20/11/2013
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In trang
Kiểm toán song song vấn đề nước lưu vực sông Mê Công với KTNN Thái Lan, Lào, Myanmar và Campuchia
Ứng xử trách nhiệm với lưu vực sông Mê CôngBảo vệ môi trường, khai thác và sử dụng tài nguyên nước một cách hợp lý, hướng tới phát triển bền vững đã trở thành những vấn đề xuyên quốc gia, không thuộc về từng quốc gia riêng lẻ. Với lưu vực sông Mê Công, các nước Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Thái Lan, Myanmar, Campuchia đang cùng bảo vệ và khai thác nguồn tài nguyên nước từ lưu vực sông này. Tại Việt Nam, sông Mê Công chảy qua địa bàn 17 tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư, gồm 13 tỉnh, thành phố thuộc Đồng bằng sông Cửu Long và 4 tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên.Nhận thức được tầm quan trọng của tài nguyên nước, Việt Nam đã xây dựng, ban hành được hệ thống các chính sách, pháp luật về quản lý tài nguyên nước nói chung và lưu vực sông nói riêng. Trong đó, Luật Tài nguyên nước đã được Quốc hội thông qua từ năm 1998, có hiệu lực từ 01/01/1999, và đã được sửa đổi vào năm 2012.Đây là văn bản pháp luật cao nhất về quản lý tài nguyên nước. Trên cơ sở này, hàng loạt văn bản quy phạm dưới luật như hướng dẫn công tác cấp phép, xử phạt vi phạm hành chính, quản lý lưu vực sông, bảo vệ nước dưới đất và các quy định mức kinh tế - kỹ thuật về tài nguyên nước… đã được ban hành, trở thành công cụ giúp công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước ngày càng hiệu quả hơn. Tuy nhiên, qua kiểm toán song song vấn đề nước lưu vực sông Mê Công với KTNN Thái Lan, Lào, Myanmar và Campuchia cho thấy, hệ thống chính sách pháp luật về quản lý tài nguyên nước và lưu vực sông ở Việt Nam chưa đầy đủ và chưa kịp thời. Ở phạm vi quốc gia, hệ thống quy định về quản lý tài nguyên nước, lưu vực sông vẫn còn chung chung. Các văn bản quy định liên quan đến lưu vực sông mới chỉ chiếm khoảng 2,85 trong hệ thống pháp luật quản lý tài nguyên nước nói chung. Hiện nước ta vẫn chưa có các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách riêng cho toàn lưu vực sông Mê Công của Việt Nam, mà vẫn áp dụng chung với các chính sách, pháp luật liên quan đến sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước chung của quốc gia. Còn tại các địa phương, những văn bản pháp luật mới chỉ đề cập đến quản lý tài nguyên nước, bảo vệ môi trường nói chung mà chưa có những văn bản quy định về quản lý lưu vực sông có tính đặc thù như điều tra cơ bản về hệ thống sông ngòi, quy định về bảo vệ hành lang ven sông, kênh, rạch, quy hoạch về tài nguyên nước, lưu vực sông... Vì thế, một tình trạng tất yếu là hầu hết các địa phương không tiến hành nghiên cứu, điều tra cơ bản, kiểm kê, thống kê về tài nguyên nước, lưu vực sông. Cùng với vấn đề chưa có quy hoạch, các tỉnh cũng không ban hành kế hoạch quản lý, sử dụng tài nguyên nước hàng năm, thực hiện điều hòa, phân bổ tài nguyên nước; chưa lập danh mục các nguồn nước bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt cũng như không tổng hợp tình hình khai thác, sử dụng nước, các nguồn thải vào nguồn nước. Trong khi đó, những quy định về cấp phép, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước, bảo vệ nước dưới đất... đã được ban hành, có hướng dẫn cụ thể từ nhiều năm qua, nhưng do bộ máy tổ chức chưa hợp lý, nguồn lực hạn chế nên hiện mới chỉ có một số địa phương bắt đầu triển khai. Tuy hệ thống chính sách, pháp luật quản lý Nhà nước về tài nguyên nước và lưu vực sông của Việt Nam chưa hoàn thiện, nhưng đối với phạm vi công việc triển khai trong khuôn khổ hợp tác quốc tế liên quan đến quản lý tài nguyên nước lưu vực sông Mê Công của Việt Nam lại đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Như trên đã đề cập, vấn đề bảo vệ môi trường, khai thác và sử dụng tài nguyên nước hợp lý không chỉ nằm trong phạm vi một quốc gia, mà cần phải có sự hợp tác chặt chẽ xuyên biên giới. Với lưu vực sông Mê Công, hiện đã có 4 quốc gia (Việt Nam, Thái Lan, Lào, Campuchia) tham gia Ủy hội sông Mê Công quốc tế, chỉ còn 2 nước là Trung Quốc và Myanmar chưa gia nhập mà đóng vai trò là các đối tác đối thoại của Ủy hội. Trong hợp tác quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên nước, cũng như các tài nguyên liên quan của lưu vực sông Mê Công, Hiệp định Mê Công 1995 là văn kiện pháp lý cao nhất, toàn diện nhất và rất quan trọng tính đến thời điểm hiện tại. Theo đó, Ủy ban sông Mê Công Việt Nam đã được thành lập với vai trò giúp Thủ tướng Chính phủ thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế Mê Công, bao gồm cả việc thực hiện Hiệp định Mê Công 1995. Trong giai đoạn 2009 - 2011, Việt Nam được đánh giá luôn gương mẫu, thực hiện nghiêm túc Hiệp định Mê Công 1995 qua việc tích cực tham gia giải quyết các mâu thuẫn trong Ủy hội, đóng góp tích cực cho các chương trình hoạt động của Ủy hội cả về kinh phí, chuyên gia và thông tin số liệu; cơ bản thực hiện tốt vai trò, chức năng, nhiệm vụ giúp Chính phủ trong quản lý, chỉ đạo các hoạt động