Đánh giá việc quản lý, sử dụng tài sản công (TSC) là một trong những nội dung kiểm toán trọng tâm trong kế hoạch kiểm toán hằng năm của KTNN. Kết quả kiểm toán thời gian qua đã góp phần quan trọng vào việc phát hiện kịp thời, chấn chỉnh vi phạm, từ đó giúp giảm tình trạng lãng phí, thất thoát TSC.
  Những năm qua, KTNN đã đi sâu phân tích, đánh giá các chỉ tiêu về xây dựng kế hoạch in tiền, cũng như đánh giá về lượng tiền cung ứng qua các kênh phát hành, nhưng thực tế, công tác tổ chức thực hiện kiểm toán vẫn còn những khó khăn, hạn chế do KTNN chưa xây dựng thủ tục kiểm toán để đánh giá công tác phát hành tiền. Theo đó, xây dựng và hoàn thiện thủ tục kiểm toán trong lĩnh vực này đang là yêu cầu cấp thiết.
Sự bất ổn của nền kinh tế toàn cầu do đại dịch gây ra đã đặt kiểm toán nội bộ (KTNB) vào vị trí trung tâm hơn khi nhắc đến quản lý rủi ro và hoạch định chiến lược. Việc ứng phó với sự thay đổi của rủi ro gian lận đòi hỏi KTNB phải tinh gọn, linh hoạt và năng động hơn, đồng thời đẩy mạnh áp dụng công nghệ để nâng cao hiệu quả hoạt động.
Theo khảo sát Kiểm toán nội bộ (KTNB) năm 2022 của Protiviti, các lãnh đạo KTNB cho biết, nhân lực và kỹ năng của họ đang có khoảng cách rất lớn với công nghệ. Hơn nữa, phần lớn trong số này chưa có kế hoạch tổ chức các hoạt động thúc đẩy sáng kiến chuyển đổi công nghệ.
Ứng dụng thành quả của Cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 trong đào tạo nguồn nhân lực kiểm toán đã và đang trở thành xu thế phổ biến trên thế giới. Bắt kịp xu thế này, KTNN cần xây dựng chương trình đào tạo theo hướng ứng dụng chuyên sâu công nghệ thông tin (CNTT) vào hoạt động kiểm toán, tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và toàn diện hơn.
Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0) khiến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội thay đổi, trong đó phải kể đến sự thay đổi chiến lược phát triển nguồn nhân lực. Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) đã đúc rút 6 chiến lược phát triển nguồn nhân lực 4.0 như sau:
Xu hướng vận động của cuộc Cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 đặt ra yêu cầu cho mỗi kiểm toán viên nhà nước (KTVNN) phải được đào tạo và tự đào tạo về chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp và những kỹ năng bổ trợ cần thiết khác để thích ứng với điều kiện mới. Công cuộc đào tạo này cần có sự tham gia với quyết tâm cao của 3 chủ thể liên quan.