25/12/2024
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In trang
Kết quả kiểm toán ngân sách địa phương năm 2023 và Chuyên đề việc quản lý, sử dụng kinh phí của dự án xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai tại tỉnh Đắk Nông(sav.gov.vn) - Qua kiểm toán ngân sách địa phương (NSĐP) năm 2023 và Chuyên đề việc quản lý, sử dụng kinh phí của dự án xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai tại tỉnh Đắk Nông, Kiểm toán nhà nước (KTNN) kiến nghị xử lý tài chính 251,7 tỷ đồng, trong đó tăng thu ngân sách 130 triệu đồng; thu hồi, giảm chi ngân sách hơn 251,5 tỷ đồng; kiến nghị khác hơn 107,3 tỷ đồng. KTNN vừa hoàn thành báo cáo kiểm toán NSĐP năm 2023 và Chuyên đề việc quản lý, sử dụng kinh phí của dự án xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai tại tỉnh Đắk Nông. KTNN đánh giá, năm 2023, công tác lập, phân bổ, giao dự toán thu, chi ngân sách của địa phương đã cơ bản được thực hiện theo các quy định, hướng dẫn của Trung ương, Nghị quyết của HĐND Tỉnh. Tuy nhiên, hoạt động sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp còn nhiều khó khăn. Các cấp, ngành của địa phương đã có nhiều cố gắng, nỗ lực trong trong công tác quản lý thu ngân sách nhưng số thu NSNN trên địa bàn thực hiện đạt 97,9% dự toán Trung ương giao, đạt 84,1% dự toán HĐND quyết nghị. Công tác quản lý, điều hành chi ngân sách cơ bản đã được thực hiện trên cơ sở các quy định của Luật NSNN, các chế độ, chính sách hiện hành của Trung ương và HĐND tỉnh ban hành; tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại, hạn chế.
Về kiểm toán ngân sách địa phương
Kết quả kiểm toán chỉ rõ, trong công tác thu NSNN, cơ quan thuế chưa phối hợp với các cơ quan, ban ngành tại địa phương trong việc quản lý thuế đối với hoạt động nhận thầu thực hiện một số công trình có vốn NSNN trên 50% do UBND xã làm chủ đầu tư của cộng đồng dân cư (CCT khu vực Đắk R’lấp - Tuy Đức), hoạt động XDCB nhà ở tư nhân (CCT khu vực Cư Jút - Krông Nô), hoạt động cấp quyền khai thác khoáng sản (CCT khu vực Cư Jút - Krông Nô); ban hành Thông báo nộp tiền thuê đất đối với thời gian trước khi có quyết định của UBND Tỉnh cho thuê đất và nhận bàn giao đất thực địa chưa phù hợp quy định tại Luật Đất đai năm 2013, Nghị định số 126/2020/NĐ-CP (Tại CCT khu vực Cư Jút - Krông Nô). Một số cơ sở giáo dục, cơ sở khám chữa bệnh chưa thực hiện đăng ký thuế (tại huyện Cư Jút); một số đơn vị dự toán cấp tỉnh chưa kê khai, nộp thuế GTGT, TNDN và thuế TNCN. Có trường hợp được miễn tiền thuê đất đối với dự án đầu tư vào lĩnh vực xã hội hóa, dự án đã hoàn thành và đưa vào hoạt động, nhưng công ty chưa nộp văn bản kèm theo hồ sơ, tài liệu để cơ quan thuế thực hiện triển khai kiểm tra đối với dự án xã hội hóa; cơ quan thuế cũng chưa kịp thời kiểm tra, giám sát tại thời điểm dự án hoàn thành theo quy định. Việc giải quyết hồ sơ hoàn thuế có trường hợp còn có sự bất hợp lý trong số liệu nguyên vật liệu đầu vào (đá 1x2, xi măng) và sản phẩm đầu ra (gạch bê tông thủ công mỹ nghệ).
Trong công tác chi đầu tư xây dựng cơ bản, địa phương bố trí kế hoạch vốn trung hạn chưa đủ vốn đối với 25 dự án theo quy định Luật Đầu tư công 2019 (cấp tỉnh); bố trí kế hoạch vốn trung hạn cho 03 dự án chưa đảm bảo thời gian hoàn thành theo tiến độ được phê duyệt, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch vốn trung hạn khi chưa có quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư theo (huyện Tuy Đức). Đối với kế hoạch vốn đầu tư năm 2023, đầu năm, địa phương chưa phân bổ chi tiết danh mục, mức vốn bố trí cho từng dự án, chưa ưu tiên bố trí vốn để thanh toán cho các dự án hoàn thành, dự kiến hoàn thành. UBND Tỉnh bố trí 20% nguồn thu tiền sử dụng đất để cấp vốn cho Quỹ Phát triển đất của tỉnh (81.200 trđ) chưa phù hợp về trình tự, thủ tục theo quy định tại Nghị định số 40/2020/NĐ-CP; Có 03 huyện (Cư Jút, Đắk Glong, Krông Nô) chưa dành tối thiểu 10% tổng số thu từ tiền sử dụng đất để đầu tư cho công tác đo đạc, đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai và đăng ký biến động, chỉnh lý hồ sơ địa chính theo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ.
Đến 31/01/2024, địa phương giải ngân đạt 76% kế hoạch vốn giao năm 2023 chưa đảm bảo tỷ lệ giải ngân ít nhất 95% theo kết luận của Thường trực Chính phủ, trong đó có 06 dự án có tỷ lệ giải ngân dưới 50% kế hoạch vốn.
Bên cạnh đó, kết quả kiểm toán chi tiết tại các dự án cho thấy còn tồn tại ở hầu hết các công tác như: Lập, thẩm định và phê duyệt chủ trương đầu tư, dự án, thiết kế BVTC - dự toán; công tác lựa chọn nhà thầu, thương thảo và ký hợp đồng, quản lý chất lượng công trình, nghiệm thu, thanh quyết toán, quản lý tiến độ; công tác quản lý, sử dụng vốn đầu tư còn sai sót về khối lượng, đơn giá và sai khác, số tiền hơn 19,5 tỷ đồng.