hợp tác Mê Công quốc tế và các hoạt động liên quan đến quản lý lưu vực sông Mê Công trong nước. Hơn nữa, Ủy ban sông Mê Công Việt Nam và nhiều cơ quan đầu mối khác ở trong nước còn tích cực tham gia công tác nghiên cứu liên quan đến tài nguyên nước và lưu vực sông Mê Công. Trong giai đoạn 2009 - 2011, theo kết quả kiểm toán tại 4 cơ quan Trung ương, 4 tỉnh và báo cáo của 8 tỉnh không được kiểm toán thuộc lưu vực sông Mê Công, ngoài việc thực hiện những chức năng, nhiệm vụ theo quy định, các đơn vị đã thực hiện 102 chương trình, đề tài, nghiên cứu liên quan đến tài nguyên nước nói chung và lưu vực sông Mê Công nói riêng. Trong đó, tại 4 cơ quan trung ương thực hiện 85 chương trình, nghiên cứu; tại 9 địa phương thực hiện 17 chương trình, đề tài, nghiên cứu, riêng 3 tỉnh Tây Nguyên là Đắc Lắc, Gia Lai, Kon Tum chưa thực hiện nghiên cứu nào. Tổng số kinh phí được phân bổ để thực hiện các chương trình, đề tài, nghiên cứu là 90,27 tỷ đồng, trong đó tại 4 cơ quan Trung ương được phân bổ xấp xỉ 75,55 tỷ đồng và tại 9 tỉnh là 14,72 tỷ đồng. Kết quả nghiệm thu cho thấy, hầu hết các nghiên cứu đã đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu đề ra, phần lớn các nghiên cứu đã hoàn thành đúng tiến độ. Đáng chú ý, kết quả của một số nghiên cứu đã được triển khai ứng dụng vào thực tế. Báo cáo của tỉnh Cà Mau nêu rõ kết quả của dự án “Điều tra, khảo sát lập phương án trám lấp giếng khoan khai thác nước dưới đất đã hư hỏng và sử dụng trên địa bàn tỉnh Cà Mau” đã được UBND tỉnh ra chủ trương xử lý, trám lấp khoảng 2.145 giếng khoan hư hỏng, không còn sử dụng được.Tại Cục Quản lý tài nguyên nước, kết quả của một số nghiên cứu đã được vận dụng phục vụ Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Tại Ủy ban sông Mê Công, một số vấn đề có tính thời sự đã được nghiên cứu như tác động của các dự án thủy điện, chuyển nước từ vùng thượng lưu và hạ lưu đến đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả của những nghiên cứu này đã cung cấp thông tin cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng như các cấp lãnh đạo khác trong việc chỉ đạo xử lý những vấn đề liên quan. Bất cập, chồng chéo trong quản lý tài nguyên nướcQua kết quả kiểm toán song song vấn đề nước lưu vực sông Mê Công với KTNN Thái Lan, Lào, Myanmar và Campuchia, KTNN Việt Nam đã chỉ rõ nhiều bất cập, chồng chéo trong cơ chế, chính sách, thực trạng quản lý tài nguyên nước và lưu vực sông nói chung cũng như sông Mê Công nói riêng.KTNN Việt Nam cho biết, cách tiếp cận quản lý tổng hợp tài nguyên nước theo lưu vực sông ở Việt Nam đã được quy định tại Điều 5 của Luật Tài nguyên nước năm 1998. Cụ thể: “Việc bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra phải tuân theo quy hoạch lưu vực sông đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, bảo đảm tính hệ thống của lưu vực sông, không chia cắt theo địa giới hành chính”. Từ cách tiếp cận đó, Luật Tài nguyên nước quy định trách nhiệm quản lý quy hoạch theo lưu vực sông và hình thành các Ban Quản lý quy hoạch lưu vực sông là cơ quan sự nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT). Thực hiện Điều 64 của Luật Tài nguyên nước, Bộ NN&PTNT đã thành lập các Ban Quản lý quy hoạch lưu vực sông Cửu Long, Đồng Nai, sông Hồng - Thái Bình, sông Vu Gia - Thu Bồn do một Thứ trưởng làm Trưởng Ban để điều phối, điều hòa lợi ích của các ngành, địa phương trong quản lý và sử dụng tài nguyên nước. Trong các Ban Quản lý này không có sự tham gia của lãnh đạo địa phương cũng như các đại diện cộng đồng như Mặt trận Tổ quốc, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên... Kết quả kiểm toán nêu rõ, qua thời gian vận hành, mô hình tổ chức quản lý là các Ban Quản lý quy hoạch lưu vực sông đã bộc lộ rõ những bất cập, chưa thực sự có hiệu quả, trong khi đó tài nguyên nước trên các lưu vực sông lớn, liên tỉnh ngày càng bị suy thoái, giảm sút do bị ô nhiễm, chặn dòng hay khai thác bất hợp lý. Thực trạng đó đã vượt quá khả năng kiểm soát, quản lý của Ban Quản lý quy hoạch lưu vực sông, buộc Chính phủ phải có những điều chỉnh chính sách và thể chế thích hợp để quản lý tài nguyên nước quốc gia. Bên cạnh mô hình Ban Quản lý quy hoạch lưu vực sông, Bộ NN&PTNT còn thành lập một vài tổ chức lưu vực sông theo hình thức Hội đồng Quản lý lưu vực với sự tham gia của chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư trên lưu vực sông, nhưng các mô hình này cũng không phát huy được hiệu quả. Theo quy định tại Điều 58 Luật Tài nguyên nước, Bộ NN&PTNT là cơ quan chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tài nguyên nước, trong đó có lưu vực sông. Đến năm 2002, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) được thành lập và được Chính phủ giao thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tài nguyên nước theo quy định của pháp luật. Bước tiến này cũng mang lại kết quả không mấy khả quan khi nội dung tổ chức quản lý tài nguyên nước trên các lưu vực sông không được đề cập cụ thể trong chức năng, nhiệm vụ của Bộ TN&MT. Trong khi đó, Luật Tài nguyên nước