Tại Hội thảo Quy trình, thủ tục, cách thức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 vừa được Viện Nghiên cứu lập pháp - UBTVQH tổ chức, nhiều ý kiến đồng thuận và nhấn mạnh: việc lấy ý kiến nhân dân phải được tiến hành thật sự cởi mở, công khai, minh bạch và dân chủ, tránh hình thức và trình diễn. Nhưng, điều quan trọng nhất là phải xây dựng được một cơ chế tiếp nhận, thu thập, tổng hợp, phân tích và đặc biệt là phản hồi ý kiến đóng góp của nhân dân một cách hiệu quả để bảo đảm mọi ý kiến đóng góp của nhân dân đều được nghiên cứu, xem xét và giải trình, góp phần làm cho những quy định của Hiến pháp thực sự là sự kết tinh ý chí và trí tuệ của nhân dân. Chỉ có như vậy mới thể hiện được sự trân trọng đối với trí tuệ và tình cảm của nhân dân.
Để giải quyết nợ xấu, các chuyên gia đề nghị, yêu cầu các ngân hàng thương mại trích lập dự phòng rủi ro, tìm cách giúp doanh nghiệp tiêu thụ hàng tồn kho để có tiền trả nợ ngân hàng, đưa Bảo hiểm tiền gửi vào cuộc... Ngoài ra, còn một biện pháp quan trọng khác, đó là thành lập công ty mua bán nợ cấp quốc gia để xử lý nợ xấu. Một công ty như vậy hoạt động với cơ chế nào, vốn ở đâu?
(Chinhphu.vn) - Theo đánh giá của chuyên gia JPMorgan Chase, mức tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9 của Việt Nam là cao hơn dự kiến song lạm phát sẽ không tăng mạnh trong thời gian còn lại của năm 2012.
Việc áp dụng giá viện phí mới, tác động của mùa khai trường cộng với giá xăng dầu liên tục “nhảy múa” là nguyên nhân chính khiến chỉ số giá tiêu dùng tháng 9 tăng tới 2,2%, cao nhất kể từ tháng 5/2011.
Công khai, minh bạch và nâng cao hiệu lực, hiệu quả giám sát là đòi hỏi tất yếu trong đổi mới hoạt động của HĐND, là đòi hỏi của cử tri đối với hoạt động quản lý nhà nước của chính quyền các cấp; nhất là khi Vĩnh Phúc đang thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND huyện, phường.
Các chuyên gia tài chính tỏ ra bi quan khi nhận định về sự chuyển động của nền kinh tế vào cuối năm nay. Thậm chí nhiều quan điểm cho rằng tình hình có thể xấu đến hết năm 2013.
Từ ngày 19/9 đến 22/9/2012, Ban Cán sự Đảng KTNN đã họp  kiểm điểm tự phê bình theo Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá XI) về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”. Tham dự có đồng chí Mai Trực, Ủy viên BCH Trung ương Đảng-Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương và đại diện các Ban Đảng Trung ương.
Giải quyết nợ xấu trong hệ thống ngân hàng là câu chuyện đã được bàn luận rất nhiều. Dường như chưa ngã ngũ về một giải pháp thuyết phục, khả thi nào, trong một cuộc hội thảo về xử lý nợ do Bộ Tài chính tổ chức mới đây, cuộc tranh luận về vấn đề này lại nóng lên. Trong đó, cần làm rõ hai bước. Bước thứ nhất, phải xác định rõ ai gây ra nợ xấu, mức nợ xấu của từng chủ thể gây ra nợ xấu là bao nhiêu, cơ cấu nợ xấu ra sao. Rồi từ đó mới đến bước thứ hai là huy động nhiều giải pháp để xử lý nợ xấu.
Quy trình lấy phiếu tín nhiệm phải bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai nhưng phải đơn giản, rõ ràng để tránh tính hình thức. Sau khi có kết quả lấy phiếu tín nhiệm, không nên phân loại ba mức độ: tín nhiệm cao, tín nhiệm thấp và tín nhiệm trung bình mà chỉ nên có hai loại là tín nhiệm và không tín nhiệm. Đã là QH thì phải công khai. Một số Ủy viên UBTVQH đã thẳng thắn bày tỏ như vậy khi cho ý kiến về Đề án Quy trình, thủ tục, cách thức thực hiện việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do QH, HĐND bầu hoặc phê chuẩn – một trong những đề án quan trọng nhằm thiết thực triển khai Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XI).
Ðầu tư trong giai đoạn 2001-2010 đã tạo bước tiến vượt bậc về cơ sở kỹ thuật hạ tầng, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, đưa nước ta vào diện nước có mức thu nhập trung bình. Tuy nhiên, hoạt động đầu tư cũng còn không ít yếu kém và bất cập. Bởi vậy, Nghị quyết Ðại hội XI của Ðảng đã đề ra chủ trương tái cơ cấu đầu tư, trong đó trọng tâm là đầu tư công.