Đối với chi thường xuyên, ngân sách cấp tỉnh trích chưa đủ 50% kết dư năm 2022 vào Quỹ dự trữ tài chính theo quy định, số tiền hơn 4,5 tỷ đồng. Trong điều kiện hụt thu ngân sách, địa phương tạm ứng từ Quỹ dự trữ tài chính chưa phù hợp quy định tại Nghị định số 163/2016/NĐ-CP, cụ thể: (i) UBND Tỉnh đã dự tính được kinh phí ngân sách cấp tỉnh để bù hụt thu cho ngân sách huyện hơn 189 tỷ đồng (không thuộc trường hợp nguồn thu chưa tập trung kịp) nhưng vẫn quyết định tạm ứng từ Quỹ dự trữ tài chính; đến thời điểm 31/12/2023, 08/08 huyện, thành phố chưa thực hiện hoàn trả trong năm ngân sách; đến thời điểm kiểm toán, cấp huyện đã hoàn trả hết số tạm ứng cho Quỹ dự trữ tài chính; (ii) UBND cấp huyện và cấp xã chưa xây dựng phương án xử lý hụt thu, chưa thực hiện sắp xếp lại triệt để các nhiệm vụ theo quy định Luật NSNN năm 2015.
Đối với kinh phí thực hiện cải cách tiền lương, báo cáo kiểm toán cho thấy: (i) Nguồn còn tồn đến ngày 31/12/2023 tăng thêm so với số báo cáo của UBND Tỉnh với số tiền hơn 179,6 tỷ đồng; kinh phí thực hiện cải cách tiền lương NSNN cấp còn thừa tại các đơn vị dự toán và cấp xã hơn 12,2 tỷ đồng; (ii) UBND các cấp còn sử dụng nguồn CCTL chưa đúng mục đích nguồn kinh phí quy định Nghị quyết số 23/2021/QH15, số tiền 77,9 tỷ đồng.
Đối với việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập: (i) Sở Y tế tham mưu UBND Tỉnh xác định mức tự đảm bảo chi thường xuyên và mức kinh phí NSNN hỗ trợ chi thường xuyên năm đầu thời kỳ ổn định (2023) chưa phù hợp quy định; (ii) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chưa tham mưu cho UBND Tỉnh ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí và ban hành đơn giá, giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng NSNN của lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch theo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP.
Về kiểm toán Chuyên đề việc quản lý, sử dụng kinh phí của dự án xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai
Báo cáo kiểm toán nêu, việc thực hiện tại dự án cũng còn gặp một số vướng mắc về cơ chế chính sách như: (i) Thời gian thực hiện dự án kéo dài dẫn đến cơ chế chính sách áp dụng có nhiều thay đổi theo các quy định của Luật và dưới Luật Đất đai năm 2003, Luật Đất đai 2013 dẫn đến dự án và các thiết kế kỹ thuật-dự toán phải điều chỉnh nhiều lần; (ii) Bộ Tài nguyên và Môi trường chưa có quy định cụ thể về việc thẩm định TKKT- DT trước khi cấp có thẩm quyền phê duyệt dẫn đến các TKKT-DT có tiến độ chưa phù hợp với dự án, dự toán kinh phí thực hiện còn sai sót; (iii) Bộ Tài chính chưa có hướng dẫn xác định chi phí cho công tác thẩm định; tổ chức nghiệm thu, xét duyệt dự án hoàn thành thuộc trách nhiệm của Chủ đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước dẫn đến công tác thẩm định chất lượng, khối lượng sản phẩm hoàn thành được giao cho đơn vị tư vấn thực hiện nên chưa phát hiện các sai sót của sản phẩm hoàn thành.
Công tác chỉ đạo điều hành, tham mưu, ban hành các văn bản quản lý, chấp hành pháp luật, chế độ hướng dẫn thực hiện dự án còn chưa phù hợp với quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại các Chỉ thị số 1474/CT-TTg ngày 24/8/2011, Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 04/4/2013, như: (i) Sở Tài nguyên và Môi trường chưa kịp thời tham mưu UBND Tỉnh trong việc xây dựng kế hoạch triển khai việc xây dựng cơ sở dữ liệu (CSDL) đất đai, phê duyệt dự án tổng thể và tổ chức thực hiện lồng ghép các công đoạn của dự án theo quy định tại Thông tư số 30/2013/TT-BTNMT; (ii) UBND Tỉnh chưa ban hành quy định cụ thê giải quyết dứt điểm tình trạng sử dụng đất có nguồn gốc vi phạm pháp luật đất đai còn tồn đọng, phức tạp, có tính phổ biến để đẩy mạnh việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (GCN), chưa xử lý triệt để các khó khăn vướng mắc dẫn đến khối lượng cấp GCN tại dự án còn thấp nhưng việc thực hiện cấp GCN qua dịch vụ lại thực hiện cao hơn tại dự án; (iii) Việc huy động nguồn lực của dự án chưa đảm bảo dành tối thiểu 10% nguồn thu từ đất của địa phương để thực hiện dự án; (iv) Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu cho UBND Tỉnh ban hành Quyết định số 02/2021/QĐ-UBND ngày 19/01/2021 quy định về hoạt động đo đạc bản đồ trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, theo đó nội dung tại khoản 4 Điều 7 không có quy định đối với đơn vị thực hiện kiểm tra giám sát không được thẩm định chất lượng sản phẩm đo đạc và bản đồ mà đơn vị mình kiểm tra, giám sát là chưa phù hợp với quy định tại Thông tư số 49/2016/TT-BTNMT, Thông tư số 24/2018/TT-BTNMT; (v) Công tác kiểm tra, giám sát tại dự án chưa được thực hiện thường xuyên theo chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường tại Chỉ thị số 02/2008/CT-BTNMT ngày 04/12/2008 về thực hiện nhiệm vụ, giải pháp để hoàn thành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính theo Nghị quyết số 07/2007/QH12.