vẫn còn hiệu lực và quy định trách nhiệm quản lý Nhà nước về tài nguyên nước vẫn do Bộ NN&PTNT như trên đã nêu. Như vậy, từ khi thành lập Bộ TN&MT đã xuất hiện sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm quản lý Nhà nước về tài nguyên nước, lưu vực sông. Đến năm 2007, để khắc phục sự chồng chéo này, Chính phủ đã phân định rõ ràng hơn, thống nhất chuyển giao chức năng, nhiệm vụ quản lý tài nguyên nước, lưu vực sông và quản lý Ủy ban sông Mê Công Việt Nam từ Bộ NN&PTNT sang cho Bộ TN&MT. Năm 2008, Chính phủ ban hành Nghị định số 25/2008/NĐ-CP quy định lại chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ TN&MT, trong đó có chức năng quản lý Nhà nước về tài nguyên nước đã được quy định khá chi tiết so với Nghị định 91/2002/NĐ-CP. Tuy nhiên, vấn đề lưu vực sông vẫn không được đề cập đến trong văn bản này, kéo theo nội dung quản lý Nhà nước về lưu vực sông cũng không đề cập cụ thể, rõ ràng tại các quy định chức năng, nhiệm vụ của Bộ TN&MT. Sự chồng chéo trên tồn tại trong một thời gian dài, ảnh hưởng tất yếu đến quản lý Nhà nước, đặc biệt là công tác xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật quy định quản lý về tài nguyên nước, lưu vực sông nói chung, trong đó có lưu vực sông Mê Công nói riêng. Sau khi Bộ TN&MT được giao chức năng và thẩm quyền quản lý tài nguyên nước, lưu vực sông, Bộ đã thực hiện tham mưu cho Chính phủ thành lập các Ủy ban Bảo vệ môi trường lưu vực sông cho sông Cầu (năm 2007), hệ thống sông Đồng Nai và sông Nhuệ - Đáy (2009). Nhưng các Ủy ban này chỉ có sự khác biệt so với Ban Quản lý quy hoạch lưu vực sông về mặt tổ chức với người đứng đầu (Chủ tịch) của Ủy ban Bảo vệ môi trường lưu vực sông là Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc lưu vực. Vị trí này được chuyển giao luân phiên giữa các địa phương trong lưu vực theo nhiệm kỳ từ 1 đến 3 năm. Tuy nhiên, sau 10 năm Luật Tài nguyên nước được ban hành, thực tế cho thấy tính hiệu quả, hiệu lực của các Ban Quản lý quy hoạch lưu vực sông (Bộ NN&PTNT) và Ủy ban Bảo vệ môi trường lưu vực sông (Bộ TN&MT) không đáp ứng được yêu cầu quản lý tài nguyên nước theo lưu vực sông. Nhất là trong bối cảnh hàng loạt thách thức mới ngày càng gia tăng do môi trường nước ở các lưu vực sông vẫn ô nhiễm nghiêm trọng, nguy cơ suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, chưa xây dựng được quy hoạch các lưu vực sông... Qua kết quả kiểm toán song song vấn đề nước lưu vực sông Mê Công với KTNN Thái Lan, Lào, Myanmar, Campuchia, KTNN Việt Nam còn nhấn mạnh tình trạng đáng báo động trong công tác cấp phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước. Với hệ thống sông Mê Công, minh chứng điển hình là tại tỉnh Tiền Giang có 3 đơn vị khai thác sử dụng nước mặt thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh nhưng đều chưa được cấp phép theo quy định. Cùng với đó, tính đến thời điểm kiểm toán mới chỉ có 2/19 đơn vị xả thải trực tiếp ra sông được cấp phép. Một cột mốc quan trọng đánh dấu bước chuyển hướng triệt để từ cách quản lý tài nguyên nước truyền thống (quản lý theo địa giới hành chính) sang quản lý tổng hợp tài nguyên nước theo lưu vực sông là từ tháng 12/2008, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 120/2008/NĐ-CP về quản lý lưu vực sông. Nghị định này một lần nữa khẳng định cách tiếp cận quản lý tài nguyên nước theo lưu vực sông đã được quy định bởi Luật Tài nguyên nước năm 1998. Theo Nghị định này, một hình thức quản lý lưu vực sông mới là Ủy ban lưu vực sông đã được xác lập với kỳ vọng Ủy ban sẽ giám sát, điều phối hoạt động của các Bộ ngành, địa phương liên quan trong việc thực hiện quy hoạch lưu vực sông; đề xuất ban hành các chính sách, kiến nghị giải pháp bảo vệ môi trường nước, khai thác, sử dụng và phát triển tài nguyên nước; phòng, chống và giảm thiểu tác hại do nước gây ra trên lưu vực sông. Nhưng từ khi Nghị định có hiệu lực đến nay, việc hướng dẫn, triển khai thực hiện tổ chức hoạt động của Ủy ban lưu vực sông rất chậm và hiện vẫn chưa có tổ chức quản lý lưu vực sông hiệu quả, phù hợp được thành lập. Kết quả này đã làm giảm hiệu lực quản lý nhà nước và hiệu quả của quản lý lưu vực sông. Sản xuất nông nghiệp của Việt Nam chịu thiệt hại nặng nềHậu quả của phát triển thủy điện quá mứcVề vị trí địa lý, Việt Nam được hưởng nhiều lợi ích từ dòng sông, đặc biệt là đối với ngành sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long, là sinh kế của gần 20 triệu người dân. Đây cũng là một điều kiện tự nhiên thuận lợi giúp cho đồng bằng sông Cửu Long trở thành một trong những vùng kinh tế trọng điểm của cả nước, một vựa lúa lớn nhất Việt Nam, sản xuất ra tới 55 tổng sản lượng lúa và 90 lượng gạo xuất khẩu của cả nước. Nhưng mặt khác, Việt Nam phải chịu ảnh hưởng do những biến động của thiên nhiên và hoạt động của con người, gánh chịu những thiệt hại lớn nhất nếu dòng sông bị khai thác quá mức từ các quốc gia ở thượng lưu vực. Một trong những tác động đang gây ra sự lo ngại sâu sắc của dư luận ở Việt Nam và thế giới là tương lai của hệ sinh thái nói chung