quy định tại Điều 3 Nghị quyết số 60/2022/QH15 và các Nghị quyết khác của Quốc hội.
Việc thực hiện các cơ chế, chính sách đặc thù theo quy định
Kết quả kiểm toán cho thấy, các Ban QLDA chưa có kinh nghiệm thực hiện các dự án quan trọng quốc gia, dự án đường cao tốc; một số cán bộ chủ chốt của các Ban QLDA chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu về chứng chỉ hành nghề theo quy định tại Điều 21 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ (tại DATP1, DATP3, DATP4).
Việc thực hiện áp dụng cơ chế đặc thù trong khai thác mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường còn chưa hiệu quả, ngoại trừ DATP1 trên địa bàn tỉnh An Giang, các dự án thành phần khác đều gặp khó khăn và không chủ động được nguồn vật liệu. Nguyên nhân do: (1) Nhu cầu sử dụng nguồn vật liệu xây dựng thông thường nói chung, vật liệu cát nói riêng trong khu vực các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long tăng đột biến do triển khai xây dựng cùng lúc nhiều dự án giao thông, đường cao tốc quy mô lớn; (2) Chưa có cơ chế phối hợp cụ thể giữa các địa phương trong khu vực trong việc rà soát, phối hợp cung cấp nguồn vật liệu xây dựng thông thường để sử dụng cho các dự án giao thông lớn, quan trọng trên địa bàn; (3) Cơ quan chuyên môn của các địa phương chưa rà soát toàn diện nguồn vật liệu trên địa bàn để xem xét sử dụng cho các Dự án cao tốc hoặc chưa có các hướng dẫn kịp thời để chủ đầu tư, nhà thầu thực hiện; (4) Một số Bộ chưa hoàn thành việc hướng dẫn thủ tục, phương án khai thác, công bố giá vật liệu khai thác tại mỏ theo Thông báo số 136/TB-VPCP ngày 03/4/2024 của Văn phòng Chính phủ làm cơ sở cho địa phương thực hiện đối với các mỏ cát biển tại tỉnh Sóc Trăng.
Nhiều hạn chế trong việc chấp hành các quy định của nhà nước về quản lý dự án đầu tư
Hồ sơ khảo sát vật liệu cung cấp cho dự án không xác định cụ thể mỏ vật liệu cung cấp cho từng gói thầu, trữ lượng còn lại, công suất khai thác, tình hình cung cấp vật liệu cho dự án khác hoặc chưa thực hiện lấy mẫu kiểm tra chất lượng đối với các vị trí mỏ chưa khai thác; một số mỏ không có khả năng cung cấp cho dự án, một số mỏ thông số thí nghiệm chưa đảm bảo; việc áp dụng một số thông số thí nghiệm vào tính toán chưa phù hợp.
Chiều sâu khoan khảo sát địa chất tại một số vị trí mố trụ chưa phù hợp quy định tại Bảng 1 khoản 4.2 TCVN 11823-10:2017 Thiết kế cầu đường bộ - Nền móng (DATP3, DATP4).
Thiết kế lớp đệm đỉnh đầu cọc Xi măng đất (CDM) bằng vật liệu cát gia cố xi măng (hoặc bê tông C16) nhưng chưa có quy định tại 02 tiêu chuẩn liên quan thuộc danh mục tiêu chuẩn áp dụng cho Dự án đã được duyệt; tính toán độ lún dư tại các vị trí xử lý nền đất yếu bằng CDM chưa phù hợp quy định (DATP1, DATP4); xác định phạm vi xử lý nền đất yếu bằng CDM còn chưa chính xác (DATP2, DATP3, DATP4).
Bố trí trạm dừng nghỉ trên toàn tuyến khi chưa làm rõ quy hoạch và vị trí, quy mô trạm đảm bảo khoảng cách chung cho toàn dự án theo quy định tại khoản 11.6 TCVN5729:2012 Đường ô tô cao tốc - Yêu cầu thiết kế; QCVN 43:2012/BGTVT và Văn bản số 13023/BGTVT-KCHT ngày 06/12/2022 của Bộ Giao thông vận tải V/v ý kiến đối với trạm dừng nghỉ của Dự án xây dựng đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng giai đoạn 1.