Việc thực hiện dự án tại huyện Cư Jút và Krông Nô đến thời điểm kiểm toán còn một số tồn tại: (i) Dự án chưa thực hiện điều chỉnh theo các quy định hiện hành, dự toán kinh phí đầu tư và mua sắm các phần mềm vận hành CSDL nâng cấp trụ sở chưa đầy đủ cơ sở xác định; (ii) Công tác khảo sát lập TKKT-DT còn thiếu sót trong xác định khối lượng cần thực hiện, có hay không chồng lấn với đất của tổ chức, cơ sở xác định tỷ lệ bản đồ và mức độ khó khăn áp dụng, lập thừa chi phí thu nhập chịu thuế tính trước tại huyện Cư Jút, chưa đầy đủ cơ sở xác định dự toán kinh phí đầu tư và mua sắm các phần mềm vận hành CSDL, nâng cấp trụ sở, còn lập thiếu và sai đơn giá để thực hiện; (iii) Đặt hàng trước khi dự toán được giao và chưa căn cứ vào dự toán được giao, đặt hàng vượt dự toán kinh phí được duyệt, đặt hàng đơn vị tư vẫn thực hiện một số công việc thuộc trách nhiệm thực hiện của các cơ quan của địa phương, chỉ định thầu khi chưa có vốn bố trí và chưa đăng tải đầy đủ kết quả chỉ định thầu trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia; (iv) Còn sai sót trong thực hiện tiếp biên các bản đồ, chưa làm rõ việc thực hiện quy chủ đối với phần diện tích đất có chồng lấn với đất của các tổ chức, đất do trước đây nhà nước quản lý với diện tích khoảng 395,6 ha, kết quả xây dựng CSDL địa chính tại huyện Đắk R’lấp chưa rà soát sự thống nhất giữa các số liệu báo cáo định kỳ về kết quả đăng ký cấp giấy trên phần mềm VBDLIS và chưa thể hiện đất của tổ chức còn bị chồng lấn với khu vực đất do hộ gia đình cá nhân sử dụng.
Kiến nghị kiểm toán
Từ các tồn tại, hạn chế phát hiện qua kiểm toán, KTNN kiến nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh Đắk Nông:
1. Chỉ đạo các đơn vị thực hiện kiến nghị xử lý tài chính 251,7 tỷ đồng (tăng thu NSNN 130 triệu đồng; thu hồi, giảm chỉ ngân sách hơn 251,5 tỷ đồng); kiến nghị khác hơn 107,3 tỷ đồng.
2. Thực hiện và chỉ đạo các đơn vị, địa phương chấn chỉnh trong việc tạm ứng từ Quỹ dự trữ tài chính; bố trí trích bổ sung Quỹ dự trữ tài chính theo quy định.
3. Chỉ đạo các đơn vị thực hiện:
(1) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
Rà soát, tham mưu báo cáo UBND Tỉnh xem xét ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí và đơn giá, giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng NSNN của lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch.
(2) Sở Tài nguyên và Môi trường
- Phối hợp với UBND các huyện Cư Jút, Krông Nô rà soát, tham mưu báo cáo UBND Tỉnh xem xét để đề nghị: (i) Bộ Tài nguyên và Môi trường trong việc ban hành quy định cụ thể về thẩm định TKKT-DT trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Nghị định số 68/2022/NĐ-CP; (ii) Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung điểm 1 mục IV Phụ lục số 04 Thông tư số 136/2017/TT-BTC để xác định chi phí cho công tác thẩm định; tổ chức nghiệm thu, xét duyệt dự án hoàn thành thuộc trách nhiệm của Chủ đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước.
- Rà soát, báo cáo các vướng mắc khó khăn trong việc cấp GCN và chỉ đạo giải quyết theo thẩm quyền, tham mưu UBND Tỉnh ban hành quy định cụ thể giải quyết dứt điểm tình trạng sử dụng đất có nguồn gốc vi phạm pháp luật đất đai còn tồn đọng, phức tạp, có tính phổ biến.
- Rà soát, ban hành và tham mưu UBND Tỉnh ban hành các văn bản thực hiện tại dự án (nếu vượt thẩm quyền) phù hợp với các quy định hiện hành về: (i) Thực hiện lồng ghép các công đoạn thực hiện của dự án phù hợp với quy định tại Thông tư số 30/2013/TT-BTNMT; (ii) Sửa đổi, bổ sung Quyết định số 02/2021/QĐ-UBND của UBND Tỉnh Đắk Nông để quy định đơn vị tư vấn kiểm tra giám sát không thực hiện thẩm định chất lượng, khối lượng công trình, sản phẩm đo đạc do mình kiểm tra giám sát; (iii) Giải quyết khó khăn vướng mắc còn tồn tại của dự án trong việc cấp đổi giấy chứng nhận đang thế chấp tại tổ chức tín dụng, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trong trường hợp người sử dụng đất không có nhu cầu cấp đổi giấy chứng nhận, giải quyết cấp đổi giấy chứng nhận trong trường hợp có sai lệch diện tích, vị trí thửa đất; (iv) Điều chỉnh dự án tổng thể, thiết kế kỹ thuật - dự toán đảm bảo có đầy đủ cơ sở trong việc xác định các chi phí, nhu cầu đầu tư thiết bị, công nghệ, phần mềm, đào tạo cán bộ, nâng cấp trụ sở, phù hợp với tiến độ thực hiện và các quy định hiện hành, cơ sở xác định tỷ lệ bản đồ tại các huyện Đắk Mil, Đắk R’lấp, Tuy Đức.
