(LĐO) - Nợ công của Việt Nam hiện nay là bao nhiêu? Việc sử dụng nợ công đã thực sự hiệu quả, những rủi ro nợ công và làm thế nào để kiềm chế các rủi ro ấy đều là những câu hỏi “nóng” tại Hội thảo “Tổ chức kiểm toán đối với việc quản lý và sử dụng các khoản nợ công” diễn ra sáng 10.12.
Mặc dù nhiều ý kiến cho rằng nợ Chính phủ vẫn nằm trong ngưỡng an toàn (dưới 50% GDP) và nghĩa vụ trả nợ Chính phủ so với thu ngân sách Nhà nước vẫn nằm trong giới hạn cho phép (15,8%/thu ngân sách Nhà nước so với quy định 30% theo thông lệ quốc tế), tuy nhiên xu hướng gia tăng nợ công qua các năm cũng thể hiện một số bất ổn cần lưu ý.
Tại Hội thảo Tổ chức kiểm toán đối với việc quản lý và sử dụng các khoản nợ công, do Kiểm toán Nhà nước (KTNN) tổ chức ngày 10/12 tại Hà Nội, Tổng KTNN Vương Đình Huệ cho rằng: Vấn đề lớn nhất trong quản lý nợ công của Việt Nam là phát huy cơ sở pháp lý nội bộ, vấn đề mang tính nguyên tắc thứ hai là minh bạch và công khai.
Ngày 6/12/2010, Tổng Kiểm toán nhà nước Việt Nam Vương Đình Huệ đã ký ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược phát triển Kiểm toán Nhà nước đến năm 2020
Với mục tiêu làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn để tổ chức kiểm toán đối với việc quản lý và sử dụng các khoản nợ công, Kiểm toán Nhà nước dự kiến sẽ tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Tổ chức kiểm toán đối với việc quản lý và sử dụng các khoản nợ công” vào ngày 9/12/2010.
Theo tin từ Vụ Tổng hợp - Kiểm toán Nhà nước, đến nay Kiểm toán Nhà nước đã hoàn thành 3 cuộc kiểm toán chuyên đề theo Kế hoạch kiểm toán năm 2010 nhằm đánh giá thực tế thực hiện các gói kích cầu chống suy giảm kinh tế của Chính phủ năm 2009 gồm: