Đánh giá việc thực thi công ước quốc tế qua kiểm toán môi trường biển

10/10/2022
Xem cỡ chữ Đọc bài viết In trang Google

Kiểm toán môi trường biển là một chủ đề nổi bật được chia sẻ bởi nhiều cơ quan kiểm toán tối cao (SAI). Tại các cuộc kiểm toán này, các SAI đặc biệt chú trọng phân tích, đánh giá việc thực hiện các điều ước quốc tế về môi trường biển của chính phủ cũng như các Bộ, Ngành liên quan.

Kiểm toán việc thực hiện Công ước OSPAR
 
Vấn đề ô nhiễm biển, việc khai thác biển quá mức làm mất môi trường sống ven biển là sự đe dọa đối với đại dương. Trên toàn cầu, rác biển, nước thải và sự cố tràn tàu là nguồn gây ô nhiễm môi trường biển và ven biển lớn nhất. Ngoài ra, các chất thải nông nghiệp, khí thải của giao thông và công nghiệp cũng là nguồn chính gây nhiễm bẩn.
 
Theo Nhóm công tác về Kiểm toán môi trường của Tổ chức quốc tế Các cơ quan Kiểm toán tối cao (INTOSAI), những năm gần đây, hầu hết các cuộc kiểm toán về môi trường biển được thực hiện ở châu Âu, tập trung vào vai trò của quốc gia với nghĩa vụ quốc tế. Đơn cử, các SAI Nauy, Đan Mạch và Island đã kiểm toán sự tuân thủ của các quốc gia này với Công ước OSPAR - Công ước về ngăn chặn ô nhiễm biển từ các nguồn đất Oslo-Pari. Cuộc kiểm toán với mục đích ngăn chặn và loại bỏ sự ô nhiễm ở phía đông bắc bờ biển Alantic. Theo đó, các SAI đã xem xét các biện pháp của Chính phủ và các công cụ chính sách để đảm bảo sự tuân thủ thuộc lĩnh vực công nghiệp, quản lý nước thải và nông nghiệp.
 
Năm 2001, SAI Nauy đã có báo cáo nêu rõ các phát hiện chính về việc thực hiện các mục tiêu tại Công ước OSPAR của Chính phủ, trong đó có mục tiêu giảm thiểu việc xả thải ra môi trường. Cũng theo báo cáo, Cơ quan Kiểm soát ô nhiễm Nauy chủ yếu sử dụng các kiến nghị để điểu chỉnh các vi phạm. Số lượng vi phạm các quy định về môi trường trong lĩnh vực công nghiệp vẫn còn tăng cao những năm vừa qua. Trách nhiệm của chính quyền các thành phố, các cơ quan và các nhà lãnh đạo kiểm soát ô nhiễm là rất lớn khi để xảy ra tình trạng không tuân thủ các điều kiện liên quan đến khí thải.
 
Hay, các SAI: Hà Lan, Đan Mạch, Estonia, Latvia, Lithuania và Thụy Sỹ đã kiểm toán các nghĩa vụ của Công ước Helsinki trong việc bảo vệ vùng biển Baltic. Phạm vi của cuộc kiểm toán là đưa ra tính tương đồng đối với kiểm toán OSPAR. Cuộc kiểm toán cũng với mục đích xem xét các biện pháp của Chính phủ nhằm giảm sự ô nhiễm biển từ các nguồn thải ra trên đất liền. Cuộc kiểm toán tập trung vào thực hiện Công ước Helsinki trong luật pháp của quốc gia, kiểm soát quy trình và các biện pháp, việc sử dụng các quỹ công liên quan đến các nguồn ô nhiễm gián tiếp (chủ yếu là trong lĩnh vực nông nghiệp) và các nguồn ô nhiễm trực tiếp (chủ yếu ở khu đô thị và các nhà máy xử lý nước thải). Năm 2001, báo cáo kiểm toán chung được ban hành, bao gồm các phần của báo cáo quốc gia và các phần chung, trong đó, các phát hiện về đối tượng kiểm toán được trích từ các báo cáo quốc gia.
 