- Rà soát: (i) Hoàn thiện việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính tại huyện Đắk R’lấp còn thiếu sót; (ii) Điều chỉnh Quyết định, Hợp đồng đặt hàng với đơn vị tư vấn đối với công việc đăng ký kê khai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phù hợp khối lượng tham gia thực hiện công việc tại cấp tỉnh, huyện, xã theo Quyết định phê duyệt của UBND Tỉnh; (iii) Khối lượng nghiệm thu của dự án xây dựng hệ thống HSĐC và CSDL đất đai đảm bảo phù hợp với các tài liệu điều tra, đo đạc trước đây và khối lượng của các dự án đã thực hiện tránh trùng lắp với khối lượng đã được nghiệm thu, thanh toán tại các dự án đã thực hiện.
(3) Cục Thuế:
- Tổ chức thanh tra sau hoàn thuế, xử lý theo quy định của pháp luật đối với trường hợp còn có sự bất hợp lý trong số liệu nguyên vật liệu đầu vào;
- Chỉ đạo Chi cục Thuế khu vực Cư Jút - Krông Nô (địa bàn huyện Cư Jút): Báo cáo Cục Thuế để triển khai kiểm tra, dự án xã hội hóa theo quy định; phối hợp các đơn vị liên quan rà soát, xác định thời gian sử dụng đất (nếu có) trước khi có Quyết định thuê đất để thu tiền thuê đất theo quy định của pháp luật; phối hợp với Ban Quản lý dự án và Phát triển quỹ đất huyện, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện quản lý thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đối với các công trình xây dựng có phát sinh khối lượng đất đào, đắp theo quy định;
- Chỉ đạo Chi cục Thuế khu vực Đắk R’lấp - Tuy Đức rà soát, phối hợp với các cơ quan của địa phương truy thu thuế GTGT, TNCN và các loại thuế, phí khác (nếu có) đối với các công trình do UBND cấp xã làm chủ đầu tư, người nhận thầu là cộng đồng dân cư thực hiện trên địa bàn huyện Tuy Đức có vốn Nhà nước trên 50% theo quy định của pháp luật.
(4) Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Chấn chỉnh đối với các tồn tại, hạn chế trong việc tham mưu UBND Tỉnh giao kế hoạch đầu tư công hàng năm;
- Rà soát và cân đối nguồn vốn NSĐP để trình HĐND tỉnh quyết nghị bổ sung số vốn bố trí thiếu của 25 dự án vào Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 -2025, nhằm đảm bảo nhu cầu vốn để thực hiện theo tiến độ dự án đã phê duyệt.
(5) Sở Y tế tỉnh Đắk Nông:
Phối hợp với Sở Tài chính rà soát, tham mưu UBND Tỉnh quyết định mức tự đảm bảo chi thường xuyên và kinh phí NSNN hỗ trợ cho các đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo hướng dẫn của Bộ Tài chính và các quy định hiện hành.
(6) Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án:
Chấn chỉnh đối với các tồn tại, hạn chế trong việc: Lập, thẩm định và phê duyệt chủ trương đầu tư, dự án, thiết kế BVTC - dự toán; lựa chọn nhà thầu, thương thảo và ký hợp đồng; quản lý chất lượng công trình; nghiệm thu, thanh toán, quyết toán; quản lý tiến độ.
(7) Chỉ đạo UBND cấp huyện: chủ động điều hành trong trường hợp dự kiến thu NSĐP giảm so với dự toán được giao; cân đối các nguồn lực tại chỗ, thực hiện sắp xếp, cắt, giảm, giãn các nhiệm vụ chi để chủ động bù đắp số giảm thu NSĐP. Sau khi sử dụng các nguồn lực của địa phương mà vẫn không đảm bảo bù đắp số giảm thu, thì phải kịp thời báo cáo với UBND Tỉnh để xem xét trình Thường trực HĐND Tỉnh và HĐND Tỉnh quyết định điều chỉnh dự toán NSĐP theo quy định tại Luật NSNN năm 2015 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương.
(8) UBND các huyện, thành phố:
- Thực hiện và chỉ đạo các đơn vị có liên quan chấn chỉnh đối với các tồn tại, hạn chế trong việc: xử lý hụt thu ngân sách, tạm ứng, hoàn trả tạm ứng Quỹ dự trữ tài chính; quản lý, sử dụng nguồn cải cách tiền lương; lập, thẩm định, phân bổ và giao, điều chỉnh kế hoạch ĐTC; điều chỉnh, bổ sung, điều hòa nguồn vốn ĐTC của Kế hoạch ĐTC trung hạn giai đoạn 2021-2025; công tác lập, thẩm định và phê duyệt chủ trương đầu tư; tăng cường công tác giải ngân vốn đầu tư công.
- UBND huyện Cư Jút và Krông Nô: Chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện trong việc thực hiện dự án hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai: (i) Chấn chỉnh việc thực hiện tại dự án còn sai sót như đã nêu; (ii) Rà soát khoản chi phí khác là “Thu nhập chịu thuế tính trước” đã đưa vào hợp đồng, quyết định đặt hàng chưa phù hợp với Thông tư số 136/2017/TT-BTC và Nghị định số 130/2013/NĐ-CP (tại huyện Cư Jút); (iii) Rà soát để xây dựng đơn giá thanh toán cho khối lượng đã thực hiện nhưng chưa có trong TKKT-DT (tại huyện Cư Jút); (iv) Rà soát lại cơ sở xác định tỷ lệ bản đồ và mức độ khó khăn áp dụng; (v) Rà soát, điều chỉnh Quyết định, Hợp đồng đặt hàng với đơn vị tư vấn đối với công việc đăng ký kê khai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho phù hợp khối lượng tham gia thực hiện công việc tại cấp tỉnh, huyện, xã theo Quyết định phê duyệt của UBND Tỉnh; (vi) Rà soát khối lượng nghiệm thu của dự án xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai đảm bảo phù hợp với các tài liệu điều tra, đo đạc trước đây và khối lượng của các dự án đã thực hiện tránh trùng lắp với khối lượng đã được nghiệm thu, thanh toán tại các dự án đã thực hiện.