và nguồn nước sông Mê Công nói riêng do việc phát triển thủy điện ồ ạt trên dòng chính. Theo Ủy ban sông Mê Công Việt Nam, ở thượng nguồn sông Mê Công hiện có 8 bậc thang thủy điện lớn trên dòng chính và ở hạ lưu sông Mê Công, các quốc gia cũng đang hoạch định xây dựng 11 nhà máy thủy điện. Dự báo của nhiều chuyên gia, tổ chức quốc tế trong và ngoài nước đều cho rằng, nếu tất cả các hoạt động khai thác nước trên dòng chính được triển khai trong điều kiện hoạt động quản lý, hợp tác khai thác tài nguyên nước thiếu chặt chẽ, thiếu tính tổng hợp trên toàn lưu vực sẽ dẫn đến nguy cơ mất an ninh nguồn nước sông Mê Công, cũng như tác động tiêu cực đến kinh tế - xã hội - môi trường và sinh kế của hàng triệu người dân ven sông. Báo cáo kiểm toán song song vấn đề nước lưu vực sông Mê Công nêu rõ, tác động lớn nhất của việc xây dựng các đập thủy điện trên thượng nguồn đối với hạ nguồn nói chung, với đồng bằng sông Cửu Long nói riêng là lượng phù sa đã bị giảm, kéo theo xói lở. Theo nghiên cứu của Ủy ban sông Mê Công, tổng lượng phù sa của sông Mê Công khoảng 120 triệu đến 150 triệu tấn/năm. Khi các đập thủy điện được xây dựng ở phía thượng nguồn thì dòng chảy của sông Mê Công chậm lại, phù sa lắng dần từ đầu nguồn và giảm đáng kể (khoảng 30 đến 40) lượng phù sa xuống hạ lưu. Đồng bằng sông Cửu Long bị tác động trực tiếp, lượng phù sa giảm, mất độ màu mỡ và gây xói lở lòng sông và bờ sông ở hạ lưu mạnh mẽ hơn; hơn nữa, các cửa sông cũng bị xói lở do cân bằng động lực học dòng sông để tiếp tục nhận phù sa. Theo nghiên cứu của chuyên gia quốc tế và của Ủy ban sông Mê Công quốc tế, xói lở bờ sông là một vấn đề nghiêm trọng đang được đặt ra tại một số tỉnh ở phần đầu châu thổ đồng bằng sông Cửu Long, nhất là tỉnh An Giang và Đồng Tháp, đặc biệt nghiêm trọng là ở khu vực Tân Châu (An Giang) khi có tới hàng trăm hộ dân phải di chuyển, tìm nơi ở mới tái định cư hàng năm; chỉ riêng năm 2004 đã có tới 400 hộ dân phải di dời đi nơi khác.Sản xuất nông nghiệp của Việt Nam chịu thiệt hại nặng nềKết quả đánh giá tác động môi trường chiến lược về các đập thủy điện trên dòng chính sông Mê Công cho thấy, mỗi năm đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị mất khoảng 19 triệu tấn phù sa, lượng chất dinh dưỡng giảm khoảng 75, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp. Tác động lớn hơn nữa là năng suất lúa cũng giảm đáng kể khi lũ không về so với những năm có lũ. Nghiên cứu của Trường Đại học An Giang về năng suất lúa giữa vùng trong đê bao (không có lũ) và vùng ngoài đê bao (có lũ) cho thấy, tổng thiệt hại nếu không có lũ của mỗi vụ lúa khoảng 10,54 ngàn tỷ đồng, nếu tính 2 vụ lúa/năm thì toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị thiệt hại trên 21 ngàn tỷ đồng. Đó là chưa tính tới những tác động kép khi mực nước sông Mê Công hạ thấp thì xâm nhập mặn sẽ gia tăng, sản xuất nông nghiệp của đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị ảnh hưởng rất lớn. Nghiên cứu của các chuyên gia về nguồn nước thuộc Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) nhấn mạnh, lưu lượng nước sông không đủ và lại bị ngập mặn đang đe dọa trầm trọng tới vựa lúa của khu vực Đông Nam Á và ngành xuất khẩu gạo của Việt Nam - nước xuất khẩu gạo lớn thứ nhì trên thế giới. Không chỉ lúa gạo, lĩnh vực thủy sản của vùng đồng bằng sông Cửu Long cũng sẽ gánh chịu những thiệt hại nặng nề. Kết quả một nghiên cứu của quốc tế cho thấy, chỉ tính riêng loài cá trắng di cư, mỗi năm đồng bằng sông Cửu Long có thể bị tổn thất từ 220 đến 240 ngàn tấn cá, thiệt hại khoảng 500 triệu đến 1 tỷ USD/năm (chỉ tính giá cá ở mức 2.500 USD/tấn). Ngoài ra, theo các nhà khoa học, cách tính này cũng chưa thể hiện hết những thiệt hại mà ngành thủy sản khu vực đồng bằng sông Cửu Long phải gánh chịu, vì thực tế cá trắng chỉ chiếm 35 tổng sản lượng, còn lại là cá đen sống định cư khoảng 65, trong khi cá trắng là nguồn thức ăn cho cá đen và nếu không có cá trắng thì cá đen cũng không còn. Ngoài tổn thất lớn về kinh tế, tính đa dạng sinh học của con sông cũng bị đe dọa. Làm sao để bảo tồn, phát triển và khai thác hiệu quả nhất những tài nguyên, những lợi thế riêng có của lưu vực sông Mê Công vẫn còn là một mối trăn trở lớn. Điều này đòi hỏi mỗi quốc gia, mỗi con người trên lưu vực sông này phải ứng xử và hành xử có trách nhiệm hơn để cùng giữ gìn cho thế hệ tương lai.Theo Báo Kiểm toán số 44-46/2013
Ứng xử trách nhiệm với lưu vực sông Mê Công
Bảo vệ môi trường, khai thác và sử dụng tài nguyên nước một cách hợp lý, hướng tới phát triển bền vững đã trở thành những vấn đề xuyên quốc gia, không thuộc về từng quốc gia riêng lẻ. Với lưu vực sông Mê Công, các nước Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Thái Lan, Myanmar, Campuchia đang cùng bảo vệ và khai thác nguồn tài nguyên nước từ lưu vực sông này. Tại Việt Nam, sông Mê Công chảy qua địa bàn 17 tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư, gồm 13 tỉnh, thành phố thuộc Đồng bằng sông Cửu Long và 4 tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên.
