Ấn Độ: Cảnh báo nợ xấu gia tăng tại khối các ngân hàng tư nhân

26/05/2017
Xem cỡ chữ Đọc bài viết In trang Google

Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI) vừa qua đã công khai bản Báo cáo kiểm toán thường niên cho năm tài chính 2016, trong đó cảnh báo tình trạng nợ xấu gia tăng và việc ghi giảm nợ xấu tại một số ngân hàng tư nhân trong nước có thể dẫn đến những tác động nguy hại tới toàn bộ nền kinh tế nước này nếu không có các biện pháp khắc phục kịp thời.

 
Ngân hàng phải tiết lộ giá trị tài sản không sinh lời
 
Ngày 18/4, RBI đã ban hành một quy tắc trong đó bắt buộc các ngân hàng phải tiết lộ giá trị tài sản không sinh lời (NPA) hay chính là số nợ xấu mà RBI đã đánh giá nếu có sự chênh lệch giữa đánh giá của ngân hàng trung ương và báo cáo thực tế của ngân hàng. Trong báo cáo mới đây, RBI đã chỉ trích ngân hàng tư nhân lớn thứ tư của Ấn Độ Yes Bank không trung thực trong báo cáo số liệu NPA sau khi cuộc kiểm toán của RBI phát hiện chỉ số NPA của Yes Bank trong giai đoạn tài chính 2015-2016 trên thực tế là 5 chứ không phải chỉ là 0,76 theo đánh giá riêng của Yes Bank. Các kiểm toán viên của RBI cho biết, việc che giấu số liệu thực tế không phải chỉ xảy ra tại Yes Bank. Axis Bank và ICICI Bank cũng nằm trong tầm ngắm cần xem xét lại của RBI khi số liệu NPA thực tế cao hơn 4,5 so với mức công bố. Hai ngân hàng này vẫn chưa đưa ra báo cáo hằng năm song các số liệu tự đánh giá đã được lãnh đạo hai ngân hàng công bố trong một hội nghị với các nhà phân tích hồi tháng 3 vừa qua.
 
RBI đã yêu cầu các ngân hàng phải tiến hành đánh giá chất lượng tài sản, hiệu quả sử dụng tài sản, bao gồm: các tín dụng cho vay, cho thuê và khả năng đối phó với các kịch bản rủi ro về nợ khó đòi trong quý III và quý IV của năm tài chính 2016, dẫn đến tăng đáng kể tỷ lệ NPA trong giai đoạn từ tháng 9/2015 đến tháng 3/2016.
 
Nợ xấu gia tăng tác động đến nền kinh tế
 
Sau công bố của RBI, giá cổ phiếu của Yes Bank đã sụt giảm 6, giá cổ phiếu của Axis Bank giảm 2,8 và giá cổ phiếu của ICICI Bank giảm 1,2 trong giao dịch hôm 13/5. Người phát ngôn của Axis Bank cho hay, ngân hàng này đã tiết lộ về đánh giá NPA tổng thể của RBI trong năm tài chính 2016 tại một cuộc họp với các đơn vị truyền thông và các nhà phân tích. Đại diện Yes Bank cho biết, ngân hàng sẽ thực hiện một số biện pháp để giải quyết trường hợp NPA rủi ro cao. Đồng thời khẳng định, khoản nợ vay 9,1 tỷ Rupi (140 triệu USD) sẽ được phục hồi trong thời gian tới và sẽ có biện pháp để giảm số nợ mang theo sang năm tài chính 2017. Yes Bank đã lập dự phòng 2,2 tỷ Rupi cho khoản mục nợ khó đòi.
 
Những trường hợp mà lợi nhuận hoạt động không đủ bù đắp cho các khoản lãi phải trả tại các ngân hàng Ấn Độ đang ngày càng gia tăng, nhiều ngân hàng đã phải huy động thêm tiền từ cổ đông. Nợ xấu của Yes Bank phần lớn xuất phát từ số nợ của chi nhánh sản xuất xi măng thuộc Tập đoàn Jaiprakash Associates - vốn là chủ đường đua công thức 1 duy nhất của Ấn Độ. Tập đoàn này hiện chỉ có thể thanh toán 42 số nợ và Yes Bank đang hy vọng một phần nợ sẽ được giải quyết nếu chi nhánh sản xuất xi măng của Tập đoàn này được bán lại thành công cho một tỷ phú Ấn Độ. Tỷ lệ vay nợ cao của các DN là mối lo ngại chung cho những thị trường mới nổi như Ấn Độ, vì phần lớn các khoản nợ xấu đều tập trung ở các công ty làm ăn yếu kém như Jaiprakash. Các khoản nợ có khả năng chi trả thấp đang chiếm tới 22 tổng nợ tại Ấn Độ.
 
Chính phủ Ấn Độ đang lo ngại những rắc rối ở hệ thống ngân hàng sẽ sớm đặt nền kinh tế Ấn Độ vào tình thế nguy hiểm. Khoảng 16,6 dư nợ cho vay toàn hệ thống ngân hàng được liệt vào nợ khó đòi. RBI và Chính phủ nước này liên tục thúc giục các ngân hàng phải giải quyết mối nguy hại nợ khó đòi dai dẳng.
 
Theo Business Standard và Times of India)
(Báo Kiểm toán số 21/2017)

Xem thêm »