Hà Linh
(sav.gov.vn) - Qua kiểm toán ngân sách địa phương (NSĐP) năm 2023 và Chuyên đề việc quản lý, sử dụng kinh phí của dự án xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai tại tỉnh Đắk Nông, Kiểm toán nhà nước (KTNN) kiến nghị xử lý tài chính 251,7 tỷ đồng, trong đó tăng thu ngân sách 130 triệu đồng; thu hồi, giảm chi ngân sách hơn 251,5 tỷ đồng; kiến nghị khác hơn 107,3 tỷ đồng.
Ảnh minh họa. Nguồn: ST
KTNN vừa hoàn thành báo cáo kiểm toán NSĐP năm 2023 và Chuyên đề việc quản lý, sử dụng kinh phí của dự án xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai tại tỉnh Đắk Nông. KTNN đánh giá, năm 2023, công tác lập, phân bổ, giao dự toán thu, chi ngân sách của địa phương đã cơ bản được thực hiện theo các quy định, hướng dẫn của Trung ương, Nghị quyết của HĐND Tỉnh. Tuy nhiên, hoạt động sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp còn nhiều khó khăn. Các cấp, ngành của địa phương đã có nhiều cố gắng, nỗ lực trong trong công tác quản lý thu ngân sách nhưng số thu NSNN trên địa bàn thực hiện đạt 97,9% dự toán Trung ương giao, đạt 84,1% dự toán HĐND quyết nghị. Công tác quản lý, điều hành chi ngân sách cơ bản đã được thực hiện trên cơ sở các quy định của Luật NSNN, các chế độ, chính sách hiện hành của Trung ương và HĐND tỉnh ban hành; tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại, hạn chế.
Về kiểm toán ngân sách địa phương
Kết quả kiểm toán chỉ rõ, trong công tác thu NSNN, cơ quan thuế chưa phối hợp với các cơ quan, ban ngành tại địa phương trong việc quản lý thuế đối với hoạt động nhận thầu thực hiện một số công trình có vốn NSNN trên 50% do UBND xã làm chủ đầu tư của cộng đồng dân cư (CCT khu vực Đắk R’lấp - Tuy Đức), hoạt động XDCB nhà ở tư nhân (CCT khu vực Cư Jút - Krông Nô), hoạt động cấp quyền khai thác khoáng sản (CCT khu vực Cư Jút - Krông Nô); ban hành Thông báo nộp tiền thuê đất đối với thời gian trước khi có quyết định của UBND Tỉnh cho thuê đất và nhận bàn giao đất thực địa chưa phù hợp quy định tại Luật Đất đai năm 2013, Nghị định số 126/2020/NĐ-CP (Tại CCT khu vực Cư Jút - Krông Nô). Một số cơ sở giáo dục, cơ sở khám chữa bệnh chưa thực hiện đăng ký thuế (tại huyện Cư Jút); một số đơn vị dự toán cấp tỉnh chưa kê khai, nộp thuế GTGT, TNDN và thuế TNCN. Có trường hợp được miễn tiền thuê đất đối với dự án đầu tư vào lĩnh vực xã hội hóa, dự án đã hoàn thành và đưa vào hoạt động, nhưng công ty chưa nộp văn bản kèm theo hồ sơ, tài liệu để cơ quan thuế thực hiện triển khai kiểm tra đối với dự án xã hội hóa; cơ quan thuế cũng chưa kịp thời kiểm tra, giám sát tại thời điểm dự án hoàn thành theo quy định. Việc giải quyết hồ sơ hoàn thuế có trường hợp còn có sự bất hợp lý trong số liệu nguyên vật liệu đầu vào (đá 1x2, xi măng) và sản phẩm đầu ra (gạch bê tông thủ công mỹ nghệ).
Trong công tác chi đầu tư xây dựng cơ bản, địa phương bố trí kế hoạch vốn trung hạn chưa đủ vốn đối với 25 dự án theo quy định Luật Đầu tư công 2019 (cấp tỉnh); bố trí kế hoạch vốn trung hạn cho 03 dự án chưa đảm bảo thời gian hoàn thành theo tiến độ được phê duyệt, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch vốn trung hạn khi chưa có quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư theo (huyện Tuy Đức). Đối với kế hoạch vốn đầu tư năm 2023, đầu năm, địa phương chưa phân bổ chi tiết danh mục, mức vốn bố trí cho từng dự án, chưa ưu tiên bố trí vốn để thanh toán cho các dự án hoàn thành, dự kiến hoàn thành. UBND Tỉnh bố trí 20% nguồn thu tiền sử dụng đất để cấp vốn cho Quỹ Phát triển đất của tỉnh (81.200 trđ) chưa phù hợp về trình tự, thủ tục theo quy định tại Nghị định số 40/2020/NĐ-CP; Có 03 huyện (Cư Jút, Đắk Glong, Krông Nô) chưa dành tối thiểu 10% tổng số thu từ tiền sử dụng đất để đầu tư cho công tác đo đạc, đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai và đăng ký biến động, chỉnh lý hồ sơ địa chính theo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ.
Đến 31/01/2024, địa phương giải ngân đạt 76% kế hoạch vốn giao năm 2023 chưa đảm bảo tỷ lệ giải ngân ít nhất 95% theo kết luận của Thường trực Chính phủ, trong đó có 06 dự án có tỷ lệ giải ngân dưới 50% kế hoạch vốn.
Bên cạnh đó, kết quả kiểm toán chi tiết tại các dự án cho thấy còn tồn tại ở hầu hết các công tác như: Lập, thẩm định và phê duyệt chủ trương đầu tư, dự án, thiết kế BVTC - dự toán; công tác lựa chọn nhà thầu, thương thảo và ký hợp đồng, quản lý chất lượng công trình, nghiệm thu, thanh quyết toán, quản lý tiến độ; công tác quản lý, sử dụng vốn đầu tư còn sai sót về khối lượng, đơn giá và sai khác, số tiền hơn 19,5 tỷ đồng.