Hồ sơ thiết kế kỹ thuật một số gói thầu xây lắp không thể hiện đầy đủ các thông số, chưa đủ cơ sở để tính toán khối lượng lập dự toán (DATP1, DATP3); một số biện pháp thi công còn chưa phù hợp hoặc thiếu một số bảng tính kết cấu (DATP1, DATP4).
Thiết kế kích thước dải phân cách giữa giai đoạn phân kỳ của Dự án theo vận tốc 80Km/h có chiều cao 85cm, chiều rộng đáy 50cm ở mức năng lượng va chạm trung bình Bg phù hợp quy định tại điểm 4.2 và 5.5 Tiêu chuẩn TCVN 12681:2019. Tuy nhiên, cần thiết phải nghiên cứu giải pháp tận dụng cho giai đoạn hoàn thiện (DATP2).
Lập nhu cầu tái định cư (số hộ dân), xây dựng quy mô khu tái định cư lớn hơn nhu cầu tái định cư của dự án (DATP4).
Công tác lập, thẩm tra, thẩm định và phê duyệt Tổng mức đầu tư (TMĐT) còn một số hạn chế, sai sót trong tính toán khối lượng, xác định chi phí thực hiện các công việc khác còn chưa chính xác làm tăng giá trị TMĐT 381.806 triệu đồng (DATP1 là 87.082 triệu đồng; DATP2 là 47.721 triệu đồng; DATP3 là 59.903 triệu đồng; DATP4 là 187.100 triệu đồng); việc xác định một số chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong TMĐT của Dự án là tạm tính, chưa đầy đủ thông tin, căn cứ, cơ sở nên còn chênh lệch so với giai đoạn triển khai thực hiện (DATP2, DATP3, DATP4).
Công tác lập, thẩm tra, thẩm định và phê duyệt dự toán: Trong báo cáo thẩm địnhcủa Cục cao tốc Việt Nam chưa xác định danh mục các định mức cần tổ chức khảo sát trong quá trình thi công xây dựng theo quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 13 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021, các định mức điều chỉnh này chưa được Chủ đầu tư xem xét, quyết định việc sử dụng để làm cơ sở xác định giá xây dựng công trình theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 21 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP; một số định mức được vận dụng chưa phù hợp hoặc điều chỉnh nhưng chưa đưa vào danh mục để chủ đầu tư trình thẩm định, phê duyệt; còn sai khối lượng, đơn giá làm tăng giá trị dự toán các gói thầu 224.172 triệu đồng (DATP1 là 32.268 triệu đồng; DATP2 là 63.187 triệu đồng; DATP3 là 43.426 triệu đồng; DATP4 là 85.291 triệu đồng).
Tại DATP1: (i) Chủ đầu tư tổ chức lập nhiệm vụ khảo sát, xác định giá trị dự toán, giá trị gói thầu và giá trị hợp đồng các gói thầu tư vấn lập dự án, tư vấn thiết kế là chưa phù hợp với năng lực theo quy định; (ii) Gói thầu khảo sát, tư vấn lập BCNCKT không có căn cứ pháp lý về sự cần thiết phải tính toán thủy lực công trình theo mô hình tính toán thủy lực một chiều, không có căn cứ tính toán giá trị dự toán đối với một số khoản mục chi phí, áp dụng hệ số tỷ lệ chi phí lập phương án khảo sát 1,5%, lập báo cáo kết quả khảo sát 2,5% cho công tác thí nghiệm, công tác cắm cọc GPMB và chi phí chung của công tác khảo sát 59% cho công tác GPMB chưa phù hợp quy định; (iii) số lượng mẫu thí nghiệm xác định trong dự toán không đủ căn cứ, chưa phù hợp quy định.
Công tác lựa chọn nhà thầu, thương thảo ký kết hợp đồng: Hồ sơ yêu cầu quy định số lượng máy thi công thấp hơn so với nhu cầu sử dụng của một số gói thầu; tiên lượng mời thầu không thống nhất với phần đo đạc và xác định khối lượng thanh toán trong Chỉ dẫn kỹ thuật (DATP1); Hợp đồng chưa quy định chi tiết phương pháp điều chỉnh đơn giá hợp đồng liên quan đến các định mức mới, định mức điều chỉnh khi có kết quả khảo sát, chuẩn xác lại trong quá trình thi công (DATP2, DATP3); chưa công khai kết quả chỉ định thầu theo quy định tại khoản 6 Điều 20 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ (DATP4).
