Quản lý, khai thác khoáng sản là chủ đề được nhiều cơ quan, tổ chức và các Chính phủ quan tâm. Vì vậy, các cơ quan kiểm toán tối cao (SAI) trên thế giới thường đưa chủ đề này vào kế hoạch kiểm toán năm hoặc theo từng giai đoạn. Từ thực tiễn kiểm toán của các SAI, nhiều kinh nghiệm về xác định mục tiêu, tiêu chí kiểm toán, kết luận và kiến nghị kiểm toán đã được đúc rút.
Phát triển bền vững là vấn đề mang tính tất yếu, nó là mục tiêu quan trọng của quá trình phát triển. Là quá trình vận hành đồng thời ba các phương diện phát triển: Kinh tế tăng trưởng bền vững, xã hội thịnh vượng, công bằng, ổn định (hay nói cách khác là an sinh xã hội được đảm bảo), văn hoá đa dạng và môi trường được trong lành, tài nguyên được duy trì bền vững. Do vậy, hệ thống hoàn chỉnh các nguyên tắc cho phát triển bền vững chính là 3 yếu tố kinh tế, xã hội, môi trường. Điều này cho thấy bảo vệ môi trường là một yếu tố quan trọng để phát triển bền vững. Nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán môi trường góp phần bảo vệ môi trường và đảm bảo cho phát triển bền vững, bài viết đi sâu vào công tác đánh giá tác động môi trường và các nội dung kiểm toán của Kiểm toán nhà nước đối với các cuộc kiểm toán có liên quan đến đánh giá tác động môi trường.
Điểm khác biệt khi kiểm toán dự án đầu tư áp dụng Mô hình BIM so với việc kiểm toán dự án đầu tư thông thường là trọng yếu kiểm toán tập trung vào việc tìm hiểu, thu thập thông tin, đánh giá chất lượng Mô hình BIM trên cơ sở đánh giá rủi ro kiểm soát, sau đó mới quyết định các thủ tục kiểm toán chi tiết thông qua việc lựa chọn các phương pháp kiểm toán phù hợp.
Việc áp dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong quy trình nghiệp vụ làm thay đổi bản chất của bằng chứng, quy trình kiểm toán và môi trường kiểm soát nội bộ (KSNB). Nó cũng tạo ra các lỗ hổng mới và gian lận, do đó, các thủ tục kiểm toán mới là cần thiết để đối phó với những thách thức này.
Với các thiết kế kỹ thuật đặc thù, blockchain có nhiều ưu điểm so với các giải pháp công nghệ khác. Qua phỏng vấn 17 chuyên gia của 5 công ty kiểm toán hàng đầu thế giới (Deloitte, EY, KPMG, PwC và Mazar) và nghiên cứu các tài liệu liên quan, tác giả Najoua Elommal và Riadh Manita (Pháp) chỉ ra 6 ảnh hưởng chính của blockchain đến ngành kiểm toán.
Kiểm toán các kế hoạch khen thưởng, đãi ngộ của công ty là biện pháp quan trọng để các kế hoạch này được triển khai hiệu quả, khuyến khích người lao động làm việc, mang lại giá trị cho doanh nghiệp (DN). Để đảm bảo tính liêm chính của tổ chức, kiểm toán nội bộ (KTNB) cần xem xét các kế hoạch đãi ngộ, khen thưởng từ nhiều khía cạnh.
  Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin (CNTT), vai trò của các hệ thống dữ liệu trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội ngày càng quan trọng. Liên quan đến công cuộc phòng, chống đại dịch Covid-19, hệ thống dữ liệu đã có những đóng góp rất hữu ích, nhất là khi dịch bệnh bùng phát mạnh. Tuy nhiên, có không ít thách thức trong quản lý dữ liệu đã được các cơ quan kiểm toán nhà nước (KTNN) chỉ ra, làm ảnh hưởng đến hiệu quả phòng, chống dịch.
Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, ứng dụng dữ liệu lớn (DLL) có thể giúp các cuộc kiểm toán môi trường (KTMT) đạt hiệu quả cao hơn. So với phương pháp truyền thống, công nghệ DLL không chỉ làm giảm đáng kể khối lượng công việc mà còn đảm bảo các đặc tính ban đầu của dữ liệu, giúp kiểm toán viên (KTV) xác định điểm đáng ngờ và đưa ra những phân tích, đánh giá chính xác.
Phương thức kiểm toán dựa trên dữ liệu lớn (DLL) đã mang lại những thay đổi sâu sắc cho Kiểm toán nhà nước Trung Quốc (CNAO). Trong môi trường DLL, sự chuyển đổi của CNAO để đáp ứng các yêu cầu từ thực tiễn sẽ giúp đẩy nhanh việc xây dựng thông tin kiểm toán với cốt lõi là DLL, tăng cường kiểm toán kỹ thuật số, góp phần cải thiện quản trị quốc gia.