(sav.gov.vn) - Kiểm toán đóng một vai trò quan trọng trong việc đạt được sự tuân thủ trên môi trường điện toán đám mây (ĐTĐM), cho dù vì mục đích nội bộ hay để đáp ứng các cơ quan quản lý bên ngoài. Tuy nhiên, có hàng loạt những thách thức liên quan đến danh tính và các tiêu chuẩn tuân thủ gây khó khăn cho kiểm toán viên (KTV) khi tiếp cận và kiểm soát môi trường ảo này.
(sav.gov.vn) - Kiểm toán hoạt động (KTHĐ) là loại hình kiểm toán tạo ra sản phẩm mang giá trị gia tăng cho tổ chức thông qua các kiến nghị, giải pháp để cải thiện tình hình. Giá trị gia tăng của cuộc KTHĐ các vấn đề môi trường chính là những tác động tích cực từ quá trình kiểm toán tới đơn vị được kiểm toán, cộng đồng, cơ quan quản lý nhà nước.
(sav.gov.vn) - Kiểm toán nhà nước (KTNN) ngày càng chú trọng đến kiểm toán chuyên đề (KTCĐ), đặc biệt là các chuyên đề gắn với những vấn đề “nóng”, có ảnh hưởng lớn đến kinh tế, xã hội của đất nước. Thực tế này cũng yêu cầu KTNN phải nhận diện rõ đặc trưng của KTCĐ, tăng cường trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm để nâng cao chất lượng kiểm toán.
Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách, được giao cho nhiều cơ quan đảm trách, trong đó có Kiểm toán nhà nước. Luật Phòng, chống tham nhũng (2018) có một số nội dung quy định mới, sửa đổi, bổ sung, tăng trách nhiệm của Kiểm toán nhà nước. Luật Sửa đổi, bổ sung Luật Kiểm toán nhà nước (2019), bổ sung một số nhiệm vụ quan trọng của Kiểm toán nhà nước trong công tác phòng chống tham nhũng. Điều đó khẳng định vị trí, vai trò và tầm quan trọng của Kiểm toán nhà nước trong công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí. Hoạt động kiểm toán nhà nước thời gian qua đã có những đóng góp quan trọng nhất định trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, song kết quả còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của Đảng, Nhà nước đối với Kiểm toán nhà nước trong công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí. Nghiên cứu, hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Kiểm toán nhà nước góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, tương xứng với vị thế là công cụ kiểm tra, kiểm soát mạnh và hữu hiệu của Đảng và Nhà nước là vấn đề hết sức cần thiết hiện nay. Bài viết giới thiệu một số vấn đề về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí và những yêu cầu đặt ra đối với pháp luật và hoạt động kiểm toán nhà nước; vai trò của Kiểm toán nhà nước trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, thực trạng pháp luật và hoạt động của Kiểm toán nhà nước; một số giải pháp hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Kiểm toán nhà nước đáp ứng yêu cầu phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.
Chất lượng kiểm toán sụt giảm là hồi chuông cảnh báo đối với các doanh nghiệp kiểm toán về năng lực cũng như khả năng đánh giá rủi ro trong các cuộc kiểm toán mới, nhất là khi hàng loạt rủi ro mới nổi cùng xuất hiện với quy mô tác động lớn hơn, đa ngành, đa lĩnh vực và khó kiểm soát hơn trước đây.
Theo Cục Kiểm toán và Kiểm soát Ấn Độ (IA&AD), trong quá trình thu thập dữ liệu, kiểm toán viên cần đảm bảo tính xác thực, tính toàn vẹn, tính liên quan, tính khả dụng và tính bảo mật của dữ liệu.
Theo kinh nghiệm của Kiểm toán nhà nước (KTNN) Na Uy, phỏng vấn là phương pháp phổ biến, hữu ích để thu thập dữ liệu và bằng chứng kiểm toán. Phương pháp này có thể được kiểm toán viên (KTV) sử dụng trong các trường hợp liên quan đến quản lý sai phạm, gian lận, tham nhũng (GLTN). Tuy nhiên, do tính chất nhạy cảm của phỏng vấn, các KTV nên đặc biệt thận trọng khi lập kế hoạch và thực hiện các cuộc phỏng vấn.
Với sự biến động và tác động khó lường của thị trường, nhiều tổ chức đang xem xét lại cấu trúc và thực tiễn hoạt động của Ủy ban kiểm toán (UBKT) để bổ sung thêm nhiệm vụ giám sát các lĩnh vực mới nhiều rủi ro như: An ninh mạng, quản lý rủi ro (ERM) và báo cáo về môi trường, xã hội, quản trị (ESG).