Công tác quản lý chất lượng: Biên bản nghiệm thu cọc bê tông cốt thép dự ứng lực D600 loại C tại cầu Kinh Đông 1 và Cầu Kênh 1/5 (Gói thầu số 44) còn chưa phù hợp; hồ sơ quản lý chất lượng vật liệu đầu vào, nhật ký thi công một số gói thầu còn chưa đầy đủ (DATP1); Hồ sơ khảo sát mỏ vật liệu thiếu Biên bản làm việc với các cơ quan nhà nước, với các chủ mỏ đối với các mỏ đang khai thác trong khu vực (DATP4).
Các gói thầu xây lắp tại các dự án thành phần đều chậm so với tiến độ chi tiết được duyệt. Nguyên nhân chính do khó khăn về nguồn vật liệu, vướng mắc công tác giải phóng mặt bằng dẫn đến khó đạt được tiến độ đề ra ban đầu.
Công tác quản lý chi phí: Chủ đầu tư chưa tổ chức xác định định mức các công tác có điều chỉnh định mức trong quá trình thi công theo quy định tại khoản 5 Điều 21 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP (DATP1, DATP3); còn sai sót trong quản lý chi phí về khối lượng, đơn giá (tại cả 04 DATP).
Công tác xây dựng nhu cầu vốn, giao kế hoạch vốn đầu tư và sử dụng nguồn vốn: Bố trí vốn quá nhu cầu dẫn đến phải điều chỉnh (DATP2); Hợp đồng các Gói thầu số 9, 10, 11, 12, Gói thầu TVGS số 15, Gói thầu TVGS số 14 chưa ghi rõ thời điểm thu hồi tạm ứng từng lần theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 10 Nghị định số 99/2021/NĐ-CP của Chính phủ (DATP4); Hợp đồng các gói thầu xây lắp chỉ quy định mức thu hồi tạm ứng tối thiểu (theo tỷ lệ % giá trị từng đợt nghiệm thu, thanh toán) là chưa cụ thể theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 10 Nghị định số 99/2021/NĐ-CP (DATP2); còn dư tạm ứng cho công tác bồi thường hỗ trợ quá 3 tháng (DATP1 là 1.464.184 triệu đồng; DATP4 là 31.970 triệu đồng).
Dự án chưa có phương án bóc tách, sử dụng tầng đất mặt của đất chuyên trồng lúa nước để sử dụng vào mục đích nông nghiệp theo quy định tại Điều 57 Luật Trồng trọt 2018 và Điều 14 Nghị định số 94/2019/NĐ-CP (DATP1, DATP2, DATP3). Đến thời điểm 31/3/2024, chủ đầu tư chưa tính toán, xác định giá trị khoản tiền phải nộp để bảo vệ, phát triển đất trồng lúa đối với diện tích đất trồng lúa nước đã được GPMB để thực hiện Dự án theo quy định tại khoản 3 Điều 134 Luật đất đai 2013 và Điều 5 Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 của Chính phủ về quản lý sử dụng đất trồng lúa.
Các vấn đề liên quan đến cơ chế chính sách trong quá trình triển khai thực hiện dự án
Về phương pháp tính toán mô đun đàn hồi (Ec) của vật liệu cọc CDM: Phụ lục C Tiêu chuẩn TCVN 9403-2012 Hướng dẫn tính toán mô đun đàn hồi của vật liệu cọc CDM Ec = (50-100)Cc tuy nhiên chưa có hướng dẫn cụ thể về tính toán chỉ tiêu Cc của vật liệu cọc CDM, dẫn đến việc áp dụng thực hiện chưa thống nhất; công thức tính Ec chưa thống nhất giữa các quy định hiện hành: Tiêu chuẩn TCVN9403-2012 hướng dẫn tính Ec = (50-100)Cc, Quyết định số 2163/QĐ-BGTVT ngày 18/11/2019 của Bộ trưởng Bộ GTVT hướng dẫn tính Ec = 150Cc; công thức tính toán cường độ đất nền xung quanh cọc CDM của Tiêu chuẩn TCVN 9906:2014 cần được bổ sung, làm rõ trong việc xác định các hệ số m, A1/4, B, D và ct/c cho công thức tại mục E.2.1. Điều kiện an toàn về ứng suất của Phụ lục E Xử lý đất yếu cho khối đất đắp tiêu chuẩn quy định về điều kiện an toàn về ứng suất của đất nền xung quanh cọc.