Nhận thức được tầm quan trọng của tài nguyên nước, Việt Nam đã xây dựng, ban hành được hệ thống các chính sách, pháp luật về quản lý tài nguyên nước nói chung và lưu vực sông nói riêng. Trong đó, Luật Tài nguyên nước đã được Quốc hội thông qua từ năm 1998, có hiệu lực từ 01/01/1999, và đã được sửa đổi vào năm 2012.Đây là văn bản pháp luật cao nhất về quản lý tài nguyên nước. Trên cơ sở này, hàng loạt văn bản quy phạm dưới luật như hướng dẫn công tác cấp phép, xử phạt vi phạm hành chính, quản lý lưu vực sông, bảo vệ nước dưới đất và các quy định mức kinh tế - kỹ thuật về tài nguyên nước… đã được ban hành, trở thành công cụ giúp công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước ngày càng hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, qua kiểm toán song song vấn đề nước lưu vực sông Mê Công với KTNN Thái Lan, Lào, Myanmar và Campuchia cho thấy, hệ thống chính sách pháp luật về quản lý tài nguyên nước và lưu vực sông ở Việt Nam chưa đầy đủ và chưa kịp thời. Ở phạm vi quốc gia, hệ thống quy định về quản lý tài nguyên nước, lưu vực sông vẫn còn chung chung. Các văn bản quy định liên quan đến lưu vực sông mới chỉ chiếm khoảng 2,85 trong hệ thống pháp luật quản lý tài nguyên nước nói chung. Hiện nước ta vẫn chưa có các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách riêng cho toàn lưu vực sông Mê Công của Việt Nam, mà vẫn áp dụng chung với các chính sách, pháp luật liên quan đến sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước chung của quốc gia.
Còn tại các địa phương, những văn bản pháp luật mới chỉ đề cập đến quản lý tài nguyên nước, bảo vệ môi trường nói chung mà chưa có những văn bản quy định về quản lý lưu vực sông có tính đặc thù như điều tra cơ bản về hệ thống sông ngòi, quy định về bảo vệ hành lang ven sông, kênh, rạch, quy hoạch về tài nguyên nước, lưu vực sông... Vì thế, một tình trạng tất yếu là hầu hết các địa phương không tiến hành nghiên cứu, điều tra cơ bản, kiểm kê, thống kê về tài nguyên nước, lưu vực sông. Cùng với vấn đề chưa có quy hoạch, các tỉnh cũng không ban hành kế hoạch quản lý, sử dụng tài nguyên nước hàng năm, thực hiện điều hòa, phân bổ tài nguyên nước; chưa lập danh mục các nguồn nước bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt cũng như không tổng hợp tình hình khai thác, sử dụng nước, các nguồn thải vào nguồn nước. Trong khi đó, những quy định về cấp phép, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước, bảo vệ nước dưới đất... đã được ban hành, có hướng dẫn cụ thể từ nhiều năm qua, nhưng do bộ máy tổ chức chưa hợp lý, nguồn lực hạn chế nên hiện mới chỉ có một số địa phương bắt đầu triển khai.
Tuy hệ thống chính sách, pháp luật quản lý Nhà nước về tài nguyên nước và lưu vực sông của Việt Nam chưa hoàn thiện, nhưng đối với phạm vi công việc triển khai trong khuôn khổ hợp tác quốc tế liên quan đến quản lý tài nguyên nước lưu vực sông Mê Công của Việt Nam lại đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Như trên đã đề cập, vấn đề bảo vệ môi trường, khai thác và sử dụng tài nguyên nước hợp lý không chỉ nằm trong phạm vi một quốc gia, mà cần phải có sự hợp tác chặt chẽ xuyên biên giới. Với lưu vực sông Mê Công, hiện đã có 4 quốc gia (Việt Nam, Thái Lan, Lào, Campuchia) tham gia Ủy hội sông Mê Công quốc tế, chỉ còn 2 nước là Trung Quốc và Myanmar chưa gia nhập mà đóng vai trò là các đối tác đối thoại của Ủy hội. Trong hợp tác quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên nước, cũng như các tài nguyên liên quan của lưu vực sông Mê Công, Hiệp định Mê Công 1995 là văn kiện pháp lý cao nhất, toàn diện nhất và rất quan trọng tính đến thời điểm hiện tại.
Theo đó, Ủy ban sông Mê Công Việt Nam đã được thành lập với vai trò giúp Thủ tướng Chính phủ thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế Mê Công, bao gồm cả việc thực hiện Hiệp định Mê Công 1995. Trong giai đoạn 2009 - 2011, Việt Nam được đánh giá luôn gương mẫu, thực hiện nghiêm túc Hiệp định Mê Công 1995 qua việc tích cực tham gia giải quyết các mâu thuẫn trong Ủy hội, đóng góp tích cực cho các chương trình hoạt động của Ủy hội cả về kinh phí, chuyên gia và thông tin số liệu; cơ bản thực hiện tốt vai trò, chức năng, nhiệm vụ giúp Chính phủ trong quản lý, chỉ đạo các hoạt động hợp tác Mê Công quốc tế và các hoạt động liên quan đến quản lý lưu vực sông Mê Công trong nước.
