Nhằm xác định xu thế của hoạt động kiểm toán môi trường (KTMT) tại các SAI trên thế giới, từ năm 1992 đến nay, Nhóm Kiểm toán môi trường - Tổ chức quốc tế các Cơ quan Kiểm toán tối cao (INTOSAI WGEA) đã thực hiện tổng cộng 7 cuộc khảo sát về tình hình thực hiện và các thách thức mà các SAI gặp phải khi thực hiện KTMT. Cuộc khảo sát lần thứ 7 thực hiện năm 2012 cho giai đoạn 2009-2011, với phản hồi từ 112 SAI đã phản ánh xu thế phát triển tích cực của hoạt động KTMT trên toàn thế giới.
Nước sạch sinh hoạt đang là vấn đề cấp thiết mà các SAI trên thế giới hướng tới
Gia tăng các hoạt động KTMT
Theo khảo sát, trong giai đoạn 2009-2011, số lượng các cuộc KTMT do các SAI thực hiện đã gia tăng một cách đáng kể so với thời kỳ khảo sát trước. Cụ thể, từ 2009-2011, trong hoạt động KTMT đã có tổng cộng 510 cuộc kiểm toán tài chính (so với 383 cuộc giai đoạn 2006-2008), 1203 cuộc kiểm toán tuân thủ (gần gấp đôi so với 622 cuộc giai đoạn 2006-2008), 1010 cuộc kiểm toán hoạt động (so với 640 cuộc giai đoạn trước đó). Ngoài những cuộc kiểm toán trên còn có 1.382 cuộc kiểm toán tuy không phải là KTMT song trong đó có xem xét các vấn đề về môi trường.
Sự tăng lên ấn tượng của số lượng các cuộc KTMT cũng được phản ánh tại từng SAI riêng lẻ, với 48 SAI phản hồi xác nhận gia tăng số lượng các cuộc KTMT trong giai đoạn 2009-2011. Tỷ lệ các SAI thực hiện các loại hình KTMT trong giai đoạn 2009-2011 lần lượt là 75 đối với kiểm toán hoạt động, 66 đối với kiểm toán tuân thủ và 50 đối với kiểm toán tài chính.
2/3 SAI phản hồi cho biết sẽ tiếp tục tăng thêm số lượng các cuộc KTMT tại SAI mình trong những năm tới, 35 dự tính giữ nguyên ở mức hiện tại. Đại hội INTOSAI lần thứ XX năm 2010 cũng đã đưa “Kiểm toán môi trường và phát triển bền vững” làm một trong những chủ đề chính, từ đó đóng góp thêm vào xu thế phát triển của hoạt động KTMT thông qua tăng cường nhận thức tại các SAI trên toàn thế giới.
Các SAI đưa ra 5 vấn đề môi trường đáng lưu ý nhất tại quốc gia mình là: nước sinh hoạt, chất thải đô thị và chất thải rắn, rừng, khoáng sản và biến đổi khí hậu; trong đó nước sinh hoạt là vấn đề mang tính cấp thiết nhất. Trong đó 3 vấn đề mà các SAI tiến hành kiểm toán nhiều nhất là chất thải đô thị và chất thải rắn, rừng và nước sinh hoạt.
Chú trọng đến tác động của KTMT
Mục đích chính của KTMT là tạo ra những thay đổi tích cực cho môi trường và việc sử dụng nguồn lực công từ các phát hiện kiểm toán. Thiết lập mối liên kết giữa các cuộc KTMT và những tác động trực tiếp của chúng vẫn còn là một thách thức với các SAI. Tuy vậy, trong cuộc khảo sát lần thứ 7 này, đã có 86 SAI thực hiện đánh giá tác động của các cuộc KTMT, với công cụ chính được sử dụng là theo dõi phản ứng của Chính phủ với các kiến nghị kiểm toán và kiểm tra tình hình thực hiện các kiến nghị kiểm toán. Đây là một bước tiến triển rõ rệt so với tỷ lệ 56 trong cuộc khảo sát năm 2009.
Những yếu tố chính cản trở việc đánh giá tác động được kể tới là: thiếu dữ liệu môi trường, không thực hiện kiến nghị kiểm toán hoặc thực hiện không đúng thời hạn, thiếu phương pháp đánh giá. 73 SAI cho rằng KTMT đã có tác động từ mức trung bình đến lớn trong việc giúp các cơ quan chính phủ tăng cường thực thi chính sách và các chương trình. Ngoài ra, KTMT còn giúp cơ quan được kiểm toán đánh giá năng lực của mình, thúc đẩy các quy định pháp lý về môi trường, các chính sách và chương trình về môi trường.
25 các SAI được khảo sát cho rằng trao đổi thẳng thắn với cơ quan được kiểm toán là cách hiệu quả nhất để tăng cường tác động của các cuộc kiểm toán. Ngoài ra, công bố kết quả kiểm toán, giám sát việc thực hiện kiến nghị kiểm toán và trao đổi với quốc hội cũng được đề cập đến là những cách thức giúp nâng cao tác động tích cực của các cuộc KTMT.
Theo kết quả điều tra, 3 phương tiện được các SAI sử dụng để trao đổi kết quả của các cuộc KTMT là: công bố báo cáo kiểm toán trên internet (55), phát hành báo cáo kiểm toán dưới dạng bản in (53) và công bố thông cáo báo chí (47). Chỉ có 6 các SAI không hề công bố thông tin về báo cáo kiểm toán.
Yêu cầu phát triển nguồn lực, tăng cường hợp tác quốc tế
Khảo sát cho thấy các kế hoạch mà SAI đặt ra không đáp ứng đủ yêu cầu phát triển trên thực tế do thiếu nguồn lực và năng lực, đặc biệt trong việc phát triển các chỉ số hoạt động, đào tạo về môi trường và KTMT. Bên cạnh đó, thiếu thốn về dữ liệu môi trường, hệ thống giám sát, báo cáo chưa đầy đủ là những vấn đề mà các SAI thường gặp nhất khi thực hiện các cuộc KTMT.
35 các SAI tham gia khảo sát có một bộ phận riêng biệt để thực hiện KTMT. Tính trung bình, chỉ 1 đến 4 đội ngũ nhân viên của các SAI thực hiện các công việc liên quan đến vấn đề môi trường. Với thực trạng trên, đã có 61 các SAI đề cập đến kế hoạch tăng số lượng kiểm toán viên về KTMT trong những năm tới.
Theo kết quả khảo sát, các hoạt động hợp tác với các SAI khác trong khu vực và trên thế giới đã đem lại lợi ích lớn cho các SAI. Trong giai đoạn 2009-2011, 66 các SAI tham gia khảo sát đã có các hoạt động phối hợp, hợp tác với các SAI khác về các vấn đề môi trường. Đây là một con số tích cực khi so với kết quả khảo sát lần thứ 6 chỉ có 50 các SAI có hoạt động hợp tác quốc tế về KTMT. Nguyên nhân hoạt động hợp tác còn hạn chế như vậy là do thiếu kỹ thuật và chuyên môn trong nội bộ SAI (51) và khó khăn trong tìm kiếm đối tác hợp tác (27)…/.
Theo Báo Kiểm toán số 21/2014