Quy định về số lượng mẫu khảo sát và thí nghiệm địa kỹ thuật: Các tiêu chuẩn về khảo sát địa chất hiện nay chỉ quy định số lượng mẫu tối thiểu không khống chế số lượng mẫu tối đa và chưa hướng dẫn cách tính toán hoặc khuyến cáo số lượng thí nghiệm theo chiều dài tuyến… dẫn đến không có phương pháp xác định được số lượng thí nghiệm cần thiết phù hợp với chiều dài từng tuyến đường.
Tại TCVN 5729:2012 về Đường ô tô cao tốc - Yêu cầu và thiết kế, một số nội dung yêu cầu về thiết kế tham chiếu đến các Tiêu chuẩn ngành (TCN) và Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam (TCXDVN) , tuy nhiên, tại Điều 10 Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 ngày 29/6/2006 không có quy định về TCN, TCXDVN. Do đó TCVN 5729:2012 cần được rà soát sửa đổi các nội dung liên quan đến việc tham chiếu đến các TCN, TCXDVN để phù hợp với Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11, Nghị định số 15/2021/NĐ-CP và các Tiêu chuẩn cơ sở mới ban hành.
Chi phí các hạng mục thí nghiệm hiện trường (Khoan lõi mẫu, nén không hạn chế nở hông, nén tĩnh trụ đơn, …) đối với công tác thi công cọc CDM chưa được quy định rõ ràng, cụ thể thuộc chi phí nào tại TMĐT, dự toán xây dựng công trình (là chi phí chung theo quy định tại khoản 3 mục II Phụ lục III Thông tư số 11/2021/TT-BXD hay thuộc chi phí khác quy định tại điểm e khoản 2 Điều 5, hoặc chi phí thí nghiệm chuyên ngành xây dựng quy định tại Điều 31 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP).
Cần có định mức chung về vận chuyển vật liệu bằng đường thủy do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức xây dựng, ban hành để làm cơ sở lập và quản lý chi phí vận chuyển vật liệu bằng đường thủy thống nhất trong phạm vi cả nước.
Kiến nghị từ kết quả kiểm toán dự án
Từ những tồn tại, hạn chế phát hiện qua kiểm toán, KTNN kiến nghị xử lý tài chính 1,845 tỷ đồng (DATP1 là 31 triệu đồng; DATP2 là 1,228 tỷ đồng; DATP3 là 124 triệu đồng; DATP4 là 462 triệu đồng); xử lý khác 45,154 tỷ đồng (DATP1 là 44,862 tỷ đồng; DATP4 là 292 triệu đồng).
Ngoài ra, KTNN kiến nghị các Chủ đầu tư dự án thành phần:
Kiểm tra, rà soát, tính toán, chuẩn xác các tồn tại theo đúng quy định pháp luật đối với các nội dung về xử lý nền đất yếu.
Tổ chức rà soát dự toán các gói thầu xây lắp, gói thầu tư vấn, gói thầu thuộc chi phí GPMB, trong đó lưu ý những sai sót, tồn tại phát hiện qua kiểm toán, trên cơ sở đó rà soát điều chỉnh giá trị hợp đồng các gói thầu xây lắp, tư vấn, chi phí liên quan có ảnh hưởng theo quy định của Hợp đồng và quy định pháp luật.
Tổ chức lập danh mục, trình cơ quan chuyên môn thẩm định, quyết định áp dụng định mức đối với các công tác chưa đủ cơ sở xác định dự toán làm cơ sở quản lý nghiệm thu, thanh toán chi phí đầu tư. Trong quá trình thi công xây dựng, tổ chức khảo sát, thu thập số liệu từ thi công thực tế chuẩn xác lại các nội dung của định mức theo quy định tại Điều 21 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP.