Đối với chi thường xuyên, ngân sách cấp tỉnh trích chưa đủ 50% kết dư năm 2022 vào Quỹ dự trữ tài chính theo quy định, số tiền hơn 4,5 tỷ đồng. Trong điều kiện hụt thu ngân sách, địa phương tạm ứng từ Quỹ dự trữ tài chính chưa phù hợp quy định tại Nghị định số 163/2016/NĐ-CP, cụ thể: (i) UBND Tỉnh đã dự tính được kinh phí ngân sách cấp tỉnh để bù hụt thu cho ngân sách huyện hơn 189 tỷ đồng (không thuộc trường hợp nguồn thu chưa tập trung kịp) nhưng vẫn quyết định tạm ứng từ Quỹ dự trữ tài chính; đến thời điểm 31/12/2023, 08/08 huyện, thành phố chưa thực hiện hoàn trả trong năm ngân sách; đến thời điểm kiểm toán, cấp huyện đã hoàn trả hết số tạm ứng cho Quỹ dự trữ tài chính; (ii) UBND cấp huyện và cấp xã chưa xây dựng phương án xử lý hụt thu, chưa thực hiện sắp xếp lại triệt để các nhiệm vụ theo quy định Luật NSNN năm 2015.
Đối với kinh phí thực hiện cải cách tiền lương, báo cáo kiểm toán cho thấy: (i) Nguồn còn tồn đến ngày 31/12/2023 tăng thêm so với số báo cáo của UBND Tỉnh với số tiền hơn 179,6 tỷ đồng; kinh phí thực hiện cải cách tiền lương NSNN cấp còn thừa tại các đơn vị dự toán và cấp xã hơn 12,2 tỷ đồng; (ii) UBND các cấp còn sử dụng nguồn CCTL chưa đúng mục đích nguồn kinh phí quy định Nghị quyết số 23/2021/QH15, số tiền 77,9 tỷ đồng.
Đối với việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập: (i) Sở Y tế tham mưu UBND Tỉnh xác định mức tự đảm bảo chi thường xuyên và mức kinh phí NSNN hỗ trợ chi thường xuyên năm đầu thời kỳ ổn định (2023) chưa phù hợp quy định; (ii) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chưa tham mưu cho UBND Tỉnh ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí và ban hành đơn giá, giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng NSNN của lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch theo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP.
Về kiểm toán Chuyên đề việc quản lý, sử dụng kinh phí của dự án xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai
Báo cáo kiểm toán nêu, việc thực hiện tại dự án cũng còn gặp một số vướng mắc về cơ chế chính sách như: (i) Thời gian thực hiện dự án kéo dài dẫn đến cơ chế chính sách áp dụng có nhiều thay đổi theo các quy định của Luật và dưới Luật Đất đai năm 2003, Luật Đất đai 2013 dẫn đến dự án và các thiết kế kỹ thuật-dự toán phải điều chỉnh nhiều lần; (ii) Bộ Tài nguyên và Môi trường chưa có quy định cụ thể về việc thẩm định TKKT- DT trước khi cấp có thẩm quyền phê duyệt dẫn đến các TKKT-DT có tiến độ chưa phù hợp với dự án, dự toán kinh phí thực hiện còn sai sót; (iii) Bộ Tài chính chưa có hướng dẫn xác định chi phí cho công tác thẩm định; tổ chức nghiệm thu, xét duyệt dự án hoàn thành thuộc trách nhiệm của Chủ đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước dẫn đến công tác thẩm định chất lượng, khối lượng sản phẩm hoàn thành được giao cho đơn vị tư vấn thực hiện nên chưa phát hiện các sai sót của sản phẩm hoàn thành.
Công tác chỉ đạo điều hành, tham mưu, ban hành các văn bản quản lý, chấp hành pháp luật, chế độ hướng dẫn thực hiện dự án còn chưa phù hợp với quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại các Chỉ thị số 1474/CT-TTg ngày 24/8/2011, Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 04/4/2013, như: (i) Sở Tài nguyên và Môi trường chưa kịp thời tham mưu UBND Tỉnh trong việc xây dựng kế hoạch triển khai việc xây dựng cơ sở dữ liệu (CSDL) đất đai, phê duyệt dự án tổng thể và tổ chức thực hiện lồng ghép các công đoạn của dự án theo quy định tại Thông tư số 30/2013/TT-BTNMT; (ii) UBND Tỉnh chưa ban hành quy định cụ thê giải quyết dứt điểm tình trạng sử dụng đất có nguồn gốc vi phạm pháp luật đất đai còn tồn đọng, phức tạp, có tính phổ biến để đẩy mạnh việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (GCN), chưa xử lý triệt để các khó khăn vướng mắc dẫn đến khối lượng cấp GCN tại dự án còn thấp nhưng việc thực hiện cấp GCN qua dịch vụ lại thực hiện cao hơn tại dự án; (iii) Việc huy động nguồn lực của dự án chưa đảm bảo dành tối thiểu 10% nguồn thu từ đất của địa phương để thực hiện dự án; (iv) Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu cho UBND Tỉnh ban hành Quyết định số 02/2021/QĐ-UBND ngày 19/01/2021 quy định về hoạt động đo đạc bản đồ trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, theo đó nội dung tại khoản 4 Điều 7 không có quy định đối với đơn vị thực hiện kiểm tra giám sát không được thẩm định chất lượng sản phẩm đo đạc và bản đồ mà đơn vị mình kiểm tra, giám sát là chưa phù hợp với quy định tại Thông tư số 49/2016/TT-BTNMT, Thông tư số 24/2018/TT-BTNMT; (v) Công tác kiểm tra, giám sát tại dự án chưa được thực hiện thường xuyên theo chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường tại Chỉ thị số 02/2008/CT-BTNMT ngày 04/12/2008 về thực hiện nhiệm vụ, giải pháp để hoàn thành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính theo Nghị quyết số 07/2007/QH12.