Hơn nữa, Ủy ban sông Mê Công Việt Nam và nhiều cơ quan đầu mối khác ở trong nước còn tích cực tham gia công tác nghiên cứu liên quan đến tài nguyên nước và lưu vực sông Mê Công. Trong giai đoạn 2009 - 2011, theo kết quả kiểm toán tại 4 cơ quan Trung ương, 4 tỉnh và báo cáo của 8 tỉnh không được kiểm toán thuộc lưu vực sông Mê Công, ngoài việc thực hiện những chức năng, nhiệm vụ theo quy định, các đơn vị đã thực hiện 102 chương trình, đề tài, nghiên cứu liên quan đến tài nguyên nước nói chung và lưu vực sông Mê Công nói riêng. Trong đó, tại 4 cơ quan trung ương thực hiện 85 chương trình, nghiên cứu; tại 9 địa phương thực hiện 17 chương trình, đề tài, nghiên cứu, riêng 3 tỉnh Tây Nguyên là Đắc Lắc, Gia Lai, Kon Tum chưa thực hiện nghiên cứu nào. Tổng số kinh phí được phân bổ để thực hiện các chương trình, đề tài, nghiên cứu là 90,27 tỷ đồng, trong đó tại 4 cơ quan Trung ương được phân bổ xấp xỉ 75,55 tỷ đồng và tại 9 tỉnh là 14,72 tỷ đồng.
Kết quả nghiệm thu cho thấy, hầu hết các nghiên cứu đã đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu đề ra, phần lớn các nghiên cứu đã hoàn thành đúng tiến độ. Đáng chú ý, kết quả của một số nghiên cứu đã được triển khai ứng dụng vào thực tế. Báo cáo của tỉnh Cà Mau nêu rõ kết quả của dự án “Điều tra, khảo sát lập phương án trám lấp giếng khoan khai thác nước dưới đất đã hư hỏng và sử dụng trên địa bàn tỉnh Cà Mau” đã được UBND tỉnh ra chủ trương xử lý, trám lấp khoảng 2.145 giếng khoan hư hỏng, không còn sử dụng được.Tại Cục Quản lý tài nguyên nước, kết quả của một số nghiên cứu đã được vận dụng phục vụ Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Tại Ủy ban sông Mê Công, một số vấn đề có tính thời sự đã được nghiên cứu như tác động của các dự án thủy điện, chuyển nước từ vùng thượng lưu và hạ lưu đến đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả của những nghiên cứu này đã cung cấp thông tin cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng như các cấp lãnh đạo khác trong việc chỉ đạo xử lý những vấn đề liên quan.
Bất cập, chồng chéo trong quản lý tài nguyên nước
Qua kết quả kiểm toán song song vấn đề nước lưu vực sông Mê Công với KTNN Thái Lan, Lào, Myanmar và Campuchia, KTNN Việt Nam đã chỉ rõ nhiều bất cập, chồng chéo trong cơ chế, chính sách, thực trạng quản lý tài nguyên nước và lưu vực sông nói chung cũng như sông Mê Công nói riêng.
KTNN Việt Nam cho biết, cách tiếp cận quản lý tổng hợp tài nguyên nước theo lưu vực sông ở Việt Nam đã được quy định tại Điều 5 của Luật Tài nguyên nước năm 1998. Cụ thể: “Việc bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra phải tuân theo quy hoạch lưu vực sông đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, bảo đảm tính hệ thống của lưu vực sông, không chia cắt theo địa giới hành chính”. Từ cách tiếp cận đó, Luật Tài nguyên nước quy định trách nhiệm quản lý quy hoạch theo lưu vực sông và hình thành các Ban Quản lý quy hoạch lưu vực sông là cơ quan sự nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT).
Thực hiện Điều 64 của Luật Tài nguyên nước, Bộ NN&PTNT đã thành lập các Ban Quản lý quy hoạch lưu vực sông Cửu Long, Đồng Nai, sông Hồng - Thái Bình, sông Vu Gia - Thu Bồn do một Thứ trưởng làm Trưởng Ban để điều phối, điều hòa lợi ích của các ngành, địa phương trong quản lý và sử dụng tài nguyên nước. Trong các Ban Quản lý này không có sự tham gia của lãnh đạo địa phương cũng như các đại diện cộng đồng như Mặt trận Tổ quốc, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên... Kết quả kiểm toán nêu rõ, qua thời gian vận hành, mô hình tổ chức quản lý là các Ban Quản lý quy hoạch lưu vực sông đã bộc lộ rõ những bất cập, chưa thực sự có hiệu quả, trong khi đó tài nguyên nước trên các lưu vực sông lớn, liên tỉnh ngày càng bị suy thoái, giảm sút do bị ô nhiễm, chặn dòng hay khai thác bất hợp lý. Thực trạng đó đã vượt quá khả năng kiểm soát, quản lý của Ban Quản lý quy hoạch lưu vực sông, buộc Chính phủ phải có những điều chỉnh chính sách và thể chế thích hợp để quản lý tài nguyên nước quốc gia. Bên cạnh mô hình Ban Quản lý quy hoạch lưu vực sông, Bộ NN&PTNT còn thành lập một vài tổ chức lưu vực sông theo hình thức Hội đồng Quản lý lưu vực với sự tham gia của chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư trên lưu vực sông, nhưng các mô hình này cũng không phát huy được hiệu quả.
Theo quy định tại Điều 58 Luật Tài nguyên nước, Bộ NN&PTNT là cơ quan chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tài nguyên nước, trong đó có lưu vực sông. Đến năm 2002, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) được thành lập và được Chính phủ giao thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tài nguyên nước theo quy định của pháp luật. Bước tiến này cũng mang lại kết quả không mấy khả quan khi nội dung tổ chức quản lý tài nguyên nước trên các lưu vực sông không được đề cập cụ thể trong chức năng, nhiệm vụ của Bộ TN&MT. Trong khi đó, Luật Tài nguyên nước vẫn còn hiệu lực và quy định trách nhiệm quản lý Nhà nước về tài nguyên nước vẫn do Bộ NN&PTNT như trên đã nêu. Như vậy, từ khi thành lập Bộ TN&MT đã xuất hiện sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm quản lý Nhà nước về tài nguyên nước, lưu vực sông. Đến năm 2007, để khắc phục sự chồng chéo này, Chính phủ đã phân định rõ ràng hơn, thống nhất chuyển giao chức năng, nhiệm vụ quản lý tài nguyên nước, lưu vực sông và quản lý Ủy ban sông Mê Công Việt Nam từ Bộ NN&PTNT sang cho Bộ TN&MT.