Kiểm toán việc thực hiện Công ước MARPOL và OPRC
Năm 2003, một báo cáo chung về ô nhiễm biển từ các con tàu đã được xây dựng và ban hành. Đề cương cho cuộc kiểm toán này dựa trên Công ước MARPOL - Công ước quốc tế về việc ngăn chặn ô nhiễm từ các con tàu và Công ước OPRC - Công ước quốc tế về trách nhiệm và phối hợp xử lý ô nhiễm dầu. Các SAI New Zealand, Anh, Cyprus, Pháp, Italia, Malta và Thổ Nhỹ Kỳ đã báo cáo các phát hiện của họ đến các Chính phủ. SAI Israel và Đan Mạch đã đưa vào báo cáo các yếu tố về ô nhiễm biển từ các con tàu.

Trong báo cáo kiểm toán quốc gia về ô nhiễm biển từ các con tàu, SAI Netherlands đã nêu các kết luận trong việc ngăn chặn và ứng phó với vấn đề ô nhiễm. Kết quả kiểm toán cho thấy, sự hợp tác giữa các khu vực công khác nhau cần được cải thiện. Một số điều khoản MARPOL chỉ được thực hiện một phần. Chẳng hạn, để truy tố hành vi bất hợp pháp từ bên ngoài đối với khu vực ven biển, ngoài các cuộc kiểm soát quốc gia về vận chuyển đối với các công ty thương mại, thanh tra vận chuyển có quá nhiều rủi ro liên quan. Thanh tra vận chuyển thiếu thông tin đầy đủ và các quan điểm định hướng, trong khi các tầng lớp xã hội ít chú ý đến các khía cạnh môi trường hơn là các thanh tra môi trường. Các thanh tra kiểm soát quốc gia đề cập nhiều hơn về các cuộc vận chuyển có rủi ro cao.
 
Theo SAI Netherlands, Bộ Giao thông đã thất bại trong việc cung cấp các phương tiện cảng tàu tiếp nhận đầy đủ rác thải trong việc bốc dỡ hàng. Trách nhiệm này được giao cho các nhà chức trách cảng mà không cần đưa ra thêm các tiêu chuẩn hoặc các biện pháp khác. Việc thực hiện trách nhiệm đối với vấn đề ô nhiễm vùng biển vẫn còn hạn chế do công tác giám sát kế hoạch thiếu thực tế, thời gian giám sát không thường xuyên. Bản kế hoạch dự phòng quốc gia đã bị trễ vài năm. Hiệu quả trong việc truy tố các đối tượng gây ô nhiễm đã bị cản trở bởi các lỗ hổng pháp luật của quốc gia. Sự phối hợp giữa cưỡng chế hành chính và hình sự là điều được mong đợi…/.
 
Box1: Nhóm kiểm toán môi trường của INTOSAI khuyến nghị, điểm bắt đầu tốt nhất đối với sự phối hợp của các SAI chính là các kế hoạch mang tính khu vực và quốc tế hoặc các chương trình về vấn đề nước; các quỹ công sử dụng vào các biện pháp về nước; các thỏa thuận và các quy định quốc tế về nước.
 
Box2: Giai đoạn 1993-2000, đã có 34 cuộc kiểm toán về nước mặn được thực hiện bởi các SAI trên thế giới. Các nội dung kiểm toán bao gồm: Sự tuân thủ luật và các quy định về môi trường quốc gia của các Bộ, ban, ngành, Chính phủ; việc thực hiện các chương trình về môi trường; đánh giá tác động hoặc ảnh hưởng của các chương trình quốc gia về môi trường hiện thời; các hệ thống quản lý môi trường của Chính phủ…
 
HỒNG NHUNG
(Báo Kiểm toán số 40/2022)

 

Xem thêm »