Việc thực hiện dự án tại huyện Cư Jút và Krông Nô đến thời điểm kiểm toán còn một số tồn tại: (i) Dự án chưa thực hiện điều chỉnh theo các quy định hiện hành, dự toán kinh phí đầu tư và mua sắm các phần mềm vận hành CSDL nâng cấp trụ sở chưa đầy đủ cơ sở xác định; (ii) Công tác khảo sát lập TKKT-DT còn thiếu sót trong xác định khối lượng cần thực hiện, có hay không chồng lấn với đất của tổ chức, cơ sở xác định tỷ lệ bản đồ và mức độ khó khăn áp dụng, lập thừa chi phí thu nhập chịu thuế tính trước tại huyện Cư Jút, chưa đầy đủ cơ sở xác định dự toán kinh phí đầu tư và mua sắm các phần mềm vận hành CSDL, nâng cấp trụ sở, còn lập thiếu và sai đơn giá để thực hiện; (iii) Đặt hàng trước khi dự toán được giao và chưa căn cứ vào dự toán được giao, đặt hàng vượt dự toán kinh phí được duyệt, đặt hàng đơn vị tư vẫn thực hiện một số công việc thuộc trách nhiệm thực hiện của các cơ quan của địa phương, chỉ định thầu khi chưa có vốn bố trí và chưa đăng tải đầy đủ kết quả chỉ định thầu trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia; (iv) Còn sai sót trong thực hiện tiếp biên các bản đồ, chưa làm rõ việc thực hiện quy chủ đối với phần diện tích đất có chồng lấn với đất của các tổ chức, đất do trước đây nhà nước quản lý với diện tích khoảng 395,6 ha, kết quả xây dựng CSDL địa chính tại huyện Đắk R’lấp chưa rà soát sự thống nhất giữa các số liệu báo cáo định kỳ về kết quả đăng ký cấp giấy trên phần mềm VBDLIS và chưa thể hiện đất của tổ chức còn bị chồng lấn với khu vực đất do hộ gia đình cá nhân sử dụng.
Kiến nghị kiểm toán
Từ các tồn tại, hạn chế phát hiện qua kiểm toán, KTNN kiến nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh Đắk Nông:
1. Chỉ đạo các đơn vị thực hiện kiến nghị xử lý tài chính 251,7 tỷ đồng (tăng thu NSNN 130 triệu đồng; thu hồi, giảm chỉ ngân sách hơn 251,5 tỷ đồng); kiến nghị khác hơn 107,3 tỷ đồng.
2. Thực hiện và chỉ đạo các đơn vị, địa phương chấn chỉnh trong việc tạm ứng từ Quỹ dự trữ tài chính; bố trí trích bổ sung Quỹ dự trữ tài chính theo quy định.
3. Chỉ đạo các đơn vị thực hiện:
(1) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
Rà soát, tham mưu báo cáo UBND Tỉnh xem xét ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí và đơn giá, giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng NSNN của lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch.
(2) Sở Tài nguyên và Môi trường
- Phối hợp với UBND các huyện Cư Jút, Krông Nô rà soát, tham mưu báo cáo UBND Tỉnh xem xét để đề nghị: (i) Bộ Tài nguyên và Môi trường trong việc ban hành quy định cụ thể về thẩm định TKKT-DT trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Nghị định số 68/2022/NĐ-CP; (ii) Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung điểm 1 mục IV Phụ lục số 04 Thông tư số 136/2017/TT-BTC để xác định chi phí cho công tác thẩm định; tổ chức nghiệm thu, xét duyệt dự án hoàn thành thuộc trách nhiệm của Chủ đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước.
- Rà soát, báo cáo các vướng mắc khó khăn trong việc cấp GCN và chỉ đạo giải quyết theo thẩm quyền, tham mưu UBND Tỉnh ban hành quy định cụ thể giải quyết dứt điểm tình trạng sử dụng đất có nguồn gốc vi phạm pháp luật đất đai còn tồn đọng, phức tạp, có tính phổ biến.
- Rà soát, ban hành và tham mưu UBND Tỉnh ban hành các văn bản thực hiện tại dự án (nếu vượt thẩm quyền) phù hợp với các quy định hiện hành về: (i) Thực hiện lồng ghép các công đoạn thực hiện của dự án phù hợp với quy định tại Thông tư số 30/2013/TT-BTNMT; (ii) Sửa đổi, bổ sung Quyết định số 02/2021/QĐ-UBND của UBND Tỉnh Đắk Nông để quy định đơn vị tư vấn kiểm tra giám sát không thực hiện thẩm định chất lượng, khối lượng công trình, sản phẩm đo đạc do mình kiểm tra giám sát; (iii) Giải quyết khó khăn vướng mắc còn tồn tại của dự án trong việc cấp đổi giấy chứng nhận đang thế chấp tại tổ chức tín dụng, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trong trường hợp người sử dụng đất không có nhu cầu cấp đổi giấy chứng nhận, giải quyết cấp đổi giấy chứng nhận trong trường hợp có sai lệch diện tích, vị trí thửa đất; (iv) Điều chỉnh dự án tổng thể, thiết kế kỹ thuật - dự toán đảm bảo có đầy đủ cơ sở trong việc xác định các chi phí, nhu cầu đầu tư thiết bị, công nghệ, phần mềm, đào tạo cán bộ, nâng cấp trụ sở, phù hợp với tiến độ thực hiện và các quy định hiện hành, cơ sở xác định tỷ lệ bản đồ tại các huyện Đắk Mil, Đắk R’lấp, Tuy Đức.
- Rà soát: (i) Hoàn thiện việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính tại huyện Đắk R’lấp còn thiếu sót; (ii) Điều chỉnh Quyết định, Hợp đồng đặt hàng với đơn vị tư vấn đối với công việc đăng ký kê khai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phù hợp khối lượng tham gia thực hiện công việc tại cấp tỉnh, huyện, xã theo Quyết định phê duyệt của UBND Tỉnh; (iii) Khối lượng nghiệm thu của dự án xây dựng hệ thống HSĐC và CSDL đất đai đảm bảo phù hợp với các tài liệu điều tra, đo đạc trước đây và khối lượng của các dự án đã thực hiện tránh trùng lắp với khối lượng đã được nghiệm thu, thanh toán tại các dự án đã thực hiện.
(3) Cục Thuế:
- Tổ chức thanh tra sau hoàn thuế, xử lý theo quy định của pháp luật đối với trường hợp còn có sự bất hợp lý trong số liệu nguyên vật liệu đầu vào;
- Chỉ đạo Chi cục Thuế khu vực Cư Jút - Krông Nô (địa bàn huyện Cư Jút): Báo cáo Cục Thuế để triển khai kiểm tra, dự án xã hội hóa theo quy định; phối hợp các đơn vị liên quan rà soát, xác định thời gian sử dụng đất (nếu có) trước khi có Quyết định thuê đất để thu tiền thuê đất theo quy định của pháp luật; phối hợp với Ban Quản lý dự án và Phát triển quỹ đất huyện, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện quản lý thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đối với các công trình xây dựng có phát sinh khối lượng đất đào, đắp theo quy định;
- Chỉ đạo Chi cục Thuế khu vực Đắk R’lấp - Tuy Đức rà soát, phối hợp với các cơ quan của địa phương truy thu thuế GTGT, TNCN và các loại thuế, phí khác (nếu có) đối với các công trình do UBND cấp xã làm chủ đầu tư, người nhận thầu là cộng đồng dân cư thực hiện trên địa bàn huyện Tuy Đức có vốn Nhà nước trên 50% theo quy định của pháp luật.
(4) Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Chấn chỉnh đối với các tồn tại, hạn chế trong việc tham mưu UBND Tỉnh giao kế hoạch đầu tư công hàng năm;
- Rà soát và cân đối nguồn vốn NSĐP để trình HĐND tỉnh quyết nghị bổ sung số vốn bố trí thiếu của 25 dự án vào Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 -2025, nhằm đảm bảo nhu cầu vốn để thực hiện theo tiến độ dự án đã phê duyệt.
(5) Sở Y tế tỉnh Đắk Nông:
Phối hợp với Sở Tài chính rà soát, tham mưu UBND Tỉnh quyết định mức tự đảm bảo chi thường xuyên và kinh phí NSNN hỗ trợ cho các đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo hướng dẫn của Bộ Tài chính và các quy định hiện hành.
(6) Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án:
Chấn chỉnh đối với các tồn tại, hạn chế trong việc: Lập, thẩm định và phê duyệt chủ trương đầu tư, dự án, thiết kế BVTC - dự toán; lựa chọn nhà thầu, thương thảo và ký hợp đồng; quản lý chất lượng công trình; nghiệm thu, thanh toán, quyết toán; quản lý tiến độ.
(7) Chỉ đạo UBND cấp huyện: chủ động điều hành trong trường hợp dự kiến thu NSĐP giảm so với dự toán được giao; cân đối các nguồn lực tại chỗ, thực hiện sắp xếp, cắt, giảm, giãn các nhiệm vụ chi để chủ động bù đắp số giảm thu NSĐP. Sau khi sử dụng các nguồn lực của địa phương mà vẫn không đảm bảo bù đắp số giảm thu, thì phải kịp thời báo cáo với UBND Tỉnh để xem xét trình Thường trực HĐND Tỉnh và HĐND Tỉnh quyết định điều chỉnh dự toán NSĐP theo quy định tại Luật NSNN năm 2015 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương.
(8) UBND các huyện, thành phố:
- Thực hiện và chỉ đạo các đơn vị có liên quan chấn chỉnh đối với các tồn tại, hạn chế trong việc: xử lý hụt thu ngân sách, tạm ứng, hoàn trả tạm ứng Quỹ dự trữ tài chính; quản lý, sử dụng nguồn cải cách tiền lương; lập, thẩm định, phân bổ và giao, điều chỉnh kế hoạch ĐTC; điều chỉnh, bổ sung, điều hòa nguồn vốn ĐTC của Kế hoạch ĐTC trung hạn giai đoạn 2021-2025; công tác lập, thẩm định và phê duyệt chủ trương đầu tư; tăng cường công tác giải ngân vốn đầu tư công.
- UBND huyện Cư Jút và Krông Nô: Chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện trong việc thực hiện dự án hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai: (i) Chấn chỉnh việc thực hiện tại dự án còn sai sót như đã nêu; (ii) Rà soát khoản chi phí khác là “Thu nhập chịu thuế tính trước” đã đưa vào hợp đồng, quyết định đặt hàng chưa phù hợp với Thông tư số 136/2017/TT-BTC và Nghị định số 130/2013/NĐ-CP (tại huyện Cư Jút); (iii) Rà soát để xây dựng đơn giá thanh toán cho khối lượng đã thực hiện nhưng chưa có trong TKKT-DT (tại huyện Cư Jút); (iv) Rà soát lại cơ sở xác định tỷ lệ bản đồ và mức độ khó khăn áp dụng; (v) Rà soát, điều chỉnh Quyết định, Hợp đồng đặt hàng với đơn vị tư vấn đối với công việc đăng ký kê khai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho phù hợp khối lượng tham gia thực hiện công việc tại cấp tỉnh, huyện, xã theo Quyết định phê duyệt của UBND Tỉnh; (vi) Rà soát khối lượng nghiệm thu của dự án xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai đảm bảo phù hợp với các tài liệu điều tra, đo đạc trước đây và khối lượng của các dự án đã thực hiện tránh trùng lắp với khối lượng đã được nghiệm thu, thanh toán tại các dự án đã thực hiện.
Hà Linh