Tiếp cận trọng yếu và đánh giá rủi ro là một trong những phương pháp tiếp cận kiểm toán hiện đại nhưng chủ yếu áp dụng trong kiểm toán báo cáo tài chính của các doanh nghiệp. Kiểm toán dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm cả kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động. Nghiên cứu này đề phát triển mô hình rủi ro kiểm toán áp dụng trong kiểm toán báo cáo tài chính để vận dụng sang kiểm toán dự án đầu tư xây dựng công trình. Kết quả nghiên cứu cung cấp phương pháp luận và công cụ hỗ trợ cho kiểm toán viên đánh giá rủi ro làm cơ sở thiết kế các thủ tục kiểm toán phù hợp.  
Kiểm toán nội bộ (KTNB) đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá tính hiệu quả của quản lý rủi ro doanh nghiệp và đề xuất các cải tiến. Do đó, kiểm toán viên nội bộ cần cộng tác với ban lãnh đạo và tất cả các bộ phận khác để thực hiện đánh giá rủi ro, từ đó hình thành bức tranh toàn diện về rủi ro của doanh nghiệp.
Ngân hàng thương mại (NHTM) có cơ cấu tổ chức bộ máy đa dạng bao gồm: Hội sở chính, các chi nhánh và công ty con tương ứng với các cách hạch toán, kê khai và quyết toán thuế khác nhau. Do đó, Kiểm toán nhà nước (KTNN) cần có hướng dẫn cụ thể thủ tục kiểm toán các khoản thuế phải nộp ngân sách nhà nước khi kiểm toán tại mỗi đơn vị thuộc NHTM với những lưu ý riêng cho từng loại thuế.
Để mang lại giá trị thực cho tổ chức, kiểm toán nội bộ (KTNB) cần phát huy tối đa vai trò tư vấn về các giải pháp và giảm thiểu rủi ro. Chính vì vậy, các kiến nghị mới rất cần thiết để các tổ chức nâng cao hiệu quả kinh doanh trong ngắn hạn và dài hạn.
Kiểm toán hoạt động (KTHĐ) marketing giúp các nhà quản trị hiểu sâu hơn về những vấn đề cơ bản liên quan tới hoạt động marketing và xây dựng chiến lược tốt hơn, đáp ứng các mục tiêu kinh doanh. Để đánh giá toàn diện hoạt động marketing, kiểm toán viên (KTV) cần quan tâm tới 6 yếu tố trọng tâm, thu thập, tổng hợp dữ liệu đầy đủ và sử dụng hiệu quả công cụ phân tích.
  Theo Hướng dẫn của Kiểm toán nhà nước Na Uy, phân tích giao dịch (PTGD) là kỹ thuật kiểm toán được sử dụng để đánh giá rủi ro gian lận và tham nhũng (GL&TN) trong một tổ chức cụ thể. Để hệ thống hóa các giao dịch theo những tiêu chí lựa chọn, kiểm toán viên (KTV) cần có khả năng phân tích với sự hỗ trợ của các công cụ kỹ thuật.
Việc đánh giá rủi ro tiềm tàng một cách đúng đắn sẽ giúp kiểm toán viên (KTV) thực hiện các thủ tục kiểm toán tiếp theo một cách hiệu quả, cũng như cải thiện chất lượng kiểm toán tổng thể.
Quản lý, khai thác khoáng sản là chủ đề được nhiều cơ quan, tổ chức và các Chính phủ quan tâm. Vì vậy, các cơ quan kiểm toán tối cao (SAI) trên thế giới thường đưa chủ đề này vào kế hoạch kiểm toán năm hoặc theo từng giai đoạn. Từ thực tiễn kiểm toán của các SAI, nhiều kinh nghiệm về xác định mục tiêu, tiêu chí kiểm toán, kết luận và kiến nghị kiểm toán đã được đúc rút.
Phát triển bền vững là vấn đề mang tính tất yếu, nó là mục tiêu quan trọng của quá trình phát triển. Là quá trình vận hành đồng thời ba các phương diện phát triển: Kinh tế tăng trưởng bền vững, xã hội thịnh vượng, công bằng, ổn định (hay nói cách khác là an sinh xã hội được đảm bảo), văn hoá đa dạng và môi trường được trong lành, tài nguyên được duy trì bền vững. Do vậy, hệ thống hoàn chỉnh các nguyên tắc cho phát triển bền vững chính là 3 yếu tố kinh tế, xã hội, môi trường. Điều này cho thấy bảo vệ môi trường là một yếu tố quan trọng để phát triển bền vững. Nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán môi trường góp phần bảo vệ môi trường và đảm bảo cho phát triển bền vững, bài viết đi sâu vào công tác đánh giá tác động môi trường và các nội dung kiểm toán của Kiểm toán nhà nước đối với các cuộc kiểm toán có liên quan đến đánh giá tác động môi trường.