Nhấn mạnh chất lượng kiểm toán, kỷ luật công vụ, đạo đức nghề nghiệp là mục tiêu hàng đầu, nhất là trong bối cảnh nhiệm vụ của Kiểm toán nhà nước (KTNN) ngày càng nặng nề, yêu cầu đối với KTNN ngày càng cao, Phó Tổng Kiểm toán nhà nước, phụ trách KTNN Ngô Văn Tuấn yêu cầu các đơn vị kiểm toán phải tuân thủ đúng các quy trình, chuẩn mực khi thực hiện kiểm toán; đồng thời thực hiện các giải pháp nhằm kịp thời ngăn ngừa rủi ro, gây ảnh hưởng đến uy tín của ngành.
Đánh giá rủi ro được xem là bước cực kỳ quan trọng trong một cuộc kiểm toán. Đây là chìa khóa để xây dựng kế hoạch với các thủ tục kiểm toán phù hợp nhất nhằm giúp cuộc kiểm toán đạt được hiệu quả cao. Đồng thời, việc đánh giá rủi ro cũng là cơ sở để kiểm toán viên (KTV) xem xét thời gian và số lần xoay vòng cuộc kiểm toán tiếp theo.
Theo định hướng xây dựng Kế hoạch kiểm toán (KHKT) năm 2023 và trung hạn 2023-2025, kiểm toán ngân sách tiếp tục là nội dung được Kiểm toán nhà nước (KTNN) chú trọng thực hiện. Những định hướng trọng tâm và lưu ý khi thực hiện nội dung kiểm toán này sẽ mang lại những thông tin quan trọng, giúp đơn vị kiểm toán, kiểm toán viên có thêm nhìn nhận đúng đắn để áp dụng vào thực tế, giúp nâng cao chất lượng, hiệu quả kiểm toán. 
Để nâng cao kỹ năng ứng phó với các hành vi tiêu cực trong việc thu, chi ngân sách địa phương và công tác quản lý, sử dụng đất đai gắn với phát triển đô thị, ngoài việc tuân thủ các chuẩn mực về đạo đức nghề nghiệp nói chung, có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiểm toán viên (KTV) cần có kiến thức chuyên sâu, am hiểu về lĩnh vực này.
Việc quản lý thu, chi viện trợ; việc quản lý, sử dụng các quỹ ngoài ngân sách trong năm 2020 còn nhiều thiếu sót. Chỉ ra những bất cập liên quan, Kiểm toán nhà nước (KTNN) kiến nghị các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương và đơn vị được kiểm toán cần nghiêm túc chấn chỉnh để tăng cường tính minh bạch, cũng như nâng cao hiệu quả quản lý.
Theo nghiên cứu của Gartner, 4 thách thức hàng đầu mà các nhà lãnh đạo kiểm toán phải đối mặt đều liên quan đến công nghệ và nhân sự. Điều này cho thấy kiểm toán nội bộ (KTNB) không chỉ gặp khó khăn trong việc cung cấp sự đảm bảo cho doanh nghiệp (DN) về mở rộng đầu tư kỹ thuật số mà còn đứng trước các thách thức khi áp dụng công nghệ vào hoạt động kiểm toán.  
Trong những năm qua, hoạt động Kiểm toán nhà nước đã phát hiện và ngăn chặn các hành vi tham nhũng, thất thoát, lãng phí, chuyển hồ sơ nhiều vụ có dấu hiệu vi phạm cho cơ quan điều tra để xem xét, xử lý hình sự; cảnh báo những hạn chế, thiếu sót và yếu kém, sơ hở, bất cập trong công tác quản lý để các cơ quan, đơn vị kịp thời khắc phục, phòng ngừa, hoàn thiện kiểm soát nội bộ, nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công. Thực tế đấu tranh phòng chống tham nhũng cho thấy hoạt động Kiểm toán nhà nước đã tạo góp phần tạo nên một cơ chế đấu tranh phòng chống tham nhũng đặc thù có hiệu quả thiết thực. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, hoạt động của Kiểm toán nhà nước còn bộc lộ một số hạn chế, vướng mắc, làm ảnh hưởng đến công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Do đó, để nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả hoạt động phòng, chống tham nhũng, lãng phí cần phải xác định những nhân tố tác động để từ đó có giải pháp hoàn thiện, góp phần đáp ứng yêu cầu của công tác phòng, chống tham nhũng của Kiểm toán nhà nước.
Theo Tổng cục Thống kê, GDP quý II/2022 tăng mạnh tới 7,72% - cao nhất trong vòng một thập kỷ qua, tuy nhiên, CPI bình quân nửa đầu năm 2022 vẫn chỉ tăng 2,44% so với cùng kỳ năm 2021. Nền kinh tế Việt Nam đang khác biệt rất nhiều so với thế giới khi tăng trưởng toàn cầu năm 2022 có thể chỉ xung quanh mức 3% - thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng năm 2021 và nhiều dự báo hồi đầu năm đi đôi với lạm phát cao kỷ lục trong vòng 40 năm qua xuất hiện ở nhiều nền kinh tế hàng đầu thế giới với cơn bão lạm phát tăng cấp do khủng hoảng năng lượng, khủng hoảng lương thực thực phẩm và có thể cả khủng hoảng tài chính trong trung hạn.