Phần Lan: Các chi phí bảo đảm an ninh dịch vụ cung ứng và các biện pháp bảo mật liên quan không được giám sát một cách có hệ thống trong đại dịch COVID-19

26/07/2021
Xem cỡ chữ Đọc bài viết In trang Google

(ABC Australia) - Trang thông tin điện tử của Úc ngày 26/6/2021 đăng bài viết “Báo cáo của Tổng Kiểm toán bang Victoria cho thấy thất bại của Dịch vụ Y tế Ballarat”, theo đó cho biết, bệnh viện khu vực lớn nhất phía Tây Victoria đã không điều tra kịp thời các sự cố nghiêm trọng hoặc không thực hiện đầy đủ các biện pháp vì sự an toàn của người bệnh.

Kết quả kiểm toán cho thấy, các chi phí bảo đảm an ninh dịch vụ cung ứng và các biện pháp bảo mật liên quan không được giám sát một cách có hệ thống ở cấp độ quốc gia. Việc đánh giá tổng kinh phí đối với việc bảo đảm an toàn cho chuỗi cung ứng rất phức tạp bởi thực tế rằng ngoài Nhà nước, tính an toàn và bảo mật của chuỗi cung ứng còn được duy trì bởi toàn khu vực công, các công ty tư nhân và người dân lao động. 

            Báo cáo tình hình tài chính của Cơ quan cung ứng trường hợp khẩn cấp quốc gia và Quỹ cung ứng trường hợp khẩn cấp quốc gia là khoảng 2 tỷ EUR trong năm 2020. Đại dịch COVID-19 đã chứng minh tầm quan trọng của Quỹ cung ứng trường hợp khẩn cấp quốc gia trong việc cung cấp kinh phí thực hiện các biện pháp cung ứng trường hợp khẩn cấp nhanh chóng. Ví dụ, trong giai đoạn đầu bùng phát dịch, các nguồn vốn của Quỹ cung ứng khẩn cấp quốc gia đã đảm bảo hoạt động ngành vận chuyển đường biển vốn rất quan trọng đối với lĩnh vực vận chuyển hàng hóa của Phần Lan. Đại dịch cũng đã chứng minh tầm quan trọng của nguồn nhân lực trong việc bảo đảm an ninh nguồn cung. Phần Lan đã triển khai các biện pháp quản lý hiệu quả nhằm đảm bảo an ninh y tế cho các nhân viên hoạt động trong các ngành nghề chủ chốt trong xã hội cũng như đảm bảo được việc sắp xếp phù hợp đội ngũ nhân sự. 

            NAOF kiến nghị việc chuẩn bị của Cơ quan cung ứng tình trạng khẩn cấp quốc gia trong việc thực hiện các hoạt động mua sắm quan trọng, trong trường hợp xảy ra khủng hoảng cần được tăng cường hơn nữa, để cơ quan này có thể bố trí nguồn nhân sự và năng lực cần thiết để thực hiện các hoạt động mua sắm một cách nhanh chóng trong trường hợp cần thiết. Khi các chức năng quản lý Nhà nước được thuê ngoài thực hiện, các hợp đồng được ký kết cũng cần quan tâm một cách có hệ thống hơn đến các nghĩa vụ liên quan đến bảo mật và an ninh nguồn cung ứng./.



Bản tin quốc tế của KTNN số 104 ngày 30/6/2021

Xem thêm »