Báo cáo cơ quan có thẩm quyền việc chứng chỉ quản lý của một số cán bộ chủ chốt chưa đáp ứng đủ điều kiện theo quy định; khẩn trương rà soát, hoàn thiện chứng chỉ quản lý đối với một số chức danh, cá nhân phụ trách các lĩnh vực của Ban QLDA để đảm bảo theo quy định.
Phối hợp với các cơ quan, đơn vị tư vấn và các nhà thầu thi công tiếp tục kiểm tra, rà soát hồ sơ khảo sát mỏ vật liệu xây dựng; khẩn trương xây dựng phương án khai thác, sử dụng khả thi đáp ứng nhu cầu cát đắp của Dự án (khối lượng, tiến độ) để làm cơ sở tổ chức thực hiện hiệu lực, hiệu quả.
Kiểm tra, rà soát, thực hiện đúng quy định các nội dung về lựa chọn nhà thầu, thương thảo ký kết hợp đồng, quản lý chất lượng, quản lý tiến độ, quản lý chi phí, quản lý vốn, công tác kế toán.
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan: (i) Xây dựng phương án sử dụng tầng đất mặt của đất chuyên trồng lúa nước theo quy định của Luật trồng trọt và Nghị định số 94/2021/NĐ-CP của Chính Phủ; (ii) Kiểm tra, rà soát, báo cáo người quyết định đầu tư để xem xét, quyết định theo quy định đối với khoản tiền phải nộp để bảo vệ, phát triển đất trồng lúa đối với diện tích đất trồng lúa nước đã được GPMB để thực hiện Dự án.
KTNN đã kiến nghị các cơ quan, đơn vị có liên quan chấn chỉnh rút kinh nghiệm đối với các tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện dự án, đồng thời kiến nghị kiểm điểm, xác định trách nhiệm tập thể, cá nhân và xem xét xử lý theo quy định đối với một số tồn tại trong việc lựa chọn các tổ chức, cá nhân chưa đủ năng lực theo quy định, công tác khảo sát mỏ vật liệu, thiết kế xử lý nền đất yếu, công tác lập, thẩm định, phê duyệt, dự toán, công tác lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu, ký kết hợp đồng, công tác quản lý chất lượng, công tác quản lý chi phí tại DATP1 và kiến nghị kiểm điểm tập thể và cá nhân có liên quan đến một số tồn tại, hạn chế trong công tác thiết kế nền đất yếu tại DATP2.
Đồng thời, KTNN kiến nghị Bộ Giao thông vận tải chủ trì nghiên cứu, rà soát để thống nhất áp dụng hoặc có ý kiến với các Bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, xử lý một số nội dung sau: (1) Tiêu chuẩn, hướng dẫn hiện hành về thiết kế, tính toán xử lý nền đất yếu bằng cọc CDM; (2) Quy định chi tiết, cụ thể số lượng thí nghiệm địa chất công trình trong Tiêu chuẩn khảo sát, thiết kế nền đường ô tô làm căn cứ quản lý chất lượng, quản lý chi phí đầu tư dự án; (3) Rà soát các nội dung tại TCVN 5729:2012 liên quan đến việc tham chiếu các TCN và TCXDVN để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với quy định tại Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11, Điều 8 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP của Chính phủ và các Tiêu chuẩn cơ sở mới được ban hành; (4) Việc xác định chi phí thí nghiệm hiện trường trong công tác kiểm tra chất lượng cọc CDM thuộc khoản mục chi phí nào của Tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng công trình; (5) Hoàn thành phương án khai thác cát biển làm vật liệu san lấp cho các dự án đường cao tốc theo chỉ đạo tại Thông báo số 136/TB-VPCP ngày 3/4/2024 của Văn phòng Chính phủ.
Bộ Xây dựng nghiên cứu xây dựng, ban hành định mức vận chuyển các loại vật liệu, cấu kiện xây dựng bằng đường thủy làm cơ sở quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; công bố giá vật liệu cát biển khai thác tại mỏ theo chỉ đạo tại Thông báo số 136/TB-VPCP ngày 03/4/2024 của Văn phòng Chính phủ.