Hội nghị G7 thảo luận về quy định mức thuế tối thiểu toàn cầu để xử lý vấn đề chuyển giá

06/07/2021
Xem cỡ chữ Đọc bài viết In trang Google

(Journal of Accountancy) - Ngày 5/6/2021 đưa tin các Bộ trưởng Tài chính của Nhóm Bảy quốc gia giàu có (G7) đã đạt được một hiệp định mang tính bước ngoặt thiết lập mức thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu ít nhất là 15%, một thỏa thuận có thể tạo tiền đề cho thỏa thuận toàn cầu.

Thỏa thuận này nhằm mục đích chấm dứt điều mà Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen gọi là “cuộc chạy đua 30 năm tới đáy về thuế suất doanh nghiệp” khi các quốc gia cạnh tranh để thu hút các công ty đa quốc gia. Các nền kinh tế lớn hiện đang hướng tới mục tiêu không khuyến khích các công ty đa quốc gia chuyển lợi nhuận và doanh thu sang các quốc gia có thuế thấp. Càng ngày, thu nhập từ các nguồn vô hình như bằng sáng chế thuốc, phần mềm và tiền bản quyền sở hữu trí tuệ đã tạo cơ hội cho các công ty tránh phải nộp thuế cao hơn ở nước họ. Do vậy, cần có một mức thuế tối thiểu toàn cầu để ngăn ngừa tình trạng này.

Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đã điều phối các cuộc đàm phán thuế giữa 140 quốc gia trong nhiều năm về các quy tắc đánh thuế các dịch vụ kỹ thuật số xuyên biên giới và hạn chế xói mòn cơ sở thuế, trong đó có việc xây dựng mức thuế tối thiểu doanh nghiệp toàn cầu. Mức tối thiểu dự kiến ​​sẽ mang về từ 50 tỷ đến 80 tỷ USD tiền thuế bổ sung mà OECD ước tính các công ty sẽ phải trả trên toàn cầu. Mức thuế tối thiểu toàn cầu sẽ áp dụng đối với lợi nhuận ở nước ngoài. Các chính phủ vẫn có thể đặt bất kỳ mức thuế doanh nghiệp trong nước tùy theo điều kiện thực tiễn của quốc gia, nhưng nếu các công ty trả mức thuế thấp hơn ở một quốc gia nào đó, thì chính quyền có thể “tăng” thuế lên mức tối thiểu nhằm tránh hiện tượng chuyển giá, gây thất thu ngân sách. OECD cho biết về cơ bản các chính phủ đã đồng ý việc xây dựng thuế tối thiểu nhưng chưa thống nhất mức thuế. Các chuyên gia thuế cho rằng đó là vấn đề hóc búa nhất, mặc dù hiệp định G7 ủng hộ mạnh mẽ xung quanh mức thặng dư 15%. Các vấn đề khác vẫn còn được đàm phán bao gồm liệu có nên áp dụng đối với các quỹ đầu tư và quỹ tín thác đầu tư bất động sản hay không, khi nào áp dụng mức thuế suất mới và việc đảm bảo nó phù hợp với các cải cách thuế của Hoa Kỳ.

Một cuộc họp G20 dự kiến ​​diễn ra ở Venice vào tháng tới sẽ xem liệu hiệp định G7 có nhận được sự ủng hộ rộng rãi từ các nước đang phát triển và đang phát triển lớn nhất thế giới hay không. Vẫn còn nhiều điều cần phải được hoàn thiện như các số liệu sẽ xác định cách thức và các công ty đa quốc gia nào sẽ được áp dụng. Dù thỏa thuận cuối cùng như thế nào cũng có thể gây ra những hậu quả lớn đối với các quốc gia có thuế thấp và các thiên đường thuế. Nền kinh tế Ireland đã bùng nổ với dòng vốn đầu tư hàng tỷ USD từ các công ty đa quốc gia. Dublin, quốc gia đã chống lại các nỗ lực của Liên minh châu Âu nhằm hài hòa các quy tắc về thuế của mình, khó có thể chấp nhận mức thuế tối thiểu cao hơn mà không đấu tranh. Cuộc chiến giành giật các quốc gia có thuế suất thấp có khả năng cao ủng hộ một mức thuế suất tối thiểu càng gần 12,5% càng tốt hoặc tìm kiếm những điều khoản miễn trừ nhất định./.

(Theo Bản tin quốc tế KTNN số 103)

Xem thêm »