Năm 2008, Chính phủ ban hành Nghị định số 25/2008/NĐ-CP quy định lại chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ TN&MT, trong đó có chức năng quản lý Nhà nước về tài nguyên nước đã được quy định khá chi tiết so với Nghị định 91/2002/NĐ-CP. Tuy nhiên, vấn đề lưu vực sông vẫn không được đề cập đến trong văn bản này, kéo theo nội dung quản lý Nhà nước về lưu vực sông cũng không đề cập cụ thể, rõ ràng tại các quy định chức năng, nhiệm vụ của Bộ TN&MT. Sự chồng chéo trên tồn tại trong một thời gian dài, ảnh hưởng tất yếu đến quản lý Nhà nước, đặc biệt là công tác xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật quy định quản lý về tài nguyên nước, lưu vực sông nói chung, trong đó có lưu vực sông Mê Công nói riêng.
Sau khi Bộ TN&MT được giao chức năng và thẩm quyền quản lý tài nguyên nước, lưu vực sông, Bộ đã thực hiện tham mưu cho Chính phủ thành lập các Ủy ban Bảo vệ môi trường lưu vực sông cho sông Cầu (năm 2007), hệ thống sông Đồng Nai và sông Nhuệ - Đáy (2009). Nhưng các Ủy ban này chỉ có sự khác biệt so với Ban Quản lý quy hoạch lưu vực sông về mặt tổ chức với người đứng đầu (Chủ tịch) của Ủy ban Bảo vệ môi trường lưu vực sông là Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc lưu vực. Vị trí này được chuyển giao luân phiên giữa các địa phương trong lưu vực theo nhiệm kỳ từ 1 đến 3 năm. Tuy nhiên, sau 10 năm Luật Tài nguyên nước được ban hành, thực tế cho thấy tính hiệu quả, hiệu lực của các Ban Quản lý quy hoạch lưu vực sông (Bộ NN&PTNT) và Ủy ban Bảo vệ môi trường lưu vực sông (Bộ TN&MT) không đáp ứng được yêu cầu quản lý tài nguyên nước theo lưu vực sông. Nhất là trong bối cảnh hàng loạt thách thức mới ngày càng gia tăng do môi trường nước ở các lưu vực sông vẫn ô nhiễm nghiêm trọng, nguy cơ suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, chưa xây dựng được quy hoạch các lưu vực sông...
Qua kết quả kiểm toán song song vấn đề nước lưu vực sông Mê Công với KTNN Thái Lan, Lào, Myanmar, Campuchia, KTNN Việt Nam còn nhấn mạnh tình trạng đáng báo động trong công tác cấp phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước. Với hệ thống sông Mê Công, minh chứng điển hình là tại tỉnh Tiền Giang có 3 đơn vị khai thác sử dụng nước mặt thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh nhưng đều chưa được cấp phép theo quy định. Cùng với đó, tính đến thời điểm kiểm toán mới chỉ có 2/19 đơn vị xả thải trực tiếp ra sông được cấp phép.
Một cột mốc quan trọng đánh dấu bước chuyển hướng triệt để từ cách quản lý tài nguyên nước truyền thống (quản lý theo địa giới hành chính) sang quản lý tổng hợp tài nguyên nước theo lưu vực sông là từ tháng 12/2008, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 120/2008/NĐ-CP về quản lý lưu vực sông. Nghị định này một lần nữa khẳng định cách tiếp cận quản lý tài nguyên nước theo lưu vực sông đã được quy định bởi Luật Tài nguyên nước năm 1998. Theo Nghị định này, một hình thức quản lý lưu vực sông mới là Ủy ban lưu vực sông đã được xác lập với kỳ vọng Ủy ban sẽ giám sát, điều phối hoạt động của các Bộ ngành, địa phương liên quan trong việc thực hiện quy hoạch lưu vực sông; đề xuất ban hành các chính sách, kiến nghị giải pháp bảo vệ môi trường nước, khai thác, sử dụng và phát triển tài nguyên nước; phòng, chống và giảm thiểu tác hại do nước gây ra trên lưu vực sông. Nhưng từ khi Nghị định có hiệu lực đến nay, việc hướng dẫn, triển khai thực hiện tổ chức hoạt động của Ủy ban lưu vực sông rất chậm và hiện vẫn chưa có tổ chức quản lý lưu vực sông hiệu quả, phù hợp được thành lập. Kết quả này đã làm giảm hiệu lực quản lý nhà nước và hiệu quả của quản lý lưu vực sông.
Sản xuất nông nghiệp của Việt Nam chịu thiệt hại nặng nềHậu quả của phát triển thủy điện quá mứcVề vị trí địa lý, Việt Nam được hưởng nhiều lợi ích từ dòng sông, đặc biệt là đối với ngành sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long, là sinh kế của gần 20 triệu người dân. Đây cũng là một điều kiện tự nhiên thuận lợi giúp cho đồng bằng sông Cửu Long trở thành một trong những vùng kinh tế trọng điểm của cả nước, một vựa lúa lớn nhất Việt Nam, sản xuất ra tới 55 tổng sản lượng lúa và 90 lượng gạo xuất khẩu của cả nước. Nhưng mặt khác, Việt Nam phải chịu ảnh hưởng do những biến động của thiên nhiên và hoạt động của con người, gánh chịu những thiệt hại lớn nhất nếu dòng sông bị khai thác quá mức từ các quốc gia ở thượng lưu vực.
Một trong những tác động đang gây ra sự lo ngại sâu sắc của dư luận ở Việt Nam và thế giới là tương lai của hệ sinh thái nói chung và nguồn nước sông Mê Công nói riêng do việc phát triển thủy điện ồ ạt trên dòng chính. Theo Ủy ban sông Mê Công Việt Nam, ở thượng nguồn sông Mê Công hiện có 8 bậc thang thủy điện lớn trên dòng chính và ở hạ lưu sông Mê Công, các quốc gia cũng đang hoạch định xây dựng 11 nhà máy thủy điện. Dự báo của nhiều chuyên gia, tổ chức quốc tế trong và ngoài nước đều cho rằng, nếu tất cả các hoạt động khai thác nước trên dòng chính được triển khai trong điều kiện hoạt động quản lý, hợp tác khai thác tài nguyên nước thiếu chặt chẽ, thiếu tính tổng hợp trên toàn lưu vực sẽ dẫn đến nguy cơ mất an ninh nguồn nước sông Mê Công, cũng như tác động tiêu cực đến kinh tế - xã hội - môi trường và sinh kế của hàng triệu người dân ven sông.
Báo cáo kiểm toán song song vấn đề nước lưu vực sông Mê Công nêu rõ, tác động lớn nhất của việc xây dựng các đập thủy điện trên thượng nguồn đối với hạ nguồn nói chung, với đồng bằng sông Cửu Long nói riêng là lượng phù sa đã bị giảm, kéo theo xói lở. Theo nghiên cứu của Ủy ban sông Mê Công, tổng lượng phù sa của sông Mê Công khoảng 120 triệu đến 150 triệu tấn/năm. Khi các đập thủy điện được xây dựng ở phía thượng nguồn thì dòng chảy của sông Mê Công chậm lại, phù sa lắng dần từ đầu nguồn và giảm đáng kể (khoảng 30 đến 40) lượng phù sa xuống hạ lưu. Đồng bằng sông Cửu Long bị tác động trực tiếp, lượng phù sa giảm, mất độ màu mỡ và gây xói lở lòng sông và bờ sông ở hạ lưu mạnh mẽ hơn; hơn nữa, các cửa sông cũng bị xói lở do cân bằng động lực học dòng sông để tiếp tục nhận phù sa. Theo nghiên cứu của chuyên gia quốc tế và của Ủy ban sông Mê Công quốc tế, xói lở bờ sông là một vấn đề nghiêm trọng đang được đặt ra tại một số tỉnh ở phần đầu châu thổ đồng bằng sông Cửu Long, nhất là tỉnh An Giang và Đồng Tháp, đặc biệt nghiêm trọng là ở khu vực Tân Châu (An Giang) khi có tới hàng trăm hộ dân phải di chuyển, tìm nơi ở mới tái định cư hàng năm; chỉ riêng năm 2004 đã có tới 400 hộ dân phải di dời đi nơi khác.
Sản xuất nông nghiệp của Việt Nam chịu thiệt hại nặng nềKết quả đánh giá tác động môi trường chiến lược về các đập thủy điện trên dòng chính sông Mê Công cho thấy, mỗi năm đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị mất khoảng 19 triệu tấn phù sa, lượng chất dinh dưỡng giảm khoảng 75, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp.
Tác động lớn hơn nữa là năng suất lúa cũng giảm đáng kể khi lũ không về so với những năm có lũ. Nghiên cứu của Trường Đại học An Giang về năng suất lúa giữa vùng trong đê bao (không có lũ) và vùng ngoài đê bao (có lũ) cho thấy, tổng thiệt hại nếu không có lũ của mỗi vụ lúa khoảng 10,54 ngàn tỷ đồng, nếu tính 2 vụ lúa/năm thì toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị thiệt hại trên 21 ngàn tỷ đồng. Đó là chưa tính tới những tác động kép khi mực nước sông Mê Công hạ thấp thì xâm nhập mặn sẽ gia tăng, sản xuất nông nghiệp của đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị ảnh hưởng rất lớn. Nghiên cứu của các chuyên gia về nguồn nước thuộc Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) nhấn mạnh, lưu lượng nước sông không đủ và lại bị ngập mặn đang đe dọa trầm trọng tới vựa lúa của khu vực Đông Nam Á và ngành xuất khẩu gạo của Việt Nam - nước xuất khẩu gạo lớn thứ nhì trên thế giới.
Không chỉ lúa gạo, lĩnh vực thủy sản của vùng đồng bằng sông Cửu Long cũng sẽ gánh chịu những thiệt hại nặng nề. Kết quả một nghiên cứu của quốc tế cho thấy, chỉ tính riêng loài cá trắng di cư, mỗi năm đồng bằng sông Cửu Long có thể bị tổn thất từ 220 đến 240 ngàn tấn cá, thiệt hại khoảng 500 triệu đến 1 tỷ USD/năm (chỉ tính giá cá ở mức 2.500 USD/tấn). Ngoài ra, theo các nhà khoa học, cách tính này cũng chưa thể hiện hết những thiệt hại mà ngành thủy sản khu vực đồng bằng sông Cửu Long phải gánh chịu, vì thực tế cá trắng chỉ chiếm 35 tổng sản lượng, còn lại là cá đen sống định cư khoảng 65, trong khi cá trắng là nguồn thức ăn cho cá đen và nếu không có cá trắng thì cá đen cũng không còn. Ngoài tổn thất lớn về kinh tế, tính đa dạng sinh học của con sông cũng bị đe dọa.
Làm sao để bảo tồn, phát triển và khai thác hiệu quả nhất những tài nguyên, những lợi thế riêng có của lưu vực sông Mê Công vẫn còn là một mối trăn trở lớn. Điều này đòi hỏi mỗi quốc gia, mỗi con người trên lưu vực sông này phải ứng xử và hành xử có trách nhiệm hơn để cùng giữ gìn cho thế hệ tương lai.
Theo Báo Kiểm toán số 44-46/2013